1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lennon- McCartney tình bạn hợp tác mà thế giới sẽ không bao giờ quên

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi daytripper, 28/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daytripper

    daytripper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Lennon- McCartney tình bạn hợp tác mà thế giới sẽ không bao giờ quên

    Lennon- McCartney tình bạn hợp tác mà thế giới sẽ không bao giờ quên
    Tôi chỉ viết cho vui. Khi viết tôi thấy giật mình vì những gì viết ra đã quá quen thuộc , chỉ sợ có người sẽ nói "Mấy cái này ai chả biết, viết làm gì??" . Tôi cũng cố cày kéo 6 phần.
    - Thưở ban đầu
    - Sự cạnh tranh
    - Love is all you need
    - Đoạn kết
    - Những ca khúc cho các nghệ sĩ khác
    - Về phong cách sáng tác.


    John Lennon và Paul McCartney , đối với nhiều người, vẫn được đánh giá là cặp tác giả xuất sắc nhất từng có. Hai ca sĩ chính của ban nhạc huyền thoại Beatles, hai người bạn thân, họ đã cùng nhau viết nên những bài ca tuyệt vời, góp phần tạo nên bộ mặt nhạc Pop như ngày nay.

    1. Thuở ban đầu:
    John và Paul gặp nhau vào năm 1957. Tôi có biết một tấm ảnh ghi ngày mà Paul đến xem buổi biểu diễn của nhóm Quarrymen tại nhà thờ St Peter, Woolton, gần Liverpool là 6/7/1957. Paul thực sự ấn tượng bởi ban nhạc và anh được giới thiệu đến với họ.Đến lượt Paul, một người thuận tay trái, gây ấn tượng bằng cách chơi bản Twenty Flight Rock, trên cây đàn dành cho người chơi tay phải như John. John nhanh chóng nhận ra tài năng của Paul và mời anh này tham gia ban nhac. Họ đã gây dựng nên một tình bạn mà một trong những điểm chung là cả hai, từ khi còn trẻ, đều phải chứng kiến sự ra đi của người mẹ .
    J và P bắt đầu sáng tác cùng nhau vào năm 1957, cho dù trước đó đã có những ca khúc riêng. Bộ đôi thường trốn học để đến nhà Paul khi mà ông Jim McCartney phải đi làm. Tại đó, họ sẽ viết ca từ cho các giai điệu mà mình đã viết trên Piano. Những bài hát ra đời khoảng thời gian này còn được ghi nhớ là : I saw her standing there, When I?Tm 64. Không ai biết chính xác J và P đã cùng nhau viết bao nhiêu ca khúc trong giai đoạn này. Hầu hết chúng không được sử dụng. Con số ?ohàng trăm? mà một số người đưa ra có lẽ đã được thổi phồng.
    Cũng trong thời gian này, J & P cùng đưa ra một nguyên tắc. Đó là mỗi bài hát mà họ viết ra sẽ được kí tên cả hai, quyền tác giả bằng nhau. Ban đầu, họ quyết định rằng người viết phần lớn một ca khúc sẽ kí tên trước. Nhưng rồi cả hai đều không đồng ý với quy định cứng rắn này. ?oLove me do?, sáng tác chính là Paul, được ghi là Lennon- McCartney. Trong khi ?oPlease please me?, một bài ?ocủa? John, lại ghi ?oMcCartney - Lennon?. Trong album đầu tiên, tất cả các ca khúc cùng sáng tác đều được kí tên ?oMcCartney - Lennon?. Để thuận tiện, từ năm 1963, J và P thống nhất thành Lennon- McCartney, bởi vì L đứng trước P trong ... bảng chữ cái. Cuối những năm 90, Paul có yêu cầu nên đổi lại thứ tự trên trong một số ca khúc, mà tiêu biểu là Yesterday, trong đó John không có đóng góp nào. Tuy nhiên, mong muốn này bị Yoko Ono từ chối.
    Từ lúc gặp nhau đến khi Beatlemania bắt đầu bùng nổ, những ca khúc được coi là 50/50, J và P cùng ngồi viết với nhau , mà theo lời của Paul là ?onhãn cầu đối diện nhãn cầu? (eyeball to eyeball), có thể kể ra: She loves you, There?Ts a place, From me to you, Thank you girl, I?T?Tll get you, I wanna be your man và I wanna hold your hand.
    John nói thế này vào năm 1963:
    ?o....Tất cả những bài hát hay của chúng tôi đều là có sự hợp tác. Tôi viết ½ ca từ và ½ là của anh ấy. Cứ mỗi người thêm vào 1 từ...?
    Hầu hết các ca khúc trong thời gian này được khởi đầu bằng ý tưởng, thai nghén của một người, người kia sẽ thêm vào một câu, hoặc một đoạn, để hoàn tất . Khi mà người thứ nhất mất cảm hứng. Những bài kiểu này như Misery, Do you want to know a secret?, It won?Tt be long, Please Please me, (John viết chính), All my darling, Hold me tight, Love me do ( hầu hết là Paul)




