1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lấy chồng.... nên không?

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi lebinhminh, 28/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lebinhminh

    lebinhminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Lấy chồng.... nên không?

    Ở cơ quan được xếp vào dạng "hàng tồn kho mất chìa khoá", về nhà bị liệt vào dạng "sắp mất hiếu", ra đường bị gọi là "ống chề",... thôi thì rát tai quá Nhưng lỗi đâu phải ở em. Các bác thử đọc bài này em vừa túm được bên vnn xem em nói có đúng không nhé:

    LẤY CHỒNG​


    Lấy chồng ư? Chẳng biết việc lấy chồng quan trọng đến mức nào mà trong hơn 6 tỷ người trên thế giới chắc cũng phải gần 6 tỷ lo lắng về chuyện đấy. Nữ tú thì băn khoăn không biết lúc nào nên lấy chồng và nên lấy ai, nam thanh thì lo không biết sẽ ?obị?o hay ?ođược?o ai lấy làm chồng. Ông già bà cả thì lo chuyện gả chồng cho con gái hay tuyển một cô gái xứng đáng để lấy con trai mình làm chồng. Bé gái mỗi lần phạm lỗi gì đấy lại bị mẹ mắng: ?ovô ý vô tứ thế thì sau này có mà ế chồng con ạ!?o, bé trai mỗi lần nghịch ngợm quá mức lại bị ca cẩm ?onghịch thế thì đứa nào nó dám lấy mày làm chồng hả con!?o. Có lẽ chỉ có cái phần lẻ của dân số thế giới không bị ám ảnh về hai từ ?olấy chồng?o, dù là ám ảnh vô thức hay là cố tình, bởi vì cái phần lẻ ấy còn bé quá chưa có khái niệm về giới tính. Thế nhưng cũng chẳng biết được, kinh nghiệm dân gian và các nghiên cứu khoa học đã chẳng bảo rằng trẻ em mới một hai tháng tuổi đã phân biệt rõ ràng bố mẹ đấy thôi, bố thì rõ ràng là nam, mẹ cũng rõ ràng là nữ! Thế đấy, có khi bọn trẻ con sơ sinh này biết tất tần tật rồi nhưng chẳng qua là bọn chúng chưa nói được nên đành chịu thiệt thòi.


    À, vậy thì ít ra cũng còn một số kẻ có suy nghĩ không bình thường, nói nôm na gọi là ?otâm thần?o, nặng hơn một chút thì gọi là ?ođiên?o không bị ám ảnh bởi chuyện ?olấy chồng?o. Mà cũng chẳng biết được những người như vậy nghĩ gì, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng mấy vì dĩ nhiên nó không thuộc dạng ?ocó suy nghĩ không bình thường?o, bởi vậy nó luôn bị ám ảnh bởi chuyện lấy chồng. Ừ thì lấy chồng, đằng nào cũng lấy, không lấy trước cũng lấy sau, mười tám tuổi chưa lấy được một chàng trai trẻ thì đến năm mươi tuổi chắc cũng vớ được một lão già góa vợ. "Ba đồng một mớ đàn ông" mà! Cùng lắm không kiếm được ai thì ở vậy làm cũng chẳng sao, nhà thơ gì đã chẳng nói ?oNếu không có em tôi đành sống vậy - Không nhặt nửa của ai làm nửa của mình?o đấy ư? Nhà thơ cũng sống vậy được thì mình cũng sống vậy được! Nó suy nghĩ đơn giản như thế đấy, thế mà không hiểu sao cái thế giới bé bé con con quanh nó cứ chộn rộn lên về cái chuyện ?olấy chồng?o. Mà có phải chuyện ?olấy chồng?o của họ đâu, họ chộn rộn lên về cái chuyện ?olấy chồng?o của nó, thế mới rắc rối cái sự đời cơ chứ!



    Tốt nghiệp đại học, hai mươi hai tuổi, mẹ thắc tha thắc thỏm: ?oThôi, con gái học vậy đủ rồi, giờ lo kiếm một tấm chồng tử tế đi con ạ.?o. Bố nhăn mẹ: ?oBà cứ lo vớ vẩn, chồng con lúc nào tính chẳng được, con nó còn bé, cứ để cho nó học xong cao học đi cái đã. Có phải ai cũng được vào thẳng cao học như con gái mình đâu!?o Mẹ im lặng nhưng có vẻ chẳng ?otâm phục khẩu phục?o tí ti nào. Được sự ủng hộ của ?ophe đồng minh?o, nó hí ha hí hửng buổi sáng cắp sách đi học, buổi chiều xách giỏ đi làm, buổi tối lại lần mò đến các trung tâm ngoại ngữ. Chẳng cần phải quan tâm đến nửa còn lại của thế giới nghĩ gì: sáng đầu óc bận rộn với những học thuyết, định đề; chiều phải suy nghĩ về những chuyện vụn vặt bon chen ở cơ quan; tối đến lớp ngoại ngữ, những câu như ?oI love you?o hay ?oJe t?Taime?o cứ tuôn ra ào ào mà chẳng có lấy được 1 gam cảm xúc; thời gian đâu mà linh ta linh tinh!



