1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Les lamentations de Trung Trac - Nguyễn ái Quốc.

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi Angelique, 26/11/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angelique

    Angelique Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    0
    Les lamentations de Trung Trac - Nguyễn ái Quốc.

    Le souverain d'Annam va être "I'hôte de la France". A titre de petite salutation, nous lui dédions ce rêve de notre camarade Nguyễn ái Quốc, son fidèle sujet.

    La nuit était douloureusement fouettée par une pluie fine et continue. Une lune blafarde s'accrochait désespérément sur les toits des chaumières. Les arbres mouillés versaient des larmes abondantes. Le vent soufflait dans les feuilles fatiguées qui, en se frottant, produisaient un bruit lugubre. Les branches se tordaient comme des bras diaboliques, et les eaux tourmentées par des rafales brusques sanglotaient. Le paysage annamite, encadré dans une végétation luxuriante, d'ordinaire si gai et si poétique sous la lune, était devenu singuliérement triste. Une agonie universelle planait. Une fatalité était quelque part.

    La lumière languissante des bougies parfumées chancelait sur des mèches tordues et jetait sur les et des yeux qui clignotainet. Les eunuques somnolaient paresseusement sur une natte étalée par terre dans un coin. On sentait du silence qui rampait.

    Le tambour du veilleur venait de frapper trois coups. Tam, tam, tam! Vous, Occidentaux, vous ne savez pas ce que cela veut dire, hein! Tam, tam, tam! Multipliez cela par cinq, et vous aurez vos trois heures. C'est le moment nocturne où la conscience fait entendre sa haute voix. Où les tombeaux crachent leurs habitants qui sortent des linceuls entr'ouverts pour rôder et pousser des cris d'allégresse. Où le cerveau humain est peuplé d'images et de rêveries. Tam, tam, tam! Multipliez cele par trois et vous aurez le nombre neuf, dernier des nombres indivisibles et immultipliables qui, selon l'empereur Phuc Hy, symbolise la dégradation d'un être considéré comme suprême (giuong cuu).

    A ce moment, le Fils du Ciel faisait un songe. Il voyait les dragons sculptés sur ses meubles prendre vie, se métamorphoser en de hideux serpents, ouvrir de grands yeux injectés de sang. Et les phung hoang, oiseaux symboliques de la dignité royale, tendaient leur long cou hérissé de poils, aiguisaient leur bec et tiraient leurs ailes comme des coqs coléreux et détestables. Tous les objets en jade ou en pierres précieuses se décoloraient et prenaient une teinte terreuse. Lentement, tout cela dansait en rond et s'évaporait, s'évaporait. Puis un spectre voilé et blanchâtre apparaissait. Le roi tremblait d'épouvante, car tous les princes n'ont pas le courage de Hamlet, et encore moins son intelligence. Il voulait tirer une natte pour cacher sa figure, il ne le pouvait.

    Majestueux et indigné, le spectre s'adressait au maitre du palais en ces termes:

    - Me reconnais-tu, malheureux enfant? Je suis une des fondatrices de ce beau pays d'Annam. Je suis Trung Trac qui, l'an 39, avais, avec l'aide de ma soeur Trung Nhi et mes compatriotes, chassé les envahisseurs, vengé mon mari et affranchi notre pays. Ne tremble pas ainsi, mon enfant! Mais écoute bien mes paroles maternelles! Sais-tu que, selon la tra***ion millénaire de notre vieil Annam, l'Empereur reỗoit son mandat du ciel pour gouverner son peuple? Il est considéré comme fils du premier et père-et-mère du second.

    "Pour bien mériter du ciel et remplir sa fonction suprême, le roi doit sioffrir le premier les souffrances de son peuple et être le dernier à partager son bonheur. Il doit obéir aux ordres du ciel, ces ordres sont transmis par la voix du peuple. Autrement, il serait renié par le ciel, abjuré par ses ancêtres et désavoué par son peuple.