    [​IMG]
  2. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, đây là một chủ đề tôi thấy rất hay vì Lennon và McCartney là hai nghệ sĩ gây ảnh hưởng đến tôi nhất, tôi đang đón đọc những bài tiếp theo của bạn đây. Nhân tiện tui xin bàn luận tí về việc ghi tên tác giả của Lennon và McCartney: Ban đầu tên Paul đứng trước vì thế trong tất cả bài hát của album đầu cũng như single đầu, bản nhạc luôn ký tên là McCartney/Lennon( Love me do cũng vậy, được ký là McCartney/Lennon)
    Sau đó hai người quy ước lại, vì John lớn tuổi hơn và mặt khác cũng vì như bạn nói là chữ cái J trước chữ cái P trong bảng chữ cái nên tên tác giả của các bản nhạc luôn là Lennon/McCartney. Ai đứng trước hay đứng sau không quan trọng vì Lennon/McCartney như là một khối thống nhất rồi. À mà beatles làm gì có bài all my darling nhỉ? chỉ có All My Loving thôi
  3. small_penguin

    small_penguin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Hồi đầu . Paul là người dạy đàn cho John ;p . Nhưng vì Paul thuận tay trái nên để học được , John thường phải đứng trước gương tập lại ;p
    Mà e thấy trong cả 4 người , Paul là người biết chơi nhiều nhạc cụ nhất đấy chứ ?
  4. daytripper

    daytripper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    2PaulLennon: Cám ơn bác đã chỉ ra chỗ sai trong bài viết. Đúng là All my loving. Nhưng lúc đó trong đầu mình lại nhớ thành Oh Darling. (Một bài mãi về sau ). Thế là viết thành ra như thế.----> All my darling. Chán!!
    2small_penguin: Cám ơn thông tin của bác.
    2. Sự cạnh tranh
    Năm 1964, single thứ 6 của Tứ quái, ?oCan?Tt buy me love?được phát hành. Đây là lần đầu tiên, ca khúc do một trong hai người viết độc lập ( sáng tác của Paul ) được phát hành dạng single. Điều này khởi đầu cho sự ganh đua cho vị trí ở mặt A của những single kế tiếp. Cho dù vậy, Paul nói rằng:
    ?o Đôi khi anh ấy tự viết hoàn chỉnh một ca khúc, và tôi cũng vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn nói rằng chúng tôi đã viết cùng nhau.?
    (?oSometimes maybe he will write a whole song himself, or I will, but we always say that we?Tve both written it.?)

