1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lê dương - Légion Etrangère- Foreign Legion :

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi AK_M, 12/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    Cái đèn thần Aladin đó ku em - ku lê dương trong hình thuộc trung đoàn 2 lê dương dù phú lang sa - có lẽ gốc Tàu hay đại hàn gì á - hình chụp ở Bờ biển Ngà - trung đoàn đóng ở Bouaké giữ đường phân chia ranh giới giữa quân chính phủ và phiến quân - trong chiến dịch Con Kỳ Lân - năm 2002 - lúc này chỉ có 1 đại đội yểm trợ của trung đoàn đóng tại đó
    Đại đội yểm trợ này gồm 5 trung đội - trong đó có trung đội thám sát - cho nên ku trong hình này có lẽ thuộc trung đội đó - hoặc là thám sát - hoặc lính bắn tỉa nên mới được trang bị kính ngắm đêm - model ku đeo thuộc hàng quá đát - sử dụng từ chiến tranh vùng vịnh - nó là model đời trước của model Lucie - sau này lính biệt kích tây được trang bị các model khác cũng của mẽo và 1 số của đức .
    Cũng nói thêm model này đáng lẽ gắn trên mũ sắt - nhưng bọn lê dương này đi phục kích ít bao giờ đội nón - nên nó đeo thẳng lên đầu rồi trùm mũ beret lên
    Hình xăm trên tay là logo trung đoàn - cứ vào nhảy dù hay lê dương - thế nào cũng được xăm miễn phí logo bằng nhảy dù hay logo trung đoàn - đại đội - trung đội - xăm bằng máy nên không sợ đau hé hé hé
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Chuyển xong topic lê - dương. Các tô pic khác em từ từ chuyển sau.
  3. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    Đầu xuân nói chuyện tàm xàm - trà dư tửu hậu - xơi bánh chưng chiên cùng dưa muối - đêm qua tivi có chiếu chương trình cũng hơi bị hay - về lớp lê dương gốc đức sau thế chiến thứ 2 - nay tóm tắt trình bày - sau rảnh sẽ kiếm thêm tài liệu đóng góp hầu chư vị chiến hữu
    Tóm tắt câu chuyện : Trước khi Đức thất trận - để ý khi trước xem phim tài liệu những ngày gần tàn - toàn gặp những khuôn mặt non choẹt - đâu chừng 12, 13 tuổi trong hàng ngũ binh lính đức tại Berlin được động viên cho việc bảo vệ thủ đô .
    Đa số trẻ em trên thuộc dòng nhà binh - đại loại thiếu sinh quân - có cha , chú chết trận trước đó - cùng lúc giải phóng Berlin , đám trẻ con trên lại rơi vào hoàn cảnh may một - chẳng còn ai thân thích sốnng cầu bơ cầu bất kiếm sống qua ngày - vì quá nhỏ nên chẳng được bắt làm tù binh - ít ra cũng có cơm cháo qua ngày - lúc này là lúc quân đội phú lang sa nhà ta trở lại đông dương theo chân lính anh cát lợi - thời điểm cuối 45 đầu 46 .......khà khà nhẩm miếng trà - xơi tí hộy sen made in china cái đã
  4. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    .... Quân phú lang sa tuyển mộ thêm lính - qua khỏi giai đoạn chinh chiến - pháp mất khá nhiều - phần lớp tù binh bị đức bắt đi cải tạo về thì đã hết xí quách - lớp sau lại ngán ngẩm chiến tranh - nên việc tuyển mộ tân binh chủ yếu dựa vào các nước thuộc địa - lúc này sư đoàn 2 thiết kỵ của tướng Leclerc đang trên đường sang đông dương - thành phần gồm lính củ trong chiến tranh TG2 - các trung đoàn âu - bắc phi- các tiểu đoàn lê dương bộ binh - thiết kỵ -
    Lúc này chưa có tiểu đoàn dù lê dương nào hết - tiểu đoàn 1 và 2 dù lê dương (1 BEP - 2 BEP đến mãi 1948 mới đựơc thành lập ở Algeria) - nên lê dương lúc này thịnh hành - đặt văn phòng tuyển mộ khắp nơi - nhất là trong vùng tạm chiếm - Tây Đức củ.