    Thế rồi cái ?odeadline? du di của bố cũng đến, hai năm, con gái xong cao học, tiếng Anh tuy nói chưa hay như người Anh nhưng cũng hơn khối người Mỹ bị .... câm; tiếng Pháp thì ít gì cũng giỏi hơn được khoảng vài tỷ người trên thế giới này, ngoài người Pháp, người những nước nói tiếng Pháp và một ít người học tiếng Pháp như ngoại ngữ thì có phải ai cũng có thể biết buổi sáng phải chào ?oBonjour?o, buổi tối phải chào ?oBonne nuit?o một cách trơn tru đúng ngữ điệu đâu. Mẹ bắt đầu hát lại bản tình ca ?olấy chồng?o, lần này bố không cằn nhằn mẹ nữa mà hùa theo: ?oỪ, con gái cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện lấy chồng được rồi đấy?o. Thế mà nhân vật chính, là nó đấy, vẫn cứ trơ trơ ra. Lấy chồng cũng được thôi, nhưng lấy ai bây giờ mới được chứ?



    Mấy đứa bạn học? Úi trời ơi, cứ cậu cậu, tớ tớ mãi, nghĩ đến chuyện lấy nhau đã buồn cười đến chảy nước mắt ra rồi! Với lại bọn con trai cùng tuổi nhìn cứ như trẻ con ấy, lấy thế quái nào được. Đồng nghiệp chăng? Cãi nhau suốt ngày ở cơ quan đã... sùi cả mép ra rồi, lấy nhau về chỉ tổ điếc tai hàng xóm! Thế thì ở đâu bây giờ? Câu lạc bộ làm quen ư? Nhảm nhí, rỗi rãi đâu mà ngồi thư với từ, mà tự dưng tương tên tuổi địa chỉ mình lên báo người quen đọc được có mà muối mặt! Tìm bạn qua net? Phù, trò vớ vẩn! Thế giới thực còn chưa ăn ai nữa là ảo, mơ mộng lắm lại vỡ mộng nhiều. Mai mối a? Giời ạ, thế kỷ hai mốt rồi chứ có phải cái thời phong kiến lạc hậu nữa đâu mà mai với mối, hơn nữa cái sự mai mối đã được người đời liệt vào dạng ?otứ ngu?o đệ nhất thiên hạ rồi, ai lại làm cho người thân bạn bè mình trở thành ?ongu?o bao giờ!



    Chẳng nghĩ ra được cách nào hay ho hơn để kiếm một tấm chồng nên nó cứ thản nhiên mà tận hưởng cuộc sống của một kẻ tự do. Mẹ nó thì không thế, nỗi sốt ruột của bà kìm nén từ ngày nó tốt nghiệp đại học đã tăng gấp đôi khi nó tốt nghiệp cao học và khi thấy nó vẫn cứ bình thản chẳng đoái hoài đến mong muốn cơ bản nhất của bà thì nỗi sốt ruột ấy dường như tăng lên gấp mấy lần nữa. Bà bắt đầu thăm dò đám bạn bè của nó. Bạn gái đến nhà thì bà than vãn về chuyện chồng con của nó đến mức mấy cô bạn thân mỗi lần đến nhà rủ nó đi đâu đều nhất quyết đứng ở ngoài chờ chứ không dám vào nhà. Bạn trai lại chơi thì bà ?olân la?o điều tra lý lịch, thôi thì đủ thứ, con nhà ai, bố mẹ làm gì, nhà có mấy anh chị em, có công việc ổn định không. Cứ làm như là nó yêu người ta đến nơi rồi ấy, may đấy là những người bạn khá thân, cũng biết rõ nó lắm rồi chứ không thì chắc nó chẳng còn biết giấu mặt vào đâu! Lần này thì không phải những anh bạn của nó rút lui mà chính nó phải lờ tịt đi những lời đề nghị đến nhà của họ, không thì có mà .... độn thổ.



