1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lê dương - Légion Etrangère- Foreign Legion :

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi AK_M, 12/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    (...)
    IV ?" Những người chống phát-xít tị nạn ở Paris ?" Con đường dẫn họ vào Lê Dương
    Người Đức trong đội quân Lê Dương luôn luôn chiếm một tỉ lệ cao. Họ được coi là những người lính Lê Dương gương mẫu , kỉ luật, dũng cảm, hung hãn và luôn luôn ?osẵn sàng nhận lệnh?. Nhưng điều này không đúng tí nào đối với những thanh niên Đức sang Pháp tị nạn từ sau năm 1933, trong đó chỉ có một số ít gia nhập Lê Dương trong thời gian 1933-39, bởi vì ?onhững người bị chế độ nazi bức hại..., do thành phần xuất thân, trình độ học vấn... và nghề nghiệp của họ, cũng như do chính kiến và thể chất, không mấy tương ứng với mẫu lính lê dương tiêu biểu, thường xuất thân từ những giai cấp bên dưới... ít học..., tứ cố vô thân, đi làm thuê trong nông nghiệp hay công nghiệp, nay đây mai đó?.
    Trên cơ sở các đạo luật của nền Đệ tam Cộng hoà Pháp ban hành năm 1938 và 1939, khi chiến tranh bùng nổ, tất cả những người Áo và Đức từ 17 đến 65 tuổi đều bị đưa vào các trại tập trung, bất luận họ theo phát xít hay chống phát xít, du khách, viên chức hay doanh nhân. Đàn ông phải vào trại ngay từ tháng chín 1939, còn đàn bà bị đưa vào Vélodrome d?THiver (Trường đua xe đạp mùa đông ở Paris) vào tháng năm 1940, khi chấm dứt thời kì ?ochiến tranh kì quặc?, rồi sau đó, họ bị đưa vào các trại Milles và Gurs ở miền nam nước Pháp. Trong năm 1939, có 1171 người Đức bị tập trung đã đầu quân vào Lê Dương, và chỉ trong mấy tháng đầu năm 1940, số đầu quân đã lên gấp đôi. Người ta ước tính có khoảng 3000-3500 người Đức trong trại tập trung đã đầu quân trong thời kì 1939-40, và khoảng 5000 tù binh Đức đã gia nhập Lê Dương trong thời gian từ tháng tám 1944 đến cuối năm 1946.
    Câu chuyện cuộc đời của Rudy Schröder quê quán ở thành phố Köln (Đức) cho thấy một chuỗi dài những ngẫu nhiên đã đưa đẩy ông vào Lê Dương, rồi bước sang hàng ngũ *********, trở về Đông Đức, rồi cuối cùng chạy sang Tây Đức. Nó cũng cho thấy là cái cách xếp loại ?ochống phát xít?, ?ocộng sản? đã được sử dụng một cách quá dễ dãi để giải thích theo thuyết ?otất định? hành trình của một con người...
    Trong tự truyện của mình, nhà chính trị học và triết gia Raymond Aron (từ năm 1930 đến 1933 làm trợ lí giảng dạy Pháp văn ở Trường đại học Köln) đã viết như sau : ?oTại Cologne (tên tiếng Pháp của Köln, chú thích của N.D.) tôi được gặp một sinh viên trẻ làm tôi rất cảm mến, đó là Rudy Schröder. Cha anh buôn bán áo mưa và ô dù. Trong thời gian ở Đức, tôi đã chơi rất thân với Rudy. Anh ta tởm lợm chủ nghĩa quốc xã. Hai năm sau, anh chạy sang Paris và sống vất vưởng cho đến ngày khai chiến. Lúc đó, anh đầu quân vào Lê Dương, rồi khi chiến tranh chấm dứt, tôi được tin... ở Đông Dương anh đã chạy sang hàng ngũ của Hồ Chí Minh. Một hôm, trên tờ Le Figaro, tôi đọc thấy một bài báo... nhan đề Tên đại tá SS Rudy Schröder? Tôi có tìm cách viết thư liên lạc nhưng có lẽ anh không hề nhận được. Năm 1946, ông bà thân sinh hỏi tôi có tin tức gì không; khoảng 1960, nghe người Đức nói anh làm giáo sư Trường đại học Leipzig. Nếu anh vẫn còn sống ở Đông Đức, tôi cũng muốn gặp lại anh. Tôi khó tin rằng cuộc sống đã biến được anh thành một đảng viên cộng sản trung kiên. Song việc anh đã đào ngũ khỏi Lê Dương và từ bỏ chế độ của Pháp ở Sài Gòn hay Hà Nội không làm tôi ngạc nhiên; vả lại tôi nhân danh cái gì mà trách anh??. Tuy có một vài tiểu tiết sai lệch, mấy dòng vừa trích của một người cựu kháng chiến đã tóm tắt những chương chính trong cuộc đời của Rudy Schröder, chỉ thiếu chương hồi cuối là năm 1959, ông trốn sang Tây Đức. Tiếc thay, hai người bạn thâm giao ấy đã không bao giờ gặp lại nhau.
    Ý nghĩa cuộc đời của Schröder vượt quá phạm vi cá nhân ?" và điều này cũng đúng đối với những người khác mà tôi sẽ đề cập ở đây. Như tôi đã nói ở trên, nó minh hoạ lịch sử đau khổ của nước Đức, nước Pháp và của nước Việt Nam thế kỉ XX. Schröder là người miễn cưỡng ?ođổi tuyến?. Nếu không vì hoàn cảnh chính trị đẩy đưa thì rất có thể ông đã trở thành giáo sư một trường đại học Đức, có quan hệ chặt chẽ với những đồng nghiệp người Pháp, viết dăm ba cuốn sách về xã hội học, chính trị và văn học, hay lịch sử văn hoá và viết những bài tiểu luận tuyệt vời trên các báo hay tạp chí.