    "Ouvre l'histoire de ton pays, et tu y trouveras en la personne de tes aieux des exemples de vertu et de courage, de caractère et de dignité. Ly Bôn (544), avec une poignée de révoltés, se souleva et rompit le joug de la domination chinoise. Ngô Quyên (938) défit l'armée étrangère qui envahit le sol de notre patrie.

    "Le bonheur et la prospérité régnaient sous la dynastie des Dinh. Lê Dai Hanh en 980 a courageusement refusé de se soumettre aux exigences de nos voisins, plusieurs fois plus forts que lui, il les vainquit et tua leur chef. Il délivra ainsi ses frères de l'asservissement.

    "Les Mongols qui abattirent tout devant eux, furent battus par nos glorieux Trân (1225). Lê Loi se mit hardiment à ta tête de la révolution annamite pour briser le régime de cruautés et d'exactions imposé par soi-disant protecteurs.

    .....

    "Quelle honte cruelle, quelle terrible désillusion, quelle douloureuse amertume auraient - ils connues si, du delà des nuages, vos ancêtres voyaient dans l'esclavage un peuple qu'ils ont laissé libre, dans la servitude un pays qu'ils ont affranchi, dans l'amollissement un héritier de leur trône!

    "Bien que les rites défendissent aux chefs de notre pays de s'absenter de l'enceinte sacrée, nous avions eu pourtant la tristesse d'enregistrer des princes émigrés.

    "En 1407, la Chine faisait la guerre contre nous; soutenu plutôt par l'esprit de l'indépendance et l'amour de la liberté que par le nombre et la force, l'Annam en est sorti victorieux. Les hostilités recommenỗaient. L'ennemi, sachant ne pas pouvoir nous vaincre par la force, nous faisait une guerre d'usure. Trân Dê Quy, qui avait conduit le peuple annamite à la victoire, le vit épuisé, affamé, ensanglanté. Il savait que l'ennemi n'en voulait qu'à lui personnellement, et que, lui pris, le peuple annamite serait laissé en paix. Il se ren*** donc, il se ren*** pour épargner le sang et la vie à son peuple. Emmené comme prisonnier, il sauta dans un fleuve et se noya. Il a ainsi préféré la mort honorable à la vie humiliée. Aujourd'hui, à chaque lever et coucher du soleil, des myriades de reflets d'or se concentrent sur les eaux limpides et argentées du fleuve, et forment ainsi un éternel monument à l'immortalité de l'âme du grand vaincu.

    ......

    "Ce sont ensuite Ham Nghi, Thanh Thai et Duy Tân - ton prédécesseur. Tous trois exilés, déportés par ceux - là mêmes qui prétendent respecter nos moeurs et nos institutions et qui, demain, vont se servir de toi comme d'un article d'exposition coloniale et de propagande impérialiste! Tu vois, mon enfant, jamais dans les annales de ton pays on ne pourra trouver un souverain annamite à ce point domestiqué, une promenade impériale à ce point piteuse. Déjà, tu as commis le sacrilège de mettre sur les autels sacrés de tes ancêtres l'affreuse image endormie et ventrue d'un certain Blanc qui pue l'ail et qui sent le cadavre. Pourquoi, oui, pourquoi as - tu fait cela? Et maintenant, tu vas déserter la pagode ancestrale. Les baguettes d'encens ne seront plus brlées par tes doigts au commencement du printemps et au commencement de l'automne. Les tables d'offrande ne seront plus touchées par tes mains à la récolte des premiers fruits et à la moisson du premier paddy. Je sais bien, mon enfant que tout cela n'est que rites désuets; mais tu sais aussi que c'est le seul devoir que tu puisses encore remplir envers tes ancêtres et le seul prestige qui te reste encore aux yeux de tes sujets.