    Đấy là mẹ, bố thì lặng lẽ hơn nhưng cũng không quên khao khát được làm bố vợ dù dân gian đã có câu ?omặt vênh như mặt bố vợ phải đấm?o! Ông bắt đầu lục tìm danh sách các ông bạn bà bạn cũ của mình, xem xem nhà nào có con trai cũng đang muốn bắt dâu, bạn cũ ngồi tâm sự với nhau khề khà được vài ly tự nhiên thấy mối quan hệ bạn bè là tầm thường quá, phải nâng cấp lên thành sui gia mới xứng tầm. Thế là có một dạo liền cứ chiều chủ nhật nó phải ở nhà để chui vào bếp phục vụ những ông bạn quý của bố được con trai chở đến chơi. Tình thân của các ông bố cứ ngày càng trở nên khắng khít nhưng thế hệ con cái lại không kế thừa được cái thứ tình cảm ấy, không đến nỗi nhìn nhau với ?ođôi mắt hình viên đạn?o nhưng khi một bên hậm hực vì chủ nhật phải ở nhà nấu nướng thay vì tót ra một quán cà phê bờ sông ngồi nghe nhạc và hóng gió với mấy đứa bạn thân, một bên thì ấm ức vì phải bỏ mất một trận đá bóng với đội bóng kình địch cùng thành phố thì làm thế quái nào mà phát sinh tình yêu được! Cũng may, danh sách bạn bè của bố có con trai xấp xỉ tuổi nó có giới hạn!



    Trong nhà thì thế, đến cơ quan nó cũng khổ sở vì cái việc mà gần 6 tỷ người trên thế giới đang khổ sở. Cơ quan thì đến 80% là những đấng nam nhi chi chí nhưng nào có yêu được ai, cứ nghĩ đến cảnh hai người yêu nhau mà ngày nào cũng nhìn thấy mặt nhau thì còn đâu là nhớ nhung lãng mạn. Khổ hơn nữa là gặp nhau hàng ngày, va chạm hàng ngày, những thói hư tật xấu của nhau nhìn thấy tuốt, cứ như là đi guốc trong bụng nhau thế thì làm sao mà đánh thức được cái sợi dây thần kinh hình cái ná (súng cao su) cơ chứ. Thế nhưng ở cơ quan nó nào có được yên thân. Khi gán ghép với hết người này đến người kia mãi mà thấy ?ođương sự?o vẫn chẳng hề xao động các đồng nghiệp suy luận là chắc bụt chùa nhà không thiêng nên bắt đầu giới thiệu cho nó những ?oông bụt?o ở các ?ongôi chùa?o khác, nhưng chẳng hiểu sao cái tật đứng núi này trông núi nọ lại trỗi dậy, đứng ở ?ochùa người?o tự dưng nó thấy ?obụt chùa nhà?o sao mà tốt thế nhưng về đến ?ochùa nhà?o thì thấy toàn là tội lỗi, mà chắc các anh ?obụt chùa nhà?o cũng thấy nó như vậy, thế là ... mèo vẫn hoàn mèo!



    Ừ thì mèo phải là mèo, mèo không thể là trời, chẳng thể là mây, không thể là gió, chẳng thể là bức tường và nhất là sẽ không bao giờ là chuột! Cô ?omèo?o - nó ?" cũng như hơn sáu tỷ người trên hành tinh thứ ba của hệ mặt trời vẫn ăn khi đói, vẫn ngủ khi buồn ngủ, vẫn đi làm hàng ngày để ... có cái ăn và chỗ ngủ, và vẫn bình chân như vại trước nỗi lo ?obom không chịu nổ?o của mẹ, trước nỗi khát khao bị ?ođấm?o của bố và sự nhiệt tình ?ongu?o của bạn bè đồng nghiệp. Việc gì phải lo con bò trắng răng, tại sao không lang ********* thỏa những tháng ngày chưa chịu cảnh chim ***g cá chậu cơ chứ. Nghĩ thế, nó xoay người và mỉm cười một mình. Tiện tay nó bật cái CD lên và nhún nhảy theo điệu nhạc. À hóa ra là album Voulez-vous của Abba, ?oMoney, money, money. It must be funny in a rich man?Ts world!?o. Hừm, hai cô gái của Abba này thực dụng quá. Tắt, không CD nữa. Mp3 vậy, ?oI do not have a mansion, I haven''t any land - Not one paper dollar to crinkle in my hand - But I can show you morning on a thousand hills - And kiss you and give you seven daffodils? , những chàng trai Brothers Four này thì lại? sến quá! Khó thật, tiêu chuẩn cho một ông chồng tương lai là thế nào nhỉ? Yeah, ?oLa question c?Test voulez-vous?? (vấn đề là bạn có ... muốn không?) Tja, khó thật!

