1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lễ hội Đền Trần năm 2011 trên quê hương Hưng Hà

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Salung, 11/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Salung

    Salung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Đền Trần năm 2011 tại xã Tiến Đức, quê hương Hưng Hà sẽ chính thức khai mạc từ ngày 15/2/2011( tức ngày 13 tháng giêng năm Tân Mão). Dự kiến, sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp vào tối ngày 15/2.
    Các bạn nếu có thời gian, hãy về tham dự và chia sẻ thông tin với mọi người với nhé. [r2)]
  2. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Tin này hay nha.
  3. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Nếu có thông tin và hình ảnh, mong được cung cấp !

    Ngoài lề tý :Hôm trước nghe có anh bạn bảo, đọc một bài báo mạng, nói về xã nào đó ở huyện Hưng Hà toàn tỉ phú, ô tô đậu đầy đường, có siêu thị.... Không hiểu thực hư thế nào ? Các bác Hưng Hà bảo có đúng không ạ?
  4. utnguyen_hungnhan

    utnguyen_hungnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    uh đó là làng Mẹo Xã thái Phương. giầu kinh khủng, khủng khiếp. xã mình cách xã đó 1 quãng không xa.HAHa
  5. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0

    Có nguồn đây bác này, đầu năm Bác Sen khánh thành nhà thờ tổ họ Trần - Việt Nam nên có gây tiếng vang lớn, báo chí vì thế mà lại viết nhiều hơn về đề tài các đại gia làng Mẹo, với Đại Việt, The manor, Bitexco Financial tower, Mariott Hanoi ...



    http://vtc.vn/394-278002/phong-su-kham-pha/lang-meo-co-100-ty-phu.htm

    Nhà riêng của Bác Huy - không khác j manor hanoi: http://landtoday.net/vn/doanhnghiep/27421/index.aspx
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ai có hình cho xin 500 hình ảnh đi các bác :)
  6. Salung

    Salung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Làng Mẹo (Thái Phương) và những tồn nghi về vùng đất thời trần?

    Trong khoảng 10 – 15 năm trở lại đây, đã có một số tác giả và một số nhà nghiên cứu cho rằng làng Mẹo (Hương La - Phương La) Thái Phương huyện Hưng Hà là quê hương của Trần Hoằng Nghị; thân sinh ra Trần Thủ Độ. Gần đây một số nhà nghiên cứu Trung ương và địa phương trong hội thảo về Trần Hoằng Nghị đã “ sống chết” khẳng định làng Phương La là một trong những nơi dấy nghiệp của vương triều Trần thế kỷ 13. Và là nơi Trần Hoằng Nghị sinh sống, lập nghiệp. Đồng thời ông cũng là thân phụ của Trần Thủ Độ ??? Với việc khẳng định đền Nhà Ông là đền thờ phúc thần Trần Hoằng Nghị? Nhìn chung tất cả những tư liệu mà một số tác giả (nói trên) đưa ra đều chỉ dựa trên tư liệu “ truyền khẩu ở cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21” do con cháu, hậu duệ của họ Trần ở làng Phương La đưa ra.
    Đáng buồn các tài liệu truyền khẩu đó hoàn toàn không có chứng cứ gì về văn bản khảo cổ học, cũng như tư liệu thần tích thần phả, văn bia - để chứng minh được rằng đền Nhà Ông là thờ Trần Hoằng Nghị? Và cũng không đủ sức thuyết phục rằng họ Trần đã có mặt ở làng Mẹo từ cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13. Tất cả vẫn chỉ là câu hỏi lớn về việc có hay không nhân vật Trần Hoằng Nghị? Đền Nhà Ông có phải là nơi thờ Trần Hoằng Nghị hay không? Thực tế có đúng như một số nhà nghiên cứu viết và phát biểu trong hội thảo: Trần Hoằng Nghị là thân sinh Trần Thủ Độ? … Thực ra họ cũng chỉ là nghe hậu duệ họ Trần ngày nay “kể lại”?