    Schröder sinh năm 1911 tại Köln (Cologne), mang nặng dấu ấn của quá khứ văn minh La Mã của thành phố này ?" tính tình ông bay ****, hưởng lạc, khiếu thẩm mĩ tinh tế, đồng thời say mê tìm hiểu, truy hỏi, khám phá những mâu thuẫn của cuộc sống. Hai mặt đối ngẫu ấy có thể dẫn tới bệnh trầm cảm và bất mãn sâu sắc nếu đương sự không được trọng thị trong xã hội. Trong bản Lý lịch Đảng viên (có lẽ viết vào tháng ba 1950), Schröder khai thành phần xuất thân của mình là Tư sản. Thời gian này, ông dùng bí danh Lê Đức Nhân, cũng có người chỉ biết ông dưới cái tên Đức là Kerkhof(f). Thời sinh viên, ông học xã hội học, tiếng Pháp và văn học Đức, tham gia Phái CS sinh viên (KOSTUFRA). Lúc đó, thầy học của ông là người Do Thái, bị bọn quốc xã cho ?ovề hưu?, Schröder đã ngang nhiên mang bó hoa tới tặng thầy. Tờ báo nazi Der Stürmer đã lớn tiếng thoá mạ, coi ông là kẻ thù của chế độ, là CS và thân Do Thái. Mặc dầu hoàn cảnh lúc đó, đối với chàng thanh niên Schröder, di cư sang Paris không phải là một đại hoạ, mà là cơ hội thực hiện một ước muốn sâu xa nhất. Tại trường Sorbonne, ông đỗ ngay ba, bốn chứng chỉ cử nhân, làm việc bán phần cho Viện xã hội học Frankfurt lưu vong tại Paris với cương vị trợ lí cho nhà tư tưởng lớn Walter Benjamin.
    Trong một lá thư tháng mười một 1939 viết từ New York, Max Horkheimer nói tới ?oHerr Schröder (như là) một nhà bác học trẻ hết sức thông tuệ. Chúng tôi hi vọng sẽ tranh thủ để ông trở thành một đồng nghiệp khoa học xuất sắc?. Về mặt vật chất, cuộc sống rất chật vật. Để có thể sống qua ngày đoạn tháng, Schröder phải đi làm thêm trong một xưởng dệt, có lúc phải vác những tấm thảm đi gõ cửa rao bán từng nhà.
    Một người bạn hồi đó, Fritz Meyer, bị giam cùng trại tập trung với Schröder. Năm 2003 ở Paris, ông Meyer kể lại cho tôi: khi tới sân vận động Colombes (ngoại ô tây bắc Paris, chú thích của ND), họ được người ta nói rõ là họ sẽ ở mãi sau hàng rào kẽm gai cho đến ngày chiến tranh kết thúc, trừ phi là họ đăng kí đầu quân vào đội Lê Dương; ai ?otình nguyện? đầu quân thì gia đình sẽ không bị đưa đi tập trung. Sau này, Schröder viết: ?oChỉ nghĩ tới việc vợ tôi và cháu bé chưa đầy một tuổi thôi nôi phải vào trại an trí là tôi thấy không tài nào chịu nổi rồi?.
    V ?" Từ Paris đến Hà Nội qua Sidi Bel Abbès
    Thật ít có khả năng Schröder và Borchers quen nhau từ Paris... Erwin Borchers sinh năm 1906 tại Strasbourg, người vùng Alsace gốc Đức. Cha ông làm thợ tiện trước khi trở thành quân nhân, là người nước Phổ. Mẹ ông quê vùng Alsace, thuộc một gia đình sống bằng nghề trồng nho. Gia đình Borchers như vậy là một gia đình sống ở vùng giáp ranh giữa hai nước, bị xâu xé giữa hai quốc gia và giữa hai chủ nghĩa quốc gia. Con người ở đây dễ bị lâm vào thảm kịch ?ocái gì của con người cũng bị chính trị hoá?, có nguy cơ ngày mai là anh hùng... (và) ngày kia biến thành tên phản quốc? chỉ vì muốn bám trụ ở một vùng đất bị hai chính quyền đối nghịch tranh giành...
    Trong bản lí lịch viết năm 1966 tại Berlin, Borchers cho biết cha ông hết mực ủng hộ hoàng đế Đức khi lên đường ra trận tham gia Đại chiến thế giới lần thứ nhất, đến khi trở về đã thành người ủng hộ chế độ cộng hoà và chủ nghĩa hoà bình, điều này đã tác động sâu sắc khiến ông trở thành khuynh tả. Năm 1918, khi tỉnh Alsace-Lorrraine trở lại thành lãnh thổ Pháp, gia đình ông di cư sang Đức. Chàng Borchers ?ongay từ thời con trai, đã bị chính trị ám ảnh? (Lilo Ludwig) ?olãng mạn? dài dài (Susanne Borchers) theo học các môn Pháp văn, Đức văn và sử học, nuôi mộng trở thành nhà giáo, và tham gia nhóm xã hội chủ nghĩa. Khi Hitler lên cầm quyền, Borchers là thành viên một nhóm tuyên truyền bí mật, in và rải truyền đơn chống nazi. Bị tố cáo và bị công an thẩm vấn, Borchers lánh sang Pháp, tiếp tục theo học đại học ở Aix-en-Provence và Paris, năm 1936 tốt nghiệp cử nhân văn học và ngữ văn Đức. Ông già Borchers, một người cha độc đoán, thấy con trai bỏ nước ra đi thì không vừa lòng chút nào, vì đối với ông, đó là một hành động phản bội tổ quốc. Là công dân Đức, Erwin Borchers không được tuyển dụng vào giáo giới Pháp, phải đi làm công ở hiệu sách Biblion, phố Bréa. Xin gia nhập quân đội Pháp để chiến đấu chống Nazi thì bị từ chối, vì lấy chồng Đức là ?omẹ anh đã phản bội Tổ quốc Pháp?. Erwin Borchers bị đưa vào trại tập trung Colombes ngày 3 tháng chín 1939, tại đây, anh kí giấy đầu quân vào Lê Dương. ?oĐối với tôi, trong thời kì chiến tranh, phục vụ trong hàng ngũ Lê Dương là một điều có thể chấp nhận được về mặt chính trị, vì Lê Dương nằm trong quân đội Pháp, khách quan mà nói, là một lực lượng của khối đại đồng minh chống Hitler mà Liên Xô là thành viên... Lê Dương đang đối đầu với Hitler ở Narvik, ở Monte Cassino và trên nhiều mặt tận khác...?. Đúng là ở thời điểm 1939, đạo quân Lê Dương mang hào quang chống phát-xít.
