1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Large Hadron Collider (LHC)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 10/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta không thể nói thí nghiệm của Maikenxơn - Moocly đã không tìm thấy ête là thất bại. Kết quả của thí nghiệm dù có theo chiều nào cũng không thể là một thất bại. Như thể một người đi khám bệnh, mất bao nhiêu tiền để rồi tìm thấy không có bệnh gì. Như vậy chẳng phải là tốt nhất ư? Tất nhiên về bản chất khác nhau, nhưng giả sử thí nghiệm lịch sử của chúng ta không tìm thấy gì, tôi cho đó vẫn là một thành công. Dù thành công đó cho ta thấy rằng ta chưa đi đúng hướng. Đôi khi phải mất rất nhiều mới biết được mình đã sai.

    Thí nghiệm Maikenson - Moocly là một bước ngoặt, đó là một phát hiện thần kỳ! Nó cho ta thấy rằng: ồ hóa ra thế giới tự nhiên không phải như chúng ta vẫn tưởng! Nó đã giúp Einstein khẳng định được lý thuyết của mình, dù đến bây giờ lý thuyết đó có thể không còn là chân lý, nhưng ở thời đấy, đó là một phát kiến rất diệu kỳ, và trong lịch sử ngành Vật lý đó luôn là một khám phá vĩ đại.

    Không hiểu việc đầu tư vào bộ máy khổng lồ đó có làm tăng nợ công Châu Âu lên không, nhưng tôi tin rằng đầu tư vào khoa học là đúng đắn. Đó là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho sự vĩ đại của con người, và tôi còn chắc chắn rằng con số đó luôn nhỏ hơn việc chúng ta đầu tư cho chiến tranh, cho vũ khí - những điều chỉ gợn đến sự man rợ dù hình thức của nó bây giờ có văn minh hơn: bấm nút!

    Có vẻ một lần nữa chúng ta lại được sống trong thời kỳ thăng hoa của nền khoa học, như hồi đầu thế kỷ 20. Thời kỳ đó có những lúc chúng ta nghĩ rằng khoa học đã được thăng hoa lên tới đỉnh, có những lúc ta tưởng rằng sẽ biết hết những gì cần biết. Thậm chí có một số người đã vội vã phủ nhận tôn giáo. Nhưng rồi vài chục năm sau, khi có thêm những phương tiện thí nghiệm hiện đại chúng ta đã tìm thêm được những điều mới, và một lẽ tất nhiên chúng ta cần những lý thuyết mới. Để rồi sau 30 năm cuối đời, khi cố gắng mãi không tìm được thuyết thống nhất, đã có lúc Einstein phải thốt lên rằng: "khoa học không có tôn giáo thì mù lòa".

    Vậy bây giờ, dù LHC có trả cho ta những kết quả gì, điều đó cũng sẽ phải lặp lại - cần lý thuyết mới! Có thể mãi không tìm được lý thuyết đúng nhưng chúng ta vẫn luôn tìm, và quan trọng hơn cả là chúng ta hiểu những việc mình đang làm. Con người có thể không phải là những sinh linh thông thái nhất, nhưng việc đó làm cho chúng ta là những sinh linh nghiêm túc nhất. Chúng ta biết giới hạn của mình nên chúng ta luôn tiếp cận vấn đề từng bước một cách rất thận trọng. Có thể chẳng bao giờ thành công, nhưng sự nỗ lực còn quan trọng hơn thế. Hạnh phúc là lúc ngụp lặn trong mỗi hành trình chứ chưa hẳn hạnh phúc là cảm giác thăng hoa khi tới đích. Vậy chúng ta có nên thay đổi thái độ của mình đối với sự nỗ lực của các nhà khoa học?
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    DANKOVN21 đã bao giờ xem bóng đá chưa? 1 cầu thủ đá phát là vào, 1 cầu thủ chạy hùng hục, phí bao công sức mà chẳng đá được quả nào? Ai là nghệ sĩ ai là tài năng chắc Danko vẫn còn phân biệt được?
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Trời! Sao mà khó thế! DAN sẽ không phân biệt nổi, không thể phân biệt được! =))
  4. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    dù sao mấy bác cũng không nên phủ nhận vai trò của thuyết tương đối, nó cũng đã có thành công, chẳng phải newton cũng đã sai đấy sao, chúng ta vẫn còn nhiều cái sai, nhưng khong sai làm sao tiến lên được.
  5. SSX998

    SSX998 Guest

    Vai trò gì của thuyết tương đối?

