1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

" Le droit maritime - les points non-appropriees et les recommandations pour son pecfectionnement" (

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lanhu, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lanhu

    lanhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    " Le droit maritime - les points non-appropriees et les recommandations pour son pecfectionnement" ( Những bất cập về Luật Hàng Hải Việt Nam và kiến nghị sửa đổi).

    Tôi đang định làm luận văn " Le droit maritime - les points non-appropriees et les recommandations pour son pecfectionnement" ( Những bất cập về Luật Hàng Hải Việt Nam và kiến nghị sửa đổi).

    Hiện tôi đã có một số tài liệu bằng Tiếng Việt về các văn bản về hàng hải. Tôi muốn hỏi có bạn nào có bản tiếng Pháp về " le code maritime du Vietnam"? hay các văn bản luật về hàng hải của Việt Nam bằng tiếng Pháp? Hoặc đơn giản bạn biết chỗ nào có nguồn tài liệu này ở Việt Nam?

    Bạn đã từng đọc về luật hàng hải Việt Nam, và đã tìm được những điều bất hợp lý, hãy post lên giúp tôi để tôi hoàn thiện bài luận văn đang rất ít ý tưởng của mình.

    Cám ơn các bạn trước!
  2. Roseline

    Roseline Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    1
    Hì, cái code maritime của VN bằng tiếng Pháp thì em nghĩ là hơi khó, vì ko biết có tồn tại hay ko cơ.
    Tạm thời thì tốt nhất là chị vào www.google.fr rồi search, có điều đôi khi độ tin cậy của tài liệu ko cao
    Chị xem qua thử 2 cái link này nhé:
    Projet de loi autorisant l''approbation de l''accord maritime entre la France et le Viêtnam: http://www.senat.fr/rap/l03-175/l03-1750.html
    Un conflit oublié: les rochers de mer de la Chine méridionale: http://www.ggr.ulaval.ca/Cours/GGR-10593/MCS_RGL.pdf ( chủ yếu nói về( bình luận về) vụ tranh chấp mấy quần đảo của Trung Quốc với các nước asiatiques nhưng mà có " động chạm" đến "nhà ta" khá nhiều, chị xem thử xem nhé!)
    Tiếc quá, em chưa bao giờ sờ đến luật hàng hải cả. Nhưng nếu chị có ý tưởng gì cần tranh luận thì cứ post lên đây cho mọi người tham khảo với nhé! Bon courage!
  3. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Nếu tài liệu tiếng Việt ít , thì tìm tài liệu tiếng Anh vậy, biết đâu search google dễ hơn(còn tớ thì dốt tiếng Anh lắm)
    1 vận đơn đường biển được điều chỉnh bởi 1 trong 3 qui tắc : qui tắc Hegue, qui tắc Hegue-visbi và qui tắc Hambua. Ngoài trừ qui tắc Hambua là tiến bộ nhất , 2 qui tắc kia điều có những hạn chế, bạn thử tìm các hạn chế của các qui tắc trên, rồi xem luật Hàng hải VN theo qui tắc nào
    Về cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở thì luật Hàng hải VN giống qui tắc Hegue, cũng có nghĩa là giống hegue visby
    Về thời hạn TN thì giống Hambua
    Về giới hạn trách nhiệm thì giống Hegue-visby
    Về trách nhiệm dân sự qui định trong BLHH thì lại qui định rất nhiều vấn đề khác
    --------------------
    Ví dụ nhé, về cở sở trách nhiệm của người chuyên chở thì luật HH giống qui tắc Hegue, đây là qui tắc do các cường quốc hàng hải thiết lập, và bảo vệ lợi ích trước hết của các công ti vận chuyển của họ, chính vì vậy có nhiều bất cập, cụ thể là nó qui định có 3 trách nhiệm và 17 miễn trách
    Mà trách nhiệm đầu tiên cũng lại là 1 bất cập:
    đó là trách nhiệm cung cấp 1 tàu có khả năng đi biển , trước hay vào lúc bắt đầu hành trình,người chuyên chở phải cẩn thận 1 cách hợp lí để cho tàu có khả năng đi biển. 2 cái gạch đậm là 2 cái bất cập :1, chỉ đảm bảo khả năng đi biển trước hay vào lúc bắt đầu hành trình, còn khi ra khơi thì mặc ra sao thì ra. 2, Phải cẩn thận 1 cách hợp lí : chỗ nào hư thì kêu thợ sữa là cẩn thận 1 cách hợp lí nhưng khi ra khơi hư lại chỗ ấy làm hỏng hàng thì được miễn trách nhiệm, vì người ta chỉ đòi hỏi cẩn thận 1 cách hợp lí thôi
    Vì là để bảo vệ cho người vận chuyển nên số lượng miễn trách là quá nhiều, trong đó có những miễn trách rất vô lí:
    1- miễn trách do lỗi hàng vận , đây là miễn trách được phản đối nhiều nhất , đây là miễn trách do sơ xuất lỗi lầm của thủy thủ , hoa tiêu trong việc điều khiển quản trị tàu
    2-do cháy trừ trường hợp người chuyên chở cố ý gây nên , cháy có thể do nhiều nghuyên nhấn khác trong đó có cả sơ xuất chủ quan của con người
    3- do va nhau dù cho chính tàu chở hàng đó cũng có lỗi
    ........................
    Bạn có thể xem tiếp trong 17 miễn trách ấy , miễn trách nào là bất cập
    lâu rồi bạn không quay lại chủ đề này, bạn quay lại cho biết ý kiến thế nào chứ, đúng sai ra sao để bàn tiếp
    Chúc bạn vui
  4. lanhu

    lanhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0

    Tớ định phân tích những bất cập của luật Hàng Hải theo "plan" như sau:
    1. Thời hạn trách nhiệm:
    Theo Bruxelle 1924 thì trách nhiệm của người chuyên chở từ " móc cẩu" đến" móc cẩu".
    Theo Hamburg 1978 thì từ cảng đi đến cảng đến ( CY to CY)
    Luật hàng hải VN 1990 thì lại lấy đầu cảng đi là từ " móc cẩu" ( giống Bruxelle) đến khi giao cho người nhận hàng -----> trách nhiệm ở cảng đi quá ít, ở cảng đến quá nhiều mà lại khó xác định
    2. Cở sở trách nhiệm của người chuyên chở
    Luât Hàng Hải VN: Ba trách nhiệm tối thiểu không qui định cụ thể chỉ qui định " chăm sóc chu đáo..."........
    Các miễn trách lại vẫn tính giống 17 miễn trách của Bruxelle trừ miễn trách tàu không đủ khả năng đi biến
    Theo thông tin, hình như luật Hàng hải ( sửa đổi năm 2004) còn thêm 2 miễn trách nữa -------> xem ra chúng ta lùi về năm 1920 để bảo vệ hoàn toàn người chuyên chở, còn người gửi hàng thì.....???
    3. Giới hạn trách nhiệm
    4.Khiếu nại
    5. Thông báo tổn thất
    6. Trách nhiệm chứng minh tổn thất
    7. Thư đảm bảo
    8. Về vận đơn
    etc....
    Nói chung rất nhiều vấn đề, mình sẽ phân tích theo trình tự và so sách với 2 công ước chính điều chỉnh Luật hàng hải nói chung là Bruxelle và Hamburg.
    Cám ơn bạn rose đã link hai đường cho mình,mình tìm những đường đó từ lâu rồi, mình đã search tất cả những gì có thể trên google rồi, nhưng chắc là không thể kiếm được gì vì thông tin về VN quá ít, và quá cũ.
    Thôi đành dịch theo ý mình vậy, được đến đâu hay đến đó.
    Mình hơi bận nên không quay lại topic đã lâu. Có lẽ sẽ trở lại hàng ngày xem có gì mới không.
    Cám ơn trước các bạn nhé! Nếu bạn quan tâm hay có bất kỳ một ý tưởng nào, đừng do dự, hay post lên giúp mình!
  5. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    THì BLHH VN cũng lấy các nội dung từ là Bruxelle và Hamburg mà, nhưng mà lấy không hết. ví dụ như nghị định thư visby 1968 bổ sung công ước Bruxelle qui định mức bồi thu7òng trong giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là tính bằng đồng Frăng vàng và đồng SDR, nhưng trong BLHH thì chỉ tính theo đồng Frăng vàng thôi, gây khó khăn cho những nước từ trước đến nay vẫn tính theo đồng SDR. Hơn nữa tuy luật qui định là tính theo Frăng vàng nhưng ở VN vẫn chưa ai qui định tỉ giá giữa Frăng vàng và đồng VN
    Giờ em đi thi đây, mươi bữa nữa em quay lại
  6. lanhu

    lanhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn nmt83!
    Mình sẽ dùng cái gợi ý của bạn vào bài luận văn của mình.
    Mong bạn đã thi tốt và sớm trở lại đây,
  7. lanhu

    lanhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Có ai giúp mình tiếp chứ nhỉ???
    Mình thiếu tài liệu nghiêm trọng rồi
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ định phân tích những bất cập của luật Hàng Hải theo "plan" như sau:
    1. Thời hạn trách nhiệm:
    Theo Bruxelle 1924 thì trách nhiệm của người chuyên chở từ " móc cẩu" đến" móc cẩu".
    Theo Hamburg 1978 thì từ cảng đi đến cảng đến ( CY to CY)
    Luật hàng hải VN 1990 thì lại lấy đầu cảng đi là từ " móc cẩu" ( giống Bruxelle) đến khi giao cho người nhận hàng -----> trách nhiệm ở cảng đi quá ít, ở cảng đến quá nhiều mà lại khó xác định
    2. Cở sở trách nhiệm của người chuyên chở
    Luât Hàng Hải VN: Ba trách nhiệm tối thiểu không qui định cụ thể chỉ qui định " chăm sóc chu đáo..."........
    Các miễn trách lại vẫn tính giống 17 miễn trách của Bruxelle trừ miễn trách tàu không đủ khả năng đi biến
    Theo thông tin, hình như luật Hàng hải ( sửa đổi năm 2004) còn thêm 2 miễn trách nữa -------> xem ra chúng ta lùi về năm 1920 để bảo vệ hoàn toàn người chuyên chở, còn người gửi hàng thì.....???
    3. Giới hạn trách nhiệm
    4.Khiếu nại
    5. Thông báo tổn thất
    6. Trách nhiệm chứng minh tổn thất
    7. Thư đảm bảo
    8. Về vận đơn
    etc....
    =====================
    Chào bạn lanhu.
    Sao luận văn của lanhu rộng quá vậy mà nghe " kinh khủng " thế , cái chỗ - bất cập và những đề xuất sửa đổi ấy.
    Bộ luật Hàng hải của VN năm 1990 bự lắm đấy, đối tượng trọng điểm của nó là "hoạt động hàng hải" = tâm điểm là tàu biển, mà hình như bạn lại tập trung vào các mối quan hệ trong hợp đồng vận tải hàng hoá bằng đường biển thì phải.
    Bạn xem một quan điểm nè
    ----
    Doanh nghiệp hàng hải Việt Nam thiệt hại do luật
    Phân biệt ''tàu''
    Theo ông Chu Quang Thứ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, khi Bộ luật Hàng hải ra đời (1/1/1991), định hướng về một nền kinh tế thị trường chưa được xác định rõ nên có sự phân biệt về phạm vi hoạt động giữa tàu biển ''''tư nhân'''' và tàu biển ''''nhà nước''''. Các thành phần kinh tế tư nhân tuy đã được phép kinh doanh vận tải biển nhưng phạm vi hoạt động rất hạn chế, nhất là đối với tuyến nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ luật chỉ cho phép người Việt Nam thường trú tại Việt Nam được đăng ký tàu biển tại Việt Nam chứ chưa cho phép người Việt Nam thường trú tại nước ngoài được đăng ký tàu biển tại Việt Nam. Phạm vi của Bộ luật cũng chỉ áp dụng đối với tàu biển Việt Nam và từng trường hợp cụ thể thì mới áp dụng với tàu nước ngoài.
