1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lí thuyết của mõi người (vườn ươm thiên tài vật lý của ttvn)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi star_of_sky, 28/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Định nghĩa chính xác như... trong sách: "Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất."
    Mời các bác cho ý kiến!
    [/quote]
    Ý kiến là: Hoàn toàn chính xác!
    Thêm một tí: Vật lí không có gì khác là mô tả các đối tượng vật chất, giải thích và dự đoán các hiện tượng. Để làm việc đó, chúng ta nói về các đại lượng đặc trưng của chúng.
    Ở đây, vật chất là đối tượng, năng lượng là một trong những đại lượng đặc trưng.
    To LHX_NDD: Bạn nói "vật chất chính xác có thể được tạo ra từ năng lượng đấy nhé" hoàn toàn vô nghĩa. Dẫn chứng bạn nêu ra chỉ chứng tỏ vật chất biến đổi trạng thái mà thôi. Đôi khi có sự biến đổi từ chất sang trường hoặc ngược lại.
    Được cadzot sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 02/12/2006
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa chính xác như... trong sách: "Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất."Mời các bác cho ý kiến!
    [/quote]
    Ý kiến là: Hoàn toàn chính xác!
    Thêm một tí: Vật lí không có gì khác là mô tả các đối tượng vật chất, giải thích và dự đoán các hiện tượng. Để làm việc đó, chúng ta nói về các đại lượng đặc trưng của chúng.
    Ở đây, vật chất là đối tượng, năng lượng là một trong những đại lượng đặc trưng.
    To LHX_NDD: Bạn nói "vật chất chính xác có thể được tạo ra từ năng lượng đấy nhé" hoàn toàn vô nghĩa. Dẫn chứng bạn nêu ra chỉ chứng tỏ vật chất biến đổi trạng thái mà thôi. Đôi khi có sự biến đổi từ chất sang trường hoặc ngược lại.
    Được cadzot sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 02/12/2006
    [/quote]
    Vàng 1:
    Ý kiến là: ko hoàn toàn chính xác, thế năng cũng là một dạng năng lượng nhưng nó ko đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất mà đặc trưng cho mức độ liên kết và khả năng thực hiện công từ trạng thái liên kết đó thực hiện bởi các tương tác mà do đó thế năng được tạo ra.
    Thêm nữa, năng lượng của ánh sáng ko phải đặc trưng cho mức độ vận động và cũng ko phải là mức độ vận động của vật chất. Ánh sáng là phi vật chất, bản chất của ánh sáng là sự lan truyền của sóng điện từ, kết quả của sư biến thiên các vectơ điện trường dẫn đến sự biến thiên các vectơ từ trường ở các vị trí khác nhau trong ko gian theo thời gian. Ánh sáng ko hề vận động hay ko vận động, nếu nói ánh sáng vận động, ta đang muốn nói tới tính hạt của nó, nếu nói ánh sáng ko vận động mà là sự lan truyền và biến thiên nhiễu loạn của trường điện từ, ta đang nói tới tính sóng của nó. Sự vận động của ánh sáng là một điều ko có thực, nó vẫn còn là một bí ẩn, có sự vận động chăng, thì sự vận động đó là một điều gì đó không phải vận động thông thường, vận tốc của ánh sáng luôn bằng c trong mọi hệ quy chiếu quán tính và truyền trong môi trường đồng nhất trong các biến cố quan sát. Sự kiện đó có là bởi vì ánh sáng ko phải đơn thuần là sóng mà nó vừa là hạt vừa là sóng cùng một lúc?! Nếu nó chỉ là hạt thì sự vận động của nó đương nhiên là phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính, nếu nó chỉ là sóng thì ko thể có chuyện vận tốc của sóng lan truyền ko phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính. Do nó ĐỒNG THỜI là hạt, đồng thời là sóng nên nó có thể nói vẫn còn là một điều bí ẩn, một thuộc tính bí ẩn.