    Sự ganh đua này cũng ảnh hưởng đến tay lead của nhóm, George Harrison, anh cũng bắt đầu cho ra đời các tác phẩm của mình. Mặc dù vẫn được công nhận là nhạc sĩ tài năng, nhưng G hầu như phải đứng sau cái bóng khổng lồ của J&P. Rất nhiều ca khúc của G bị đánh giá khắt khe từ các Beatle khác và nhà sản xuất G. Martin, cho đến tận năm 1969, khi mà ?oSomething? trở thành một hit single.
    Không chịu thua kém, sau ?oCan?Tt buy me love?, John là người đóng góp nhiều hơn ở album tiếp theo ?oA hard day?Ts night?. Mặt A của các single kế tiếp toàn là những sáng tác ?ocủa? John. ?oA hard day?Ts night?, ?oI feel fine?, ?oTicket to ride? và ?oHelp !?. Paul cũng chứng tỏ anh là đối tác ngang tầm của John. Tháng 12/1965, McCartney lại được nhắc đến. Lần này là ?oWe can work it out? . (Paul viết chính, John đóng góp đoạn ?oLife is very short.....? ) . Ở 2 album kế tiếp Rubber Soul và Help! ,cùng phát hành năm 1965, Paul là người đóng góp nhiều hơn. Trong đó bao gồm ca khúc nổi tiếng nhất của anh và cũng của nhóm Beatles ?oYesterday ?. Sự cạnh tranh không ngừng nghỉ này là động lực giúp cho J và P viết nên những ca khúc tuyệt vời hơn, để có thể vượt lên trước người kia, và vượt lên chính bản thân mình.
    Mặc dù bộ đôi vẫn hợp tác, nhưng dần dà, những ca khúc như vậy có vẻ chỉ là những ca khúc để lấp đầy album. I?Tm happy just to dance with you, Baby?T s in Black, What goes on (có sự đóng góp của Ringo),... Dẫu là vẫn có sự đóng góp của người kia, nhưng những tác phẩm lúc này được biết đến như là ?obài hát của John? hay ?oca khúc của Paul? nhiều hơn.
    Album duy nhất được phát hành năm 1966, ?oRevolver?, không có bất kì ca khúc theo công thức 50/50 nào. Cho dù J và P vẫn làm việc cùng nhau. Album này ghi nhận 2 ca khúc nổi tiếng khác của Paul : Eleanor Rigby và Yellow Submarine.
  5. daytripper

    daytripper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    3. Love is all you need
    Năm 1967, The Beatles là một biểu tượng của phong trào Hippie. Họ quảng bá cho các tư tưởng ca ngợi tình yêu và hòa bình. Điều này được phản ánh qua các ca khúc của nhóm . John và Paul cùng nhóm Beatles muốn chứng tỏ rằng họ không chỉ là những nhạc công đơn thuần, mà còn là những nghệ sỹ thực thụ. Như lời của Paul:
    ?oWe?Td now got turned on to pot and thought of ourselves as artists rather than just performers...?
    Một mặt, hai người viết cùng nhau nhiều hơn. Trong Album gây dấu ấn ?oSgt pepper?Ts lonely heart club band?, họ viết chung ?oWith a little help from my friends?, ?oGetting better?, và một trong những bài hát 50/50 hay nhất ?oA day in the life?.
    Trong bài hát này, ta thấy J và P có thể làm nên những điều kì diệu khi họ hợp tác cùng nhau. John mở đầu ý tưởng của mình từ những mẩu tin trên báo, hình thành đoạn A của bài hát. Paul đóng góp câu ?oI ?~d love to turn you on?, sau đó là dàn nhạc dây và đoạn B của Paul. Bài hát như một thể thống nhất, cho dù là sự nối ghép 2 ca khúc riêng biệt với nhau. Nếu không có sự kết hợp đó, thì phần A của John và phần B của Paul sẽ trở nên lạc lõng, không hoàn chỉnh.
    Mặc dù giai đoạn này ca khúc mang nhãn hiệu Lennon ?" McCartney mang tính độc lập của từng người nhiều hơn. Hai người vẫn hợp tác như tinh thần tình bạn thuở ban đầu. Họ tôn trọng tác phẩm của nhau, viết ca khúc vì mục đích chung của cả nhóm, chứ không chỉ vì muốn vượt lên trước người kia
    4. Đoạn kết:
    Năm 1968, cuối cùng , tình yêu đã ra đi. Album đôi The Beatles ra đời. J và P chỉ viết chung duy nhất một ca khúc là ?oBirthday?. John đã mệt mỏi với nhóm Beatles. Yoko Ono lúc này là sự thế chỗ của Paul trong tâm hồn của John, như một người hợp tác ngang tài ngang sức. John nói rằng anh viết ?oLooking through a glass onion? để nói với Paul rằng:
    ?oĐây, nhận lấy, mẩu bánh mì, ảo giác, sự cống hiến, vì tôi đi đây...?
    ?oHere, have this crumb, this illusion, this stroke, because I?Tm leaving... ?