    Để làm sáng tỏ vấn đề này không phải là điều chỉ “ cưỡi ngựa xem hoa” mà tìm hiểu được ngay sự thật về mảnh đất, con người làng Mẹo nói chung và “ đền Nhà Ông” – “Trần Hoằng Nghị” nói riêng. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các xã Minh Tân, Hồng An, Tiến Đức, Hồng Minh, Thái Hưng và ngay cả ở xã Thái Phương… để xác định tìm hiểu sự thật về vấn đề nêu trên. Qua tìm hiểu ở xã Hồng An, Hưng Hà cct đã tiếp xúc với các cụ cao tuổi ở địa phương , tìm hiểu các dòng họ Trần Quang, Trần Hữu, Trần Văn….
    Và khảo sát các cửa sông chảy từ sông Hồng qua xã Minh Tân, xã Hồng An về Thái Phương hoặc từ Tiến Đức theo sông Thái Sư về Thái Phương để xác định bến Trấn ở đâu? Bến Trấn (nếu có) ở sát sông Hồng hay cách xa sông Hồng – nằm sâu trong làng, xã Thái Phương?
    Chúng tôi được bác Lê Minh Nghiêm 78 tuổi, người xã Hồng An cho biết: Xã Hồng An xưa có một vùng đất là thái ấp được phong của Hưng Nhân Vương Phùng Tá Chu (thời Trần) – thuộc xã Hưng Nhân huyện Ngự Thiên phủ Long Hưng. Từ sông Hồng trước đây có một cửa sông chẩy vào Đồng Bề ( tên gọi cổ theo nhân dân địa phương) thôn Bắc Sơn (Tư Cương trước đây), giáp xã Tiến Đức, - cửa sông này dân vẫn gọi là Cống Cua.
    Dòng sông này chảy về Cầu Đá làng Hưng Nhân (xã Hưng Nhân xưa) rồi chảy thông về thôn Nam Tiến (làng Đìa), chảy qua một cái đầm (gọi là đầm Bà Hữu) chảy đến miếu Vối (giáp ranh làng Đìa và thôn Điềm) rồi chảy qua Phương La, Xuân La thông ra sông Cầu Nại – xã Liên Hiệp (Hưng Hà). Vào khoảng năm 1936 – 1939 đê Hà Xá (Phú Sơn) bị vỡ, đê Nhật Tảo cũng bị vỡ thì con sông nói trên bị lấp mất dòng chảy ở nhiều đoạn. Đến năm 1945, đê Đìa (Hồng An) bị vỡ thì lòng sông này bị bồi lấp hẳn. Hiện vẫn còn có những đoạn sông ( dân quen gọi là sông Con – sông Cạn). Dòng sông này trước đây không liên quan gì đến sông Thái Sư vì sông Thái Sư được Trần Thủ Độ đào sau này. Sông Thái Sư gặp con sông nói trên ( từ Hồng An chảy xuống) ở ngã ba sông thuộc Xuân La, Phương La, rồi đổ ra sông Sa Lung.
    Ông Trần Quang Pháo (93 tuổi) người xã Hồng An cho biết : Trước đây xã Ngự Thiên – huyện Ngự Thiên cso thôn Cương, thôn Đống Đìa… ở cánh đồng giáp ranh hai thôn này trước có ba gò đống cao nằm trên diện tích 8 mẫu 4 sào ( do người Tiến Đức cày cấy từ trước); gần đấy có ngôi miếu cổ, có con rùa đá (tương truyền đây là lăng mộ Thái sư Trần Nhật Hiệu) – dân ở đây vẫn quen gọi là miếu thờ Đức Ông, sát miếu có cây ruối cổ (ở gần Cống Ông Tú Mậu ngày xưa) nay miếu đã bị hư hại. Cây ruối cổ bị chết dân làng trồng thế vào chỗ gốc ruối xưa một cây đa.