    Trời buồn gói gió vào mây
    Mẹ tôi buồn gói cả ngày vào đêm
  2. vdrug

    vdrug Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    0
    Hay wá, nhất là từ dòng 59 đến dòng 68 ấy, ( mình cũng đôi lần như thía rùi, nhưng cơ mà lúc í run run, không được tự tin nên làm cho đối tượng chui luôn vào trong phòng .. hihì)
    i love rem
  3. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Cũng liên quan đến chuyện lấy chồng, xin post nhờ lebinhminh nhé
    Mùng 2 tháng 9 năm ngoái, tôi và 2 đứa bạn nữa rủ nhau đi xem bói. Đứa bạn làm nhà báo , đi nhiều biêt nhiều dẫn đi cam đoan là ở đây nói đúng. Tôi thâm fnghĩ : Ừ thì đi, thử xem họ nói mình thế nào. Thư thôi, chứ tin thế quái nào được!
    Tôi hỏi con bạn : thế có phải mua lễ lạt gì không? Nó bảo: Không cần, mỗiđứa 20K là xong hết! Tưởng gì, cao thủ, cao tay mà cũng chỉ 20K à? Thì đi.
    Nhà thầy ở Văn điển, đường bụi mù vì những chiếc xe tải đi qua đi lại. Lòng vòng lèo vèo mãi, qua những đường làng đầy rơm rồi cũng đến nhà thầy.
    Ông thầy mặc quân tây, áo dài đỏ, khăn xếp cũng đỏ, dáng beo béo. Điện thờ nhà thấy to ra phết! Cũng tượng Phật ông, phật bà?chả khác gì ở chùa.
    Mỗi đứa chìa 20K ra cho thầy xem. Thầy chả nhìn mặt mũi ai cả, cứ nhìn cái tờ tiền mà nói vanh vách, y như cái mặt mình in trong ấy không bằng.
    Thấy vậy, tôi cũng tò mò ngó lại tờ tiền trong tay thầy xem có gì đặc biệt không. Thì nó vẫn chỉ là tờ 20K như bao tờ khác. Đến lượt tôi, thầy ngắm nghía, xoay ngang xoay dọc, lật trước lật sau cái tờ tiền một hồi rồi bảo : Không xem được! Tôi hoảng quá : ?oKhông xem được là thế nào ạ??o. ?oLà không xem được chứ sao. Vía cô nặng lắm! Lại căn đồng nữa nên nó về ám cả chung quanh cô, tôi không xem được.? ?oCăn đồng là thế nào ạ??. Ông thầy nhướng mắt nhìn tôi kỳ lạ rồi trả lời: ?oCô căn đồng, căn đồng độ 35 ~40 tuổi sẽ phát. Nghĩa là cô phải đi hầu đồng, hầu bóng cho các ngài. ?. Tôi buột miệng? Thế cháu phải mặc xanh xanh đỏ đỏ rồi nhảy cẫng lên ấy à?? . Lại ném một cái nhìn lạ lẫm nữa :? Ừ, đại khái thế! Không giải hạn thì không lấy được chồng đâu? . ?oThế cháu phải làm thế nào bây giờ? Cháu không muốn làm đồng bóng đâu.? ?oThế thì cô phải đi giải hạn, phải cắt tiền duyên, phải...?. ?oVâng, cắt gì cũng được ạ, chứ cháu không lấy được chồng thì gay go lắm!?. ?o Mai cô lại đến đây. Sắm cho tôi quả cau lá giầu, hương hoa quả và 140ngàn đưa trước bây giờ để tôi sắm ngựa với vàng mã.? Tôi đưa thầy 140K.
    Về nhà không giám kể chuyện với mẹ. Hôm sau, y lời thầy mang các thứ đến. Thầy bận đi ăn giỗ, ngồi chờ thầy trước điện thờ. 1 giờ trôi qua, vẫn chưa thấy thầy về, buồn mồm, tôi và đúa bạn mang hoa quả thầy đã hạ xuống từ lúc nãy ra chén. Hai đứa ăn hết mấy quả quít, mấy quả chuối vẫn chưa thấy thầy về. Tôi đứng lên đi vòng ra cái hiên. Ở trên gác nhìn ra xung quanh đúng là quê thậ, rơm rạ, rồi vườn cây, tự nhiên tôi nhìn thấy nhà bên cạnh đang làm gì có những mảnh giấy chăng khắp nơi, lại gần phía đó ngó xuống, hóa ra họ đang làm vàng mã. À, hiểu rồi. Một ông thầy thế này có thể nuôi sống hàng mấy chục người họ hàng, làng xóm với mấy nghề ăn theo.
    Thầy về! Thầy bắt tôi ngồi xếp bằng ở ngay giữa điện. Đội lên đầu tôi một vuông vải đỏ, tôi nhắm mắt lại. Thầy bật cát xét lên và thầy bắt đầu khấn. Lải nhải, vòng quanh, giọng thầy cứ như kêu rêu bên tai tôi, đứa bạn ngồi cạnh cũng xĩ xụp vái và phụ họa ?oA di đà phật?. Tôi cứ ngồi như vậy, chân tê đi, đầu óc môn g lung, mở mắt ra thấy toàn màu đỏ, lại nhắm mắt vào. Giọng thầy vễn đều đều lải nhải, nhạc vẫn kêu...Tôi thấy buồn ngủ, người chùng xuống, hình như tôi lắc lư theo nhạc. Thầy bảo ?o thế là Ngài nhập đấy? và khấn to giọng hơn. Thế là tôi tỉnh ngủ, ngồi nghiêm trang như lúc đầu. Cứ thế, mãi thế... Đến khi chẳng thấy tôi lắc lư thêm mà chắc thầy cũng thấm mệt vì kêu mãi, thầy dừng lại bảo tôi thôi, và bỏ vuông vải đỏ ra, mắt tôi nhìn mọi vật toàn màu đỏ. Thầy bảo? Số cô căn đồng nặng lắm, hôm nay chua thể xong được.?