    Chẳng phải cái "hệ qui chiếu" là 1 thứ trung gian y chang ete đấy sao? Chả lẽ thằng không đọc Anh-xtanh như mình thì thấy thế còn các học sĩ tương đối, cực kỳ uyên thâm thì chẳng ai nhận ra?

    Và cũng chẳng ai nhận ra chính thiên tài Anhxtanh phát biểu tương đối rằng thế giới vẫn vận hành như thế như thế bất kể có cái 'qui chiếu-ete' thế nào sao? Nghĩa là có chiếu hay không chiếu thế giới vẫn vậy và chả cần cái chiếu nào.

    Hô hô, ha ha!!!
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đôi khi một người bừng sáng chỉ ra rằng: ồ hoá ra loài người ta rất tối tăm! Einstien là một người như vậy, khoa học là như vậy, cuộc sống là như vậy.

    Bạn không nên ném đá quá khứ theo kiểu: ồ Newton còn không biết đi xe đạp!
  7. SSX999

    SSX999 Guest

    Hệ qui chiếu ??? .................. Có giống ete không vậy?
    Hệ qui chiếu ??? .................. để làm gì vậy?

    Vĩ nhân trả lời câu hỏi đơn giản này... không có khó khăn gì chứ? Nếu khác thì ntt0180 rất vĩ đại dưới váy Anhxtanh, bởi dưới cái chỗ đó, thế giới không theo qui luật như thông thường mà theo cái qui vĩ đại. Dưới cái chỗ đó, Ác-si-mét không thấy nước trào ra khi ngâm mình trong bồn tắp, chỉ thấy cái vĩ đại trào ra thôi. Qui chiếu vô dụng vô hại, có cũng như không, chẳng ai nhìn thấy.... Ngoài tác dụng làm đám fan Anhxtanh tưởng vĩ đại... vạn vạn tuế!!!

    Lại nói cái sự chẳng ai nhìn thấy ... giống hạt Higg!!! Có câu chuyện thế này:

    ...Giờ thì fan trốn tiệt vào ngôi đền ma quái dị dạng Anhxtanh. Họ nấp dưới váy Anhxtanh, chờ cho sóng yên biển lặng để lại chui ra hô vạn tuế.

    Quên! Anhxtanh chẳng có cái váy nào. Ông ta là ông vua cởi truồng vì bỏ những thứ ăn cắp ra thì chẳng còn lại gì.

    Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua khoe bộ áo bào Tương Đối rất đẹp, trong suốt. Ai không thấy đẹp rõ là ngu ngốc. Quần thần ai cũng nức nở khen lấy khen để nào đẹp nào tài nào vĩ đại.

    Nhưng chẳng ai hiểu gì, chẳng ai nhìn thấy gì bộ quần áo vua khoe. Chỉ có mỗi chú bé hồn nhiên bảo rằng vua cởi truồng.

    Những cái đầu chậm chạp, cho đến tận ngày nay vẫn cứ giả vờ đang nghiên cứu!!! đang hiểu!!! Thế có những người tài nào nhìn thấy 1%, hiểu được hết 1% cái áo bào "trong suốt" của Anhxtanh chưa? Hay họ đang chờ muối i-ốt?

    Nào! những người tài đi đâu hết rồi. Mau mau lôi đám fan ăn cám ra đây hô Vạn Tuế đi nào!!!

    Goebbel, trùm tuyên truyền phát_xít nhận thấy rằng, dối trá lừa đảo thì cuối cùng cũng bị phát hiện, nên ông ta phát minh ra một phương pháp gọi là nói láo lớn. Nói rất láo, nói láo liên tục thì cuối cùng người ta cũng phải tin là thật.

    Cỗ máy tuyên truyền nhồi sọ quốc xã không còn, đạo hữu Do Thái Goebbel của Anhxtanh đã chết, nhưng phương pháp của ông ta ngày nay được sử dụng vô cùng rộng rãi, cám bã vung vãi khắp nơi, càng những người tài càng xơi lắm cám. Còn ông nông dân đi cày có khi lại không cám. Goebbel là đại tài, siêu thiên tài vĩ đại.