    Schröder và Borchers được gửi tới Sidi-Bel-Abbès để gia nhập Trung đoàn 5 Bộ binh Ngoại quốc (R.E.I.). Schröder nghe tin vợ con phải di tản từ Paris xuống miền nam nước Pháp, cảm thấy bất lực, không làm gì giúp được gia đình, ông viết : ?ocái mà trước đây được coi là không bao giờ có thể, khi nó đổ lên đầu, từ từ từng chút, rồi ào xuống như thác lũ, thì cuối cùng cái kinh hoàng nhất bỗng trở nên tất yếu, tự nhiên?. Ông còn nói tới ?osự hoàn toàn vô tích sự?, ?osự ngu xuẩn, tàn bạo và thô tục trong cuộc đời? của ?otên lính Lê Dương Schröder, nguyên là phu đào huyệt, nay làm lính dắt la kiêm ?~ông già khố đế?T? để nói rằng chỉ còn sống nhờ những bức thư của vợ con. Đầu năm 1941, uỷ ban đình chiến Đức tới trại Lê Dương, yêu cầu phải dẫn độ toàn bộ lính Lê Dương người Đức. Tuy nhiên, Bộ chỉ huy Lê Dương chỉ chịu nhận dẫn độ những ai tự nguyện xin về Đức sống dưới chế độ Reich thứ III. Tướng Maxime Weygand, tổng đại diện của Pétain ở Bắc Phi, tìm cách bảo vệ những binh lính Lê Dương người Đức; theo đề nghị của ông, Biệt đội Ma, gồm ?okhoảng một trăm phần tử đối lập với chủ nghĩa quốc-xã là những người đặc biệt dễ bị truy bức... cộng thêm mấy đào binh của quân đội Wehrmacht?, được đưa sang Đông Dương trước khi họ bị Uỷ ban đình chiến Đức bắt được. Điều này chứng tỏ, ngay trong nội bộ của những hệ thống tư tưởng, ?ophán đoán từng cá nhân cũng phải uyển chuyển và căn cứ vào hành xử của mỗi người?.
    Ngày mồng 1 tháng tám 1941, trên tàu Cap Pandaran ghé bến Madagascar, Schröder viết cho vợ một lá thư dài, kể rằng ngày 4 tháng bảy, ông cùng khoảng một trăm người đã lên tàu ở cảng Dakar. Ông khoe đã đánh cuộc với ?oB? ?" chắc là Borchers ?" về một động từ bất quy tắc hiếm có trong tiếng Latinh, và ?oanh đã được cuộc?. Đọc Bergson và Hobbes. ?oBọn anh ở chen chúc dưới hầm tàu,... nhưng người An Nam còn ở khổ hơn thế?. Họ cập bến Sài Gòn ngày mồng 3 tháng mười một, rồi mấy ngày sau, đi xe lửa ra bắc, đến Việt Trì, cách Hà Nội 80 km về phía tây-bắc.
    Chẳng mấy lúc, Borchers và Schröder mất hết ảo tưởng về phong cách chính trị - quân sự của đội quân Lê Dương. Toàn quyền Decoux ngày càng áp đặt nhãn quan ?ocách mạng quốc gia? và ?osuy tôn chiến sĩ? theo đúng đường lối của Pétain. Đó không phải là bầu không khí dân chủ và chống phát-xít họ chờ mong, mà giống như bầu không khí mà họ đã trốn tránh. Vấn đề chống Nhật không đặt ra vì Decoux đã kí kết thoả ước chấp nhận sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản, như Pétain đã kí kết với Đức ở bên Pháp. Lí do Decoux nêu ra là để duy trì Đông Dương cho nước Pháp. Borchers và Schröder đã nhận thức ra thực tại của chế độ thực dân và được biết người An Nam đang hoạt động kháng chiến ở vùng Đông Bắc. Tổ chức kháng chiến còn phôi thai của Pháp tại Đông Dương thì chủ trương Đông Dương phải trở về trong lòng đế quốc Pháp, do đó họ từ chối mọi sự hợp tác với ********* và dân chúng trong công cuộc kháng Nhật. Ngày 9 tháng ba 1945, Nhật đảo chính, Pháp thua... ********* kêu gọi cùng nhau kháng chiến chống Nhật, rồi kêu gọi bình đẳng và độc lập, phía Pháp không hiểu ra. Ngay đến năm 1946, khi Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng nội vụ, đón chào Leclerc, tổng tư lệnh Pháp, bằng câu : ?oLà người kháng chiến Việt Nam, tôi xin chào một người Pháp kháng chiến vĩ đại...?, cũng vẫn thế.
    (...)
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    (...)
    VI ?" Vượt khỏi sự dấn thân dân tộc...
    Đến đây, tôi muốn dành đôi dòng để nêu câu hỏi này: Vì sao Schröder và Borchers đã sẵn sàng hợp tác với cuộc kháng chiến của ********* và đã tham gia ********* với ?olương tâm yên ổn và hăng hái tin tưởng? ? Đối với những người yêu nước và dân tộc chủ nghĩa (câu hỏi này đặt ra cho người Đức và người Áo trong hai cuộc thế chiến, và cho người Pháp trong các cuộc chiến tranh thuộc địa), câu hỏi đặt ra là: làm sao tưởng tượng nổi là người ta rời bỏ cái nôi quốc gia tự nhiên và đứng sang hàng ngũ địch? Cần phải nhấn mạnh là Schröder cũng như Borchers đều không phải là những người CS chính thống, họ không coi cách mạng là mục tiêu tối thượng.
    Vậy thì cái gì đã thúc đẩy họ rời bỏ hàng ngũ? Ban đầu, như ta thấy, quyết định đầu quân Lê Dương là do hoàn cảnh đưa đẩy. Đối với Schröder, thế giới ?othiếu sự nhất quán?, ?ochẳng có cách nào thoát khỏi phi lí?. Nhưng bước sau, gia nhập *********, là một quyết định gay go hơn nhiều, bởi vì đi với ********* là qua sông đốt cầu với Tây Âu. Cảm tưởng của tôi là đối với người trí thức ?" nhưng không riêng gì trí thức ?" có một sự ?ogiác ngộ?, một ước vọng về một thế giới ?~tự nhiên?T, thì ý muốn tham gia vào một chính nghĩa vừa có tính chất chính trị vừa có tính chất đạo lí... Sự giác ngộ ấy được thể hiện trong tập chuyện tranh nhan đề Les Oubliés d?TAnnam (Những người bị quên lãng ở An Nam): sau ngày Paris giải phóng, một thanh niên kháng chiến Pháp đầu quân vào Lê Dương để tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, và phải đối mặt với một biến cố làm anh phải nhìn thế giới với một con mắt khác. Một tên lính Lê Dương cũng người Pháp cãi nhau với người phu xich lô về giá cả chuyến xe, rồi rút dao đâm chết anh xích lô. Anh thanh niên Pháp khởi tố tên lính Lê Dương, tên này chỉ bị 15 ngày tù. Anh viết thư cho mẹ: ?oCon không những tham gia vào một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, mà còn ở trong một quân đội gồm những tên sát nhân. Ô nhục quá...?. Và ?ocàng ô nhục hơn nữa, vài ngày sau, người đầu bếp trại lính vốn khoái thịt chó đã bị kết án một tháng tù vì tội làm thịt con chó của đại uý?. Claudia Borscher, con gái của Erwin, xác nhận với tôi là cha cô thường hay kể lại câu chuyện đã khắc sâu vào tâm khảm của ông. Câu chuyện ấy biểu hiện cấu trúc xã hội của chủ nghĩa thực dân, nó làm lộ rõ những mâu thuẫn của thế giới chúng ta đang sống. Và giúp chúng ta nhìn nó với một khoảng cách.
