1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lí thuyết của mõi người (vườn ươm thiên tài vật lý của ttvn)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi star_of_sky, 28/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Mình đồng ý với lý thuyết này!
    Cái hư không mà binh nói có phải là không gian các hạt ảo liên tục sinh ra và mất đi do thăng giáng nhiễu loạn của trường năng lượng nội tại của cái CHÂN KHÔNG THẬT SỰ của mỗi điểm trong Vũ Trụ ko? Nó có liên quan gì đến hệ thức bất định của Heisenberg ko, vì khi chúng ta xác định chính xác động lượng của một hạt, ta có thể bảo rằng hạt đó có thể ở khắp nơi trong Vũ Trụ, và khả năng tồn tại của nó ở khắp nơi trong Vũ Trụ có liên quan đến các thăng giáng nhiễu loạn của mỗi điểm CHÂN KHÔNG THẬT SỰ ở khắp nơi trong Vũ Trụ ko?
  2. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    Nó chẳng liên quan gì đến nguyên lý bất định của Heisenberg cả. Và dĩ nhiên nó cũng chăng liên hệ gì đến cái truờng năng luơng nội tại kia cả. Néu có cái truờng năng luơng nội tại kia thì đã chẳng phải là không rồi, chỉ là một sự biến dạng của năng luợng mà thôi.
  3. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    To binh000:
    - Bạn hãy cho định nghĩa về năng lượng. Bạn cho rằng vật chất cũng là năng lượng ư?
    - Tôi thấy quan điểm về vật chất ở trên mới đúng là "chết cười". Vậy lại phải định nghĩa thêm về hư không nữa. Là chẳng có gì chăng? Vậy thì chỉ do cái đầu con người nghĩ ra, mà như vậy người ta gọi là ý thức. Không nên dùng cặp phạm trù "vật chất - hư không" bởi người ta dã dùng cặp "vật chất - ý thức" rồi. Vật lí vốn đã phức tạp lắm rồi, các bạn đừng có làm nó rối rắm thêm nữa!
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Nhiều khi cũng muốn đưa cái triết học duy vật vào vật lý nhưng sợ có bác bảo "tôi theo CN duy tâm, đây không có chỗ của ông" nên thôi!
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    thì cứ xem "Lý thuyết của nguời chân không " truớc khi phản bác
    Nếu không có lý hãy nói
  6. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Trước đây tôi cũng đã đọc qua bài này, nay bạn nhắc nhở tôi đã đọc lại cho nó cẩn thận.
    Đọc xong rồi tôi có cần đưa ra ý kiến của mình không? Bên kia người ta cũng có ý kiến rồi, như thanhmaihn ấy...
    Trong mỗi ý kiến thường có cái có lí, cái không. Tôi thấy ý tưởng của tác giả có nhiều điều không sáng tỏ, mà sáng tỏ sao được bởi đối tượng được nói đến là lỗ đen. Đặc biệt tôi nhấn mạnh đến từ nếu trong đoạn cuối cùng. NẾU thôi mà!
    Có thể đàm luận với bạn được không?
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Có thể đàm luận với bạn được không?
    [/QUOTE]
    dĩ nhiên là đuợc rồi
    Tôic ũng có ý kiến như vầy : Theo ý tác giả, Không nhất thiết phải là lỗ đen, và cũng không nói đến chuyện nguời sống trên đó ra sao, Mà chủ yếu là chúng ta xét đến tính chất vật lý của môi truờng ở đó mà thôi.
    Môi truờng nghiên cứu là môi truờng đuợc cấu tạo nguợc với môi truờng vật chất của chúng ta
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 06/12/2006
  8. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    To binh000:
    - Một thuyết nào đó bao giờ cũng dựa trên một nền tảng, đó là các quy ước chung bao gồm các khái niệm, định nghĩa và các quy luật. Nền tảng này được hình thành trên cơ sở trực quan (đặc biệt là các kết quả thí nghiệm) và các phép suy luận logic.