    Theo các cụ ở Hồng An và Tiến Đức (Hưng Hà) thì 8 mẫu 4 sào (nói trên) trước đây là đất của Thái sư Trần Nhật Hiệu. Sau khi ông chết triều đình nhà Trần cấp cho dân làng Dương Trung, Tây Nha (xã Tiến Đức) trông nom, cày cấy để tế lễ Thái sư vào dịp giỗ, tết…
    Hiện ở Dương Trung và Côn Cương – Hồng An vẫn lưu truyền câu ca: Rùa bò đến đâu đất nhà Đức Ông đến đó. Cũng theo cụ Pháo, ông Nghiêm và các cụ già ở Côn Cương, Đìa… cho biết tương truyền vào thời nhà Lê vì muốn phá câu sấm ca này nên có người đã chặt mất đầu rùa đá. Hiện con rùa mất đầu đó đã được đưa về ở chùa ( xã Hồng An). Sau năm 1960 xã Hồng An đã đổi ruộng ở Thượng Thôn ( Tiến Đức) để lấy 8 mẫu 4 sào cho dân Côn Cương cày cấy. Hiẹn ở khu vực này còn hai ngôi mộ cổ, tương truyền trong đó có mộ của Đức Ông ( Thái sư Trần Nhật Hiệu).
    Khi hỏi về đền Nhà Ông ở làng mẹo thì cụ Pháo và các cụ ở đây cho biết: trước đây làng Mẹo có ngôi miếu nhỏ ở sát gốc cây đa; lúc nhỏ cụ Pháo có sang làng Mẹo xem lễ hội, thì chỉ thấy lễ hội được tổ chức ở Đình Đông (làng Mẹo), chứ không thấy tế lễ ở ngôi miếu sát gốc đa và càng không nghe thấy nói có miếu (đền) Nhà Ông và Trần Hoằng Nghị. Chỉ gần đây cụ mới nghe nói ngôi miếu đó là đền Nhà Ông và thờ Trần Hoằng Nghị.
    Theo ông Trần Văn Cài 75 tuổi (làng Đìa - Hồng An), ông Nghiêm, cụ Pháo và các cụ cao tuổi ở Hồng An, Minh Tân (Hưng Hà) cho biết trước đây cánh đồng Ngang (Hồng An)- sát đất làng Mẹo – cả cánh đồng này và khu vực đất, cánh đồng làng Mẹo thấp trũng hơn đất ở các xã nói trên chứ không cao như bây giờ. Dân cư tập trung ở chỗ đất cao dựng làng lập ấp.
    Làng Mẹo có sau làng Côn Cương, Hưng Nhân (thái ấp của Phùng Tá Chu) và làng Đìa, làng Xuân La, làng Then. Điều này cũng trùng khớp với tư liệu mà chúng tôi sưu tầm được từ làng Xuân La và làng Then ( xã Thái Phương). Theo ông Phạm Xuân Báu – trưởng thôn Xuân La cho biết: ở làng Xuân La có cây đa cổ, tương truyền thế của cây đa này là thế hình nhân bái mạng. Trước làng có ba cái gò cao, sau làng có 7 cái nấm (đất gò), 7 cây đa. Đền, đình, chùa, miếu đều bố trí thẳng hàng theo hình chữ nhất (hướng Nam).
    Trước đây Xuân La cũng có chợ, sau chợ có nấm đất cao. Sông Thái sư chảy qua rìa làng Xuân La. Trước có miếu ở ngay cạnh bến sông gọi là miếu thờ Vua Bà Bến Súc Trấn quốc đại Vương . Ông Phạm Văn Thành 72 tuổi (thôn Xuân La) cho biết: Theo các cụ trước đây truyền lại chỉ có miếu thờ Hoàng Bà Bến Súc Trấn Quốc Đại Vương ở sát bờ sông, bên kia sông là cánh đồng thấp trũng ( sau này thuộc làng Hương La – làng Mẹo) chứ không thấy có Bến Trấn ở làng Mẹo. Phải chăng một số người khi viết về làng Mẹo đã bỏ chữ Hoàng Bà Bến Súc đi và chỉ dùng chữ Bến Trấn rồi cho rằng đó là bến thuộc làng Phương La.
