1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lễ hội ở Thái Lan

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi Idecghin, 06/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội ở Thái Lan

    LỄ HỘI HOA Ở THÁI LAN
    Thái Lan là một vùng đất nằm trong khu vực nhiệt đới. Nơi đây, đất đai phì nhiêu màu mỡ, cây cối phát triển mạnh và rất phong phú. Đặc biệt, đến đây bạn sẽ thấy bạt ngàn các loài hoa đẹp đủ chủng loại, kiểu dáng và màu sắc. Người Thái trồng, chăm sóc và ngắm hoa để thư giãn và giải trí. Đồng thời họ còn tổ chức nhiều hoạt động kỉ niệm để làm nổi bật lên sức hấp dẫn thu hút của hoa và khai thác giá trị sử dụng của chúng.

    Lễ hội hoa ở Chiềng Mai:

    Đây là một lễ hội hoành tráng được tổ chức hàng năm ở Chiềng Mai, cách thủ đô Băng Cốc chừng 696 km. Lễ hội này có tên chính thức là Lễ hội Hoa và Cây cảnh Chiềng Mai, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1977 theo sáng kiến của ngài Chalo Thammasiri, tỉnh trưởng Chiềng Mai lúc đó. Ông cho rằng đây là một cách để tăng thu nhập cho người dân địa phương nhờ thu hút khách du lịch và tăng cường trồng cây và hoa làm hàng hóa.

    Chiềng Mai tổ chức Hội hoa này vào 3 ngày: thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật đầu tiên của tháng 2. Ấy là khi các loài hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ nhất. Trước khi đám rước hoa diễn ra, người ta tổ chức thi hoa hậu để tuyển chọn ra người đẹp nhất trong số những cô gái được những nhà tài trợ giới thiệu đề cử. Hoa hậu sẽ là người ngồi trên thuyền hoa và được rước đi khắp vùng. Những mặt hàng của các ngành nghề thủ công và nhiều sản phẩm địa phương khác cũng tham gia triển lãm và bày bán tại lế hội.
  2. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội hoa ?oMuồng vàng? và những điệu ?oKhổn?
    Người ta nói rằng Khổn Kền (Khon Kaen) là vùng đất của hoa Muồng rừng (hay còn có cái tên rất Tây là ?orượu lí vàng?) và Khèn (nhạc cụ làm bằng ống sậy, đặc trưng của vùng Đông Bắc). Nằm cách Băng Cốc 449 km, Khổn Kền là trung tâm của vùng Đông Bắc, bao gồm cả về văn hoá, mà trong đó thổi Khèn là nét văn hoá tiêu biểu, cũng như loài hoa Muồng rừng được coi là loài hoa đặc trưng của tỉnh.
    Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Tư. Đây là một trong chuỗi những lễ hội mừng năm mới ở Thái Lan. Thời gian này là lúc vừa qua mùa thu hoạch, người nông dân rảnh rỗi và nghỉ ngơi, cũng là lúc hoa muồng vàng nở rộ nhất. Những dây hoa vàng ươm thả xuống từng chùm từng chùm rực rỡ, trang hoàng cho các con đường một màu tươi sáng và ấm áp.Trong lễ hội có rất nhiều các hoạt động mà đặc trưng là để thể hiện lòng mộ đạo tôn nghiêm trước các tượng Phật và điện thờ, kính cẩn tưới nước lễ vào tay các vị cao niên, dâng đồ ăn cho các sư tăng, thi hoa hậu, rước thuyền hoa và biểu diễn dân ca Đông Bắc.
  3. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    LỄ DÂNG HOA Ở SẠ -RẠ- BỤ- RI (Saraburi)
    Dâng hoa là lễ hội tạ ơn tổ chức ở Phra Buddha Bat, tỉnh Saraburi, cách Băng Cốc 108 km. Hàng năm người ta tổ chức lễ hội này vào ngày Khau Păn-sả (ngày bắt đầu ba tháng tu kín trong mùa mưa hay ba tháng chay của các sư tăng, những ngày này các sư tăng không được ra khỏi nơi tu hành). Dâng hoa có nghĩa là tạ ơn bằng cách đem hoa dâng lên cho các sư tăng. Một truyền thuyết Phật giáo kể lại rằng: Có một Phật tử người Ratchakrua đã dâng lên Phật Tổ hoa nhài thay cho đồ ăn như thường lệ. Vậy có thể xem như đây là một phong tục truyền thống của các Phật tử. Tuy nhiên ngày nay chỉ còn ở Phra Buddha Bat mới tổ chức thành lế hội. Vào giờ quy định, người Phra Buddha Bat đem dâng đồ ăn cho các sư tăng ở chùa vào sáng sớm ngày Khau Păn-sả. Sau đó họ hái hoa Khau Păn-sả, loài hoa này thường nở rộ trên các ngọn núi trong vùng vào đầu mùa chay. Họ đem dâng hoa này và hương hoặc trầm cho các sư tăng. Các sư tăng này sẽ lên điện thờ và dâng bày các lễ vật này làm đồ cúng.