    "Et tu vas faire pire. Tu vas chanter la vertu de ceux qui exploitent et oppriment ton peuple. Tu vas vanter la prospérité de ton pays, prospérité faite sur mesure dans l'imagination fertile des exploiteurs. Tu vas flagorner les bienfaits innombrables et imaginaires d'une civilisation qui pénètre dans ton royaume à la pointe des baionnettes et à la gueule des canons.

    "Oh! Regarde, regarde donc, enfant malheureux, regarde autour de toi. Vois - tu, la Chine qui se réveille, le Japon qui se modernise...? Vois - tu que tout le monde s'avance et que seul ton peuple s'enlise, grâce à toi et à tes ministres, dans l'engloutissement misérable de l'ignorance et de l'esclavage?

    "Regarde la Corée, l'Egypte et l'Inde, tous ces pays qui se lèvent pour revendiquer le droit, la justice et la liberté!

    "C'est à ce moment - là que tu... Silence... écoute! Entends - tu... Entends - tu ces clameurs...? Ah! Ils viennent, ils viennent nombreux, tous ces Annamites tués pour la guerre européenne. Ils viennent réclamer ce que tes protecteurs et toi leur aviez promis, à eux et à leurs frères. Réponds - leur. Ah! Ils s'indignent, ils s'en vont.

    "Ils tournent le dos maintenant, et ils vont là - bas. Les vois - tu? Là - bas où le soleil se lève dans la plus grande splendeur et où flotte fièrement le drapeau de l"Humanité et du Travail. Eh bien! C'est là que repose l'esprit des morts, et l'avenir du peuple que tu as mal servi.

    "Le coq va chanter. L'étoile polaire s'avance à travers le ciel. La musique féerique me réclame. Adieu!".

    Une sueur moite inonde le front du royal dormeur. Il veut crier. Il ne le peut. La frayeur paralyse sa voix.

    Un eunuque entra, fit trois courbettes et glapit d'une voix de femme:

    - Trône Sous! Voici l'ordre du départ venu de la Résidence supérieure!

    Nguyẫn ái Quốc

    "L'Humanité"
    24 Juin 1922


    Lời than vãn của bà Trưng trắc

    Quốc vương nước Nam sắp làm "khách của nước Pháp". Gọi là có lời chào mừng tí ti, chúng tôi kính dâng ngài giấc mộng này của đồng chí Nguyễn ái Quốc của chúng tôi, người bầy tôi trung thành của ngài.

    Đêm tối quằn quại dưới làn mưa nhỏ hạt dầm dề. Mảnh trăng vàng vọt cố bíu trên những mái lều tranh. Cây đẫm ướt đầm đìa nước mắt tuôn rơi. Gió thổi qua những cụm lá mệt mỏi va nhau thành tiếng kinh rợn. Cành cây vặn vẹo như những cánh tay ma quái, và những đám nước bị từng cơn gió đột ngột quất, cứ nức nở. Cảnh vật nước Nam, ***g trong cây cỏ um tùm, vốn tươi vui và thơ mộng thế dưới ánh trăng, nay buồn thảm lạ lùng. Cơn hấp hối đang chơi vơi khắp. Tai ương lảng vảng đâu đây.

    ánh sáng lừ đừ của những cây nến thơm chấp chới đầu ngọn bấc cong queo, hắt lên những cây cột sơn mài nhẵn bóng trong cung điện những bóng đen lung lay và những con mắt hấp háy. Bọn quan hoạn lim dim uể oải trên chiếc chiếu trải dưới đất ở một góc nhà. Như cảm thấy được có im lặng đang bò lê.

    Trống canh vừa điểm ba tiếng. Tùng, tùng, tùng! Các anh là người phương Tây, các anh chẳng hiểu thế là thế nào cả, hử? Tùng, tùng, tùng! Nhân nó lên năm, thế là ba giờ của các anh đấy! Đây là thời khắc ban đêm lúc lương tri cất cao tiếng. Lúc các đống mả khạc ra những kẻ nằm bên trong, họ lìa khỏi những tấm liệm he hé mở, để ra ngoài đi dò đi dẫm, cất lên tiếng rú hoan lạc. Lúc đầu óc con người đầy rẫy những bóng hình, mộng mị. Tùng tùng, tùng! Nhân nó lên ba, thì ấy là con số chín, con số tận cùng trong những con số chẳng thể chia cũng chẳng thể nhân, mà theo vua Phục Hy thì nó biểu hiện cho sự suy đốn của một sinh linh được coi như cùng tột (dương cửu) (1).