    Hiện ngôi miếu (phía bờ sông thuộc thôn Xuân La) vẫn còn nền cũ nằm sát bên sông ( xưa thường gọi là Bến Thủy, dòng sông này chảy ra sông Sa Lung ( khi đào sông Thái Sư người xưa đào thêm ra: từ Đào Thành về Lão Khê rồi gặp con sông ở làng Xuân La) tiếp đó chảy về Cầu Nại. Trước đây chùa Xuân La có tên là Phù La Tự. Theo các cụ ở đây thì làng Xuân La có trước, sau đó các dòng họ di cư đến khai khẩn phần đất trũng bên kia sông ( nay thuộc làng Mẹo). Lúc đầu những người dân ngụ cư này đã hòa nhập với dân Xuân La. Làng Xuân La thời đó có tục chạ làng ( tổ chức cúng ở đình, chùa; các suất đinh đều tham gia và sau tế lễ xong thì phá cỗ cùng nhau).
    Vì cùng cúng chung ở đình, chùa, miếu… với người dân Xuân La nên vào một năm theo tục lệ của Xuân La thì những người dân ở Phương La ( lúc đó chưa thành lập làng) phải tổ chức lễ chạ ( ở nơi mà dân làng Phương La lúc đó đang sinh sống) để đãi làng Xuân La. Lễ được tổ chức ở bên phần đất mà những người dân mới đến ( Phương La) đang sinh sống. Nhưng không rõ vì lý do gì, dân làng ( Phương La lúc đó) đã ăn cỗ trước, rồi mới gõ trống mời khách.
    Đúng hẹn, dân đinh Xuân La kéo sang, thấy hết cỗ bảo nhau bỏ về và từ đó không cho những người bên kia sông ( tức làng Phương La) sang cúng ở làng mình nữa. Vì lý do đó nên những người dân ngụ cư (làng Phương La) đã quyết định thành lập làng riêng và xây đình, chùa, miếu để thờ riêng. Vì lập làng mới vào năm ất Mão (khoảng năm 1675 – triều vua Lê Hy Tông), nên tên chữ của làng là ứng Mão sau gọi là Hương La; rồi sau này mới đổi tên là Phương La.
    Câu chuyện nêu trên chỉ là truyền thuyết, đúng sai chưa được tỏ tường (xin tạm ghi lại). Nhưng thiết nghĩ lọc đi cái vỏ thì ít nhiều nó cũng có cơ sở để chúng ta nghiên cứu và tìm hiểu kỹ. Thực tế trước đây và hiện nay phần đất của Phương La vẫn thấp hơn các làng Điềm, làng Còng ( Phụng Công), thôn Đầm Hà, Đống Gạo (Hồng An), và cũng thấp hơn so với phần đất của xã Minh Tân, làng Xuân La, làng Then ( Thái Phương). Theo các cụ ở Xuân La thì sắc phong đầu tiên cho đình làng Xuân La và đình Hương La vào năm 1783 (triều vua Lê Hiển Tông). Như vậy thì chùa và đình Hương La phải được làm trước năm 1783 ( sau khi đã thành lập làng mới).
    Cụ Phạm Văn Thành cho rằng theo lời truyền của các cụ trước đây thì sau khi tách khỏi làng Xuân La, thành lập làng mới khoảng vài năm thì làng Mẹo bắt đầu xây chùa và sau này mới làm đình. Điều đó có vẻ hợp lý khi chúng ta biết rằng quả chuông lớn ở chùa Linh ứng (làng Mẹo) được đúc vào năm 1688 – ( tức là sau 13 năm tách làng – 1675).
    Điều đó chứng tỏ việc tách ra khỏi làng Xuân La và thành lập làng mới Hương La là có vẻ thuyết phục hơn! Vì khi lập làng mới, nhu cầu về mặt tâm linh đòi hỏi, dân làng đã xây chùa và có chùa thì tất phải đúc chuông là điều đương nhiên. Một tư liệu không kém phần quan trọng về việc lập làng Mẹo mà chúng tôi thu thập được từ các cụ ở làng Then, đã góp phần làm sáng tỏ phần nào những lời kể của các cụ ở Xuân La về việc những cư dân (ở làng Hương La xưa ) lập làng mới.