    Ng.y nay hoa Khau Păn-sả không còn nhiều đủ để đáp ứng nhu cầu cho khách thập phương. Vì vậy người ta cũng chọn dùng nhiều loại hoa khác để dâng lên trong dịp này. Lế hội cũng có một đoàn diễu hành những cây nến lớn được chạm trổ rất tinh xảo làm bằng sáp ong. Những cây nến này sẽ được dâng lên điện thờ Phra Buddha Bat và các chùa khác trong tỉnh sau cuộc diễu hành.
  4. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội hoa ở Me-hồng-sỏn (Mae Hong Son) và Lốp- bụ- ri (Lopburi)
    Mùa hoa Cúc quỳ
    Khách du lịch thường tới Me Hong Sỏn vào khoảng tháng 11, 12 để ngắm cả biển hoa cúc quỳ vàng mà người Thái thường gọi là hoa hướng dương Mê-xi-cô. Loài hoa này nở rộ trên khắp những quả đồi lúp xúp như bát úp dọc theo cao tốc 108 sau khi qua Khun-yuam. Dân địa phương thì gọi loài hoa dại này là Bua-tong (phương ngữ miền Bắc), trông chúng giống hoa hướng dương nhưng nhỏ hơn nhiều.
    Ở quận Me Sariang cũng có một thung lũng hoa cúc quỳ, cũng nằm dọc theo cao tốc 108. Cảnh hoa cúc quỳ nở rộ ăn ảnh nhất là ở Doi Me U-kho huyện Khun-yuam. Các tuor du lịch thường được tổ chức đến đây để khách thập phương chiêm ngưỡng cảnh tượng thiên nhiên tươi đẹp và tham quan khu vực sinh sống của các tộc người địa phương trên các vùng đồi vào đúng mùa hoa cúc quỳ nở.
    Lễ hội hoa hướng dương Lop Bụ-ri
    Ở Lop Bụ-ri, nhất là ở hạt Pắt-tha-na Ni-khom, có những cánh đồng hoa hướng dương mênh mông. Người ta trồng hoa hướng dương thay thế cho ngô vào mùa khô. Trước khi thu hoạch, những cánh đồng vàng nổi bật trên nền trời xanh thăm thẳm này trông thật là thích mắt và ăn ảnh. Vì vậy chúng trở thành điểm thu hút chính trong tỉnh.
    Lễ hội hoa hướng dương được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 12. Đây là lúc hoa hướng dương bung cánh nở rộ nhất, trông như những đĩa mặt trời vàng rực. Đặc trưng của đám rước trong lễ hội là những thuyền hoa, các trò diễn dân gian địa phương, sản phẩm từ cây và hoa hướng dương đem trưng bày và một cuộc thi hoa hậu vùng. Từ Băng Cốc, để tới được đồng hoa, trước hết ta phải tới Sạ-rạ-bụ-ri rồi sau đó đi theo đường Sạ-rạ-bụ-ri - Lop Bụ-ri khoảng 30km, rẽ phải vào cao tốc 21 và đi thêm 15 km nữa. Tới đây, ?obiển mặt trời vàng? đã ở trước mắt ta.

    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 09/03/2006
  5. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Sổngkran
    Sổngkran là Tết Năm Mới của người Thái Lan, như là Tết Nguyên Đán của người Việt vậy. Đây là lúc mà các thành viên của mỗi gia đình trở về đoàn tụ quây quần với nhau trong một mái nhà, thực hành một nghi lễ long trọng đón năm mới. Do vậy mỗi khi Tết Sổngkran đến, thủ đô BăngCốc dường như trở nên vắng vẻ hơn rất nhiều, bởi biết bao nhiêu người ngoại thành, ngoại tỉnh làm ăn ở đây đều trở về mái nhà thân yêu của mình.