    Ơi những người tài đi đâu hết cả, ơi những anh giáo gõ đầu trẻ trong những trường làng Hà Nội, Sài Gòn vẫn mơ một ngày có bài đăng trên những tờ uy tín, mau đề nghị tạp chí Thài Mà-gà-dỉn bầu Goebbel làm siêu thiên tài cực kỳ vĩ đại xuyên thiên niên kỷ cho 2 đạo hữu có hội có phường nào!
  8. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Ái già, vui rồi đây... Lâu rồi mới có một kẻ ngông cuồng mà lại sắc sảo.

    Nói thật với bạn là tôi cũng đã ngông cuồng rồi! Tổng hợp thành cả lý thuyết cơ... Link

    Ít ra mình cũng có cái sản phẩm gì đó, để người khác hiểu ý tưởng, quan điểm của mình thì với nói người khác chứ?

    Tức là: tóm lại là bạn muốn nói điều gì? Bạn phủ nhận người khác thì lý thuyết của bạn đâu? Bạn phủ nhận điều gì? Nói chơi chơi vậy thôi hả?

    Einstein không chỉ được tôn trong bởi khoa học, ông còn được tôn trọng qua nhân cách.

    Tôn trọng Einstein không có nghĩa là không nỗ lực để vượt qua ông ấy. Kỷ lục lập ra để vượt qua mà. Khoa học cần tiến lên phía trước!

    Ai nấy đều vui... Một điều nữa là phải tôn kính tiền nhân. Điều đó làm cho ta đáng kính - với con cháu mai sau.

    Và quan trọng nhất của khoa học là sự thật, là chân lý... Sai bỏ!
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tuần này sẽ tuyên bố tìm thấy 'hạt của Chúa’?

    Các nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) được suy đoán sẽ công bố họ đã tìm thấy “hạt của Chúa” tại một cuộc họp báo trong tuần này.

    Việc 5 nhà vật lý lý thuyết hàng đầu được mời đến tham dự một cuộc họp tại CERN (Thụy Sĩ) vào thứ Tư tới đây (4/7), làm rộ lên suy đoán rằng hạt Higgs Boson hay còn được gọi là ‘hạt của Chúa’ đã được tìm ra.

    Máy gia tốc Large Hadron Collider (LHC) được các nhà khoa học sử dụng để tạo ra ‘hạt của Chúa’
    Trong cuộc họp sắp tới, các nhà khoa học làm việc với máy gia tốc hạt lớn Large Hadron Collider (LHC) được dự đoán sẽ tuyên bố rằng họ đã tìm thấy ‘hạt của Chúa’ với mức độ chắc chắn lên tới 99,99%, hay còn được gọi là tin tưởng ở mức độ “4 sigma”.

    Máy gia tốc hạt LHC, được đặt trong một đường hầm dài 28km dưới lòng đất ở khu vực gần biên giới Pháp – Thụy Sĩ. Nó có nhiệm vụ đập vỡ các chùm proton – tức các hạt dưới nguyên tử - với tốc độ gần với tốc độ ánh sáng, để tái tạo những điều kiện tồn tại vài giây sau vụ nổ Big Bang.

    Tiến sĩ Peter Higgs, giáo sư vật lý danh dự thuộc trường đại học Edinburgh (Anh), người được lấy tên để đặt cho ‘hạt của Chúa’, cũng được mời đến tham dự cuộc họp báo sắp tới tại Thụy Sĩ. Trong khi đó, tiến sĩ Tom Kibble, giáo sư vật lý danh dự thuộc trường đại học Hoàng gia London cũng được mời tới cuộc họp báo, nhưng không thể tham dự vì lý do sức khỏe.

    “Tôi đoán rằng các nhà khoa học tại CERN đã đạt được kết quả khá khả quan nên họ mới mời chúng tôi đến tham dự cuộc họp báo”, giáo sư Tom Kibble, cho biết trên Daily Mail.

    Hạt Higgs Boson được coi là chìa khóa để hiểu về vũ trụ. Các nhà vật lý học cho rằng nhiệm vụ của loại hạt này tạo nên khối lượng cho các nguyên tử trong vũ trụ. Nếu không có khối lượng, các hạt trong vũ trụ sẽ bay trong vũ trụ với tốc độ ánh sáng và không thể gắn vào nhau để tạo nên các nguyên tử, để hình thành nên mọi thứ trong vũ trụ, từ các hành tinh cho đến loài người.

    Link!

    Mình sẽ rất vui nếu người ta công bố có hạt này. Bởi lý thuyết của mình sẽ sụp đổ. Mình sẽ bỏ được nó, thoát khỏi nó.
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Ôi Higgs ???!!!

