1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lệ Giang 11 - khởi hành 1/9/2007

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi Ohmely, 18/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vualuoi1996

    vualuoi1996 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Câu này nghĩa là sao hả bác Gấu, phải kiểm tra visa như thế nào ah?
  2. tef07

    tef07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    HIHI
    Mượn nick em Ech post tẹo, bạn ơi tớ là Hienntt đây, bạn có thể gửi mail cho tớ thông tin của bạn nhé! Bọn tớ chuẩn bị làm VISA qua dịch vụ, nếu đông người làm thì chi phí sẽ rẻ, chỉ còn 60K phí dịch vụ thôi, gửi mail cho tớ theo địa chỉ sau nhé! hienftu@gmail.com. Bạn nhớ ghi rõ thông tin của bạn, tên và số điện thoại tớ sẽ liên lạc lại với bạn sau.
  3. mightyman198x

    mightyman198x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Kiểm tra xem nó đã đóng visa cho mình chưa ý mà
    hè hè - tiện thể xem cho biết mặt cái VISA Trung Quốc nó thế nào
    hè hè - mà này, mọi người ơi - có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, rõ ràng, rành mạch như thế để mọi người tự đi làm -> nó cũng là 1 trong những điều rất khoái chí của dân đi bụi đấy
    TỰ TÚC, Tự túc và tự túc -> thêm nhiều kinh nghiệm, tăng tính chiến đấu -> quá nhiều thứ bổ ích còn gì -> lại còn cần phải làm dịch vụ nữa sao???????????
    Giảm bớt sự hứng thú
  4. hienntt

    hienntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Hehe, bác Gấu nói phải nhưng vấn đề là bọn em chịu không dậy từ 5h sáng để xếp hàng như bác được, còn phải đi làm nữa chứ, em qua dịch vụ cho nó nhàn, hè hè
  5. vananh75

    vananh75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Đó là nơi được gọi là vương quốc nữ nhi, nơi phụ nữ nắm mọi quyền hành, xã hội không có khái niệm về vợ chồng, hôn nhân; trai gái đến với nhau vào lúc nửa đêm và trở về nhà khi bình minh đến.

    Đó cũng là địa danh ?oTây Lương Nữ Quốc?, nơi Đường tăng đã một lần lạc bước dùng dằng trên đường sang Tây phương thỉnh kinh. Mời bạn đọc cùng phóng viên Tuổi Trẻ tìm đến vùng đất kỳ lạ đó.
    Truyền thuyết kể rằng trên đường từ Đông Độ qua Tây phương thỉnh kinh, thầy trò Đường tăng đã lạc vào Tây Lương Nữ Quốc và do uống nhằm nước suối Chiếu Thai nên Đường tăng và Trư Bát Giới đã thụ thai, may nhờ Tôn Ngộ Không vượt núi Giải Dương tìm ra động Phá Nhi mang nước thần về giải cứu.
    Hồ Lugu trên cao nguyên Minh Châu - xứ sở của vương quốc nữ nhi - đẹp như tiên cảnh - Ảnh: Trương Thiệu Quang
    Hồ Lugu trên cao nguyên Minh Châu (cao 2.680m, mùa đông có tuyết rơi) nằm giữa hai huyện Ninh Lạng, tỉnh Vân Nam và Diêm Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên được xem là một trong những hồ nước đẹp nhất miền Tây Nam Trung Quốc với những đỉnh núi quanh năm chìm đắm trong mây ngàn. Hồ rộng 51,8km2, độ sâu trung bình 40,3m, nơi sâu nhất là 93,5m. Bao quanh hồ Lugu là những cánh rừng bạt ngàn với hệ sinh thái phong phú, do cách trở với thế giới bên ngoài nên Lugu phủ được xem là vùng bảo tồn thiên nhiên tốt nhất Trung Quốc. Có khoảng 15.000 người Moso sống ven hồ Lugu, trong đó nữ giới chiếm đến gần 10.000 người.
  6. vananh75