    Lễ hội Năm mới Sổng kran được coi là một trong những lễ hội lớn nhất đuợc tổ chức hàng năm ở Thái Lan. Lễ hội được bắt đầu vào ngày 13 tháng 4 Công lịch với rất nhiều hoạt động kỷ niệm diễn ra trên toàn quốc. Đây là một lễ hội dân gian cổ truyền đánh dấu bước chuyển từ năm cũ sang năm mới. Thời điểm này cũng chính là thời điểm chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa của Thái Lan, đánh dấu việc bước vào một mùa vụ, một mùa làm ăn mới.
    Thực tế là trong tiếng Thái, từ ?oSổng- k-ran? có nghĩa là ?ochuyển sang? hay ?othay đổi vị trí? và đây chính là ngày mặt trời chuyển vị trí của nó trong đường Hoàng đạo. Ngày này còn được gọi là ?oLễ hội Nước? vì trong đó có nghi thức té nước rất đặc trưng trong phong tục lễ hội cổ truyền thường thấy ở các nước nông nghiệp thuộc khu vực Đông Nam Á. Người ta cho rằng, nước đồng nghĩa với sự trong sạch, và té nước là thanh tẩy những bụi bặm, rủi ro, những điều xấu của năm cũ để đón nhận niềm vui và điều tốt lành trong năm mới
    Ngày Tết bắt đầu từ lúc sáng sớm với việc dâng đồ ăn cho các nhà sư tiếng Thái gọi là ?otặc - bạt? và phóng sinh. Sau đó là việc lễ bái trước bàn thờ tổ tiên và con cháu quỳ lạy bày tỏ lòng kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, những người cao tuổi trong nhà và nhận lại từ họ những lời cầu chúc may mắn và thịnh vượng.
    Buổi chiều, sau khi thực hành các nghi thức tắm tượng Phật và té nước lên các nhà sư, mọi người không phân biệt già trẻ trai gái túm tụm té nước vào nhau với niềm hân hoan và thích thú đặc biệt. Người nào té nước vào người khác nhiều và được té nước đến ướt sũng từ đầu đến chân sẽ tin rằng mình sẽ được nhiều ?olộc? trong năm mới đang tới.
    Nơi tổ chức lễ đón năm mới hoành tráng nhất là ở Chiềng Mai, một tỉnh nằm ở phía Bắc Thái Lan. Lễ hội Sổng kran ở đây diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15 tháng 4 theo đúng phong tục cổ truyền. Người dân từ khắp các nơi đổ về đây để tham gia lễ hội té nước, xem thi hoa hậu Sổngkran và rất nhiều những cuộc trình diễn và diễu hành khác hết sức đẹp mắt và hấp dẫn như: rước hoa, rước nến, v.v.
    Còn ở Thủ đô Băng Cốc, người ta rước tượng Phật Budhasihing (?) từ Bảo tàng Quốc gia ra Quảng trường lớn (Sanảm Luổng) đối diện với cung điện Hoàng gia để làm lễ tắm tượng Phật.


  6. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Loi Krạ-thôông
    [​IMG]
    Một tháng sau khi kết Hạ (kỳ tu kín của các tăng ni Phật giáo), vào những ngày trăng sáng và tròn nhất trong tháng 12 theo âm lịch Thái Lan, thường là vào tháng 11 Công lịch, ở Thái Lan lại diễn ra một lễ hội rất đặc sắc, lễ hội Loi Krạ-thôông.
    Thời gian này, nước các sông ở Thái Lan lên đầy nhưng mùa mưa cũng bắt đầu chấm dứt, trời sáng trong hơn và không khí không còn ẩm ướt nữa. Mọi người ở thôn quê cũng đều rảnh rỗi cả vì lúa đã tốt, chỉ còn chờ tháng nữa là gặt. Thế nên lễ hội này đã trở thành một lễ hội lớn, phổ biến ở Thái Lan, người Thái ở khắp nơi trên đất nước đều hướng về các con sông, ao hồ và các kênh mương để thả những chiếc Krạ-thôông của họ.