    Yoko xuất hiện trong các buổi tập, ghi âm của nhóm thường xuyên hơn, thậm chí tham gia vào một ca khúc mang nhãn hiệu Lennon- McCartney là ?oJulia?. Sau cái chết của Brian Epstein, Paul cố gắng kiểm soát, lèo lái con thuyền Beatles, John không còn là thủ lĩnh nữa. Điều này làm hai tác giả ngày càng xa cách nhau hơn. Cả J và P đều viết những ca khúc hay nhất của họ vào thời điểm này, nhưng nó chỉ gây nên sự đố kị khiến cả hai không còn hợp tác như trước nữa.
    Album The Beatles ghi nhận một ca khúc Lennon- McCartney mà Paul thật sự không bằng lòng. ?oRevolution 9 ?o là một mớ âm thanh được cắt dán bởi John và Yoko, hấu như không thể nghe nổi. Còn John cũng nói rằng mình thất vọng về ?oWhy don?Tt we do it in the road??. Bài mà Paul đã viết và thu âm một mình. ?oCuộc chiến? còn căng thẳng chưa từng có khi chọn lựa single tiếp theo. Cuối cùng, ?oHey Jude? đã vượt lên trên ?oRevolution?.
    Tình hình không khả quan hơn là mấy vào năm 1969. Beatles hầu như chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. John không còn chịu được cảm giác phải ngồi chung một phòng với Paul. Họ không còn viết nhạc với nhau nữa và cũng chẳng còn tâm trí lo cho Beatles. Ai cũng có những kế hoạch của riêng mình. Trong đĩa ?oLet it be?, ( ghi âm 1969, phát hành 1970), John không còn giành trái tim mình cho Beatles nữa. Và những ca khúc của Paul thì chỉ là ?onhững- bản- thu- của ?" chính- McCartney.?.
    Tuy nhiên, ngược lại với ?oLet it be?, Abbey Road thu âm sau đó thật sự là một tuyệt phẩm. Tứ quái chứng tỏ rằng họ sẽ làm được điều kì diệu nếu cả 4 khối óc chịu ngồi lại chung chỗ. John mở đầu với bài, mà đến tận bây giờ nghe vẫn độc đáo ?oCome together?. Có những thời điểm, John và Paul thực sự hào hứng thảo luận cùng nhau về đoạn liên khúc Medley ở mặt B. Nhưng rồi John nhanh chóng chán nản, bỏ mặc Paul viết hầu hết chuỗi ca khúc đó. Một vài ca khúc trong Abbey Road thật sự là những ca khúc hay nhất của Beatles. Nhưng nó phải chịu đựng cảnh hai nhạc sỹ chính của nhóm không còn gắn kết như xưa.
  6. daytripper

