1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lễ Phục sinh

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Lissette, 09/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Lễ Phục sinh

    Những người theo đạo Thiên chúa tổ chức lễ Phục sinh để kỷ niệm ngày Jesus tái sinh. Tuy nhiên cái tên ?oPhục sinh? trong tiếng Anh là Easter lại có nguồn gốc từ chữ ?oEastre? - tên vị thần mặt trăng của những người không theo đạo Thiên chúa. Những người này thường tổ chức một lễ hội có tên là ?oEastre? để chào đón mùa xuân. Cho đến thế kỷ thứ hai sau công nguyên thì những người truyền giáo cho các bộ tộc Giéc-manh ở phía bắc Rome đã khéo léo biến lễ hội mùa xuân này thành dịp lễ quan trọng nhất nhì của đạo Thiên chúa. Kể từ khi lễ hội Eastre chào đón mùa xuân được tổ chức trùng với khoảng thời gian Jesus tái sinh, thì mọi người đều coi hai dịp lễ này là một. Lễ Phục sinh ngày nay rơi vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên sau xuân phân (ngày xuân phân là ngày 21 tháng 3). Vì vậy mà ngày tổ chức Lễ phục sinh thường thay đổi theo các năm khác nhau.


    Như vậy lễ PS là một lễ hội ít nhiều liên quan đến mặt trăng và được ấn định theo lịch mặt trăng nên loài thỏ - biểu tượng của mặt trăng cũng trở thành biểu tượng của lễ PS. Người ta tìm thấy mối liên hệ giữa thỏ và mặt trăng trong những câu chuyện ngụ ngôn và bức vẽ của các nghệ sỹ ở vùng Viến Đông. Người Trung Hoa cũng coi hình ảnh một con thỏ đang giã gạo là biểu tượng của mặt trăng. Mối liên hệ giữa thỏ và mặt trăng còn được biết đến trong hai câu chuyện sau đây. Câu chuyện thứ nhất nói rằng Đức Phật Như Lai đã chọn mặt trăng là nơi ở cho loài thỏ vì chúng đã tự nguyện làm thức ăn cho những người bạn đói khát của Đức Phật. Câu chuyện thứ hai kể rằng con thỏ đã nhảy vào đống lửa hiến mình làm một món ăn cho kẻ nghèo khổ Indra và thế là để tỏ lòng biết ơn, Indra đã đặt loài thỏ lên mặt trăng.

    Trong dịp lễ PS, chúng ta bắt gặp hình ảnh con thỏ trang trí ở trong nhà, ngoài vườn, trên cửa số, ngoài cửa hàng. Người lớn thường tặng cho trẻ con nhiều bánh kẹo có hình con thỏ. Đặc biệt là có rất nhiều sô-cô-la hình thỏ, có cái bé xíu rất xinh, có cái to đùng, có cái làm rất tinh xảo, có cái làm qua loa trong buồn cười lắm, mặt con thỏ rất ngô nghê hì hì.

    Ngoài hình ảnh con thỏ, người ta còn bắt gặp hình ảnh quả trứng rất nhiều trong dịp PS. Bởi vì ý nghĩa của trứng về sự sinh sôi nảy nở và về cuộc sống mới rất phù hợp vớI ý nghĩa của lễ PS. Trứng thường được sơn màu mà vào thời xa xưa thì ngườI ta chỉ dùng những màu sáng tượng trưng cho ánh sáng mặt trời mùa xuân. Dần dần, những nền văn hoá khác nhau hình thành những cách thức và tông màu trang trí khác nhau trên vỏ trứng: ngườI Hy Lạp chọn màu đỏ thắm tượng trưng cho máu của Jesus, người Đức và Áo chọn màu xanh lá cây, người Slavíc thì dùng vàng và bạc dát thành những mô-típ rất đặc biệt, người Mỹ thường vẽ hình Jesus hoặc Đức mẹ Maria.

    Các mẫu trang trí trứng khác nhau








    Ngoài thú vui vẽ trứng cho lễ PS, trẻ con còn có trò tìm trứng. Bọn trẻ tin là có con thỏ đã giấu trứng trong các bụi cây trong vườn, chúng đi tìm và ai tìm được nhiều nhất thì sẽ được thưởng kẹo.


    Nhặt trứng nhanh còn đi lấy quà




    nguồn: hanoicorner


    I can hardly wait, until I see you again Because I'm filled with love... and sweet anticipation
  2. FANTOMAT_FOREVER

    FANTOMAT_FOREVER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    0
    Sao Tây nó lắm trò hay thế nhỉ, thế có pác nào biết mấy cái quả trứng kia nó bán ở chỗ nào ko ạ, hay có ai làm được thì giới thiệu cho tớ cái
    Có sao đâu, hai người tốt vẫn có thể ghét nhau !

Chia sẻ trang này