    Để hiểu được Higgs ta phải đọc Mô hình chuẩn của vật lý hạt.

    Hiểu được các hạt cơ bản:
    1. Fermion - hạt vật chất.
    gồm 2 loại lepton và quark
    lepton có 12 loại: electron, muon, tauon, neutrino electron, neutrino muon, neutrino tauon và 6 phản hạt của chúng
    quark cấu tạo nên proton và neutron, hai loại hạt này lại cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử

    lepton liên kết với quark thành một cặp gọi là fermion

    (Hiểu 4 loại tương tác cơ bản)

    2. Boson - hạt tương tác
    truyền tương tác hấp dẫn là graviton (chưa tìm được)
    điện từ là photon
    yếu là w-, w+ và z
    mạnh là gluon

    Mô hình chuẩn dựa trên nguyên tắc đối xứng, và nguyên tắc này đòi hỏi các hạt lepton và boson đều phải có khối lượng bằng 0.

    Nhưng e, w-, w+ và z lại có khối lượng.

    ban đầu (sau bigbang) các hạt trên không có khối lượng.
    sau khi nhiệt độ giảm, phá vỡ liên kết của các hạt fermion

    --> đây là lúc hạt Higgs được đưa ra.

    sau khi liên kết của các fermion bị phá vỡ, hạt higgs liên kết với các lepton và truyền khối lượng cho chúng.

    Điều này thật khó hiểu. Chắc cần một thời gian để nhập tâm.

    Nhưng nên nhớ Mô hình chuẩn mới chỉ thống nhất được 3 (trong 4 loại tương tác) cơ bản và các đa số các hạt cơ bản (không phải là tất cả)
    còn tương tác hấp dẫn - thứ chi phối thế giới vĩ mô của vũ trụ - thì mô hình chuẩn chưa giải thích được.
    và hạt graviton, hạt được dự đoán là truyền tương tác hấp dẫn vẫn còn là một bí ẩn.

    Một hạt cơ bản thường có 3 thông số: khối lượng, điện tích và spin (thông số về sự tự quay)

    mình theo quan điểm vũ trụ là vô cùng lớn và cũng vô cùng nhỏ
    nếu tìm ra loại hạt nhỏ nhất, rồi cũng sẽ có loại nhỏ hơn cấu tạo nên chúng

    và không tán đồng với quan điểm một loại hạt truyền khối lượng cho các hạt khác
    thế thứ gì truyền khối lượng cho chúng?

    mình theo quan điểm: thứ truyền khối lượng cho các hạt là các hiệu ứng, cụ thể là hiệu ứng cuốn của chuyển động quay
    do các hạt tự quay quanh mình và quay quanh các hạt khác

    trái đất được hình thành từ một đám mây bụi quay rồi cô đọng lại
    các hạt cơ bản được hình thành như thế

    các lực cơ bản (hấp dẫn, điện, yếu, mạnh) được hình thành từ chuyển động quay
    càng ở tầm vi mô lực quay càng lớn
    tức các hạt được ghép điện tích và spin làm một
    cũng có những hạt có spin nhưng không có điện tích
    đó là những hạt bị cuốn theo. như mặt trăng chẳng có ý nghĩa gì với sao hỏa

    mâu thuẫn của mình với vlcđ nằm ở chỗ mình không coi khối lượng là sức nặng
    người ta cho rằng higgs tạo nên khối lượng (chứ không phải trọng lượng như một số bài báo viết)
    (trọng lượng là khối lượng trong một trường hấp dẫn)

    trường higgs gồm có các hạt higgs tràn ngập trong vũ trụ - giống như khái niệm về ête
    khi các hạt chuyển động trong nó sẽ có khổi lượng - vậy thì có khác gì trọng lượng
    khối lượng - theo mình - chỉ mang ý nghĩa số đếm. đếm các hạt nhỏ cấu tạo nên một vật thể.
    khi một vật thể tự quay, nó có sức nặng - không phải giống khái niệm khối lượng cũ
    khi một vật nằm trong trường ảnh hưởng, nó có trọng lượng

    tức một vật đơn độc trong vũ trụ không quay, nó không có sức nặng và (đương nhiên) không có trọng lượng
    sức nặng (quan niệm khối lượng cũ) - ý nói đến vật có khả năng (chủ động) tác động lên vật khác
    trọng lượng là thứ có được (bị động) do vật nằm trong trường nào đó

Chia sẻ trang này