    .................
  5. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    .... Chương trình TV nói về 3 nhân chứng đức gốc lê dương đào ngũ khi sang đến đông dương - Trở lại việc tuyển mộ - lê dương tuyển các lính đức củ - có kinh nghiệm chiến đấu - các cô nhi - đây cũng là 1 cách sử dụng người - sau này thủy quân lục chiến hay dù của VNCH cũng dùng người như vậy (tham khảo - ý kiến thì đóng góp nhá)
    Mấy chú lính nhóc tì coi đây cũng là cơ hội đổi đời - có ăn có mặc - chắc hẳn tưởng tượng dân thuộc địa cũng dễ chơi như thời đệ nhị thế chiến đức quốc xã tung hoành ngang dọc Bắc phi dưới tài cầm quân của Sói sa mạc Ẹt Quin Rôm Men (Erwin Rommel)
    .................
  6. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    hoá ra lão này xem cùng một chương trình với em :
    http://www.arte-tv.com/fr/histoire-societe/les-mercredis-de-l-histoire/cette-semaine/101106.html
  7. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    hè hè hè không lẽ 64 triệu dân phú lang sa - trong đó đâu khoảng 400 ngàn dân an nam nhà ta - có mình tớ là mở arte coi đâu - hè hè hè trùng hợp hén ku em - chương trình thứ 4 hàng tuần đôi khi cũng có cái hay hén
    Vài ảnh tư liệu trong phim
    Từ trái qua phải:
    Ngồi: Phạm Văn Đồng, Erwin Borchers / Chiến Sỹ, Ernst Frey / Nguyễn Dân, Võ Nguyên Giáp, Đặng Bích Hà (vợ tướng Giáp) ; Đứng : Lưu Văn Lợi, X, X, Rudy Schröder / Lê Đức Nhân (Bộ ảnh sưu tầm của H. Schütte)
  8. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0

    Từ trái sang phải:
    Dương Bạch Mai, Ernst Frey / Nguyễn Dân, Trường Chinh, X,
    Georges Wächter / Hồ Chí Thọ, Rudy Schröder / Lê Đức Nhân
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Phim này có nói là kụ E.Frey lập công gì mà được VM hong đại tá không bác AKM ?
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Cái này nó cũng hay, chỉ tội mấy đoạn phim đóng lại với mấy thằng lính cầm súng AK với RPD là dổm thôi. Tiếp theo mấy cái ảnh của bác, xin hoạ bằng bài nè :
    Những tiến sĩ Đức trong *********

    Heinz Schütte

    Để tưởng nhớ Georges Boudarel từ trần ngày 26-12-2003

    I ?" Những trang sử chung
    Nói tới những trí thức thuộc những nước sử dụng tiếng Đức đã đi theo *********, là đụng tới lịch sử Việt Nam giai đoạn 1941-1966, và đụng tới cả lịch sử Pháp, Áo và Đức từ năm 1933 đến nay. Đó là những trang sử chung của chúng ta, nên đó cũng là đề tài chúng ta gặp nhau. Cuộc hội thảo này có mục đích soi rọi một chương đoạn còn ít được biết. Về phần tôi, chỉ có thể làm công việc truy tìm những tư liệu và từ đó, dựng lại những sự kiện. Nhưng chứng từ của những người đã quen biết họ, làm việc với họ cũng rất quý báu và đáng hoan nghênh.