    Theo cụ Trần Bá Tuất 74 tuổi, Phó Chủ tịch Ban Liên lạc họ Trần xã Thái Phương ( làng Then) cho biết: Các cụ trước đây truyền lại xưa ở gần đình làng Then có con sông chảy qua làng rồi chảy qua đồng làng Phương La, qua cầu Du. Tới đây nó tách làm hai nhánh: một nhánh đi qua các làng xã gần đó rồi chảy xuôi và đổ ra sông Diêm. Nhánh kia chảy qua cánh đồng xã Minh Tân, tới trạm bơm xã Minh Tân (đổ ra sông Trà Lý). Trước đây làng Then có chợ họp ở bên sông. Các cụ ở làng cho biết không thấy người xưa truyền lại là có bến Trấn, gần đây mới thấy một số người nói rằng có Bến Trấn ở làng Mẹo.
    Theo các cụ ở làng Then thì làng Mẹo trước không có chợ, chỉ làng Then mới có chợ. Chợ được lợp lá đơn giản và cọc nhỏ cắm ở bốn góc lều. Không thấy người xưa nói tới việc có ông Trần Hoằng Nghị dùng mẹo một đêm bê chợ làng Then về làng Mẹo. Chuỵen này gần đây mới nghe nói mà lại do người làng Mẹo truyền khẩu với một số nhà nghiên cứu, chúng tôi chẳng rõ được thực hư nhưng được nghe các cụ xưa kể lại chuyện chợ của làng Then bị dời về làng Mẹo lại khác với việc truyền khẩu trên. Hiện ở làng Then chúng tôi tìm hiểu về nội dung của câu chuyện bị “mất chợ” lại khác.
    Nó cũng góp phần giúp ta tin rằng việc làng Mẹo tách ra khỏi làng Xuân La là có lý vì ít nhiều chuyện “mất chợ” ở làng Then có liên quan tới việc này. Chuyện truyền lại rằng, khi đó dân làng Mẹo (Hương La) tranh chấp địa giới với làng Then. Hai bên đều đưa ra mọi lý lẽ để khẳng định phần đất, ranh giới của làng mình. Sau cùng hai bên đều thống nhất một cách giải quyết!
    Đó là việc nếu người làng Mẹo bê (vác) được một cối đá (loại cối giã gạo ngày xưa) từ trung tâm làng Mẹo đi về phía chơ làng Then. Nếu cối đá đó bị rơi ở đâu thì ranh giới giữa hai làng được tính từ điểm rơi cối đá. Mặt khác nếu người làng Then thua cuộc thì không được mở chợ và làng Mẹo được phép dỡ chợ làng Then về làng mình. Làng Then lúc đó không có ai bê nổi chiếc cối đá vừa to vừa nặng đó!
    Nhưng họ cũng không ngờ ở làng Mẹo có một người rất khỏe, chính ông ta cùng một số người làng đã bầy ra mẹo này để thắng làng Then. Vì không nắm được ý đồ của đối phương nên hương chức làng Then đồng ý thi tài. Kết quả người “lực sĩ” của làng Mẹo đã bê cối đá từ làng mình đi về phía làng Then. Khi người đó bê cối đá tới sát bờ một cái đầm trũng (theo các cụ ở làng Then thì người dân ở đây thường gọi là chuôm) của ông Lý Uẩn (trước đây vẫn là chỗ chăn thả vịt ) thì cối đá bị rơi.