    Ông Chu Quang Thứ cho biết, sẽ sửa đổi Bộ luật Hàng hải sửa đổi theo hướng xoá bỏ sự phân biệt giữa tàu ''''nhà nước'''' và tàu ''''tư nhân'''', đồng thời mở rộng áp dụng cho tàu nước ngoài khi hoạt động ở Việt Nam.
    Khái niệm không rõ ràng
    Nhiều ý kiến sửa đổi Bộ luật Hàng hải cho thấy, khái niệm chủ tàu trong bộ luật chưa đầy đủ vì mới chỉ quy định để đăng ký tàu biển với đúng nghĩa chủ tàu là người sở hữu tàu biển. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong thực tế là người quản lý tàu biển của Nhà nước không được coi là chủ tàu. Theo ông Chu Quang Thứ, khái niệm ''''chủ tàu'''' sẽ phải rộng hơn vì trong thực tế còn có người sở hữu người khai thác, người quản lý tàu...
    Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, khái niệm tàu biển chưa cụ thể, chưa phân biệt rõ tàu biển với các loại tàu khác như tàu thuỷ sản, phương tiện thuỷ nội địa... sẽ được quy định trong các luật khác như Luật Thuỷ sản, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa được ban hành trong thời gian tới.
    Ngoài các khái niệm ''''không rõ ràng'''' thì một điển hình ''''lạc hậu'''' của Bộ luật Hàng hải là đơn vị tiền tệ tính bồi thường tổn thất còn quy định bằng đồng france vàng. Quy định này không khả thi vì thực tế ngân hàng Việt Nam không thể quy đổi đơn vị này sang đồng Việt Nam. Tới đây, theo ông Chu Quang Thứ, giới hạn bồi thường tổn thất hàng hoá sẽ chuyển áp dụng mức giới hạn trách nhiệm từ 10.000 france vàng cho mỗi kiện hàng hoá hoặc 30 france vàng cho mỗi kilôgam trọng lượng hàng hoá (theo Công ước Hague Rules) thành 666,7 SDR (đồng tiền định giá dựa trên các đồng tiền của 5 nước xuất khẩu lớn) cho mỗi kiện hàng hoá hoặc 2 DSR cho mỗi kilôgam hàng hoá (theo Hague Visby Rules) cho phù hợp với xu hướng thế giới.
    Thủ tục tố tụng mâu thuẫn
    Vào năm 1993, do điều khoản quy định về trục vớt tàu đắm không chặt chẽ nên một DN trong nước đã phải chịu thiệt 1,7 triệu USD khi tiến hành trục vớt tàu Panhavard của Đài Loan đắm tại vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Bộ luật Hàng hải chỉ quy định một chiều (tàu vào cảng chậm sẽ bị phạt mà không có quy định vào sớm cũng bị phạt) nên vào năm 1995 đã xảy ra 3 tàu đâm nhau ở luồng cảng Hải Phòng, thiệt hại hàng tỷ đồng.
    Theo ông Nguyễn Bá Diến, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế và Tư pháp Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), quy định về giải quyết tranh chấp trong hàng hải có điểm chưa rõ ràng, không khả thi hay mâu thuẫn với các quy định của luật tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế, nhất là việc áp dụng thời hiệu khởi kiện, chứng minh lỗi, gây khó khăn cho các cơ quan xét xử và các đơn vị liên quan.