    Tôi đã may mắn tìm ra những tư liệu, đôi khi cả những phông tư liệu trong thư khố của Cộng hoà Dân chủ Đức cũ (CHDCĐ), của Pháp, dưới hầm một ngôi nhà nông thôn không xa thành phố Frankfurt trên sông Main, hay trong một căn phòng chứa vật dụng phế thải ở Paris, hoặc nhờ một bà cụ già ở Vienna. Phải nói là trong các cuộc kiếm tìm năm 2003, đôi khi tôi có cảm giác mình đang làm sống lại những con người đã bị người ta bỏ quên, bỏ quên vì chuyện của họ ?ocó vấn đề?. Trên mỗi trang tư liệu, trong mỗi cuộc hỏi chuyện, tôi khám phá ra một nét mới trong cuộc đời của họ. Chúng ta hãy cùng nhau bù đắp sự quên lãng ấy, dù rằng đối với những ai đã quen biết và thương mến họ, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng suôn sẻ.
    II ?" Một vấn đề có lợi cho CHDCĐ
    Trước khi đi theo trình tự thời gian và phác hoạ lại một vài hành trình tiêu biểu, tôi muốn nói qua về việc hồi hương của các hàng binh dưới góc độ chính trị CHDCĐ :
    Ngày 20.2.1950, Erich Honecker, lúc đó là chủ tịch Phong trào Thanh niên Đức (FDJ), đã ra tuyên bố kêu gọi ?onhững người lính Đức đang ở Việt Nam trong hàng ngũ đội quân Lê Dương?. Vì sự tham gia Lê Dương của họ ?ođi ngược lại tiền đồ và danh dự của dân tộc ta?, ông kêu gọi hãy đứng sang ?ophe cách mạng Việt Nam hiện nay đã có nhiều người lính Lê Dương cũ người Đức tham gia?. Honecker hứa là người nào trở về CHDCĐ sẽ được ân xá và tạo công ăn việc làm. Bốn tháng sau, chủ tịch CHDCĐ Wilhelm Pieck nhận được thư của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN cho biết ?ocó nhiều binh lính Đức hiện đang là tù binh của Giải phóng quân Việt Nam?. Vấn đề này được coi là rất quan trọng, Pieck đã báo cáo trước BCT vì ?onếu chúng ta đưa được một số (những người này) về nước, thì là một điều... quá hay cho công tác tuyên truyền sang Tây Đức? . Và khi chuyến đầu tiên chở lính Lê Dương cũ sắp về tới Đức, tổng bí thư Đảng xã hội thống nhất (SED) Walter Ulbricht đã chỉ thị ?ophát động một chiến dịch tuyên truyền chống chính sách tái võ trang Tây Đức, thông qua những cuộc phỏng vấn, những chương trình phát thanh và phổ biến hình ảnh? . Qua việc này, ta thấy rằng, ngay từ đầu, các hàng binh người Đức đã được sử dụng trong cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng của CHDCĐ...
    Cho nên sau đó Bộ an ninh CHDCĐ (Stasi) được chỉ thị ?okiểm soát thường xuyên? những người trở về: đọc thư, theo dõi... Bộ an ninh đòi hàng tháng phải báo cáo về công tác, sinh hoạt xã hội, đạo đức và thái độ chính trị của mỗi người, và nhất là về các mối liên hệ của họ với ?ophương Tây?. Bởi vì, cho dù họ tham gia phong trào chống thực dân của ********* đi nữa, ?ođạo quân Lê Dương, những tội ác mà lính Lê Dương reo rắc... ở các nước thuộc địa tạo ra những điều kiện thuận lợi để các lực lượng ********* Pháp có thể lợi dụng khai thác những phần tử yếu đuối, dễ dao động nhằm phục vụ mục đích của đế quốc?. Chủ trương này được áp dụng đối với những thanh niên gia nhập Lê Dương sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, và cả những người đấu tranh chống phát xít từ thập niên 1930. Và CHDCĐ đã gài một số người hồi hương vào các cơ quan đại diện của Pháp ở Berlin.
    Cũng trong thời kì đó, trong những vùng ********* kiểm soát, xì xào tin đồn là đã xảy ra (và rất có thể đã có xảy ra) một cuộc nổi loạn của lính Âu châu đào ngũ. Đó là những người đã nghe theo tiếng gọi của Erwin Borscher, tức Chiến Sỹ, tổng biên tập những tờ báo tuyên truyền địch vận.