    Trở lại, sự vận động của một vật chất đối với các hệ vi mô là vô nghĩa, chúng ko hề có quỹ đạo xác định, khái niệm quỹ đạo là vô nghĩa đối với hệ các hạt vi mô, chúng ta chỉ có thể nói xác suất tồn tại của các hạt vi mô, mà nếu đã như thế, thì năng lượng, sự vận động làm gì có liên hệ với nhau vì các hạt vi mô có vận động đâu. Nói electron đứng yên, câu trả lời là ko, nói electrong chuyển động, câu trả lời là ko, nói electron vừa đứng yên vừa chuyển động, câu trả lời là ko. Hơn nữa, năng lượng electron có được hoàn toàn gián đoạn trong các lớp vỏ nguyên tử, sự gián đoạn năng lượng nói lên rằng mức độ của sự vận động của chúng là gián đoạn à?!
    Hơn nữa, sự vận động của vật chất đôi khi ko nhất thiết phải là yếu tố đặc trưng cho năng lượng, ví dụ như khi một hạt đứng yên, nó ko hề vận động, nhưng nó vẫn có năng lượng căn nguyên từ khối lượng của nó. Năng lượng đó có thể được xem là năng lượng cần thiết để tạo thành nó trong đóng góp của các phản ứng hạt cơ bản!
    Vàng 2:
    Trạng thái mà vật chất biến đổi thành là trường điện từ, mà trường điện từ ko phải là vật chất, nó chỉ là sóng điện từ. Do đó, khẳng định rằng vật chất mất đi là có ý nghĩa, vật chất có khối lượng mất đi!
    Khẳng định rằng vật chất ko tự nhiên sinh ra, ko tự nhiên mất đi chỉ hàm ý rằng vật chất ở đây phải có khối lượng, trường tương tác ko có khối lượng, khối lượng của hạt trường photon bằng 0.
    Đáng lý ra phải khẳng định: "năng lượng ko tự nhiên sinh ra, ko tự nhiên mất đi" mới đúng! Mà vấn đề năng lượng được bào toàn đang được nghiên cứu để lý giải cho sự tồn tại của vật chất trong vũ trụ này!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 01:24 ngày 03/12/2006
  3. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0

    Vàng 1:
    Ý kiến là: ko hoàn toàn chính xác, thế năng cũng là một dạng năng lượng nhưng nó ko đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất mà đặc trưng cho mức độ liên kết và khả năng thực hiện công từ trạng thái liên kết đó thực hiện bởi các tương tác mà do đó thế năng được tạo ra.
    Thêm nữa, năng lượng của ánh sáng ko phải đặc trưng cho mức độ vận động và cũng ko phải là mức độ vận động của vật chất. Ánh sáng là phi vật chất, bản chất của ánh sáng là sự lan truyền của sóng điện từ, kết quả của sư biến thiên các vectơ điện trường dẫn đến sự biến thiên các vectơ từ trường ở các vị trí khác nhau trong ko gian theo thời gian. Ánh sáng ko hề vận động hay ko vận động, nếu nói ánh sáng vận động, ta đang muốn nói tới tính hạt của nó, nếu nói ánh sáng ko vận động mà là sự lan truyền và biến thiên nhiễu loạn của trường điện từ.
    Hơn nữa, sự vận động của vật chất đôi khi ko nhất thiết phải là yếu tố đặc trưng cho năng lượng, ví dụ như khi một hạt đứng yên, nó ko hề vận động, nhưng nó vẫn có năng lượng căn nguyên từ khối lượng của nó. Năng lượng đó có thể được xem là năng lượng cần thiết để tạo thành nó trong đóng góp của các phản ứng hạt cơ bản!
    Vàng 2:
    Trạng thái mà vật chất biến đổi thành là trường điện từ, mà trường điện từ ko phải là vật chất, nó chỉ là sóng điện từ. Do đó, khẳng định rằng vật chất mất đi là có ý nghĩa, vật chất có khối lượng mất đi!