    Hai đữa tôi ra về, con bạn bảo thế hôm nào mày đến? Tôi bảo ?otao chả đến nữa đâu, toàn như bịp bợm!?.
    Tôi về kể chuyện với mẹ. Mẹ tôi cuống lên ?oCon phải đi cắt ngay!? Cứ làm như cắt Amiđan không bằng.Tôi vẫn bình chân, cắt thế nào chứ cắt như hôm nay tôi biết rồi, tôi vâng dạ cho qua.
    Tết, chị Yên tôi về ăn Tết. Chị làm việc và sống ở Hải dương, thi thoảng mới về nhà. Bà này cũng mê tín, lại đem chuyện xem xét gọi hồn ra kể với mẹ. Mẹ tôi vẫn nhớ chuyện ?ocắt tiền duyên? của tôi nên hỏi han đủ thứ rồi phán ?oMùng 5 Tết giỗ bà nội xong, con O đi với chị Yên xuống Hải dương?. Thì đi, đi như đi chơi Tết, sợ gì.
    Hai chị em đi tàu xuống ga Phú Thái. Tối đó, chị Yên dẫn tôi đi ?osảy?. Tôi cứ hỏi sảy là gì? Chị bảo đi rồi biết. Lại vào nhà một người đàn bà to béo, chị Yên gọi là ?ocô?. Thấy cũng có mấy bà mấy cô ở đó từ bao giờ, đon đả hỏi chị Yên về chơi Tết ở nhà vui không, em gái đây à? Hai chị em sảy chứ?
    Chị Yên trả lời xong xuôi rồi bảo ?ocó sảy ạ? ?oThế thì đưa tiền ra đi? Chị Yên đếm chín tờ hai trăm đưa cho bà già cầm cái mẹt, trong mẹt có mấy chục đồng xu, chắc là xu thời Bảo đại gì đó, vì tôi thấy nó xanh xanh mông mốc, bên cạnh để một thúng gạo và một rá muối. Bà cho chín tờ tiền vào cùng với muối, gạo và sảy với mấy chục đồng xu đó. Chừng được mấy chục cái sảy, bà dừng lại, đếm nhưng đồng xu có màu đồng đỏ nằm ngửa? 7 đồng như thế tất cả. ?oCô? bảo : Sảy lại đi, 7 đồng thì nặng quá! Lại thêm 9 tờ hai trăm nữa. Lại sảy. 21 đồng. Ừ, thôi, tạm được rồi đấy. Mang tiền đặt lên ban rồi khấn đi! Tôi làm theo như cái máy, riêng khoản khấn, tôi chả biết khấn thế nào, cứ lắng tai nghe ?ocô? khấn, mắt nhìn lơ đễnh,đầu óc nghĩ lung tung. Đến lượt chị Yên sảy, bà này chắc hay đi khấn vái nên được nhẹ nhàng, những 29 xu ngửa màu đỏ. ?oCô? khấn vái xong bảo mọi người mang vàng đi đốt.
    Tôi nháy chị Yên giục về vì buồn ngủ quá! Hai chị em về, ?ocô? cho mỗi người một nắm xôi ?olộc?.
    Sáng sớm hôm sau, theo kế hoạch sẽ đi ?ocắt? cho tôi nên 5 giờ sáng chị Yên đã dậy ?oNhanh lên, đông người lắm, người Hải phòng, Quảng Ninh, Hà bắc? cũng về đấy, đến sớm may ra trưa thì xong?. Tôi cũng cuống cuồng dậy chuẩn bị đi.
    Hết 10K xe ôm thì tới nhà ?ocô?. Nhà ?ocô? nuôi nhiều lợn quá, đứng mãi ngoài cổng mà cũng thấy tiếng lợn kêu đòi ăn.
    Chị Yên nói đúng. Có đến hơn 20 người chầu chực ở ngoài từ bao giờ rồi.
    Chị Yên vào ?olàm việc? trước nên tôi được xếp đầu tiên. ?ocô? thu đồ lễ của mọi người cho lên ban thờ. Chị Yên bảo ?onhà này lắm bánh kẹo lắm, toàn đồ lễ thôi?. ?oCô? thu mỗi người 20K phát cho mỗi người 1 cuộn băng cát xét trắng ?ođể chốc nữa cô thu âm lại phần cô làm cho mỗi người?. ?oCô? bắt mọi người đứng lên làm lễ. Không khí rất nghiêm trang. ?oCô? xướng tên tôi đầu tiên ?oO Hà lội?? nghe oách quá!
    ?oCô? lại hỏi han tôi một thôi một hồi. Chả thấy phán gì nữa, cô bảo ?ora ngoài chờ?.
    Gần trưa, lúc này đã vãn người, cô gọi hai chị em vào rồi bảo ?oCô hôm nay chưa cắt được cho em gái này đâu. Gớm, nó theo ghê quá, phải sắm lễ nữa mới làm được, ngoài hương hoa quả ra có vàng và ngựa nữa (lại ngựa) lễ thì tùy, tự sắm rồi mang đến đây hay đưa cô sắm hộ cũng được.? Chị Yên nhanh nhảu ?oThôi, xin cô giúp luôn cho em cháu? Và rút ví đưa trước cho ?ocô? 60K. Thế là tôi đủ biết nó là cái giống gì rồi.
    Trên đường về, tôi cằn nhằn bà chị mãi vì tội này. Ai lại nghe lời nhanh thế. Cứ như thể thánh ko bằng. Tôi quyết định ngay chiểu hôm ấy đi tàu về HN, kệ chị Yên băn khoăn bái khoái chưa cắt được tiền duyên cho tôi, khoẳn tiền đặt chỗ cô sẽ thế nào? Tôi bảo chị Yên ?ochị không được nói là chưa cắt được cho em đâu đấy, kệ, em về em sẽ bảo mẹ là cắt xong xuôi, cắt đứt đuôi con nòng nọc rồi?.
    Và tôi làm như thế thật! Mẹ tôi thì yên tâm phần nào, không còn nhăn nhó nữa.
    Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ đi xem bói nữa.