    vananh75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0

    Tiên cảnh giữa trần gian

    Lạc Thủy Thôn ở ?oNữ nhi quốc? - Ảnh: Binh Nguyên
    Chúng tôi lên đường tìm đến Nữ nhi quốc sau ba chặng bay dài từ TP.HCM sang Nam Ninh (thủ phủ tỉnh Quảng Tây) - Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) - Lệ Giang, sau đó chuyển sang chặng đường bộ dài 270km lên cao nguyên Minh Châu. Hà sư phụ, người lái xe dân tộc Naxi (Nạp Tây), cho biết: "Đây là một trong những cung đường gian nan nhất vùng tây bắc tỉnh Vân Nam. Ngày trước muốn lên cao nguyên Minh Châu phải mất mười ngày đi bộ từ Lệ Giang. Từ năm 2006, chính phủ đầu tư đường lên hồ Lugu, nhưng do địa thế hiểm trở, phải vượt 18 con đèo cao ngất chìm đắm gần như quanh năm giữa mây mù nên trung bình phải mất bảy giờ nếu mọi chuyện xuôi chèo mát mái". Có lẽ vì địa thế heo hút, hiểm trở, không có đường thông thương với thế giới bên ngoài nên Nữ nhi quốc vẫn là huyền thoại với nhiều người cho đến tận ngày nay.
    Vừa rời khỏi thành cổ Lệ Giang, chúng tôi như lạc vào tiên cảnh khi uốn lượn liên tục qua những con đèo mà bên dưới là những áng mây trắng toát lững lờ trôi, thấp thoáng bên dưới vực sâu là con sông Kim Sa uốn mình theo những hẻm núi. Hà sư phụ cho chúng tôi biết đó chính là thượng nguồn của con sông nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa lục địa: sông Dương Tử, đoạn chảy qua tỉnh Tứ Xuyên, và mang tên Trường Giang khi đến Thượng Hải để tìm đường ra biển lớn, nó bắt nguồn từ cao nguyên Minh Châu của bộ tộc Moso. Cảnh vật hai bên đường như bức tranh thủy mặc, tạo cho lữ khách có cảm giác đang được trôi dần về chốn bồng lai. Ngay chính Hốt Tất Liệt với sự kiêu hãnh lạnh lùng của chiến binh Mông Cổ ngày xưa cũng phải xiêu lòng khi đặt chân đến đây vào thế kỷ 13 khi bình định Đại Lý. Và tên gọi làng của người Moso ven hồ Lugu là do chính Hốt Tất Liệt đặt ra khi phát hiện khung cảnh vô cùng nên thơ, hữu tình và cuộc sống của con người nơi này rất "tự đắc kỳ lạc" (mọi người đều vui thú cuộc sống thanh bình, nên thơ), ông đã đặt cho nơi này cái tên Vĩnh Ninh Hương - làng Vĩnh Ninh - mãi mãi yên bình.
    Hơn 4 giờ chiều, sau hơn bảy giờ xuất phát từ thành cổ Lệ Giang, từ trên đỉnh đèo cao trong làn mưa như trút nước, hình bóng một ngôi làng cổ dần hiện ra trong mắt chúng tôi, những mái ngói màu nâu sậm rêu phong của những ngôi nhà được xây dựng theo lối tam hợp viện, tứ hợp viện nằm nép mình ven một hồ nước rộng mênh mông tuyệt đẹp. Đỉnh Cách Mẫu Sơn sừng sững giữa mây ngàn ngay phía bên kia hồ, thấp thoáng sau những con đường lát đá, những rừng thông. Chúng tôi có cảm giác như đang sống giữa tiên cảnh chốn trần gian. Hà sư phụ cất tiếng: "Đây là Lugu phủ, giang sơn của vương quốc đàn bà!". Chúng tôi đã đặt chân đến Nữ nhi quốc huyền thoại.
    Có phải nam giới lạc bước đến đây được cưng như trứng mỏng và được tự do ân ái vì tình trạng trai thiếu gái thừa?
  7. vananh75