    Đó chính là lúc Thiên tử nằm mơ. Ngài mơ thấy những con rồng chạm trên tủ, bàn bỗng biến động, hoá thành những con rắn gớm ghiếc, mở thao láo những con mắt đỏ ngầu tia máu. Còn những con phụng hoàng (2), giống chim tượng trưng cho uy quyền của vua chúa, thì vươn chiếc cổ dài ngoẵng tua tủa lông, quệt mỏ xoè cánh, y hệt đám gà trống cáu kỉnh, đáng ghét. Mọi vật bằng ngọc thạch, bằng châu báu, đều xỉn đi, xám xịt lại. Tất cả cứ từ từ quay tròn, và tan dần, tan dần. Rồi một bóng ma trùm khăn, trăng trắng hiện lên. Nhà vua kinh hoàng run lên cầm cập, vì không phải vua chúa nào cũng đều can đảm như Hăm-lét (3), và thông mình như thế thì lại càng không. Ngài muốn kéo chiếu che mặt, mà không được.

    Đường bệ và giận dữ, bóng ma nói với vị chủ hoàng cung thế này:

    - Mi có nhận ra ta không, đứa con khốn khổ kia ơi! Ta là một trong những người khai sáng nước Nam tươi đẹp này đây. Ta là Trưng Trắc, năm 39 đã cùng em gái là Trưng Nhị và đồng bào đánh đuổi bọn xâm lăng, trả thù chồng, giải thoát quê hương. Đừng có run lên như thế, con ơi! Mà phải lắng tai nghe lấy lời mẹ bảo! Chẳng hay mi có biết rằng, theo tập tục nghìn năm của nước Nam ta xưa cũ thì Hoàng đế là chịu mệnh trời để trị dân, vì thế mà được coi là con của trời, cha mẹ của dân?


    --------------------------------------------------------------------------------

    1. Nguyên bản viết giương cửu, vì tác giả muốn bạn đọc Pháp đọc được gần âm Việt Nam hơn.
    Dương cửu, một quẻ trong Kinh Dịch, biểu hiện mức cao nhất mà con người hoặc một sự vật có thể tiến tới được và từ điểm này trở đi nó sẽ xuống dốc (khái niệm thuộc vũ trụ quan siêu hình huyền bí Trung Quốc cổ, sau thường gắn với mê tín về tướng số).
    Phục Hi, vua thần thoại Trung Quốc cổ sơ, được coi là thuỷ tổ của vũ trụ quan nói trên
    2. Phụng hoàng được viết bằng tiếng Việt trong nguyên bản tiếng Pháp, với dạng đó (dạng thông thường hơn: phượng hoàng).
    3. Hămlét, nhân vật chính trong vở kịch cùng tên của văn hào Anh Sếchxpia. Trong đoạn đầu của vở kịch, Hămlét, hoàng tử nước Đan Mạch, tiếp xúc với bóng ma vua cha hiện về đòi được con báo thù.



    --------------------------------------------------------------------------------


    "Vua muốn xứng với lòng trời và làm tròn nhiệm vụ chí tôn của mình thì phải chịu khổ trước dân và chia sướng sau dân. Vua phải tuân lệnh trời, mà tiếng dân chính là truyền lại ý trời. Bằng không thì ấy là trời đoạn tuyệt, tổ tiên từ bỏ, nhân dân ruồng rẫy.