    Theo tiếng Thái, ?oloi? trong tiếng Thái nghĩa là ?othả trôi?, ?okrạ-thôông? là chiếc ?obát lá? bằng thân và lá chuối dùng để đựng đồ cúng. Loi krạthôông là trả trôi những chiếc bát lá theo dòng nước. Trong những chiếc bát lá đó, bắt buộc phải có nến, hương và hoa, nên chúng khiến cho ngày lễ hội ngày không khác gì lễ hội thả hoa đăng ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.
    Lễ thả Krạ-thôông lại diễn ra vào những ngày trăng sáng đẹp nhất nên trong những đêm thả Krạ-thôông này, các làng quê Thái Lan như biến thành những vùng đất lấp lánh tưởng chỉ có trong chuyện cổ tích, tất cả các dòng sông ngập tràn trong ánh trăng huyền ảo lẫn với ánh nến bồng bềnh, lung linh.
    [​IMG]
    Có nhiều cách giải thích khác về nguồn gốc của lễ hội này, thể hiện sự hòa quyện của nó với những tín ngưỡng cổ đại.
    Người ta cho rằng đây là một lễ hội có xuất xứ từ Ấn Độ. Người Ấn Độ cổ đại đã thờ phụng nữ thần sông Hằng như người mang lại cuộc sống, quan niệm đã được du nhập vào vương quốc Thái Lan dưới vương triều Sụ-khổ-thay khoảng 700 năm trước, trong đó tên sông Hằng được phiên âm thành Khongkha. Đời vua Răm-khăm-hẻng, vị vua vĩ đại của vương triều Sụ-khổ-thay, có một cô gái tên là Nang Nopamas, con gái của một thầy tu Bà la môn trong hoàng cung, thường hay cúng lễ thần sông khi mùa mưa kết thúc. Nàng đã bắt chước tục lệ Bà la môn của cha mình, làm một chiếc khay đựng đồ cúng để dâng lên Mee KhongKha (Mẹ Nước). Nàng lấy thân và lá cây chuối để kết chiếc bát lá đựng đồ cúng trong hình dạng một bông sen mãn khai, sau đó với lòng kính trọng, nàng dâng chiếc Krạ-thôông đầu tiên này cho đức vua, Người đã nhận và thả xuống sông. Cách thức mới lạ và ý nghĩa của chiếc bát lá đã cuốn hút người dân Sụ khổ thay và khiến họ tiến hành lễ hội này hàng năm.
    Một cách giải thích khác lại gắn Loi krạ-thôông với việc thờ dấu chân Phật. Người ta kể rằng đức Phật trước khi giác ngộ, tức là Thái tử Tất Đạt Đa, đã ngồi thiền dưới một gốc cây bên bờ sông Nammada (tức là sông Nerbudda ở Ấn Độ), một cô gái tên là Suchada đi qua đã phát hiện thấy ánh hào quang tỏa ra từ người ông. Cô gái liền chạy về nhà chuẩn bị một bữa ăn chay rồi đựng vào một chiếc bát vàng đem dâng cho Thái tử, ông không ăn mà vứt quăng chiếc bát vàng ngược lên phía thượng nguồn sông như thỉnh xem liệu một ngày nào đó ông sẽ đạt được giác ngộ chăng? Chiếc bát vẫn nổi ngược dòng nước chảy xiết như một câu trả lời chắc chắn. Chiếc bát sau đó cứ trôi dạt rồi chìm dần và rơi xuống lưng thần rắn Naga, thần rắn nhìn thấy ở chiếc bát dấu hiệu đó là của đức Phật tương lai liền nổi lên trên mặt nước, thỉnh cầu đức Phật cho được thờ dấu chân của người in trên bãi cát. Như vậy, Loi Krạ-thôông chính là hành vi thờ cúng dấu chân Phật vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ.