    Trời xanh thế... Đời xanh thế...
  4. landai

    landai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    1.061
    Đã được thích:
    0
    Hì, đọc bài của bạn Nore lại nhớ đến cái buổi tối 4 đứa bọn tớ ngồi trên Phương Nguyên chén thù chén bạn rồi cũng lôi chuyện bói toán và lấy chồng ra để đàm đạo .
    Tớ, đang học năm thứ ba Đại học, được đứa bạn chí cốt rủ đi coi bói. Nó bảo, cô ấy (tức cái người sẽ coi bói cho tớ) nói về nó đúng lắm và bảo tớ thử đi xem sao. Lần đầu tiên đi xem, lóng nga lóng ngóng nên mọi thứ nó đều phải hướng dẫn cho tớ hết. Nào là mua một quả cau, một lá trầu cộng thêm một bông hồng nhung đỏ thắm nữa (thì đi coi chuyện lấy chồng mà lại ). Đi đến ngõ nhà "cô", cứ thấy xấu hổ là, mắt lấm la lấm lét cứ nhu làm việc gì đó xấu xa lắm không bằng.
    Sau khi đặt tờ giấy 10K cùng với quả cau lá trầu và bông hồng lên khấn vái một hồi (ấy là "cô" ấy khấn chứ tớ thì biết gì), "cô" bổ đôi quả cau, ngắt từng cánh hoa và phán tớ những cái gì tớ cũng chẳng nhớ lắm. Đến lúc "cô" bảo: "Thế có muốn xem chuyện chồng con sau này không?". Tớ hứng chí thế nào lại đồng ý. "Cô" bảo: "Đặt thêm tờ 10K vào đây". Sau khi tớ ngoan ngoãn đặt tờ 10K vào cái chỗ "cô" chỉ, "cô" rút ra một xấp ảnh bảo tớ chọn một cái. Trước tiên là xem sự nghiệp sau này. Tớ rút được một bức tranh vẽ một chiếc xe máy. Thế là "cô" phán: "Số con sau này đường công danh sự nghiệp rộng mở, thăng quan tiến chức, có của ăn của để". Lúc đó tớ khấp khởi mừng thầm nhưng đến bây giờ thì thất vọng thật sự tại vì chẳng thấy mình thăng quan tiến chức gì cả, mãi vẫn là một chị nhân viên quèn
    Bây giờ mới đến chuyện mà tớ quan tâm nhất . Lại một xấp tranh ảnh chìa ra trước mặt tớ. Thật trọng hơn lần trước rất nhiều, đắn đo lựa chọn mãi tớ cũng rút được ra một cái tranh có vẽ một chàng trai (nói là chàng trai cho nó hấp dẫn chứ cái người đấy ngoài đời chắc tớ phải gọi bằng chú), đang đứng cạnh bờ ao, quần xắn ống thấp ống cao, đầu đội mũ cối, tay cầm một chiếc gậy tre, đầu gậy buộc mấy mảnh ni lông bay phấp phới. Nói túm lại thì đó là một chiếc gậy dùng để đuổi vịt và một bầy vịt đông đúc đang bơi lội dưới dòng nước. Nhìn một lúc, "cô" phán: "Chồng con là một anh nông dân, quanh năm với mảnh ruộng bờ ao, chẳng có tương lai gì cả" .
    Sau buổi đó, tớ về đến mất ăn mất ngủ vì những lời cô phán. Nhưng bây giờ thì tớ đã nghĩ khác rồi. Ai bảo nông dân là không có tương lai? Ai bảo quanh năm với mảnh ruộng bờ ao là không có tương tai? Bây giờ người ta chẳng trang trại đầy ra đấy, bây giờ nông dân ối người cơ ngơi khang trang đầy ra đấy. Với lại, nhà tớ cũng xuất thân từ mảnh ruộng bờ ao. Thế cho nên... đến bây giờ tớ vẫn cứ chờ một anh nông dân chăn vịt .
    Đấy là chuyện người chồng chăn vịt của tớ, còn nếu muốn nghe "anh chồng móc cống" thì phải để cho chủ nhân của topic này lên tiếng mới được

