1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lens

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi ruanweixin, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ruanweixin

    ruanweixin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2002
    Bài viết:
    910
    Đã được thích:
    0
    Tui muon dung loai Lens vo the chup hinh cach xa minh 50m, ko biet co loai nay ko? Neu co xin cac Bac cho tui biet gia ca nhe.
    Tui xai Nikon F60. Cam on

    Ruan Wei Xin
  2. emdauroi

    emdauroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    1.655
    Đã được thích:
    0
    bác có thể mua cái Sigma 50 - 500mm F4-6.3 EX APO RF HSM cho Nikon camera. giá chỉ khoảng $ 890. còn nếu bác của cái Nikon 80-400mm f/4.5-5.6D ED VR AF Zoom-Nikkor, thì giá cũng chỉ khoảng $ 1960 thôi .
  3. m42

    m42 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Bác emdauroi tu van the nay thi gay quá. Chẳng mấy chốc mà cháy túi mà cũng không tận dụng hết khả năng ống kính.
    - Máy F60 không dùng đwợc các loại lens kỹ thuật cao như AFS, HSM, VR. Mua các loại ống kính này dùng với F60 thì không khác gì ống Manual. Nếu muốn dùng các loại này thì bác phải đổi máy: bét nhất là F80 ( F801/s không dùng được các loại ống trên; F4, F90, F90X chỉ dùng đwợc với AFS, HSM chứ không dùng được với các loại VR, G ), cao hơn thì F100, F5, các loại máy số D1X, D1H, D2H, D100, ...
    - Vấn đề thứ hai: bác muốn đối tượng cách xa 50m lên ảnh thế nào: đầy cả màn hình hay chỉ cần nhỏ vừa vừa ? Nếu muốn đầy cả màn hình thì chắc bác không đủ tiền mua. Chỉ cần nhỏ vừa vừa thì bác có thể kiếm con AF 70-210 f4-5.6 D hoặc không D, AF 70-210 f4, AF 75-300 f4.5-5.6. Các loại ống này chụp đẹp, chất lượng quang học tốt, , chất lượng chế tạo chắc chắn. Các loại này giá cỡ 3 triệu đến 3,5 triệu mua đồ dùng rồi còn đẹp. Muốn rẻ hơn thì dùng con AF ( không phải loại G vì F60 không dùng với loại G được) 80-200 f4-5.6, loại này gọn, nhưng không kiên cố và chắc chắn như các loại trên, chụp amateur thì cũng được. Giá cũng cỡ từ 100USD đến 150USD tuỳ chỗ mua và độ mới. 300mm thì phóng đại góc khoảng 6 lần so với ống 50, còn 200 mm thì khoảng 4 lần. Chụp trộm người ta tắm với ống lele cỡ từ 200mm trở lên thì phải kiếm thêm một con chân máy chắc, phim độ nhạy cao mà dùng.
    m42
  4. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Dùng thử con 70-300mm ED của Nikkor xem sao.
  5. f1

    f1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Xài ống 70-300 ED được đấy, còn nếu không thì 80-200 cũng được. Tớ đang thừa một ống 80-200/4-5.6 cậu thích xài thì tớ để lại cho. Hàng tại Hà nội
    F1.
  6. phunhuan

    phunhuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:F801/s không dùng được các loại ống trên; F4, F90, F90X chỉ dùng đwợc với AFS, HSM chứ không dùng được với các loại VR, G [/QUOTE]
    Tôi nghĩ rằng các máy trên cũng không thể dùng được với các ống kính AF-S. Loại ống kính AF-S (S là viết tắt của chử Silent waves). Là loại ống kính có gắn 1 motor bên trong như loại UMS của Canon vậy. Loại AF-S này ra đời cùng lúc với máy Nikon F 100 (khoãng cuối năm 1999). Do đó chỉ sữ dụng được với những máy được sãn xuất sau năm này và đặt biệt với máy Nikon F5. Dù rằng máy này ra đời năm 1996 . Vì đây là máy "Pro" xuất sắc nhất của Nikon (đoạt giãi TIPA năm 1997). F5 Là máy ãnh chuyên dùng trong thể thao (tốc độ chụp 8 ãnh/ giây), được sãn xuất để cạnh tranh với Canon EOS 1n (tốc độ chụp 6 ãnh /giây. Được xem như vua thể thao thời đó). Nhưng rất tiếc máy F5 không bán chạy bằng Canon, vì lúc đó Nikon chưa có ống kính có gắn motor. Dù sao thì hãng cũng đã tính trước, nên có gắn sẵn một số mạch điện nằm ở chổ giáp nối ống kính, cho khớp với các ống kính AF-S sau này. Còn máy F4 (1988), F 90 (1992); F90X (1993). . . ra đời đã quá lâu, không có những mạch điện này !
    Như các bạn khác đề nghị, bạn có thể dùng zoom 70-210 mm D , hoặc 70-300mm ED.
    Chất lượng của 70-210 D rất tốt từ tiêu cự 70 đến 135 mm. Có thể phóng ãnh to đến 30x45mm với chất lượng cao. Quá 135mm, độ nét giãm đi khá rõ. Nhưng cũng có thể phóng ãnh to đến 18x24mm.
    Còn zoom 70-300 D-ED chất lượng không cao như zoom kia và từ tiêu cự 180mm trở đi thì độ nét cũng giãm sút. Hiện nay giá của zoom này sụt hơn lúc mới ra lò cở 1/2 (giá ở ngoại quốc).
    Cần nói thêm một chút là hệ thống ống kính Nikon có rất nhiều serie khác nhau. Mỗi loại hợp với một số máy nào đó. Loại serie mới nhất có ký hiệu G . Đây là loại rẻ tiền nhất, dĩ nhiên chất lượng cũng có giới hạn. Loại zoom 70-300 ED G có giá bán cở 100 USD đến 140 USD. Còn loại "không G" giá đắt hơn cỡ 100 USD. Bạn nên mua loại này.
    Chúc bạn tìm được một ống kính vừa ý.
    Được phunhuan sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 20/02/2004
  7. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Đính chính một tí:
    Con lens 70-210mm Nikon không sản xuất nữa. Con 70-300mm G thì không hề có ED,con G này bác telécom mới mua 120USD thì phải? Lúc ở bên Nhật tui thấy con này còn có cả hàng Trung quốc nữa, giá rẻ hơn. Còn con 70-300 ED thì ở SG giá chắc cũng phải gần 350USD. Các bác đừng nhầm ký hiệu ED và D trên ống Nikon. ED là một loại kính làm tăng độ nét cũng như giảm độ quang sai cao. Nên khi gắn miếng kính ED này vào lens hình ảnh sẽ rất trong và nét hơn nhiều và tất nhiên giá cũng cao hơn nhiều so với lens cùng loại.
  8. phunhuan

    phunhuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    Bạn nói đúng, loại 70-300 G không có lăng kính ED. Tôi thành thật xin lỗi vì đã gõ lầm
    Cũng xin nói thêm một chút
    ED là viết tắt của chử Extra Low Dispersion . Là một lăng kính nhân tạo khá đắt tiền (tên là APOchromatique) được lắp vào những ống kính dài (chủ yếu từ 135mm trở lên). Vì bắt đầu từ tiêu cự này thường có hiện tượng quang sai (aberration chromatique)- Có lẽ nên gọi là lệch sắc thì chính xác hơn ?. Hiện tượng này làm giãm độ nét của ống kính .Lăng kính ED có thể sửa chửa hiện tượng hiện tượng này, làm tăng độ nét của ống kính, hay nói chính xác hơn là "giãm độ mất nét của ống kính" do hiện tượng lệch sắc gây ra. Ta có thể gặp lăng kính đặc biệt này với những ký hiệu khác nhau của từng marque:
    APO cho Minolta và Sygma
    LD cho Tamron. . .
    Còn chử D trong các ống kính Nikon là ký hiệu cho một loại serie ống kính dược dùng cho những máy AF ra đời sau năm 1991. Chử D viết tắt của Distant.
    Những máy đời củ như F-801 trở về trước, mặc dù chế độ đo sáng của máy có nhiều : spot, center-weighted, matrix hay còn gọi là multizone. . .Nhưng chế độ đo sáng của flash chỉ có một. Nói cách khác, flash chỉ đo sáng ở chung quanh cái "auto-focus sensors". Tức là một vùng nhõ ở chính giữa ãnh, xung quanh cái "vòng lấy nét". Điều này gây ra rất nhiều vấn đề phiền toái :
    * Khi chụp ãnh chú rể mặc veste màu đen. Flash "thấy" tối quá, phát sáng mạnh để cân bằng ! Kết quả gương mặt chú rể bị dư sáng.
    * Ngược lại khi chụp ănh cô dâu măc áo trắng. Flash "thấy" sáng quá, giãm cường độ phát sáng ! Kết quả gương mặt cô dâu bị thiếu sáng.
    * Trường hợp khi chụp mà chủ đề không đứng ở chính giữa ãnh (tức là không nằm ở phạm vi đo sáng của flash). Flash sẽ đo sáng cái hậu cãnh (fond). Nếu fond quá tối, hoặc quá xa chủ đề, thì flash sẽ phát sáng tối đa. Kết quả là gương mặt của chủ đề bị trắng bệt (fromage blanc) !.. . .
    khoãng năm 1992, Nikon cho ra đời máy F-90 với serie ống kính có chử D . Loại ống kính này kết hợp với hệ thống đo sáng matrix (nhiều vùng) của máy, giúp cho flash đo sáng chính xác hơn. Cụ thể là dù chủ đề có đứng lệch tâm của bức ãnh, máy vẫn hiễu và đo luôn khoãng cách của chủ đề, báo cho flash biết để phát sáng vừa đủ . Chử D = Distant (khoãng cách, cự li) có nghĩa như vậy. Chế độ đo sáng này của F-90 chỉ ở giai đoạn ban đầu, còn nhiều hạn chế, sau đó được "sửa sai" bằng máy F-90X. . . Nhưng chỉ khi ra đời F5 thì hệ thống đo sáng này mới lên đến đĩnh cao.
    Các marque khác như Canon hay Minolta cũng có chế độ đo sáng kiểu này, dù cách gọi hơi khác.
    Nếu máy của ban là F-60 (ra đời khoãng 1997-98 gì đó), nên mua loại ống kính có chử D. Còn những máy serie F-301,F-401. . . F-801, hoặc F4 . . thì không cần xài ống kính này. Có xài cũng vậy, vì flash cũng chỉ đo sáng theo kiểu cổ điễn.
    Tôi đóng góp chút kiến thức về nhiêp ãnh. Có thể kiến thức tôi cũng còn thiếu sót. Nếu có gì sai thì các bạn cứ góp ý nhé.
    Chào tất cả .

    Được phunhuan sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 22/02/2004

Chia sẻ trang này