    Điều đó rất đúng đối với Ernst Frey, sinh năm 1915 trong một gia đình Do Thái Hung-ga-ri không còn sùng đạo. Cha là một đảng viên dân chủ xã hội khát khao trau giồi văn hoá. Thế giới của gia đình này gói gọn trong biên giới quốc gia, ngôn ngữ và tôn giáo của đế chế Áo-Hung. Truyền thống Do Thái trở thành chủ đạo từ khi bọn Nazi giam hãm họ trong truyền thống ấy. Sau một thời tuổi trẻ say mê sùng đạo Công giáo, chàng trai Ernst đã tìm thấy con đường cộng sản chủ nghĩa thông qua giai đoạn dân chủ xã hội và hoạt động trong VSM (Hội học sinh xã hội chủ nghĩa). Phải nói thêm là hành trình của Ernst mang nặng dấu ấn kinh nghiệm cá nhân về chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa quốc xã. Ernst Frey đã tìm thấy ở chủ nghĩa Marx một phản mô hình cung cấp cho anh những công cụ cần thiết để đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
    Năm 1934, ?ogia nhập Liên đoàn cộng sản thanh niên?, Frey viết, ?otôi đã trao hiến toàn bộ con người tôi cho đảng?. Câu tiếp theo rất có ý nghĩa vì nó giúp ta hiểu nhiều khúc quay ngoắt trong cuộc đời phong ba của Ernest Frey: ?oSự quy phục toàn diện của tôi là tự nguyện, không một chút do dự, tôi đặt Đảng lên trên mọi giá trị?. Con người ông bị ám bởi một thứ chủ nghĩa Mêsia nửa chính trị nửa tôn giáo, bởi mặc cảm cứu rỗi được biện minh bởi sự bức hại của chế độ Nazi. Do ?ohoạt động trong một hội kín (VSM) và bị lên án phản quốc?, Frey đã bị bỏ tù và ?ovĩnh viễn khai trừ? khỏi các trường đại học trên toàn nước Áo. Ngày 15 tháng ba 1938, ?ocả thành phố Vienna bị thất điên bát đảo ?" Führer tiến vào thành phố?. Mẹ của cậu Ernst ?ogiữa ban ngày ban mặt bị đánh đập, phết sơn lên khắp người, nhục mạ, phỉ nhổ và nhạo báng hàng giờ liền?. Cuối cùng, trước tối hậu thư, ?ophải chọn lựa giữa tù đày hay lưu vong?, Frey quyết định xung phong vào Lữ đoàn quốc tế ở Tây Ban Nha. Trên đường đào vong, ông bị bọn SS bắt được, giam cầm trong tù ba tháng rồi bị đại đế chế Đức truất tịch. Sang Paris, ông đi gõ cửa từng nhà để chào bán bút chì. Khi chi bộ đảng quyết định không cho phép sang Tây Ban Nha, Frey đăng kí đầu quân 5 năm vào Lê Dương để chống Hitler; đói meo, không một xu dính túi. Ngày 17 tháng ba, ông lên tàu Dupleix ở hải cảng Casablanca; ngày 1 tháng bảy 1941 cặp bến Sài Gòn. Cuối năm ấy, cùng với Schröder, Borchers và mấy người khác, Frey thành lập một chi bộ CS trong đội quân Lê Dương đồn trú ở Việt Trì.
    Công phẫn trước sự hợp tác Pháp-Nhật và sự móc ngoặc với các nước phe trục, họ tìm cách bắt liên lạc với những đảng viên xã hội Pháp ở Hà Nội. Họ cũng tìm cách bắt chuyện với những người An nam mít ở Việt Trì, nhưng quả là xôi hỏng bỏng không vì dường như người bản xứ không thể nào tưởng tượng được là có những người Âu quan tâm tới họ, muốn thảo luận với họ. Trong các buổi họp bí mật của chi bộ, lúc đầu họ còn bàn tới chiến tranh và mổ xẻ chủ nghĩa phát xít, nhưng chẳng mấy lúc, đề tài chủ nghĩa thực dân đã trở thành chủ đạo. Họ muốn thống nhất chi bộ của họ và bộ phận địa phương của kháng chiến Pháp thành một mặt trận thống nhất để bắt liên lạc với Đảng cộng sản Đông Dương hay *********. Tháng mười một 1943, ở trung tâm Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm, Frey gặp một đại diện cấp cao của ĐCSĐD. Cuộc gặp do Georges Walter dàn xếp qua sự trung gian của Louis Caput, bí thư Đảng bộ Bắc Kì của Đảng xã hội Pháp. Đầu năm 1944, Borchers gặp tổng bí thư đảng, Trường Chinh, ?otrên một cánh đồng ruộng gần Hà Nội?, tuy lúc đó Trường Chinh không nói mình là ai. Tôi có cảm tưởng chi bộ Lê Dương đã được sáp nhập vào ĐCSĐD vào đầu mùa hè 1944, và đó là mối liên hệ duy nhất thực sự giữa ********* và nước Pháp tự do trước ngày Nhật đảo chính 9 tháng ba 1945. Trường Chinh đã đề nghị các phần tử người Âu chống phát xít hãy cộng tác với ********* song không nhóm nào, phe De Gaulle hay Đảng xã hội, muốn chấp nhận ý tưởng một nước Việt Nam độc lập. Viễn cảnh liên minh quân sự Âu-Việt chống Nhật với mục tiêu Việt Nam độc lập đã tan biến.