    vananh75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thành cổ Lệ Giang - Xứ sở nước trên cao nguyên
    Nằm ở phía Tây-Bắc tỉnh Vân Nam, cách TP Côn Minh hơn 500km, trên độ cao hơn 2.400m so với mặt nước biển, thành cổ Lệ Giang ở Vân Nam (Trung Quốc) có khí hậu gió mùa vùng cao nguyên. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 12,6oC. Vĩ độ thấp, địa thế cao đã mang lại sự hài hòa mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ cho Lệ Giang. Các con đường trong khu thành nội đều được lát bằng những phiến đá khổ lớn, nhiều mầu trông thật đẹp mắt.
    Chúng vừa tô thêm màu sắc cho thành cổ, có tác dụng chống bị mài mòn theo thời gian, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, giá trị thực tế, không bụi vào mùa khô và không gây bùn lầy vào mùa mưa. Thêm vào đó là ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây rất cao mới khiến thành cổ Lệ Giang luôn mới mẻ, sạch đẹp, không khí trong lành. Con sông Ngọc nước xanh trong chia làm ba nhánh trước khi chảy vào thành cổ, rồi phân tách thành nhiều nhánh nhỏ khác tạo ra những con suối vươn tới mọi ngóc ngách trong khu vực thành nội. Những ngôi nhà gỗ màu nâu đã ngả màu theo thời gian nép mình dưới tán liễu xanh mướt, soi bóng xuống suối nước trong bên những chiếc cầu đá uốn cong, trông thật hấp dẫn.
    Nét riêng của Lệ Giang không giống với bất kỳ nơi nào khác, đó là sự sống động của thành cổ. Tất cả như hiện lên trước mắt bạn bức tranh cổ đại sinh động giữa xã hội hiện đại. Nét độc đáo khác của thành cổ Lệ Giang còn thể hiện ở chỗ: Gọi là thành trì mà không có tường thành bao quanh. Tương truyền, ngày xưa, người thống trị thành Lệ Giang họ Mộc. Ông cho rằng, xây tường thành có nghĩa là tự giam mình vì nếu chiết tự chữ ?omộc? trong tiếng Hán, thì nếu thêm bộ khung bên ngoài nó trở thành chữ ?okhốn?, có nghĩa là bị trói buộc hay bị vây hãm. Chính vì vậy mà thành Lệ Giang đã không có tường bảo vệ cho đến ngày nay.
    Thành cổ Lệ Giang được xây dựng từ cuối thời nhà Tống đầu nhà Nguyên, cách đây khoảng 800 năm. Nằm trên thế đất tựa lưng vào núi Ngọc Long Tuyết và quay về phía Đông-Nam, thành cổ Lệ Giang được xây dựng bên những con suối nhỏ (đây là các nhánh nhỏ của sông Ngọc khi chảy vào nội thành). Thành cổ Lệ Giang rộng 3,8 km2. Có 6.200 hộ gia đình với 30 nghìn người, chủ yếu là người dân tộc Na-ni. Trước đây Lệ Giang là thị trấn trọng yếu, nơi giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa? giữa các vùng Vân Nam, Tứ Xuyên và Tây Tạng. Thành cổ Lệ Giang được xây dựng lấy núi làm xương sống, lấy nước làm linh hồn. Có thể nói đây là sự kết hợp độc đáo giữa con người và thiên nhiên, hài hòa giữa kiến trúc, phố xá và môi trường tự nhiên. Đó là sự kết tinh của văn hóa các dân tộc Hán, Na-xi, Bạch, Tạng, là sự giao hòa, đan xem, bổ trợ lẫn nhau của các phong tục tập quán khác nhau. Năm 1997, thành cổ Lệ Giang được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
  8. vananh75