    Khẳng định rằng vật chất ko tự nhiên sinh ra, ko tự nhiên mất đi chỉ hàm ý rằng vật chất ở đây phải có khối lượng, trường tương tác ko có khối lượng, khối lượng của hạt trường photon bằng 0.
    Đáng lý ra phải khẳng định: "năng lượng ko tự nhiên sinh ra, ko tự nhiên mất đi" mới đúng! Mà vấn đề năng lượng được bào toàn đang được nghiên cứu để lý giải cho sự tồn tại của vật chất trong vũ trụ này!
    Vận động không được hiểu là phải "động". Nếu bằng mắt chúng ta thấy các vật hoàn toàn im lặng thì chúng ta vẫn nói rằng vật chất đang vận động. Có gì đáng buồn cười không?
    Không! Tại một thời điểm nào đó, hệ vật đứng yên, nhưng đến thời điểm khác, nó lại chuyển động. Nghiên cứu thì người ta thấy các trạng thái khác nhau đó của hệ có cùng mức độ vận động nếu nó là hệ kín - Định luật bảo toàn năng lượng.
    Ở mức độ khái quát, ta định nghĩa "Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất" nhưng có thể cụ thể hoá "Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công".
    Theo định nghĩa của bạn thì trường không phải là vật chất. Nhưng theo đinh nghĩa của Lênin thì vật chất gồm trường và chất. Trường cũng vận động. Sự vận động thể hiện qua các véc tơ trường. Trong sách giáo khoa người ta có công thức đo năng lượng của trường cũng nhằm dụng ý này.
    Các đối tượng khác nhau có các đại lượng đặc trưng khác nhau. Trường không có đặc trưng khối lượng như chất. Nhưng trường có thể chuyển hoá thành chất. Cho nên không có định luật bảo toàn khối lượng.
    Khối lượng và năng lượng là hai đại lượng đặc trưng của vật chất. Chúng độc lập với nhau. Năng lượng không hề có căn nguyên từ khối lượng (Chúng ta xét năng lượng của trường thì thấy). Thế nhưng đối với một vật thể (chất), khối lượng và năng lượng liên quan với nhau theo biểu thức E = mc^2.
    Lập luận của bạn rất tuyệt vời nhưng các khái niệm của chúng ta không giống nhau!
    Được cadzot sửa chữa / chuyển vào 01:50 ngày 03/12/2006
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác LHX_NDD nên sang mấy box Văn thơ bàn luận thì hợp hơn chăng?, Quá trình tạo ra một hạt cơ bản nào đó có thể tạo ra hoặc hấp thu năng lượng, không có nghĩa là năng lượng tạo ra vật chất, mà chỉ có ý nghĩa là quá trình vận động đó thu hoặc phát năng lượng thôi. Hạt đó phải được hình thành từ vật chất, biến đổi từ vật chất.
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn đọc lại lý thuyết Hạt cơ bản và Lý Thuyết Nhóm!!!
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Học cao thế làm gì? Nhà cao thì móng phải vững, tốt nhất là học lại mấy món Vật lý đại cương, triết học... trước chứ?
  7. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    xin chào các bạn
    chúng ta lại gạp nhau hôm nay và có thể tranh luận tiếp
    tôi thấy lập luận của các bạn mỗi người một lí nhưng đều có cái riêng của mỗi người.
    tôi phải nhắn cái bác mặt thộn xanh kia một chút.
    tôi thấy bác hãy trình bày lập luận cảu mình một chút không nên cứ xuốt ngày chỉ trích người khác thế.
    hãy nói ra cái sai của họ
    bây giờ chúng ta nói về chủ đề này một chút
    Theo định nghĩa của bạn thì trường không phải là vật chất. Nhưng theo đinh nghĩa của Lênin thì vật chất gồm trường và chất. Trường cũng vận động. Sự vận động thể hiện qua các véc tơ trường. Trong sách giáo khoa người ta có công thức đo năng lượng của trường cũng nhằm dụng ý này.
    Các đối tượng khác nhau có các đại lượng đặc trưng khác nhau. Trường không có đặc trưng khối lượng như chất. Nhưng trường có thể chuyển hoá thành chất. Cho nên không có định luật bảo toàn khối lượng.