    daytripper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    5.1 Ca khúc viết cho nghệ sỹ khác:
    Ngay từ khi mới đạt được những thành công đầu tiên, J và P đã sáng tác ca khúc cho những nghệ sỹ khác. Chủ yếu là những nghệ sỹ cùng được sự dẫn dắt của ông Brian. Trong suốt thập kỉ 60, cụm từ Lennon- McCartney hầu như bảo đảm cho một vị trí trên top.
    Hai người tặng cho Rolling Stones ca khúc top 20 đầu tiên của nhóm này là ?oI wanna be your man.?.
    Đối với ?oBilly J. Kramer and the Dakotas? là ?oDo you want to know a sceret??, ?oBad to me? , ?oI call your name?, ?oI?Tll be on my way? và ?oFrom a window?.
    Thêm nữa là các ca khúc cho The Fourmost ( I?Tm in love, Hello little girl ), Peter và Gordon, ( anh của Jane Asher) ( Nobody I know, I don?Tt want to see you again, A world without love), Cilla Black ( Step inside love) và Mary Hopkin (Goodbye)
    McCartney còn viết các ca khúc dưới tên riêng khác, như bài ?oCat call? cho The Chris Barber 1967, ?oCome and get it? (Có trong Anthology) cho Badfinger 1969. Anh cũng viết bài Woman (1966) cho Peter & Gordon dưới cái tên giả Bernard Webb để ?oxem thử? bài hát có giành được thành công mà không có cái mác Paul McCartney không?. Câu trả lời là có.
    5.2 Đôi điều về chữ kí Lennon - McCartney:
    Trong thời kì Beatles còn tồn tại, xuất hiện những ca khúc ngoại lệ, được kí tên tác giả là Lennon-McCartney- Starkey ( What goes on ) , hoặc như "Flying", "Dig it" được ghi là Lennon-McCartney- Harrison-Starkey. Ca khúc "Free as a bird" sau này cũng được ghi tên cả 4 thành viên.
    Cũng nên kể đến các phiên bản tiêng Đức của She loves you và I want to hold your hand. "Komm, gib mir deine hand" ( Lennon - McCartney - Nicholas- Heller), và "Sie Liebt Dich" ( Lennon - McCartney- Nicholas- Montague)
    Năm 1976, Paul phát hành live album "Wings Over America" có 5 ca khúc của Beatles trong đó anh đặt tên mình lên trước John. Yoko công khai phản đối sự thay đổi này. Trong khi John không đưa ra một ý kiến chính thức.
    Còn trong đĩa "Lennon Legend: The very best of John Lennon" 1997, ca khúc "Give peace a chance", trước nay vẫn được ghi "Lennon - McCartney", được in là John Lennon.
    Trong thập kỉ 90 và những năm đầu thế kỉ 21, Paul nhiều khi ngỏ ý muốn thay đổi thứ thự John- Paul trong một số ca khúc mà anh viết một cách độc lập, như Yesterday chẳng hạn. Nhưng Yoko không chấp nhận.
    Tuy nhiên, tháng 2/ 2005, Paul trả lời "Tôi không còn bận tâm đến chuyện ấy nữa rồi..." ( it''s something that I don''t have a problem with anymore...)
  7. daytripper

    daytripper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    2 small_penguin: "Paul là người biết chơi nhiều nhạc cụ nhất đấy chứ ?"
    Danh sách các nhạc cụ mà Paul McCartney có thể chơi:
    Bass guitar
    Piano
    Guitar
    Drums
    Còn John là:
    Guitar
    Harmonica
    Piano
    Bass
    John từng nói vui Ringo thậm chí không phải là người chơi trống hay nhất trong nhóm Beatles.
  8. small_penguin