    vananh75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Đường lên " Nữ Nhi Quốc "
    Moso có lẽ là bộ tộc duy nhất trên thế giới không có khái niệm về hôn nhân, những cuộc tình đến vào lúc nửa đêm và ra đi khi ánh bình minh bắt đầu ló dạng trên đỉnh Cách Mẫu - ngọn núi linh thiêng của người Moso.
    Theo tư liệu trong ?oMột vương quốc vô phụ vô phu? của tiến sĩ Châu Hoa Sơn - giáo sư Trường đại học Hong Kong, người đã từng đến sinh sống và nghiên cứu người Moso trong năm 1998 tại làng Vĩnh Ninh (Ninh Lạng, Vân Nam, Trung Quốc), thể chế ?otẩu hôn? Moso không hề có hôn lễ, đứa trẻ sinh ra không cần biết cha chúng và người mẹ nhiều lúc cũng không quan tâm cha đứa trẻ là ai. Theo luật lệ Moso, họ được phép ?otẩu hôn? cùng một thời gian với nhiều người đàn ông, nhưng khi sinh ra đứa trẻ nhất thiết phải được làm tiệc rượu đầy tháng, nếu không đó là sự nhục nhã cho cả dòng họ. Và người đàn bà sau ?otẩu hôn? mà có thai và hạ sinh là điều tốt lành, thịnh vượng cho cả gia tộc. Người cậu (lão cửu cửu) trong gia đình sẽ đóng vai trò người cha nuôi nấng và chăm sóc đứa bé.
    Và tập tục ?otẩu hôn? là một phần cuộc sống của họ ngàn năm qua.
    Nam không cưới, nữ không gả
    Chúng tôi cất bước đến Lạc Thủy Thôn nằm ven hồ Lugu mờ sương. Đây là một trong những thôn cổ xưa nhất của bộ tộc Moso, người Moso đến đây từ hơn 1.000 năm trước và vẫn giữ gần như nguyên vẹn tập tục cổ truyền xa xưa. Không biết có phải vì đây là vùng đất của nữ quyền hay không mà cả thôn có 500 người nhưng nam giới lại chưa tới 200 người.
    Phụ nữ Moso được xem là tự do luyến ái sớm bậc nhất thiên hạ, con gái khi đến 13 tuổi đã được tổ chức một nghi thức gọi là lễ thành nhân, được mặc chiếc váy trắng muốt (biểu tượng cho sự trưởng thành) và được tạo lập cho một căn phòng riêng được gọi là hoa lầu để tự do tìm hiểu, ái ân bạn trai tại đây mà không gặp phải một sự cấm đoán nào trong gia tộc cũng như cộng đồng. Có lẽ vì thế mà người ta đồn thổi rằng nam giới lạc bước đến đây được cưng như trứng mỏng và được tự do ân ái vì tình trạng nam thiếu nữ thừa!
    Hôm đến thăm nhà Thaxi Zouma, cô gái Moso mới 20 tuổi, cô đã không ngần ngại đưa chúng tôi lên thăm hoa lầu của cô trong ngôi nhà được cất theo lối tam hợp viện. Một gian phòng khang trang khá đẹp mà ?otrọng tâm? của nó là chiếc giường phủ màn hồng huyền ảo. Với người Moso, tình yêu đến rất tự nhiên và họ xem đó chính là hôn nhân thực tế. Ngay sau khi được làm lễ thành nhân - người con gái đương nhiên được ?otẩu hôn?: nam không cưới, nữ không gả.