    Khối lượng và năng lượng là hai đại lượng đặc trưng của vật chất. Chúng độc lập với nhau. Năng lượng không hề có căn nguyên từ khối lượng (Chúng ta xét năng lượng của trường thì thấy). Thế nhưng đối với một vật thể (chất), khối lượng và năng lượng liên quan với nhau theo biểu thức E = mc^2.
    dòng bôi vàng thứ nhất
    để tôi nói cho bác gì gì ấy biết
    lênin định nghĩa theo triết học nhưng trong vật lí thì các định nghĩa được tạo thành và có tác dụng như một tiên đề để cho mọi người căn cứ vào đó để tiếp tục phần nghiên cứu sau.
    vì thế bác không thể lấy triết học để định nghĩa trong vật lí được
    đó là điều lưu ý thứ nhất.
    nói tiếp phần đó.
    giả sử tôi chấp nhận điều bạn nói thì bạn hãy giải thích như thế nào về việc bạn nói trường có thể chuyển hoá thành chất , trường không có khối lượng, nhưng chuyển sang vật chất nó lại có khối lượng. khi nào bạn giải thích được thì có thể giải thích được nguồn gốc vật chất.ok
    tiếp phần gạch vàng thứ hai:
    trước khi tôi nói về phần đó tôi có nhận xết riêng về bạn một chut
    bạn đam mê khoa học nhưng bạn bị ảnh hưởng quá nhiều của các tư tưởng cũ và thường không có chính kiến cá nhân
    tôi phải nói như vậy
    vật chât trong vũ truk này không tự nhiên mà có được
    nó được hình thành từ " hư vô" bạn có nghĩ như vậy?
    đây là câu hỏi mà nhiều nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời
    bạn nói khối lượng và năng lượng độc lập với nhau, năg lương không có căn nguyên từ khối lượng. cứ cho câu này bạn đúng
    câu sau bạn lập luận rằng khối lượng và năng lượng liên quan với nhau bằng công thức e=mcc. bạn thấy lập luận của bạn hơi vô lí không
    bạn có thực sự hiểu công thức này không
    công thức này là một công thức biểu thị năng lượg của vật chất và nó phụ thuộc vào khối lượng của vật chất đó
    bạn biết năng lượng mà mặtt trời toả ra hàng ngày đó là do đâu không
    khi phản ứng dung hợp hhạt nhân xảy ra để tạo thành hạt nhân hê li thì khối lượng của hạt nhân vừa tạo thành sẽ nhỏ hơn khối lượng tổng các hạt ban đầu
    tức là phần khối lượng mất đi đó đã giải phóng thành năng lượng
    điều này lí giải tại sao tôi nói: vật chất có thể giải phóng ra năng lượng
    và điều tất yếu là sẽ có trường hợp ngược lại. nó được thể hiện qua phản ứng phân liệt hạt nhân.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    bạn có thấy bạn hơi siêu hình không?
    1. Triết học, hay bất cứ môn khoa học nào khác, đều nằm trong hệ thống các môn khoa học nghiên cứu và giải thích tự nhiên. Bởi vì tự nhiên rộng lớn và phức tạp cho nên phải phân chia ra thành các môn khoa học khác nhau để chuyên sâu nghiên cứu. Nhưng bất cứ một kết quả nào được thừa nhân trong một môn khoa học thì nó sẽ đúng với các môn khoa học kia. Hơn nữa, triết học là khoa học của mọi khoa học. Triết học với vật lí không tách rời nhau.
    2. Năng lượng và khối lượng có thể chuyển hoá cho nhau. Trường không có khối lượng nhưng nó có năng lượng. Nhưng như vậy không có nghĩa là năng lượng có thể sinh ra được vật chất, cũng không có nghĩa là năng lượng sinh ra khối lượng, lại cũng không có nghĩa là khối lượng sinh ra năng lượng. Tất cả những hiện tượng đó chỉ có nghĩa là: Vật chất đang vận động và thể hiện sự vận động đó dưới các hình thức khác nhau.