    Theo ông Trần Bá Tuất thì cái đầm (chuôm) đó hiện nay nằm trong khu vực gần nghĩa trang làng Mẹo và đối diện bên kia đường là khu vực đầm (chuôm ) đã bị lấp. Hiện có một số doanh nghiệp của xã Thái Phương đang xây dựng và sản xuất… Vì thua cuộc nên làng Then mất chợ, mất đất. chợ được chuyển về làng Mẹo là như thế chứ không như một số người cho rằng năm đêm Trần Hoằng Nghị gánh hết chợ làng Then về làng mình. Rất có thể, sau này (khi người lực điền có công bê cối đá) chết, dân làng lập miếu thờ ông ở ngay căn nhà ông vẫn sinh sống trước đây. Vì thế mới có tên gọi là miếu (đền) Nhà Ông.
    Truyền thuyết trên cho ta thấy rất hợp lý và có thể hiểu rằng : khi những dòng họ mới về ngụ cư (tại làng Phương La bây giờ), lúc đó họ cúng chung ở chùa, đình, miếu làng Xuân La. Sau đó vì có tranh chấp nên họ mới thành lập làng mới. Vì thành lập làng mới dẫn tới xảy ra chuyện tranh chấp địa giới với dân làng Then.
    Từ đó mới có chuyện bằng sức khỏe và trí thông minh của mình, người làng Mẹo đã thắng cuộc nên giành được chợ và khẳng định địa giới đất đai của làng mình. Phải chăng cái chữ Mẹo cũng xuất phát một phần từ đây (ngoài chữ Mão – Mẹo ra). Thực tế ở Phương La hiện nay có 12 chi họ Trần nhưng không phải đều có cùng một nguồn gốc. Chi họ Trần về đây lâu nhất (qua khảo sát thực tế) cũng chỉ được 10 đến 15 đời. Gần đây khi thành lập Ban liên lạc họ Trần của làng, xã họ mới cùng tham gia trong tộc họ Trần ở Thái Phương.
    Theo ông Trần Đức (Văn) Mẫn 76 tuổi cho biết dòng họ Trần nhà ông ở làng Mẹo (theo ông biết) thì từ cụ tổ đến nay mới có 6 – 7 đời hoặc như ngành ông Trần Văn Đãi cùng cúng một ông tổ với chi nhà ông Mẫn, nay tách riêng. Chi họ Trần Hữu của ông Trần Hữu Nhuận từ làng Then chuyển sang sống ở làng Mẹo (nhưng vẫn theo giỗ bên họ Trần Hữu làng Then) ông Mẫn cũng cho biết có một số chi do tách nhánh (ngành hoặc phái thì cúng chung một cụ tổ) còn hầu như là giữa các chi đều biệt lập, nguồn gốc xuất xứ cũng từ nhiều nơi về Phương La sinh sống.
    Ông Mẫn cũng cho rằng ông chưa từng thấy nói chi họ nhà ông hoặc đa phần các chi họ khác ở làng có liên quan đến đền Nhà Ông. Vì thực tế các ông cũng không thấy nói tới việc các chi họ trong làng tới cúng ở đền Nhà Ông.
    Vì thực tế các ông cũng được nghe các cụ kể lại thì trước đây thôn Phương La và Xuân La cùng một thôn. Ông Trần Văn Trù, Trần Đức Mẫn và một số cụ cao tuổi ở làng Mẹo còn nói: Trước miếu (đền) Nhà Ông rất nhỏ, đặt trên một nấm (gò). Theo các cục thì khi mới thành lập lúc đó gọi là ấp ứng Mão. Sau mới gọi là Hương La.
    Vì trong các sắc phong ở đình Phương La có sắc phong ghi là Hương La. Đình thờ lục vị thần hoàng và ở từng xóm còn lập miếu (đền), tổng cộng có 6 miếu để thờ: Đền Đông thờ thần Lôi Công, đền Đống Lụa thờ thần Đông Cương, đền Đồng Loan thờ thần Đồng Loan, đền Sơn Du thờ thần Sơn Du, đền Trung Quân thờ thần Trung Quân, đền Thiên Quan thờ thần Thiên Quan (vị thần này ở làng Xuân La cũng thờ nhưng theo thần tích thì đây là thiên thần chứ không phải là nhân thần). Ông Trần Văn Dong trưởng chi họ Trần (Phương La 3) cho biết chi họ ông về đây cũng khoảng 10 đời, toàn chi có 5 ngành hiện còn 4 ngành (và đã tách thành chi nhỏ). họ của ông Trần Hữu Vĩnh (52 tuổi) tính đến nay khoảng 6 – 7 đời chi này có cùng chung một cụ tổ chi với nhà ông Trần Đức Mẫn, ông Trù, ông Huênh.