    "Giở sử đất nước ra mà xem, mi sẽ thấy tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn. Lý Bôn (544), với một nhúm nghĩa sĩ, đã nổi dậy và bẻ gãy ách đô hộ của Hán tộc. Ngô Quyền (938) đã phá tan đạo quân nước ngoài kéo vào đánh chiếm đất đai Tổ quốc ta.

    "Dân ta sống trong hạnh phúc và thịnh vượng dưới triều nhà Đinh. Năm 980, Lê Đại Hành đã dũng cảm không chịu khuất phục trước yêu sách của láng giềng hùng mạnh hơn mình gấp bội, ông đã đánh thắng địch, giết chết tướng địch. Do đó đã giải thoát được đồng bào khỏi nạn nô dịch.

    "Quân Mông Cổ đi đến đâu phá sạch đấy, đã bị nhà Trần vẻ vang của chúng ta đánh bại (1225). Lê Lợi đã hùng dũng đứng ra lãnh đạo cuộc cách mạng nước Nam đập tan chế độ tàn bạo và hạch sách mà những kẻ tự xưng là bảo hộ ta bắt ta chịu.

    Thật là nhục nhã thậm tệ, thật là chán ngán ghê gớm, thật là cay đắng ê chề xiết bao cho các vị, nếu từ những tầng mây, tổ tiên mi phải trông thấy dân tộc mà các vị đã giành được tự do nay chịu phận nô lệ, đất nước đã được các vị giải thoát nay lâm vào cảnh nô dịch, kẻ kế tục ngai vàng của các vị nay sống trong ươn hèn.

    "Mặc dầu lễ nghi không cho phép các vị nguyên thủ nước ta rời khỏi cung cấm, thế nhưng chúng ta vẫn phải đau buồn nhận thấy rằng vẫn có những bậc quân trưởng phải lưu vong.

    "Năm 1407, Tàu (phong kiến) đánh nhau với ta; nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do hơn là nhờ quân đông sức mạnh, nước Nam đã thắng. Chinh chiến lúc đó thế là lại bắt đầu. Giặc biết rằng không khuất phục được ta bằng uy lực, đã dùng chiến tranh hao mòn. Trần Đế Quỹ đã lãnh đạo dân Nam đoạt được thắng lợi, sau thấy dân cùng kiệt, đói khát, máu đổ xương rơi. Ông biết rằng giặc chỉ muốn hại mình ông, và chúng bắt được ông rồi thì dân Nam sẽ được yên ổn. Vì vậy ông ra nộp mình; ông nộp mình để dân ông đỡ hao tổn sinh linh; xương máu. Bị cầm tù giải đi, ông nhảy xuống sông tự tử. Ông thà chết vinh chứ không sống nhục. Ngày nay, mỗi buổi mặt trời mọc lên lặn xuống, muôn nghìn ánh hào quang vàng óng quây trên dòng dông trong nước bạc long lanh, tạo nên đài kỷ niệm vĩnh cửu cho linh hồn bất diệt của con người chiến bại vĩ đại đó.

    "Tiếp đó là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân - người ở ngôi ngay trước mi. Chính những kẻ xưng xưng là tôn trọng phong tục, luật lệ nước ta đã đày ải ba vị và mai đây sẽ dùng mi làm món đồ rao hàng thuộc địa, cổ động đế quốc. Có thấy không, con! Chẳng thể bao giờ trong niên giám nước mi lại có một vua Nam nào chịu làm tôi tớ đến như mi, lại có một cuộc ngự giá tuần du nào thảm hại đến mức này. Trước đây, mi đã từng phạm tội báng bổ là bệ lên bàn thờ linh thiêng của ông vải hình ảnh ghê tởm của thằng da trắng ngái ngủ và bụng phệ nọ, nó sặc lên mùi tỏi, ớn mùi thây ma. Tại sao, ừ, tại sao mi lại làm thế? Nay mi lại sắp lần xa tôn miếu. Tay mi sẽ không thắp hương vào những tiết đầu xuân, đầu thu nữa. Mi sẽ không tự tay mó hương án dâng hoa quả đầu mùa và cúng cơm mới nữa. Vẫn hay, con ạ! Rằng tất cả những cái ấy chẳng qua đều là nghi lễ cổ hủ; nhưng mi cũng thừa biết rằng chỉ còn độc nghĩa vụ đó là mi còn làm được với tổ tiên và mi cũng chỉ còn độc cái uy tín đó mà thôi trước mắt thần dân.