    Các cô gái Moso trong điệu Giáp tha vũ chuẩn bị cho đêm ?otẩu hôn?
    Sau những đêm hát đối, nhảy điệu Giáp tha vũ, trai gái phải lòng nhau, trao cho nhau tín vật là món nữ trang bằng bạc, chiếc khăn tay, một món thuốc ?ođông trùng, hạ thảo?, hay chỉ cần người nam cào nhẹ vào tay người nữ hai cái và nếu người nữ đáp lại cũng bằng một cái cào nhẹ thì xem như sự luyến ái ?otẩu hôn? đã bắt đầu. Vào lúc nửa đêm, chàng trai lặng lẽ tìm đến dưới hoa lầu và ra ám hiệu, hoặc chỉ cần gọi khẽ: ?oAzhiu ơi, anh đã đến!?.
    Do ngôn ngữ Moso không hề có tên gọi vợ chồng, do đó từ ?oazhiu? (bầu bạn) là từ ngữ trìu mến nhất trong quan hệ nam nữ, nàng sẽ mở cửa sổ cho chàng trai trèo vào hoa lầu để ân ái thâu đêm đến khi tới bình minh chàng trai phải rời khỏi hoa lầu trở về nhà mình, và nếu có gặp nhau ngoài đường thì vẫn xem như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
    Thaxi Zouma sống trong hoa lầu đã nhiều năm, trong phòng của cô có khá nhiều tín vật bằng bạc quí giá, và cả một hộp ?ođông trùng, hạ thảo? to đùng, nhưng cô chưa một lần ?otẩu hôn?, bởi theo Thaxi: ?oEm chưa tìm được azhiu nào ưng ý, bởi tình yêu là tự do yêu thương mà không bị ràng buộc bởi dục vọng và hình thức - đó mới là tình yêu đích thực?. Ở tuổi 20, nhưng Thaxi nói về tình yêu như người từng trải. ?oTẩu hôn? là một phần quan trọng của cuộc sống nơi thâm sơn cùng cốc này. Càng có nhiều kinh nghiệm ái ân thì cuộc tình mới gắn bó bền chặt.
    Người con gái ?otẩu hôn? không cần cho gia đình mình biết đó là ai, thậm chí đến khi có thai, sinh con cho dù không biết bố đứa bé là ai, nhưng trong gia đình đều vui vẻ chấp nhận. Một phụ nữ có quyền ?otẩu hôn? với nhiều người đàn ông. Ông cụ Long Bu Jia Che đã 71 tuổi nhưng vẫn không hề biết cha mình là ai: ?oMẹ tôi sinh ra tôi khi bà mới 19 tuổi. Khi sinh ra tôi, cả tổ mẫu lẫn ông cậu đều không hề quan tâm cha tôi là ai. Sau đó mẹ tôi lại ?otẩu hôn? với nhiều người nữa và sinh ra hai đứa em gái, và chúng tôi vẫn coi nhau như anh em ruột thịt, rất hòa thuận?.
    Tình yêu của người Moso đến nhanh và ra đi cũng rất nhanh như làn sương. Nếu tình cảm hai người không còn thì đường ai nấy đi, không hề có sự ghen tuông, hờn trách. Chỉ cần cô gái có bạn trai mới thì khi chàng trai cũ tìm đến dưới hoa lầu, cô gái nói vọng ra: ?oAnh đừng đến nữa, em đã có azhiu mới rồi!?, chàng trai sẽ tự động rút lui mà không hề oán giận cho dù hai người đã từng có những đứa con chung, những đứa con chỉ cần biết mẹ mà không cần biết cha chúng là ai!
    Những điều cấm kỵ
    Trời mưa như trút nước, cái lạnh miền sơn cước như cắt vào da thịt, nhưng chúng tôi vẫn háo hức theo Tiểu Trần - một chàng trai Moso hát hay múa giỏi đến tham dự đêm Giáp tha vũ - đêm hội truyền thống của người Moso. Đó là nơi nam nữ tìm hiểu nhau, trao cho nhau tín vật để chuẩn bị cho chuyện ?otẩu hôn? vào lúc nửa đêm.
    Ánh lửa bập bùng trong đêm, từng đoàn trai gái trong trang phục truyền thống đầy màu sắc của người Moso càng làm cho đêm hội thêm huyền ảo, lung linh. Điệu nhảy Giáp tha vũ gần như bất tận giữa đêm lạnh, từng ánh mắt, cái nắm tay như truyền hơi ấm cho nhau, lời bài hát ?oma da mi? (anh yêu em) cứ cất cao, nồng nàn của bao đôi trai gái chuẩn bị bước vào cuộc hoan lạc như thuở hồng hoang. Vậy mà Tiểu Trần như cắt đứt sự hưng phấn đang dâng cao của chúng tôi khi nói: ?oĐến để cho biết phong tục tập quán của bộ tộc chúng tôi thôi. Các anh không thể có được một đêm ?otẩu hôn? hoan lạc đích thực của người Moso!?.
    Hóa ra suy tôn nhục cảm, trai gái có thể sống với nhau như vợ chồng từ ánh mắt đầu tiên, tình yêu là không độc chiếm; nhưng lẳng lơ, đa tình và loạn luân nằm trong 10 trọng tội của luật lệ Moso. Bộ tộc Moso được xem là hóa thạch sống của chế độ mẫu hệ từ thuở bình minh của loài người còn sót lại đến nay, nhưng bản năng cơ bản của con người không thể đến từ sự lợi dụng. Mọi biểu hiện gian dâm, đa tình ?otẩu hôn? một lúc với nhiều cô gái còn nghiêm trọng hơn tội giết người. Một người đàn ông lợi dụng sự tự do luyến ái để trong cùng một thời gian ?otẩu hôn? với nhiều người đàn bà sẽ bị cả cộng đồng lên án, đuổi ra khỏi bộ tộc và đó sẽ là nỗi nhục truyền kiếp cho cả những thế hệ về sau. Chỉ có cái chết mới gột rửa hết nỗi ô nhục này.
    Theo Tiểu Trần, từ rất lâu rồi trong cộng đồng Moso hầu như chưa nghe đến chuyện gian dâm, đa tình. Nhưng trước đây có một số chàng trai dân tộc Hán nghe nói xứ sở Moso tự do luyến ái và con gái Moso cực kỳ xinh đẹp và rất khỏe mạnh trong chuyện chăn gối nên đã tìm đến lợi dụng, nhưng hầu như không một ai có thể tồn tại được nơi này và đều bị trục xuất ngay lập tức khỏi cộng đồng Moso theo luật của nữ vương ban ra từ ngàn đời nay.
    Tất cả những đứa trẻ sinh ra đều mang họ mẹ, trong kho tàng ngôn ngữ Moso không có từ cha, mọi việc từ trong nhà cho đến xã hội đều do người phụ nữ quyết định, đàn ông chỉ là công cụ sản sinh.
  9. vananh75