    Ngày 6.8.1950, cũng ở Việt Bắc, một người Đức khác, Rudy Schröder (mà người Việt Nam quen biết dưới cái tên Lê Đức Nhân), được ông bạn Trần Văn Giàu cho biết ?omột tỉ số đáng kể? hàng binh Âu-Phi ?osắp được đưa về nước?.
    Họ là ai? Thực ra, phải phân biệt hai loại. Thứ nhất là những người sinh ra khoảng năm 1910, sau tháng giêng 1933, đã phải bỏ nước Đức hay nước Áo sang Pháp tị nạn phát xít, đến tháng 9 năm 1939, khi chiến tranh thế giới bùng nổ, Pháp đưa họ vào những trại tập trung, sau đó họ đăng kí vào các đơn vị Lê Dương. Họ được đưa sang Đông Dương và cuối cùng, họ đã gia nhập kháng chiến chống thực dân. Số người này không đông, khoảng một chục, nhưng họ là những người có lí tưởng chính trị, có văn hóa và có học. Những người lính Lê Dương ?ongoài khuôn mẫu?.
    Loại thứ nhì, cũng là đa số, năm 1945 ở lứa tuổi 17-25, là những thanh niên mất phương hướng sau khi chế độ Đức quốc xã sụp đổ. Vô học, vô gia cư nghề nghiệp, tứ cố vô thân, họ tìm thấy ở đội quân Lê Dương cơ hội giải thoát khỏi cảnh ngộ khốn cùng, một nơi chốn nương tựa. Họ đào ngũ, chạy sang theo ********* vì nhiều lí do khác nhau, trong đó chính trị là lí do ít quan trọng hơn cả. Từ 1946 đến 1954, tổng cộng có 1325 lính Lê Dương đã bỏ ngũ theo *********, trong đó 673 người bỏ ngũ trong thời gian 1946-48.
    Như đã nói trên, chính phủ Việt Nam đã cho binh lính Đức trở về CHDCĐ. Trong số này, có cả tù binh lẫn ?ohàng binh?. Từ tháng ba 1951 đến cuối năm 1955, tổng cộng có 761 người, đi làm 7 đợt, từ Việt Bắc, qua Bắc Kinh và Moskva, về đến Berlin. Mặt khác, Erich Frey, bí danh Nguyễn Dân, và Georges Walter, bí danh Hồ Chí Thọ, về tới Áo vào tháng năm 1951; cũng năm đó, Rudy Schröder và Walter Ullrich tức Hồ Chí Long về tới Berlin vào tháng 11. Riêng Erwin Borchers còn ở lại Hà Nội đến năm 1965. Dưới đây chủ yếu tôi sẽ nói về Schröder, Frey, và Borchers là ba người đã sống với ********* từ 1945 đến đầu thập niên 1950, để tìm hiểu những động cơ nào đã dẫn họ tới quyết định tham gia kháng chiến Việt Nam, cảnh ngộ của họ lúc ở Việt Nam cũng như khi trở về châu Âu giữa thời kì chiến tranh lạnh.