    VII - ?tiến tới đoàn kết cộng hoà & chống thực dân
    Sau ngày 9 tháng ba, một vài người Pháp quy phục ********* vì muốn trốn tránh sự đàn áp của quân Nhật. Borchers, Frey và Schröder cùng mấy ngàn binh sĩ bị Nhật bắt làm tù binh, lúc đầu bị giam trong thành Hà Nội, sau đó bị đưa lên trại ?otận diệt? gần Hoà Bình. Họ bị lao đao vì bệnh kiết lị và thương hàn. Nhật Bản đầu hàng ngày 15 tháng tám, ********* tiến hành Cách mạng tháng Tám như một dòng thác lũ dân tộc chủ nghĩa. Schröder ghi : ?oNgười an-nam-mít đã trở thành người Việt Nam?. Ngày 2 tháng 9, Hồ chủ tịch tuyên bố độc lập với mục đích xây dựng một quốc gia đoàn kết thành một khối thống nhất và thuần nhất.
    Các tù binh được trả tự do ngày 16 tháng 9. Frey-Schröder đã có nhiều cuộc họp với các đảng viên xã hội tập hợp chung quanh Louis Caput, có lẽ với sự thoả thuận ngầm của Jean Sainteny, với mục đích dùng các đảng viên chi bộ làm trung gian nhằm đưa chính phủ HCM nhận thương lượng với các đại diện của Pháp có mặt tại chỗ, nhưng đại diện Pháp không chấp nhận độc lập là điều kiện tiên quyết ?" tối cùng, họ chỉ chấp nhận thảo luận về những phương thức đưa tới một nền độc lập trong tương lai. ?oHọ vẫn dùng chữ An-na-mít?, Frey nhận xét, ?ocòn chúng tôi nói: Người Việt Nam?.
    Frey thu xếp với Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp để ông và hai bạn Walter Ullrich và Georges Wächter chuyển sang hàng ngũ Việt Nam, vì như lời Borchers, ?onơi đây, triết học sắp trở thành thực tiễn, và tôi có cảm tưởng họ sẽ cần tới chúng ta?. Cuộc đào ngũ của họ được nguỵ trang thành một công tác gián điệp cho chính quyền Pháp (như Schröder viết) hay một công tác do Caput-Sainteny giao cho nhằm thuyết phục những người lãnh đạo ********* chịu thương lượng với Uỷ viên Cộng hoà Pháp ở Bắc Kì. Nhóm đồng chí đi ra khỏi Thành cổ Hà Nội trong một chiêc xe Buick cũ. Tôi mường tượng công cuộc mới này quyến rũ và kích động họ tới mức nào. Họ vừa sống sót sau một cuộc đại chiến, họ còn trẻ tuổi, và chắc mẩm đã tìm ra chính nghĩa...
    Đầu mùa thu 1945, Nhật đầu hàng và Việt Nam tuyên bố độc lập, người Pháp không còn có thể nói họ ở Đông Dương để đánh các lực lượng phát xít phương Đông như trước đó họ chiến đấu chống Đức quốc xã và chính quyền Quốc gia Pháp cô-la-bô. Nói như vậy chẳng ai tin. Từ nay, rõ ràng người Pháp là kẻ xâm lăng, chống lại những người yêu nước, những người quốc gia đang bảo vệ nền độc lập của đất nước; một cách nào đó, họ đã trở thành bọn Nazi của người Việt Nam và *********. Quân lính Pháp ngày càng thắc mắc, nghi hoặc : ?oTrước mặt họ, người ta nói thế, là CS; nhưng CS là như thế nào? Ở Pháp, chính đảng số 1 không phải là CS sao?... Có thể nào tin vào lời nói cửa miệng của bọn lãnh đạo tồi tệ như vậy không?... Có một điều họ chắc chắn : trước mặt họ, là những người Việt Nam chiến đấu cho độc lập của đất nước họ?.
    Vì thế mà có một số, với những động cơ khác nhau, đã quyết định bước sang hàng ngũ ?obên kia?, trong đó có những quân nhân Nhật và những người trong lực lượng võ trang Pháp (trong đó phải kể những người Maroc, người Algérie) và một số dân sự. Họ mang tới cho ********* những tri thức quân sự và kĩ thuật. Frey có viết về những người lính Nhật đào ngũ mà Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam sử dụng rất thận trọng vì nghi họ có thể làm gián điệp... Stefan Kubiak, một người Ba Lan táo bạo, tỏ ra là một người thợ máy cừ khôi, có biệt tài là ?ocái thú sửa chữa các vũ khí bị hư hỏng hay mới chiếm được của địch như đại bác, súng cối...?. Tài sửa chữa thần thông của Kubiak rất có ích cho Việt Nam trong những năm đầu.
    Trong những người đổi hàng ngũ nói trên, có những người đã làm vì tinh thần đoàn kết xuyên quốc gia, họ ?ođã chọn một tổ quốc mới, tin tưởng vào nhân sinh quan và đường lối chính trị của tổ quốc mới ?" họ nói tới tổ quốc cũ như là nói tới một đất nước thù địch?. Sau khi những người ?ophản quốc vì lí tưởng? ấy đã bước sang ?obên kia?, họ được tổng bí thư Trường Chinh phân công vào cơ quan tuyên truyền (riêng Walter Ullrich công tác trong quân đội, sau được phong hàm trung tá, dưới bí danh Hồ Chí Long; còn Georges Wächter tức Hồ Chí Thọ trước khi làm báo đã theo học trường kĩ sư ở Vienna, nên được sắp xếp làm công tác kĩ thuật và tổ chức). Schröder làm bình luận viên Đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, còn Frey làm việc dưới quyền tướng Giáp, nghiên cứu quân sự và tổ chức những lớp học quân sự đầu tiên cho Quân đội Nhân dân. Borchers mang quân hàm trung tá, làm chính uỷ phụ trách tuyên truyền địch vận; ông có nhiệm vụ biên tập các tài liệu tuyên truyền tiếng Pháp và tiếng Đức, và từ năm 1951 trở đi, phụ trách tuyên huấn cho khối tù binh Lê Dương người Đức. Bộ ba Borchers, Frey và Schröder chuẩn bị xuất bản tuần báo La République (Cộng hoà), rồi Le Peuple (Nhân Dân) ?onhằm làm cho người Pháp thấy chính phủ Việt Nam và ********* không phải là phiến loạn mà là những tổ chức hợp pháp, dân chủ. Mọi mưu toan dùng võ lực tái chiếm sẽ được coi là vi phạm nhân quyền?. Có lẽ những tờ báo này cũng nhắm cả giới độc giả thượng lưu Việt Nam biết tiếng Pháp.