    "Giờ thì mi lại sắp làm tệ hại hơn nữa. Mi sắp ca ngợi công đức của những đứa bóc lột và hiếp đáp dân mi. Mi sắp phô trương sự thịnh vượng của đất nước mi, cái thịnh vượng được sắp đặt đâu ra đấy trong trí tưởng tượng quá giàu của bọn bóc lột. Mi sắp tâng bốc công ơn vô ngần và tưởng tượng của nền văn minh đã thâm nhập sơn hà xã tắc của mi bằng mũi nhọn của lưỡi lê và bằng họng súng ca nông.

    "Ôi, nhìn, hãy nhìn nào, đứa con thảm thương kia ơi! Hãy nhìn quanh mi! Thấy chăng Trung Hoa đang thức tỉnh, Nhật Bản đang duy tân...? Thấy chăng toàn cầu đang tiến, chỉ có dân mi là, nhờ mi và lũ quan thượng của mi, cứ phải chìm ngập mãi trong vũng lầy dốt nát và tôi đòi khốn nạn?

    "Hãy nhìn Triều Tiên, Ai Cập và ấn Độ, tất cả các nước đó đều đang đứng lên đòi hỏi quyền lợi, công lý và tự do!

    "Chính giữa lúc đó thì mi... Im... Nghe kìa! Nghe thấy chăng... Nghe thấy chăng những tiếng kêu gào...? A! Người ta đến kia kìa, đông quá, tất cả những người dân nước Nam đã bị thiệt mạng cho cuộc chiến tranh ở Châu Âu. Người ta đến đòi những gì mà bọn quan thày mi đã cùng mi hứa hẹn với người ta, anh em người ta. Trả lời người ta đi nào! A! Người ta giận dữ, người ta bỏ đi.

    "Bây giờ thì người ta quay lưng đi rồi, người ta đang đi đến phía đằng kia. Có thấy người ta không? Đằng kia ấy, nơi mặt trời đang mọc huy hoàng khôn xiết, nơi tung bay kiêu hãnh lá cờ Nhân đạo và Lao động. Đấy! chính đấy là nơi yên nghỉ tâm linh những người đã khuất, là tương lai của dân tộc mà mi đã phụng sự chẳng ra gì!

    "Gà sắp gáy sáng. Sao Bắc đẩu tiến ngang trời. Nhạc tiên đang giục giã ta. Thôi, chào!".

    Mồ hôi nhớp nháp đẫm trán vị chúa thượng đang ngủ. Ngài muốn kêu lên. Nhưng không kêu được. Lưỡi ngài líu lại vì sợ.

    Một quan hoạn bước vào, khom khom cái lưng ba lần, rồi the thé cái giọng đàn bà:

    - Ngai Dưới (1)! Đã có lệnh lên đường của Toà Khâm truyền sang rồi đấy ạ!

    Nguyễn ái Quốc.
    Báo Nhân đạo (L'Humanité) Ngày 24 - 6 - 1922


    --------------------------------------------------------------------------------

    1. Chơi chữ, do dịch sát từng chữ từ Bệ hạ sang tiếng Pháp. Hạ: dưới là "sous", mà "sous" thì lại cũng có nghĩa là xu. Vậy ở đây có thể hiểu Ngai Dưới, cũng có thể hiểu Ngai Xu... Chỉ chuyển được phần nào ý đùa và châm chọc nhiều mặt sang bản dịch tiếng Việt.

Chia sẻ trang này