1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lệnh tổng động viên

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bengoeo, 18/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    tổng động viên ko phải là lệnh
    nó là khẩu hiệu thôi
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    KHông rõ lệnh này do bác nào ký, ban hành trong trường hợp nào, chắc cỡ BCT phải họp lên họp xuống và bác Chủ tịch sẽ đọc trên đài phát thanh như là ***** đọc Toàn quốc kháng chiến để đánh Pháp ấy.
    --------------------------------------------------------------------------
    Lệnh Tổng động viên do ************* cũng là Chủ tịnh Hội đồng Quốc phòng ký ban hành. Tuy nhiên, Tổng động viên không phải dễ xảy ra, nếu không thật sự cần thiết thì còn các hình thức động viên từng phần, cục bộ! Tổng động viên chỉ xảy ra khi đất nước tiến hành chiến tranh toàn diện, đòi hỏi tập trung toàn bộ sức người, sức của cho chiến tranh.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 18/02/2008
  3. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Tổng động viên không phải lúc nào cũng hay, vì ra trận hết thì lấy ai sản xuất? Cho nên tuỳ thuộc vào tình huống mà động viên đến đâu. Có lẽ thông thường tổng động viên là lấy hết lực lượng dự trữ, như VN là tuổi quân dự bị đến hết 35 sẽ được đi đợt đầu. Còn nếu tuyệt vọng như Hít le thì lấy đến 70.
  4. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Sax, nếu là khẩu hiệu thì lấy ai đánh Mĩ ?. Nói chung đừng bao giờ mong có tổng động viên...em chỉ thích sống yên bình, thế là khoẻ...còn nếu có tổng động viên thật thì đi , thế thôi
    Được selene0802 sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 18/02/2008
  5. Deltatoni

    Deltatoni Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Tàu mà tổng động viên thì chắc định làm gỏi Nga hoặc Mỹ chắc. Mà em cũng không rõ là khi có lệnh tổng động viên thì phân cấp chi tiết như thế nào các bác nhỉ? Lực lượng nào sẽ được gọi trước tiên. Như em đây được xếp vào dạng dự bị động viên, chả hiểu cái cóc khô gì nữa!
  6. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Trong ww2 Liên Xô nó tổng động viên 33 triệu đó các bác, lúc ấy dân số LX chỉ 168 triệu, bao nhiêu phụ nữ đều phải thi hành quân dịch như thay thế các nam đinh làm việc trong các nhà máy sx vũ khí hay phục dịch chiến trường còn nam đinh thì toàn bộ phải ra trận hết trừ các chuyên gia hay khoa học gia mới được miễn dịch . Nói chung LX và ngay cả Bulgaria đã tổng động viên cỡ 40% dân số đờn ông
  7. Gerpard

    Gerpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2008
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    năm 79 bởi vì 2/3 số quân của ta vẫn đang ở Cam nên mới phải phát lệnh tổng động viên như vậy, nếu các quân đoàn chủ lực không phải làm nghĩa vụ quốc tế chắc cũng không cần phải tổng động viên toàn quốc để đối phó với khựa. mà hình như chúng nó cũng biết sợ, ta tổng động viên một cái thì nó rút về
  8. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Hơi thắc mắc đoạn vàng , hình như chữ quân dịch đâu phải theo nghĩa đó
  9. bengoeo

    bengoeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    kiếm được cái này trên mạng, mời các bác tham khảo
    Số hiệu: Không số
    Tiêu đề: PHÁP LỆNH VỀ LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
    Loại văn bản: Pháp lệnh
    Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
    Người ký: Lê Đức Anh
    Ngày ban hành: 09/09/1996
    Ngày hiệu lực: 09/09/1996
    PHÁP LỆNH
    VỀ LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
    Để đảm bảo sức mạnh của quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
    Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
    Căn cứ vào Điều 46 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
    Căn cứ vào Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
    Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về chương trình xây dựng pháp luật;
    Pháp lệnh này quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1.- Nhà nước xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu để bổ sung, tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu.
    Điều 2.- Lực lượng dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội.
    Quân nhân dự bị gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
    Phương tiện kỹ thuật gồm phương tiện vận tải, làm đường, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số loại phương tiện khác. Danh mục phương tiện kỹ thuật do Chính phủ quy định.
    Điều 3.-
    Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo của **********************, sự thống lĩnh của ************* và sự quản lý, điều hành của Chính phủ
    Lực lượng dự bị động viên được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ. Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên phải bảo đảm đủ chỉ tiêu, đúng tiêu chuẩn, đúng thời gian, bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật.
    Điều 4.- Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, nhà nước điều động phương tiện kỹ thuật thuộc sở hữu toàn dân, trưng mua, trưng dụng phương tiện kỹ thuật thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức của Việt Nam để bổ sung, tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội và để triền khai kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. Việc trưng mua, trưng dụng phương tiện kỹ thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Điều 5.- Các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thực hiện những quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan
    Điều 6.- Nghiêm cấm việc thành lập và sử dụng các đơn vị dự bị động viên trái với quy định của Pháp lệnh này.
    CHƯƠNG II
    XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
    Điều 7.- Xây dựng lực lượng dự bị động viên gồm:
    1. Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật;
    2. Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên;
    3. Quản lý, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên;
    4. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị;
    5. Bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính;
    6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng huy động lực lượng dự bị động viên.
    Điều 8.- Việc đăng ký, quản lý quân nhân dự bị thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Điều 9.- Chế độ, thủ tục đăng ký và quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội do Chính phủ quy định.
    Điều 10.- Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên và nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy mô, loại hình tổ chức và số lượng đơn vị dự bị động viên do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, đồng thời phân bổ đơn vị dự bị động viên cho các đơn vị thường trực của quân đội.
    Căn cứ vào chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
    Điều 11.- Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội được tổ chức thành các đơn vị dự bị động viên. Đơn vị dự bị động viên phải được duy trì đủ quân số, trang bị phương tiện kỹ thuật.
    Việc sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật vào đơn vị dự bị động viên do Chính phủ quy định.
    Điều 12.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật có trên địa bàn địa phương vào các đơn vị dự bị động viên, trừ số quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong các đơn vị dự bị động viên do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng và trừ số phương tiện kỹ thuật của các ngành, địa phương và các tổ chức được giữ lại để duy trì hoạt động trong chiến tranh.
    Tỷ lệ phương tiện kỹ thuật được giữ lại để duy trì hoạt động trong chiến tranh do Chính phủ quy định.
    Điều 13.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên của địa phương và phối hợp với các đơn vị chủ lực trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên của bộ đội chủ lực.
    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị thường trực của quân đội trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên.
    Chế độ phối hợp trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
    Việc bổ nhiệm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị giữ chức vụ trong đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
    Điều 14.-
    1. Chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
    2. Việc gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
    3. Việc điều động có thời hạn phương tiện kỹ thuật đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng để tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đó quyết định theo kế hoạch đã được phê chuẩn.
    4. Việc điều dộng có thời hạn, trưng dụng số lượng phương tiện kỹ thuật đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc địa phương xây dựng để tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; việc điều động có thời hạn, trưng dụng từng phương tiện kỹ thuật do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo kế hoạch đã được phê chuẩn.
    5. Để bảo đảm cho việc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên trong kế hoạch đã được phê chuẩn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp được quyền huy động nhân lực và phương tiện không xếp trong các đơn vị dự bị động viên có trên địa phương mình.
    Điều 15.-
    1. Quân nhân dự bị đã xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm chấp hành:
    a) Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khoẻ;
    b) Lệnh tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
    c) Chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên;
    d) Những quy định khác của pháp lệnh về trách nhiệm của quân nhân dự bị.
    2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy trong đơn vị dự bị động viên ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn có trách nhiệm:
    a) Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;
    b) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
    Điều 16.- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ sinh hoạt của các đơn vị dự bị động viên, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên, quy định trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho việc huy động lực lượng dự bị động viên.
    Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hướng dẫn thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
  10. nguyensaigon94

    nguyensaigon94 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Cũng có nghe , nhưng lúc đầu thì không tin lắm . Hồi tàu đánh qua , mấy chú bộ đội không lo đánh giặc mà trước tiên là lo di chuyển trại của mấy bác tù cải tạo . Và cũng thời gian đó có môt số bác sĩ quan VNCH không cần ngần ngại và nói thẳng '' Các anh không cần phải di chuyển di dời gì cả , chúng tôi không có thừa cơ hội làm phản đâu , súng ống đâu các anh cứ phát cho chúng tôi đi '' !!!

Chia sẻ trang này