    Báo Le Peuple ra từ ngày 7 tháng tư đến 26 tháng chín 1946; nó kêu gọi tất cả những người thiện chí hảy ủng hộ nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nghĩa là phản đối việc tách Nam Kì ra khỏi chủ quyền Việt Nam như Truman, Stalin và Churchill đã quyết định hồi tháng bảy-tám 1945 ở Potsdam. Các tiến sĩ người Đức (Jacques Doyon đã gọi họ như vậy) viết báo dưới những bút hiệu: Frey thì kí tên là Nguyễn Dân, Borchers trở thành Chiến Sỹ, Schröder kí Lê Đức Nhân hay Walter R. Stephen; còn một người Đức nữa, Siegfried Wenzel, thì lấy bút hiệu Đức Việt. Họ trở thành những người Việt mới: ?onơi ấy từ nay là tương lai, là tiền đồ của tôi, tôi tin chắc ở điều đó?, sau này Frey đã viết như vậy, còn Schröder thì khẳng định: ?ocả ba chúng tôi đều coi Việt Nam là tưong lai của chúng tôi, và thật sự đã là đất nước của chúng tôi rồi?.
    (...)
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    (...)
    VIII ?" Vỡ mộng, tìm đường trở về
    Các nhà lãnh đạo của nước Việt Nam mới chủ yếu là những trí thức hay những nhà cách mạng chuyên nghiệp, phần đông đã học trường trung học Pháp-Việt và thạo tiếng Pháp, nhưng họ chưa bao giờ là những nhà chiến lược quân sự, kĩ thuật viên, kính tế gia hay những người tổ chức bộ máy hành chính. Vì vậy những người ngoại quốc từ bỏ hàng ngũ để đi theo kháng chiến, quân nhân cũng như dân sự, học cao và có khả năng kĩ thuật, trung thành với sự nghiệp kháng chiến và sẵn sàng hi sinh, đã được hoan nghênh tích cục, một số đã giữ những vị trí cao.
    Borchers, như đã nói trên, được cử làm chính uỷ, với quân hàm trung tá trong quân đội, phụ trách địch vận. Hữu Ngọc, nhà báo và nhà văn nổi tiếng, phụ trách khối ?ohàng binh? người Âu trong thời kì chiến tranh (dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Chí Thanh). Từ năm 1947, cùng với bạn là Borchers, đã ấn hành các tờ báo Waffenbrüder ?" Kampforgan der Deutschen im Dienste Viet-Nams và Frères d?Tarmes ?" Organe de Combat des Amis du Viet-Nam (Chiến hữu -- Cơ quan ngôn luận của những người Bạn của Việt Nam). Đến năm 1950, hai tờ này đổi tên thành Heimkehr và Retour (Trở về). Chiến Sỹ còn dạy tiếng Đức cho Hữu Ngọc, và ?onhất là văn hoá Đức!? (theo yêu cầu của Hữu Ngọc). Giữa thập niên 1950, Hữu Ngọc đã dịch các chuyện kể của anh em họ Grimm ra tiếng Việt ?" âu cũng là hệ quả thứ yếu của một cuộc chiến tranh ghê gớm từ đó đã nảy sinh những gì anh hùng, cao đẹp nhất cũng như những gì thú tính và tàn bạo nhất của con người.
    Sau trận Điện Biên Phủ, Borchers về Hà Nội công tác ở Bộ thông tin. Cuối thập niên 1950, làm thông tín viên cho ADN (Thông tấn xã Đông Đức)... Georges Boudarel, bạn thâm giao của Borchers, đã kể lại cho tôi rằng Chiến Sỹ cũng đồng tình với ông trong thái độ phê phán ngày càng mạnh đối với Đảng. Đúng là Borchers đã tiêm nhiễm tư tưởng xét lại từ năm 1956 lan truyền trong Đảng ?" Borchers và Boudarel đều bị quy kết là thành phần xét lại. Mặt khác, đối với các đại diện Đông Đức ở Hà Nội thì Borchers bị coi là quá Việt Nam, còn đối với người Việt Nam, tôi ngờ rằng Borchers vẫn bị coi như người nước ngoài. Tất cả những yếu tố ấy gộp lại đã góp phần đưa tới ý định trở về Âu châu, song những cuộc ném bom Mĩ bắt đầu ở miền Bắc mới là nguyên nhân quyết định: Borchers ngán sợ chiến tranh, ông nói thẳng với vợ con là ông không kham nổi thêm một cuộc chiến tranh nào nữa. Trong suốt những năm 1946-54, ông chịu đựng được đói khổ, bệnh tật, hiểm nguy, vì thời đó có lí tưởng, có bầu không khí anh em đồng chí, có sự đổng tâm nhất trí. Ứơc muốn của Borchers là về sống ở sinh quán là thành phố Strasbourg, nhưng Strasbourg thuộc lãnh thổ Pháp, mà đối với chính quyền Pháp ông là đào ngũ và phản quốc. Vì vậy, năm 1966, cùng với bà vợ và sáu trong số bảy người con, Borchers về sống ở Cộng hoà Dân chủ Đức. Tại đây, ông được xếp vào làm việc ở Ban Phi châu của Đài phát thanh quốc tế Berlin. Về mặt chính thức, Borchers được coi là một chiến sĩ chống phát xít và quốc tế chủ nghĩa, nhưng năm 1968, ông bị Đảng kỉ luật vì đã biểu lộ cảm tình với phong trào Mùa Xuân Praha. Một báo cáo của cơ quan Stasi hồi tháng tám 1968 ghi rằng Borchers thường tỏ ra ?okhông quán triệt đường lối của Đảng ta?, liên tục ?othắc mắc hoài nghi những mục tiêu? mà Đảng đề ra. Năm 1985, Borchers đốt sạch giấy tờ, ảnh chụp, rồi chạy sang Tây Berlin ở đó cho đến ngày ông chết (bốn năm sau). Còn người vợ cũ của ông, thì cách đây vài tuần, đã từ trần tại Berlin.