    Ông Trần Bá Tuất ở Trác Dương (làng Then) cho biết dòng họ Trần của ông từ Hà Tây chuyển về đây được 6 – 7 đời. Hiện ở làng Then có chi họ Trần Hữu cũng từ nơi khác về đây sinh sống khoảng 6 – 7 đời. Có những người mang họ Trần nhưng xuất xứ ban đầu là không phải họ Trần. Thực tế như dòng họ Trần Hữu ở Hồng An. Dòng họ này vốn gốc người Chiêm Thành. Qua các lần chiến tranh, tổ tiên họ bị bắt đưa về sống ở Côn Cương. Đó là vào đời vua Lê Thánh Tông.
    Ông Trần Hữu Huỳnh (người xã Hồng An cho biết: Theo gia phả dòng họ ông trước đây là họ Chế, về Côn Cương được ba đời (thời Lê Thánh Tông) thì vua Lê cho đổi thành họ Trần Hữu. Hiện theo gia phả và các cụ trong họ này kể lại: Cách nay 7 – 8 đời, dòng họ này có ba người bỏ làng ra đi trong đó có một người đi về làng Mẹo chăn vịt ở cánh đồng giáp làng Mẹo và làng Then, làng Xuân La.
    Người này lấy vợ ở làng Mẹo con cháu sau này mang họ Trần nhưng không đệm chữ Hữu mà lại mang chữ đệm khác. Gần đây có một số người cho rằng ở dòng Trần Văn xưa (làng Mẹo) ccó người về sống ở làng Vịt. Người này theo truyền thuyết là cháu hoặc chắt của bà tư Trần Hoằng Nghị, ông ta tên là Trần Khả Sa.
    Theo tác giả này thì ông Sa về sống ở làng Vịt, làm nghề chăn vịt. Vậy không biết ông Sa này là con của ai (nếu như có Trần Hoằng Nghị, và nếu đúng ông Trần Hoằng Nghị sinh ra Trần Thủ Độ, Trần An Quốc thì bà Tư vợ ông nghị sinh ra ai? Người đó tên là gì (đời thứ 2)? Vì theo tài liệu trên thì ông Trần Khả Sa là đời thứ 3. Thật khó mà tin được vì chứng cứ đưa ra không thuyết phục. Khi đi tìm hiểu về làng Vịt, các cụ ở các xã Tiến Đức, Hồng An, Thái Phương, Thái Hưng, Minh Tân, Hồng Minh, Phú Sơn… hầu như đều nói rằng không nghe các cụ truyền lại xưa ở vùng Ngự Thiên có làng Vịt. Thật là trớ trêu nếu quả thực có ông Trần Hoằng Nghị thật? Là người giầu có mở làng, khai thông buôn bán, mở nghề tơ tằm dệt lụa mà cháu chắt của bà Tư vợ ông lại bỏ làng đi nơi khác chăn vịt thì quả là điều khó tin.
    Nhưng từ câu chuyện truyền miệng (và căn cứ theo phả hệ của dòng Trần Hữu) ở Hồng An Hưng Hà cho ta thấy: Vùng đồng đất làng Mẹo, giáp cánh đồng làng Then, làng Xuân La xưa là vùng trũng (giáp sông), việc chăn thả vịt ở đây là có thể có. Việc trong họ Trần Hữu có người đi xuống làng Mẹo làng Then làm nghề chăn vịt và lấy vợ ở đây là có thể tin được.