    Còn bạn nhắc tôi nêu ý kiến của mình thì tôi xin trả lời là: Không dám nêu. Kiến thức tôi hạn chế, nhiều lần lên diễn đàn tôi đã nói rồi, chỉ thích món "Vật lý sờ được" thôi. Một vài nơi tôi cũng post mấy bài về Vật lý vi mô, không biết bạn đọc chưa. Quan điểm của tôi là nói những gì mình và người khác biết cho những người chưa biết cùng biết. Tôi biết sức tôi không đủ để tiếp cận với các kiến thức vật lý hiện đại, cho nên ở môn này tôi chỉ dừng lại ở chỗ học các khái niệm và kiến thức của các bậc tiền nhân thôi, chưa dám đưa ra quan điểm của mình (bạn chờ tôi già như bác Trí, may ra co cái thuyết mới chăng?). Còn việc tôi phản đối hay đồng tình với ý kiến của mọi người trên diễn đàn lại là chuyện khác. Bạn đưa ra lí thuyết của bạn cho mọi người bình luận thì tại sao tôi không được bình luận. Tôi cảm thấy mình đang làm một việc rất tốt, là giúp cho anh chàng Ivan không bỏ sức ra mà nghiên cứu động cơ vĩnh cửu nữa. Nếu topic này chỉ để mọi người đưa ý tưởng lên mà không bình luận thì chẳng khác gì cái sọt rác cả (xin lỗi!). Còn nếu bạn không thích nghe ý kiến của tôi, bạn có thể yêu cầu tôi không nhận xét về bất cứ cái gì bạn viết. Thân ái!

    Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 10:57 ngày 05/12/2006
  9. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Chào star_of_sky!
    - Nếu không định nghĩa vật chất theo Lênin thì bạn định nghĩa như thế nào?
    - Một photon biến thành một cặp hạt và phản hạt, đó là trường chuyển thành chất. Các diễn biến mà khối lượng bị hụt đi thì chất chuyển thành trường.
    - Tôi rất thích vật lí. Nhưng trong vật lí thì có rất nhiều tư tưởng tiệm cận chân lí nhưng vẫn khác nhau đôi chút. Ví như Einstein không chấp nhận "trò xúc xắc" của Thượng Đế như Heizenberg, Schrodinger,,,Niwton không chấp nhận ánh sáng là sóng... Chính vì vậy mà tôi không dám phát biểu "chính kiến" một cách bừa bãi. Còn nếu bạn muốn thì tôi nói" Chính kiến của tôi là trước khi "bước lên diễn đàn" thì phải nghiên cứu sách vở và các bậc tiền nhân cho nó cẩn thận!". Không có các tư tưởng cũ tôi cóc biết cộng trừ nhân chia là gì.
    - Còn một vấn đề nữa: Mỗi người hiểu về các từ ngữ cũng khác nhau. Thực sự tôi không hiểu mình dùng từ "căn nguyên" có đúng không, từ này tôi mượn của LHX_NDD và hiểu theo ý mình. Vật chất không có căn nguyên từ năng lượng! Còn khối lượng và năng lượng thì có quan hệ với nhau, cũng giống như quan hệ của kích thước và khối lượng của một vật thể vậy. Bạn lập luận như thế này tôi e là bạn không phân biệt được đối tượng và các đại lượng đặc trưng của đối tượng!
    - Các câu hỏi còn lại xin hẹn bạn lần sau!
    Được cadzot sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 05/12/2006
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì vật chất đuợc hình thành từ .......hư không. (xin xem topic "lý thuyét mới" hình như ở trang truớc, không phải là lý thuyết của bác BMT, mà là lý thuyết về "vũ trụ của nguời chân không" ). có các ý:
    - Không có hư không thì không có vật chất.
    - hư không là một dạng khác của vật chất.
    - Hư không và vật chất đều là các dạng khác nhau của năng luợng

Chia sẻ trang này