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp nguyên là giáo sư sử học. Nghệ thuật quân sự, ông phải học từ A tới Z; tôi ngờ rằng trong quá trình tập sự ấy của tướng Giáp, có phần đóng góp của người bạn ông là Nguyễn Dân. Ernst Frey tham gia *********, được cử làm cố vấn quân sự cho tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (các bạn của Frey, trong các thư từ trao đổi, thường gọi ông là Gottöberst, tức là người ở bên cạnh Thượng đế) và cho một nhân vật huyền thoại là tướng Nguyễn Sơn, ?ođối thủ? của Giáp. Khi được trao nhiệm vụ phụ trách Khu IX là khu vực bảo vệ ATK (An toàn khu, cơ sở của các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ), Frey trở thành uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng. Là một người ham thích quyền lực, đến năm 1949-50, khi các cố vấn Trung Quốc xuất hiện, Frey không thể không nhận ra rằng mình không còn cần thiết đối với ********* như hồi 1945. Trong bản thảo để lại, Frey kể lại nỗi tuyệt vọng của mình trước bầu không khí khủng bố và chính sách thanh lọc bộ máy đảng, trước tình huống cuộc cách mạng bắt đầu ăn thịt những đứa con của chính mình. Cũng cần nói thêm: chính Frey đã ra lệnh (cho Walter Ullrich tức Hồ Chí Long) xử tử hai cựu binh lê dương bị tình nghi. Nhưng, như tôi đã nhấn mạnh ở phần trên, Frey mang nặng mặc cảm ?ocứu thế? ?" ông toàn tâm toàn ý hiến thân cho giấc mộng ý thức hệ là cải tạo thế giới, một thế giới mà ông cho là ?otính bản ác?. Căn bệnh cuồng loạn hưng phấn (hystérie enthousiaste) ấy ở Frey là do di truyền từ bà mẹ. Mặt khác, Frey có đủ dũng cảm để tự vấn triệt để một khi ông thấy là sự nghiệp tiến bộ mà ông từng phục vụ đã trở thành thoái bộ. Ở Việt Nam, tới thời điểm quyết định, Frey nhận thấy mình đang phục vụ cho cái Ác mặc dầu ông đã phục vụ với tất cả thiện ý. Frey là một thứ tu sĩ thừa sai, tin tưởng ở ngày Tận thế gần kề, thậm chí, như ông đã kể lại cuộc đấu tranh với quỷ dữ cho Pierre Sergent : ?oTôi nhìn thấy mình đang vật lộn với bọn ác quỷ ngự trị để giải thoát nhân loại, như chúa Jesus vậy... Tôi biết, tôi ngộ?. Ông tự nhiên thấy những ảo ảnh hiển linh, bị mặc cảm tội lỗi dằn vặt, trong lòng như bị quỷ ám, và quyết tâm đi tìm sự cứu rỗi ?" cứu mình thoát khỏi chính mình, hay thoát khỏi một tình cảnh không lối thoát? ?" trong sự tân tòng Công giáo. Thế là kết thúc vĩnh viễn thời kì CS trong cuộc đời Ernst Frey. Tại Việt Nam, tôi được nghe kể là Frey trở thành vĩ cuồng, rồi phát điên. Tháng năm 1951, ông lên đường về Áo. Vài năm sau, trở thành con chiên sùng đạo. Vốn là người nhiệt tâm, tất nhiên ông phục vụ say sưa cho Giáo hội công giáo, ?ongoài Giáo hội, không thể có cứu rỗi?.
    Như vậy là khi nhận thấy trong hàng ngũ *********, mình đã mất dần ảnh hưởng và trở thành vô dụng, Frey đã ?ophát điên?. Để tìm ra đáp án cho một thực tế quá đớn đau, ông đã chọn giải pháp tín ngưỡng. Đó cũng là cách giải quyết cùng một lúc hai vấn đề: rời Việt Nam và trở về nước. Thật vậy, tôi tự hỏi, muốn trở về và được chấp nhận, trong tình cảnh của E. Frey, phải chăng chỉ có một cách là trở về như một người ?okhác? ?" ?okhác? con người trước kia phải ra đi vì bị ruồng bỏ ?" cụ thể là trở về như một tín đồ Công giáo sùng đạo. ?~Giải pháp?T này có ưu điểm là nó thoả mãn truyền thống văn hoá thống trị của nước Áo. Bằng sự ?~tái sinh?T trong niềm tin Công giáo, Frey có thể tìm ra chỗ đứng trong xã hội Vienna. Ở một cấp độ khác, theo đạo còn là cách tiếp tục cuộc thánh chiến thường trực mà ông đeo đuổi là giải thoát thế gian khỏi sự ngự trị của cái Ác.
    Về tới Vienna năm 1951, Frey đến trụ sở Đảng cộng sản để báo cáo về các hoạt động và chiến tích của mình từ năm 1938. Rồi ông lấy vợ, sinh được hai đứa con gái, sống bằng nghề đi chào hàng may dệt. Tại Vienna, quây quần chung quanh Frey là cả một lứa thanh niên say mê nghe ông kể chuyện quá khứ, coi ông là cha đẻ tinh thần, là mẫu mực chính trị. Chưa hết. Công việc chào hàng nay đây mai đó, đưa ông đi khắp các miền nước Áo và nước Đức, cũng là cơ may để ông thoát ra khỏi kiếp sống tiểu tư sản và thân phận một người kể chuyện. Thật ra, Frey có máu cờ bạc, đi chào hàng cũng là dịp đi khắp các sòng bạc. Trên thảm xanh của sòng bạc, chẳng hạn như sòng bạc Baden-Baden, nửa say nửa tỉnh, ông muốn tìm lại những cảm giác mạnh của những cuộc phiêu lưu mạo hiểm đã lùi vào quá vãng, mà nay ông muốn tái tạo trên chiếu bạc dưới con mắt dò xét của hồ lì. Vào những năm cuối đời, Frey bỏ đạo để hoạt động bảo vệ môi trường, rồi lại đùng đùng bỏ đảng xanh, về làm đầu bếp tại xứ đạo của một người bạn là linh mục Faust, làm việc quần quật để trang trải những món nợ sòng bạc. Ông từ trần năm 1994 tại Vienna, với lời trối trăng để lại cho hai người con gái: ?oCác con phải xuất bản cho được cuốn sách của bố?.