    vananh75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Lệ Giang - bạn đi chưa?
    10/05/2007 | In ra | Đóng cửa sổ này
    Một góc phố ở Lệ Giang - Ảnh: SGTT
    Một góc phố ở Lệ Giang - Ảnh: SGTT
    Khi nói đến du lịch Trung Quốc, đa số du khách Việt Nam nghĩ ngay đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu... Lệ Giang ít được nhắc đến và cũng chỉ mới được vài công ty khai thác. Lý do: đi lại không thuận tiện và có lẽ không phù hợp với "gu" du lịch của nhiều người. Nhưng với những ai ưa thích khám phá cái lạ, Lệ Giang hẳn là một lựa chọn sáng suốt.
    Nào, lên đường
    Với dân du lịch bụi thích lê la và ngân sách luôn ở mức thấp nhất như chúng tôi thì máy bay không được lựa chọn làm phương tiện cho chuyến đi này. Để đến Lệ Giang, chúng tôi chọn đường Hà Khẩu, giáp ranh với Lào Cai làm hướng đi chính. Từ Hà Nội, đi tàu lên Lào Cai, làm thủ tục nhập cảnh vào Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu, rồi bắt xe buýt thẳng tới Côn Minh với quãng đường 500 cây số. Ở Côn Minh, điều không thể bỏ qua chính là... đi ăn lẩu nấm. Hẳn bạn sẽ không hối tiếc khi đã nếm món lẩu gà ác với mười mấy loại nấm tươi đặc sản chỉ có ở Trung Quốc này.
    Ngay trong đêm, chúng tôi bắt tàu từ Côn Minh đi Đại Lý, kinh đô cổ của nước Đại Lý thời xưa. Với 90 tệ (180.000đ) là có một vé nằm cho quãng đường dài 600 cây số. Một đêm trôi qua với giấc ngủ êm đềm nhờ tàu chạy êm và chăn rất ấm, mở mắt thức dậy chúng tôi đã thấy mình ở Đại Lý. Từ đây, mua vé xe buýt đi Lệ Giang không khó lắm, vì không có nhiều du khách lựa chọn phương tiện này. Trên xe toàn là nông dân cùng những bao tải nông sản. Sau 5 tiếng ngồi xe, chúng tôi là những người khách cuối cùng xuống bến.
    ?oVenice của phương Đông?
    Theo hướng dẫn trong cuốn guide book Lonely Planet, chúng tôi gọi điện đến một nhà nghỉ và nghe trả lời bằng một giọng tiếng Anh tốt đến ngạc nhiên. Chúng tôi quyết định vác balô đi bộ đến nhà nghỉ Dong Ba, nhưng không tài nào tìm ra đường trong cái mê cung của những con phố lát đá. Thế là đành phải nhờ ông già lái xe lôi dẫn đường.
    Đô thị cổ Lệ Giang (tỉnh Vân Nam) thường được biết đến dưới tên gọi Đại Nghiên cổ trấn, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây (Naxi) và Tạng, trong đó người Naxi chiếm đa số. Có lịch sử hơn 800 năm, Lệ Giang nổi tiếng về hệ thống đường thuỷ và cầu cống, nên còn được gọi là ?oVenice của phương Đông?. Đáng tiếc là 1/3 thành phố cổ đã bị phá huỷ bởi trận động đất vào tháng 2 năm 1996. Nhờ sự đầu tư khôi phục của chính phủ và các tổ chức quốc tế, Lệ Giang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Đô thị cổ Lệ Giang đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1997.
    Người cho thuê ngựa - Ảnh: SGTT
    Cái tên Lệ Giang dễ khiến hình dung về một con sông nào đó trong đô thị cổ. Nhưng thực tế chẳng có con sông nào cả, chỉ có một hệ thống kênh (suối nhỏ) chạy quanh và xuyên qua lòng đô thị cổ, giúp không khí nơi đây lúc nào cũng trong vắt, dễ chịu với tiếng nước chảy róc rách suốt ngày đêm và từng đàn cá chép vàng bơi lội tung tăng cạnh những nếp rong rêu phủ đầy dưới làn nước trong veo.