    Chẳng hạn, quy định về bắt giữ tàu biển không phù hợp với thông lệ hàng hải quốc tế. Bộ luật Hàng hải quy định toà án chỉ được bắt giữ tàu khi đã thụ lý vụ án. Điều này không thuận lợi cho các tổ chức cá nhân muốn bắt giữ tàu (nhất là tàu nước ngoài) tại Việt Nam. Để ban hành được lệnh bắt giữ tàu, toà án phải thụ lý vụ án và như vậy cần phải có thời gian trong khi việc bắt tàu đòi hỏi nhanh và bí mật. Qua tham khảo công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển và luật hàng hải của hầu hết các nước, ông Thứ cho biết quy định bắt giữ tàu sẽ được sửa đổi: việc bắt tàu có thể thực hiện trong cả trường hợp toà án không cần phải thụ lý vụ án, mà chỉ cần nhận đơn yêu cầu bắt tàu của người khiếu nại.
    Ngoài ra, sau 13 năm Bộ luật Hàng hải có hiệu lực, đến nay vẫn chưa quy định cơ quan nào sẽ ban hành trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển tại Việt Nam, điều mà hầu hết các nước đều có quy định.
    Bộ luật Hàng hải cũng quy định khi bị khiếu nại thì trách nhiệm chứng minh lỗi là chủ tầu phải chứng minh mình không có lỗi. Điều này không phù hợp với thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế của Việt Nam vì người khiếu nại muốn chủ tàu bồi thường thì phải chứng minh được chủ tàu có lỗi trong việc gây ra tổn thất.
    Theo ông Chu Quang Thứ, còn nhiều quy định trong Bộ luật Hàng hải sẽ được sửa đổi, bổ sung như quy định về giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với các khiếu nại hàng hải; bổ sung quy định về quản lý và kinh doanh cảng biển; quy định về an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; bổ sung dịch vụ vận tải đa phương thức; quy định cụ thể hơn về trục vớt tàu đắm; quy định về bảo hiểm hàng hải...
    ------------ ------
    Vậy thì theo fsai, phải chăng nếu các nghiên cứu của bạn tập trung vào so sánh các quy phạm cơ bản của Bộ luật hàng hải về vận tải hàng hoá đường biển với thông lệ quốc tế trong 2 công ước quốc tế để làm bật lên các bất cập - mà không, các điểm kô tương đồng thì đúng hơn, vì kô tương đồng kô có nghĩa là bất cập - của nó thì kô phản ánh đuợc nhu cầu cần phải sửa đổi chúng.
    BLHH 90 ra đời trước các vb pl nền tảng khác của VN, Hiến Pháp 92 và Bộ luật dân sự 95, Luật thưong mại 97, ... nên xét trong hệ thống pháp luật VN, nó có hàng trăm điều mâu thuẫn rồi đấy.
    À, còn một khía cạnh mà fsai lưu ý bạn là sửa đổi bộ luật này xuất phát từ nhu cầu về thúc dẩy sự phát triển đội tàu biển VN .
    Chúc bạn thành công nhé.
    /size=3]
  9. lanhu

    lanhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn fsai nhiều nhé.
    Bạn nói đúng, cái titre của mình nghe có vẻ " hoành tráng" nhưng vì mình cũng muốn mở rộng nó ở nhiều khía cạnh hàng hải nữa,
    Cái plan của mình là một chương trong 3 chương của phần II. Bạn thử xem cả cái plan này và cho mình ý kiến nhé. Cám ơn bạn trước. Nhất là khi có plan mà bạn lại có gợi ý cho định hướng và tài liệu thì tuyệt cú mèo
    INTRODUCTION
    PREMIERE PARTIE ( Phần I) LE DROIT MARITIME VIETNAMIEN ( Luật HH VN)
    CHAPITRE I
    PRESENTATION GENERALE DU DROIT MARITIME VIETNAMIEN ( Giới thiệu chung về luật HH VN)
    Section 1- Historique ( Lịch sử hình thành - cái này mình chưa có tài liệu Section 2- Le code maritime du Vietnam ( Luật HH VN 1990)
    Section 3- Les règles maritimes du Vietnam ( Các nghị định/ qui chế hàng hải VN)
    CHAPITRE II (
    LA NECESSITE DU DROIT MARITIME VIETNAMIEN ( Sự cần thiết của luật HH VN - cái này cũng ko có tài liệu nốt
    Section 1-
    Section 2-
    DEUXIEME PARTIE ( Phần II)
    . LES POINTS FAIBLES DU DROIT MARITIME VIETNAMIEN ( Những bất cập của luật HH VN)
    CHAPITRE I
    LES POINTS FAIBLES DU DROIT MARITIME VIETNAMIEN ( Những bất cập của luật HH VN)
    Section 1- Sur le connaissement
    Section 2- Le délai de la responsabilité du transporteur maritime
    Section 3- La responsabilité du transporteur maritime
    Section 4- La limite de la responsabilité
    Section 5- L?Texcusabilité de la responsabilité du transporteur maritime
    Section 6- Le délai de la réclamation
    Những section này mình đã nói lần trước, và mình sẽ bổ sung thêm vài sections nếu có được nhiều thông tin và góp ý.
    CHAPITRE II
    LE DROIT MARITIME VIETNAMIEN DANS L?TINTEGRATION A L?TECONOMIE MONDIALE ( Luật HH VN khi hội nhập Ktế thế giới)Section 1- Le droit maritime vietnamien et les dispositions de l?TASEAN ( Với hiệp định khung ASEAN - phần này mình mới chỉ có hiệp định khung về vận tải đa phương thức của ASEAN và VN còn HH nói chung của ASEAN thì ko có)
    Section 2- Le droit maritime vietnamien et L?TOMC ( Với WTO)
    TROISIEME PARTIE ( Phần III)
    . LES RECOMMANDATIONS POUR LE PECFECTIONNEMENT DU DROIT MARITIME VIETNAMINE
    ( Một vài ý kiến để hoàn thiện Luật HH VN)
    CONCLUSION
    Các bạn mà có góp ý gì, đừng do dự cho mình nhé. Mình bắt đầu viết giới thiệu Bộ luật HH VN 1990 nói chung, dự kiến 5 ngày, chưa bắt tay phần II ( thậm chí chưa biết viết gì ở Phần II - phần quan trọng nhất ) nên rất mong các ý kiến của các bạn!!!
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Híc híc ....
    Bạn mà làm như thế chắc luận văn của bạn phải cả nghìn trang, phải làm nhiều cuộc khảo sát xã hội về tình hình thực hiện luật hàng hải ...
    Với đề tài này, đối tượng phân tích của bạn là các quy phạm trong bộ luật hàng hải, ... mà theo fsai, tập trung nhất của nó lại liên quan đến :
    - Quyền sở hữu tàu biển
    - Đăng ký tàu biển
    - An toàn hàng hải
    - Cơ quan cảng vụ ...
    Còn về hợp đồng chuyên chở hàng hoá, kô nhiều lắm đâu, chắc khoảng 10 % bộ luật.
    Bạn đi trực tiếp vào nội dung mà bạn cần làm rõ và có nhiều tài liệu nhất ấy : '''' Những bất cập trong các quy định về hợp đồng chuyên chở hàng hoá theo bộ luật hàng hải VN 1990 - nghiên cứu so sánh với các quy phạm quốc tế - và một số đề xuất khắc phục".
    Fsai nghĩ, với tên mới này, bạn chỉ thay lại vài tựa thôi, chức cũng kô thay nhiều.
    Àh, fsai cũng thấy có mấy tài liệu về luật hàng hải đấy, kô đánh máy cho bạn được đâu, và bằng tiếng việt đấy.
    PM địa chỉ cho fsai, mình gửi cho.

Chia sẻ trang này