    Qua các tư liệu điền dã, thần tích, thần phả ở các xã trong huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng xưa cùng các truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân giúp chúng ta hiểu rằng rất có thể làng Mẹo được hình thành vào thời nhà Lê và là làng có cư dân đến ở sau làng Xuân La và làng Then. Ngay truyền thuyết về Trần Hoằng Nghị đến lập làng Mẹo (nếu như chuyện đó là có thật?) cũng cho ta thấy khi ông đến đây đã phải dùng mẹo và sức để một đêm gánh cả chợ làng Then về làng mình.
    Vậy thì không thể có chuyện ông là người đầu tiên về lập ấp ở vùng đất Thái Phương (Bến Trấn) được. Vì qua truyền thuyết đã cho ta thấy (nếu có Trần Hoằng Nghị?) thì khi ông về khai khẩn đất hoang ở vùng Bến Trấn thì làng Then và làng Xuân La đã có cư dân sinh sống từ trước rồi. Có như vậy thì mới có chuyện gánh chợ kể trên – nếu như đúng là có truyền thuyết đó?).
    Tất cả những truyền thuyết lập làng, tranh địa giới, bê cối đá của người làng Xuân La, làng Then truyền lại là có lý. Ngay cả việc một số người cho rằng Trang Nghị Đại Vương và Hoằng Nghị Đại Vương (nếu có nhân vật này?) là một người thì cũng không đúng vì Trang Nghị (theo thần phả thần tích ở Xuân La và ở làng Then thì đây là một vị thiên thần (con thần Sấm).
    Nếu hai người nói trên là một thì phải chăng Trần Hoằng Nghị cũng là thiên thần chứ không phải nhân thần. Việc gọi là đền Nhà Ông cũng chỉ ghi danh một người có công lao nhất định nào đó với một làng, một dòng họ. Ông cũng chưa đủ điều kiện để dân làng suy tôn là thần hoàng. Vì lục vị thần hoàng thờ ở làng Mẹo không ai có tên là Trần Hoằng Nghị. Nếu quả thực ông có công dựng làng, mở mang dòng họ Trần và thân sinh ra Trần Thủ Độ thì không chỉ có làng Mẹo phải tôn thờ mà triều đình nhà Trần tất cũng phải tôn thờ ông. Ngay như việc Trần Nhật Hiệu, đền miếu thờ ngài đều gọi là đền Đức Ông, miếu Đức Ông.
    Vậy thì tại sao một người nếu đúng như công trạng được nêu ra ở trên mà lại không được gọi là Đức Ông hoặc Đức Ông Đại Vương? Thì quả là điều vô lý. Mặt khác căn cứ vào lời kể của các cụ già ở làng Mẹo, làng Then, làng Xuân La họ cũng không rõ được tên, họ thật của những người được thờ ở đình; nhưng có người lại nói họ là những người mang họ Trần thì điều đó chưa đủ cơ sở thuyết phục. Ngay cả thần phả thần tích cũng không thấy ghi rõ việc này.
    Từ những căn cứ trên ta có thể thấy vùng đất làng Mẹo làng Then, làng Xuân La chưa đủ cơ sở để khảng định nơi đây có liên quan đến vương triều Trần và Trần Thủ Độ. Chúng ta cũng chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận Trần Hoàng Nghị là nhân vật có thật. Ông cũng không thể( nếu như có con người này) là thân sinh của Trần Thủ Độ được.
    Hiện nay có một số nhà khoa học lại căn cứ vào lời truyền khẩu( do những người ở thế kỷ XX- XXI, tự nhận là hậu duệ của Trần Thủ Độ- kể lại), những lời truyền khẩu này không thể được coi là khoa học được khi họ chưa đưa ra được những tư liệu: Thần Phả, Thần Tích, văn bia và các tài liệu chính sử để chứng minh rằng có nhân vật Trần Hoàng Nghị là thân sinh của Trần Thủ Độ. Trong khi đó Thần Phả làng Xuân La đã cho ta biết rõ: Trang Nghị Đại Vương( có nhà khoa học nói: “ Đây chính là Trần Hoàng Nghị”) là một thiên thần chứ không phải là nhân thần.
    Đặng Hùng (Sách: Long Hưng đất phát nghiệp vương triều Trần)

Chia sẻ trang này