    Nước chảy từ trên đỉnh Ngọc Long Tuyết Sơn, ngọn núi quanh năm tuyết phủ trắng xoá ở cách đó chừng 20km. Đứng từ một vọng lâu ở Lệ Giang có thể nhìn rõ đỉnh núi tuyết phủ cao 6.000m này.
    Điều đặc biệt ở Lệ Giang còn là những con đường lát đá phiến bóng loáng dưới ánh nắng sớm. Buổi sáng, khi sương vẫn còn giăng nhẹ không gian, khi những người bán hàng quà sáng lục tục dọn hàng, người dân nơi đây mở cửa, xách xô múc nước từ dưới suối lên rửa đường. Đều đặn như một thói quen từ hàng trăm năm nay. Có lẽ nhờ đó mà những phiến đá lát đường mới có độ sáng bóng đến kỳ lạ! Ở đây, cũng sẽ chẳng nhìn thấy một cọng rác nào, vì những thùng rác bằng gỗ sạch sẽ nằm ở khắp nơi, bao giờ cũng là một cặp - một đựng rác tái chế, một đựng rác không tái chế.
    Cũng là một ?okỳ quan? đáng trầm trồ là cái nhà vệ sinh công cộng. Chỉ mất một hào, bạn sẽ được sử dụng những nhà vệ sinh vừa sạch vừa đẹp. Hoa tươi, nhà gỗ, những cô thu tiền trẻ trung, tươi tắn... Nếu chỉ thoáng nhìn qua, bạn sẽ nghĩ đó là một cái nhà cổ nào đó trong toàn bộ quần thể này.
    Một cửa tiệm ở Lệ Giang - Ảnh: SGTT
    Huyền thoại chuông gió
    Người dân Lệ Giang thật khéo biết cách làm du lịch. Mọi thứ đều sạch sẽ, dễ chịu, nhỏ nhắn, xinh xắn... Từ đồ lưu niệm đến những quán ăn ngoài vỉa hè, những chiếc cầu đá cong cong bắc qua những con kênh hay những giàn hồng leo lắt lẻo hoa, những quán cà phê đầy phong cách. Những bà cụ người Naxi đầu đội mũ Mao Trạch Đông, lưng đeo những tấm da cừu đủng đỉnh đi lại trên phố, ngồi đánh bài chăm chú ở khu quảng trường hay múa những điệu múa truyền thống vào các buổi sáng...
    Những quán ăn bếp lửa xì xèo tiếng dầu mỡ lúc nào cũng có người ghé vào, những quầy hàng bán bánh bábá lúc nào cũng tấp nập du khách nội địa vào mua, những ly nước giải khát mát rượi của bà cụ ven đường. Những ông già trầm tư đánh cờ hay đọc sách sưởi nắng trên những chiếc ghế gỗ kê dọc bờ sông, những anh chàng hippy tóc dài bụi bặm ngồi uống trà trên những tấm lông thú hay những sinh viên mỹ thuật say sưa bên giá vẽ... Tất cả đều đem lại cảm giác cực kỳ thú vị và thực sự là rất Trung Hoa!
    Ở đây, người ta cũng khéo biết cách huyền thoại hoá sự vật, sự việc. Từ những chiếc giếng cổ, những con đường, cây cầu, cho đến những chiếc chuông gió...
    Năm 1995, một người Trung Quốc tên Bunong tìm cách buôn chè từ Dian (Vân Nam) đi Tây Tạng. Trên con đường thiên lý dễ khiến người ta bỏ cuộc, người lái buôn độc mã ấy luôn giữ mình tỉnh táo trước tiếng kêu đều đều của chiếc chuông treo trên cổ ngựa. Một ngày kia, ông nhặt được hai miếng gỗ và quyết định vẽ hình sông Mekong và núi tuyết Meili lên đó. Một chiếc ông treo vào chiếc chuông, chiếc còn lại đeo vào cổ.