    Landai
  5. GirlKiller

    GirlKiller Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Mấy bà chị này có vẻ bức xúc quá rồi hay sao í nhỉ. Binhminh, Nore, Landai đều đến tuổi "chống ề" rồi. Lấy đê, lấy đê. Ai giúp một tay với.
  6. cua79

    cua79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    1.472
    Đã được thích:
    0
    Im nào, không được trêu các chị nào. Nếu không chị Landai lại xấu hổ không dám vào viết tiếp bi giờ . Thế thì lấy cái gì để mà đọc. Chú chẳng hỉu giè cả
    Ứ ừ, Anh muốn sống bên em trọn đời cơ...
  7. thundervn2001

    thundervn2001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    1.494
    Đã được thích:
    0
    Lấy chồng còn phải suy nghĩ nên hay không . Thử tự hỏi thế ứ chống lầy nữa, có được không? Nếu không thì gật bừa đi cho những ông anh như anh xong việc
  8. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Một chuyện xem mặt
    Hồi đầu năm, đúng ngày rằm tháng giêng, tôi đi Hải dương về nhà chị Yên. Nhà chị Yên gần ga Phú Thái, ở phố nên cũng chả khác mấy HN. Thấy tôi phàn nàn vậy, chị đưa tôi vào làng, vào nhà người quen của chị chơi. Tôi chả nhớ làng tên là gì, chỉ nhớ đi trên đường 5, qua đường tàu, vào một cái ngõ treo biển to tướng là đường Bờ Hồ, đi lòng vòng trong đường làng mãi mới đến.
    Vào nhà chị Vân, làm cùng cơ quan với chị Yên.
    Nhà rất đông người. Đông trẻ con, chúng thấy khách thì chạy xúm lại, chào cô rất ngoan. Mấy đứa trẻ này chạc tuổi con chị Yên. Hình như nhà làm cỗ bàn gì đó vì tôi thấy có mấy chị đang làm nộm ở sân, trong bếp ngào ngạt mùi thức ăn.
    Chị Vân thì thầm gì đó với chị Yên, lát sau chị Yên nói nhỏ với tôi ?oMình đến đúng lúc lắm, hôm nay người ta về xem mặt chị Lan, cô út nhà chị Vân? vừa nói, chị vừa chỉ cho tôi chị Lan đang đứng cạnh giếng. Chị Lan đậm người, tóc làm xù mì rồi lại buộc túm lên cao, chị cười rất tươi.
    Hai chị em tôi cũng xúm vào làm cơm cùng nhà chị Vân. Bà mẹ chị Vân ra chiều vui lắm, kể chuyện với chúng tôi một lúc, cứ nói đi nói lại hai chị em ở lại chơi ăn cơm nhà quê với bác, rồi lại chạy lên nhà trên rồi lại chạy xuống bếp, ra sân xem xét mọi việc và nhắc nhở nhóm này làm thế này, thế kia?
    Chị Yên bảo cô Lan làm thợ may ở đầu làng, chỗ lúc nãy đi qua ngay đầu đường Bờ Hồ có cửa hàng may của chị, chị ấy sinh năm 75. Tôi cứ thắc mắc, không hiểu tại sao ở quê như tuổi chị mà chưa lấy chồng. Chị Yên bảo vì thế nên hôm nay người ta mới đến xem mặt. Tôi hỏi chị Yên người ta ở đâu ra vậy? Chị Yên kể :?Ông chú cái Lan làm ở HN, có anh con rể làm giám đốc công ty gì to lắm, anh con rể này có anh bạn làm trợ lý, đứng tuổi rồi, mà hình như góa vợ được vài năm nay, hôm nay họ dẫn nhau về đây xem mặt cái Lan?. À, ra vậy! ?oThời buổi này mà còn xem mặt y như thời xưa, mà xem mặt cũng phải làm to thế, những mấy mâm!? Tôi nói thầm với chị Yên, chị lừ mắt nhìn tôi.