    III ?" Bối cảnh lịch sử
    Peter Scholl-Latour, nhà báo Đức từng tham gia binh chủng nhảy dù của quân đội thực dân Pháp, đã kể lại chuyến đi của ông sang Đông Dương cuối năm 1945, trên một con tầu chở quân mà Pháp mượn được của Anh. Tàu đến Hồng Hải thì ?ogặp từng đoàn tàu đi ngược chiều, trở về châu Âu, cờ chiến thắng phất phới bay trên cột buồm. Đứng chen chúc trên boong là những cựu chiến binh người Anh từ mặt trận Miến Điện trở về quê hương trong cảnh thanh bình...?. Những binh sĩ Anh hạnh phúc ấy chế nhạo toán chiến binh thuộc địa chậm chân, hét to : ?oCác cậu đi nhầm chiều rồi?... Đất nước (Pháp, và cả Hà Lan nữa) vừa được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức, mà họ lại dấn thân vào con đường ngược chiều lịch sử. Sau khi bị sỉ nhục trong cuộc thế chiến, họ muốn giành lại vinh quang quá vãng ở các nước thuộc địa. Phái hữu cũng như phái tả, kể cả ĐCS lúc đó là đảng lớn nhất ở Pháp, đều nhất trí như vậy. Ý đồ ấy, xét trên bình diện lịch sử, là một hoài vọng, xét trên bình diện đạo lí, là phi nghĩa, nhưng đối với tướng De Gaulle, cần phải làm vậy để tạo dựng nên một huyền thoại quốc gia mới nhằm khắc phục sự chia rẽ trong quá khứ còn gần kề, để xây dựng một khối đoàn kết quốc gia mới, khả dĩ gột rửa quá khứ trong kí ức tập thể dân tộc.
    Tháng sáu 1940, nước Pháp đầu hàng Đức. Chính quyền Pháp ở Đông Dương lâm vào thế cô lập, không thể nào chống lại sự bành trướng của Nhật Bản, và từ giữa năm 1941, họ đã hợp tác với Nhật Bản. Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo ĐCS Đông Dương, lúc đó ở Hoa Nam, theo dõi tình hình trong nước và chờ đợi thời cơ Nhật Bản thất bại để Việt Nam có thể được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của ngoại xâm. Tháng năm 1941, họ thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, tức là *********, một mặt trận dân tộc cứu quốc, tập hợp mọi thành phần giai cấp, nhưng quyền lãnh đạo nằm trong tay người CS.
    Năm 1940, ?ohàng ngàn người, chiến sĩ cộng hoà Tây Ban Nha vừa thất bại sau cuộc nội chiến, Do Thái Đức tị nạn chế độ Hitler, Ba Lan thất trận sau cuộc Blitzkrieg? đã gia nhập đội quân Lê Dương. Đối với họ, Lê Dương vừa là nơi ẩn náu, vừa là cơ hội tiếp tục cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít Đức-Nhật. Cũng như quân đội Pháp trong thời kì ấy, các đơn vị Lê Dương chia ra hai phe: một bộ phận nhỏ đứng về phía Kháng chiến, còn đa số quy thuận chế độ Vichy.
    Sau ngày giải phóng Paris, nhiều du kích thuộc FFI (Lực lượng kháng chiến quốc nội) đã hợp thành những trung đoàn để chiến đấu bên cạnh FFL (Lực lượng nước Pháp tự do, dưới quyền lãnh đạo của tướng De Gaulle). Một phần các lực lượng khởi nghĩa này ngả về phe tả, nếu không nói là CS, hăng hái và quyết tâm cải tạo thế giới, không chấp nhận lập lại Nhà nước tư sản. Sau ngày Đức đầu hàng (8 tháng năm 1945), nhiều thanh niên đã đăng kí vào Đạo quân viễn chinh Pháp tại Viễn Đông (CEFEO), tưởng rằng để giải phóng châu Á khỏi ách phát xít Nhật.
    Nhật Bản đầu hàng ngày 15 tháng tám 1945. Ngày 2 tháng chín 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập và thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc (dưới sự lãnh đạo của *********). Binh sĩ trẻ trong CEFEO, nhất là những thanh niên đã tham gia kháng chiến, bèn được giải thích rằng các phần tử bản xứ cuồng tín chống Pháp, tức là bọn *********, được quân Nhật bại trận tiếp sức, muốn chiếm đoạt Đông Dương, cho nên phải quét sạch những băng đảng này ở thuộc địa, cũng như trước đây đã phải giải phóng nước Pháp khỏi ách thống trị của bạo quân quốc xã : ?oỞ đây, lại xảy ra cái cảnh tượng mà các bạn đã trải nghiệm. Trước mặt các bạn là một bọn chó má, phải tận diệt chúng như các bạn đã tận diệt bọn Đức?.
    (...)

Chia sẻ trang này