    Trên quãng đường dài và vất vả, ông đã gặp 9 vị bồ đề và được họ cầu chúc may mắn. Kết quả là ông đã đến nơi an toàn. Kể từ đó, Bunong không ngừng thu thập các miếng gỗ từ dãy núi Hengduan và vẽ lên đó tất cả những gì ông nhớ được trong suốt hành trình. Những miếng gỗ đó được treo cùng những chiếc chuông tự chế, và người ta gọi đó là chuông Bunong. Người ta tin rằng, có một chiếc chuông Bunong treo trong nhà sẽ đem lại may mắn và hạnh phúc...
    Từ câu chuyện này, một cửa hàng chuyên bán chuông gió Bunong đã được dựng lên ở Lệ Giang. Cửa hàng được trang trí khá đẹp, toàn bộ không gian tầng 1 được dành hẳn cho việc xếp đặt và kinh doanh chuông gió, có cả một thư viện nho nhỏ ở trên tầng 2 để du khách tham khảo, thư giãn. Điều đặc biệt là ở ngoài cửa ra vào, lúc nào cũng có một người đàn ông ngồi gõ chuông để thu hút sự chú ý. Dù giá một chiếc chuông loại này không hề rẻ - 80 đến 120 tệ (160.000 - 240.000đ), khách du lịch vẫn mua nườm nượp vì ai cũng mong mình gặp may mắn và vì thái độ bán hàng cực kỳ hiếu khách của người chủ.
    Đêm của niềm vui bất tận
    Nhiều người khẳng định đến Lệ Giang mà không đi ra phố vào ban đêm thì coi như... chưa đến Lệ Giang! Và quả thật, khi cả đô thị cùng thắp đèn ***g thì bạn mới cảm nhận được hết ý nghĩa của nhận xét trên.
    Khắp quảng trường Sifang ở trung tâm phố cổ, người người đi lại, mua bán như mắc cửi. Ở hai bên dòng kênh chính, trên phố Xinhua, các quán bar đông nghịt người ăn uống, nói cười và hát đối vui như trẩy hội.
    Hãy thử tưởng tượng thế này: bạn ngồi trong một quán bar A bên này kênh cùng với một vài người bạn, hoặc chỉ là những người cùng bar, bạn sẽ hát lên một bài, kết thúc ở một từ hay một câu nào đó. Mọi người ở bar của bạn sẽ nhao nhao lên và thách những người ở quán bar B bên kia bờ kênh hát tiếp hoặc hát đúng từ bạn đã kết thúc trước đó. Cứ mỗi lúc thách đấu như thế, cả bờ sông bên này lại nhao nhao lên "Yaso, yaso, yayaso". Cả 500m phố dọc bờ sông, rất nhiều đám hát đối nhao lên như thế. Bạn sẽ thấy mình thật tự nhiên hoà mình vào một đám nào đó, cũng thấy mình gào đến khản cổ ?oYaso, yaso, yayaso?. Và bạn sẽ thấy thật là ?ovui dã man!?.
    Còn nếu bạn không thích đám đông náo loạn ấy, chỉ cần chọn cho mình một đồ uống, vài món ăn địa phương như cá nướng kiểu Naxi hay thịt lợn hun khói Sanchuan, và yêu cầu một anh chàng hát rong đẹp trai hay một người thổi kèn trumpet nào đó chơi một bản gì đấy. Thế là đã quá đã cho một buổi tối lạnh tê tái ở vùng thung lũng nơi núi cao này...
    Và từng ấy thứ đã đủ khiến chúng tôi mê mẩn, đã thấy quá xứng đáng cho quãng đường gần 2.000km mà mình đã đi qua và sẽ trở về...
  10. beocena

    beocena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy thật là tiếc cho các bạn khi ko đi hồ Lugu ,như đòan mình đây đã ko chịu nge lời khuyên của 2 bạn người Hàng Châu khi họ rủ đi hồ Lugu,để đến bay giờ vẫn còn ân hận.Chứ Shangrila và Tiger Leaping George thật ra ko có j đáng xem,trừ phi ai muốn nói mình đã từng đến khe núi dài nhất thế giới[:P

Chia sẻ trang này