    Tuy nhiên cũng có những lễ hội Loi Krạ-thôông rõ ràng là rất nguyên thủy, không gắn tới truyền thuyết Phật giáo, cũng không chỉ mang tính giải trí đơn thuần. Đó là lễ hội Loi Krạ-thôông ở Chiêng Mày và các tỉnh vùng đông bắc Thái Lan. Vào những ngày nước lớn tháng Mười Hai, người dân vùng này lại làm những chiếc Kra-thôông rất lớn và đốt đuốc chức không phải nến ở bên trong. Họ cho vào các Kra-thôông lớn đó thức ăn và quần áo rồi thả chúng ra sông. Chính vì thế mà người ta còn cho rằng, lễ hội này có liên quan đến lễ hội hoa đăng của người Trung Quốc, trong lễ hội đó người ta gắn nến lên những chiếc bè hay thuyền giấy để dẫn dắt những linh hồn phiêu dạt, lang thang. Lễ hội này cũng diễn ra cùng với lễ hội Diwali của Ấn Độ khi có hàng ngàn ngọn đèn được thắp sáng nhằm kỷ niệm sự trở lại kinh đô Ayodhya của Rama và Sita (những nhân vật trong sử thi Ramayana).
    Nhưng rõ ràng đây là một nghi lễ bái vật giáo - tạ ơn thần nước. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người dân Thái Lan đều hiểu và cho rằng Loi Kra thôông là một hành vi nghi lễ làm vui lòng Mẹ Nước. Những khay đồ cúng này thả nổi trên mặt nước, được gửi đến Mẹ Khongkha?, nữ thần nước, nhằm làm nguôi lòng và cầu xin Mẹ Nước tha thứ cho việc đã làm vấy bẩn và ô nhiễm nước suốt một năm qua.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, đến nay, Loi Kra thô ông dần dà đã trở thành những ngày hội đèn (hội hoa đăng) vừa gắn với tín ngưỡng tôn giáo, vừa mang tính chất vui chơi giải trí của người dân Thái vào mùa nước lớn. Loi Kra thô ông từ lâu đã trở thành một hội lễ vừa có lễ vừa có hội, vừa mang tính chất cầu mong vừa là cuộc vui của toàn dân.
    Krạ-thôông theo cổ truyền vẫn có kiểu dáng hoa sen, làm bằng thân hoặc lá cây chuối và được trang trí bằng các loại hoa. Trải qua nhiều năm, những cuộc thi bình chọn Krạ-thôông đẹp nhất đã được tổ chức và những kiểu dáng mới xuất hiện như chim, thuyền và các hình tượng khác. Các vật liệu trang trí nhiều màu sắc được sử dụng tối đa để Kra thô ông có màu sắc sặc sỡ thật bắt mắt. Luôn phải có trong Krạ-thôông là nến, hương, hoa (nhiều loại, nhiều màu). Có khi, cờ giấy cũng được gắn vào Krạ-thôông, bay phất phơ theo những cơn gió nhẹ. Người ta còn nhét cả tiền xu vào các cánh lá của Krạ-thôông. Tiền xu là đồ cúng một cách tượng trưng cho thần sông, nhưng trong những năm gần đây, tiền xu lại được xem như là một hành vi công đức cho người nghèo, những người sau đêm hội đi tìm kiếm Krạ-thôông để lấy tiền.
    Hoàng gia cũng tham gia và tổ chức những lễ hội Loi Krạ-thôông rất quy mô với những Kra-thôông Yài (Kra-thôông Lớn). Các Kra-thôông này như một chiếc thuyền có thể chở được nhiều nhạc công, ca sĩ, vũ công để họ biểu diễn hát múa trong ánh đèn đuốc sáng trưng. Những Kra-thôông hoàng gia không chỉ lớn mà còn có hình dạng rất phong phú: hình hoa sen nở, hình thuyền mành, thuyền rồng? Nhà vua cùng hoàng gia ngồi xem Loi Krạ-thôông trên một đình tạ lớn nổi lên trên mặt nước nhờ những thuyền nhỏ ghép lại thành phao?
    ***
    Hàng năm, tương ứng với những trăng tròn tháng Mười âm lịch Việt Nam, ở Thái Lan, những chiếc Kra-thôông lớn nhỏ đủ kiểu của dân chúng, các quan chức, hoàng gia lại rực sáng lung linh dưới ánh trăng cuối mùa mưa, dập dình trôi vào các sông lớn, đổ ra biển. Những chiếc Krạ-thôông ấy không chỉ đem đồ tế tạ ơn Mẹ Nước, mà còn đem đi tất cả những rủi ro, tội lỗi của cả một năm qua và biến cả đất nước Thái Lan thành những ngày hội ánh sáng tưng bừng đầy ý nghĩa.
    [​IMG]
    Linh Ngã
    Ảnh: Sưu tầm từ Internet
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 10/04/2009
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 10/04/2009

Chia sẻ trang này