    small_penguin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    ấy anh ơi , no no no
    Free as a bird là ca khúc hậu Beats chứ . John chưa kịp hoàn thiện đã ... die . Sau này Yoko đem bài đó nhờ Paul hoàn thiện nốt .
  9. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Cần thẳng thắn rằng John là một nghệ sĩ lớn nhưng trong Beatles, John là người chơi nhạc cụ kém nhất(không tính vị trí trống). Trong số những nhạc cụ mà bạn liệt kê ở John thực ra John chỉ chuyên về hai cái đó là Guitar và Harmonica, không thể nói John là một bassist hay pianist được. Tôi biết có một ít bài của Beatles John có chơi bass(The Long And Winding Road, Hey Jude...) nhưng không đồng nghĩa với việc John là một bassist. Để là một bassist còn cần nhiều yếu tố: câu bass, tiếng đàn, kỹ thuật...cũng như Piano, mặc dù John có chơi Piano ở một số bài nhưng trình độ Piano của John và Paul khác nhau hoàn toàn về đẳng cấp. Nếu ai chú ý cái video clip Imagine thì thấy ngòn đàn của John hơi cứng và không được tự nhiên như Paul. Những bài solo của John thì phần Piano thường là có người khác trợ giúp, bài khó nhất là Jealous Guy thì lại là người khác chơi(Nicky Hopkins, nếu tôi nhớ không lầm). Bài Imagine thì là có sự trợ giúp của Phil Spector nhưng nếu so bài đó với một số bài của Paul thì độ phức tạp của nó còn thua xa. Tôi lấy ví dụ phần đệm Piano của Mathar My Dear là một phần đệm khó và hay, hay bài Lady Madonna nữa. Nếu ai có dịp nghe những tác phẩm solo sau này của Paul thì sẽ thấy Paul thực thụ là một nghệ sĩ Piano lớn với những bài như kiểu 1985, Live And Let Die, My Love, Only Love Remains...Bass thì là chuyên của Paul rồi, không phải bàn. Về Guitar, tôi vẫn đánh giá Paul trên cơ John nhất là khoản guitar thùng. Cái này cũng dể hiểu vì hồi mới gặp Paul, John còn phải hỏi Paul những ngón đàn. Việc đánh gía này dựa vào các điểm: kỹ thuật, khả năng phối một phần đềm guitar(hay bass, Piano) cho một bài hát. Về kỹ thuật tôi chỉ lấy ra một ví dụ nhỏ trong album trắng: Paul có bài BlackBird và Mother Nature''s Son đó là những bài có phần đệm guitar rất hay với kỷ thuật vẩy một ngón, ngón cái đánh bè bass, trong khi đó Julia là một bài hay nhưng phần guitar nó rất đơn điệu với kỷ thuật móc ngón thông thường, không có gì đặc sắc. Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ thế, thời kỳ solo những bài mà Paul sáng tác cho guitar đều có phần guitar rất hay và đòi hỏi kỹ thuật cao. Ví dụ bài Junk, Put It There hay Here Today, Calico Skies... nếu so những bài này với những bài chuyển soạn cho guitar như Working Class Hero của John thì khác nhau hoàn toàn về đẳng cấp, bài Working Class Hero John chơi guitar khá đơn điệu. Có cái món Harmonica thì đúng là trong Beatles chỉ có John nghiên cứu cái đấy. Nhưng Paul lại có cái món Drum mà trong beatles chỉ có Ringo nghiên cứu theo tôi Paul cũng có thể gọi là một drummer thực thụ khi có nhiều album toàn bộ phần trống là anh chơi( Band On The Run, McCartney, Chaos,...). Thời Beatles, có nhiều bài Paul ko bằng lòng về phần chơi trống của Ringo và tự thâu lại, điều đó khiến Ringo có lần tự ái đã bỏ đi. Có thể cho rằng Paul hơi quá nhưng không thể phủ nhận tài năng của Paul.
  10. daytripper

    daytripper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    2PaulLennon: Cám ơn những thông tin mà bác đã cung cấp. Thật ra danh sách những nhạc cụ mà mình liệt kê chỉ mang tính liệt kê. Phần giới thiệu các nhạc cụ mà John và Paul có thể chơi. Nó không phản ánh trình độ. Rõ ràng là càng về sau, trong một ban nhạc, cách chơi chord theo kiểu của John không còn xuất hiện nữa, thay vào đó là vai trò của Bass, lead và trống. Ví dụ của bác về khả năng guitar thùng của John và Paul qua White Album rất thiết thực. Quả là mình đã thử chơi cac bài Acoustic guitar trong đĩa. Và Julia là bài rất hay nhưng dễ chơi nhất, nếu so với Junk chẳng hạn.

Chia sẻ trang này