    Đúng kiểu nhà có việc ở quê. Trẻ con chạy ra chạy vào, người lớn cũng chạy ra chạy vào. Chị Lan phóng xe máy đi đâu. Lúc sau chị về, tôi thấy chị mặc áo bó, quần bò, đi đôi giày đế giầy đến 7 phân to uỵch.
    Các món xong xuôi, mấy chị em họ của chị Vân cứ thế múc đem ra. Chị Vân trông thấy bảo tôi em trông người HN họ có ăn thế này không? Tôi cười không nói gì. Chị bèn bảo tôi em bày thức ăn ra bát, ra đĩa giúp chị với nhé. Tôi vâng và sắp lại món xào, bày cà chua thái lát xung quanh, ở giữa làm một bông hoa hồng bằng cà chua cho lên, các chị khen rối rít, đang múc măng cũng đổi hết lại để chờ tôi?múc hộ! Tất cả 6 mâm! Gần xong xuôi thì bọn trẻ con chạy nhao vào hét ?oôtô đã về?. Cả nhà quýnh lên. Ô tô về thật! Mấy chị em đứng ở cửa bếp ngóng ra nhìn xem đâu là người đi xem mặt chị Lan. Có ông chú chị Lan, hai anh trạc tuổi nhau, một chị bế thằng bé trông rất kháu, tôi đoán chắc là em con chú chị Lan. Một trong hai anh có vẻ luống cuống, hình như hơi e ngại, chắc đấy là ?ochú rể?.
    Uống nước nói chuyện thăm hỏi độ mươi phút thì mẹ chị Lan mời cả nhà ăn cơm. Mâm được bê lên, không đủ chỗ nên 2 cái giường to được dùng làm nơi đặt mâm người lớn. Anh chú rể ngồi mâm kia, cả nhà nháy chị Lan vào cùng mâm đấy nhưng chị ngượng, chị chạy xuống bếp một lúc rồi mới lên vào ngồi cạnh chị Vân, cùng mâm chị em tôi. Chị Yên tôi bắt chuyện hỏi thăm anh chú rể rồi nói to ?oAnh thấy món ăn nhà quê thế nào? Tất cả do cô Lan đạo diễn đấy?? Tôi thấy chị Lan và anh chú rể liếc nhìn nhau một cái rồi vội vã quay đi chỗ khác.
    Tôi ngồi cạnh thằng cu rất kháu kia, nó rất ngoan, tôi vừa ăn, vừa chơi và bón cơm cho nó. Mâm bên kia, anh giám đốc bắt đầu tán dương trợ lý của mình, cùng với sự phụ họa của cô vợ và sự xác nhận của ông bố.
    Chị Lan gần như chẳng ăn gì, chị chỉ chăm chăm để xới cơm và gắp thức ăn cho mọi người. Mặt chị đỏ bừng như người say rượu.
    Cứ thế khề khà đến gần 2 giờ chiều.
    Ngồi uống nước rồi chuyện vãn đến 4 giờ, mấy người đến xem mặt lại lục tục lên ô tô về HN. Hóa ra đúng nghĩa là xem mặt thật, anh chú rể kia chả nói chuyện riêng với chị Lan được câu nào.
    Trời xanh thế... Đời xanh thế...
  9. Coxuoc

    Coxuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Trả lời cho câu hỏi trên topic: Lấy chồng? - Nên chứ, nhưng từ từ đã!
    Chúa nhầm chỉ một lần
    Sinh người, nhầm nhiều lần
    Nếu anh yêu em
    Không chút hoài nghi
    Em buồn
  10. fd_caa

    fd_caa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi ! Tại sao các cô nàng của chúng ta lại ngại việc "giơi thiệu" thế nhỉ ?. Có gì đâu chẳng qua cũng như chuyện quen nhau bình thường thôi mà, thì cũng phải từ không quen qua những hoàn cảnh gặp mặt khác nhau... thì mới thành quen chứ.
    Này nhé ! Có người làm mai mối lợi lắm nhé : Hoàn cảnh gia đình biết rõ này, tính cách khá đảm bảo này không sợ bị lừa này...thế là chỉ còn có mỗi tình cảm hai người nữa thôi.

    Smile

Chia sẻ trang này