    Còn đối với Rudy Schröder, xác tín duy nhất của ông là sự phi lí của cuộc sống: không phải tình cờ mà ông đã nghiền ngẫm tác phẩm L?TÊtre et le Néant (*). Trong thư viết ngày 29 tháng năm 1946 cho vợ, ông đề cập tới khả năng hai vợ chồng sẽ sinh sống ở Việt Nam. Tháng chạp 1946, khi chiến tranh bùng nổ, Schröder được phong trung tá, và tình nguyện xin ra tiền tuyến. Ngày 9 tháng tư 1948, tướng Giáp (bí danh Văn) viết thư mừng chiến công của Schröder : ?oJ?Tapprends avec joie ton retour. Et avec beaucoup de plaisir le joli coup de main que tu as dirigé contre les Tho Phi? Cordialement ton Van.? (dịch từ nguyên bản tiếng Pháp : ?oTôi vui mừng được tin anh trở về [từ tiền tuyến]. Và rất thú vị thấy anh đã giáng cho bọn thổ phỉ một cú ngoạn mục... Thân mến, Văn?). Sau đó, ông được phân công làm địch vận. Tham gia mặt trận Lạng Sơn, ông được trao nhiệm vụ chỉ huy Biệt đội Tell, một thứ quân Lê Dương của Việt Nam, gồm những tù binh đã tình nguyện thành hàng binh. Khuôn khổ bài này không cho phép tôi đề cập tới các vấn đề liên quan tới đơn vị này ?" vả lại nó không được vũ trang đầy đủ, ăn mặc thiếu thốn, nhiệm vụ vạch ra không rõ ràng, nên chẳng mấy lúc đã thất vọng... một chứng nhân của thời kì này, hoạ sĩ kiêm nhà văn Trần Duy, cho tôi biết những người lính lê dương cũ này đã trở thành mối hoạ cho dân chúng địa phương, cưỡng hiếp đàn bà con gái, giết cả trâu cày của nông dân. Schröder tin chắc là đã xảy ra một cuộc bạo loạn và âm mưu quay về phía Pháp, nên đã thành lập toà án quân sự và cho xử tử hình sáu người mặc dầu trong bản khai lí lịch tháng mười một 1951, ông thừa nhận rằng ?oquyết định này vượt quá quyền hạn sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam của tôi?. Ông bị Đảng phê bình. Và đó cũng là nguyên nhân tại sao ?" hay cũng chỉ là cái cớ ?" ông không còn được tướng Giáp sủng đãi nữa.
    Các cuốn nhật kí viết ở Việt Bắc của Schröder là nguồn tư liệu quý giá giúp ta hiểu nhiều điều, đặc biệt là mối quan hệ giữa hàng binh người Âu và các đồng chí Việt Nam của họ. Schröder ?ocảm thấy bị bỏ rơi như một người làm công bị sa thải vậy?. Tháng tám 1951 ông rời Việt Nam, tháng mười một về tới Cộng hoà Dân chủ Đức, dạy Đức văn và lịch sử trong một trường trung học ở thành phố Dresden. Năm 1953, ông kí hợp đồng làm việt cho cơ quan mật vụ Stasi. Nhiệm vụ của ông là báo cáo về ?onhững phần tử tiêu biểu trong giới trí thức?, nghĩa là về những đồng nghiệp và học trò của mình, cũng như về bạn bè cũ trong đội quân Lê Dương. Tôi đã được đọc những bản báo cáo này và có thể kết luận Schröder không hề tố cáo ai cả. Ngược lại, trên những trang viết ấy, ông từng bước phê phán chế độ và biểu lộ sự nôn nóng, tuyệt vọng của mình về hoàn cảnh cuộc sống. Vào cuối thập niên 1950, ông bị ?okhó khăn chính trị? và mất việc. Sau đó ông làm thợ tiện trong nhà máy; cuối năm 1959 cùng với người vợ trẻ, trốn sang Tây Đức. Hi vọng làm báo không thành, cuối cùng Schröder phải nhận một chỗ dạy Pháp văn tại một trường tư ở Frankfurt trên sông Main với đồng lương bạc bẽo. Tháng giêng 1977, ông chết trong cô đơn, tuyệt vọng, nhưng đến giờ phút cuối cùng, Schröder vẫn tiếp tục viết.
    Tình cảnh của Frey, Borchers và Schröder minh hoạ thảm kịch cùng cực của con người sống giữa hai trận tuyến, Zwischenfrontmensch. Năm 1945, ********* nồng nhiệt nhận đón Frey và các bạn ông. Với sở trường về tuyên truyền, tổ chức, hiểu biết kĩ thuật và quân sự về mặt lí thuyết cũng như trong thực hành, họ đã giúp ích cho *********. Song, sau thắng lợi của chiến dịch biên giới đông bắc năm 1950, tình hình thay đổi hoàn toàn với sự có mặt đông đảo của các cố vấn Trung Quốc, từ đó bắt đầu một quá trình ?ocải tạo cộng sản chủ nghĩa? trong một phong trào cho đến lúc ấy vẫn mang sắc thái của một mặt trận nhân dân. Từ nay, cố vấn Trung Quốc mới là đồng chí cách mạng quốc tế chủ nghĩa, còn hàng binh Âu châu là người ngoại quốc, người ngoài, là những kẻ đào tẩu từ hàng ngũ quân địch. Cuối cùng, cái gọi là mối mâu thuần ?ohiện sinh? giữa những người dân thuộc địa và những người da trắng khiến cho người ta không thể tín nhiệm người Âu bởi vì họ sống ?okhông hài hoà? với quê hương hay với bản sắc của họ; trong con mắt Việt Nam, họ sẽ không bao giờ vượt qua được mâu thuẫn cơ bản đó, đơn giản vì họ không phải là người Việt! Không những thế, họ là những người có đầu óc phê phán, không bao giờ chịu ngoan ngoãn thi hành chỉ thị của Đảng mà không thảo luận, phản biện. Trong cuộc gặp ở Ban chấp hành Trung ương ngày 15 tháng tám 1950, anh Thận (tức là Trường Chinh) đánh giá họ là ?othiếu bồi dưỡng về mặt tư tưởng, và có biểu hiện... chủ nghĩa sô-vanh?. Schröder coi câu nói đó là một lời Hinauswurf, cho ?ovề chơi xơi nước?. Phải nói là ở thời điểm ấy, nhiệt tình cách mạng của mùa thu 1945 nhờ đó họ gắn bó khắng khít với nhau trong mấy năm trời nay đã nguội lạnh. Cuối năm 1950, Frey, Schröder, Borchers, Wächter và Ullrich ăn mừng Lễ giáng sinh với nhau, và chính những ngày sống chung này đã ?orọi sáng những mối quan hệ giả tạo, thậm chí dối trá? giữa họ với nhau, và cho thấy rõ ?osự nối kết tạm bợ giữa họ với nhau không xuất phát từ mục đích chung và hoạt động chung, mà chỉ vì họ cùng chống đối?. Chính vì thế mà từ năm 1954 trở về sau, chỉ vài ba người Âu còn ở lại Việt Nam...
    (bài trích từ http://www.thoidai.org/)

Chia sẻ trang này