    Vật lí là một trong các thuyết đó. Một trong những khái niệm của vật lí là vật chất. Có nhiều "trường phái" khác nhau về vấn đề này. Tôi thì cho rằng định nghĩa vật chất của Lênin là tuyệt vời nhất. Tại sao như vậy? Vì nếu căn cứ trên định nghĩa đó thì tất cả những khái niệm, quy luật được biết trước đó đều được củng cố vững chắc.
    - Hẳn nhiên là những trường phái khác cũng có lí lẽ rất sắc bén của họ. Ý kiến của tác giả trong bài về "người chân không" thuộc về số đó.
    Theo tôi cái hay nhất trong bài đó là ý tưởng "lật ngược vấn đề": Ta xem vũ trụ là chiếc bánh, còn lỗ đen là hạt mứt hay ngược lại, vũ trụ chỉ là hạt mứt trong cái bánh lỗ đen mà thôi. Một cái hay nữa là tác giả đề cập đến vận tốc âm thanh trong thế giới lỗ đen.
    Tuy vậy tôi cũng thấy nhiều điều chưa sáng tỏ:
    * Một là, cấu trúc vật chất ở trong lỗ đen như thế nào? Chắc là nó không đến nỗi gấp 10^12 như ý kiến tác giả đâu.
    * Hai là, chân không là gì? Nếu nói đến "kết cấu" của người chân không thì phải có mô tả về chân không chứ! Và trong khẩu phần của người chân không có cả vật chất, thế thì...thế nào bây giờ?
    * Cái đáng nói nhất, tác giả đánh đồng vật chất với năng lượng. Cái này tôi nói mãi rồi. Vật chất là đối tượng, năng lượng là đại lượng đặc trưng.
    Chúng ta hãy xét cái cốc: Cốc là đối tượng, còn các đặc trưng của nó là kích thước, khối lượng, màu sắc...Không thể so sánh các đặc trưng khác nhau được và càng không thể đánh đồng đối tượng với đặc trưng của nó!
    Vài ý kiến như vậy, mong nhận được hồi đáp!
    Cũng nói thêm với bạn là gần đây có vài đối tượng muốn "hù doạ" mọi người trên diễn đàn, mong bạn chung sức lật tẩy mấy tay "hoắng" này.
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất nền tảng của một lý thuyết dựa vào tiên đề mà nó đặt ra chứ không hoàn toàn dựa vào trực quan vì các hiện tuợng trục quan nhiều khi nằm ngoài tầm hiểu biết của con nguời, thí dụ ngày xưa nguời ta chỉ thấy dất đứng yên và mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao di chuyển quanh cõi đất. do đó họ đi đến kết luận cõi đất là tâm của vũ trụ. Cho đến bây giờ thì nguời ta đã biết sự thật không phải vậy.
    Các hạt quard nguời ta đâu có trực quan đuợc đâu mà vẫn chấp nhận?
    thuyết Tuơng đối tổng quát của Einstein là dựa vào suy luận chứ hồi đó đã quan sát đuợc cái gì đâu?
    Định nghĩa của Lê Nin về vật chất là một định nghĩa phiến diên nhất. vì ông ta là một nhà chính trị chứ không phải là nhà khoa học, nhà vật lý.
    Đã nói rằng làm khoa học thì không chịu ảnh huởng của bất cứ một ai, dù nguời đó có uy tín đến đâu chăng nữa. Bởi vì tự nhiên hoàn toàn khách quan. Khi ông leo núi mà truợt chân, qui luật của tự nhiên là ông phải rớt xuống. nó không hỏi ônglà tổng thống hay là phu xe, không hỏi ông là bác học hay ông mới học hết lớp 1.
    Thứ hai là bạn thấy các qui luật vật lý trong cái vũ trụ của nguời chân không đó hoàn toàn giống như các qui luật vật lý của chúng ta, và chúng ta có thể giải thích đuợc các hiện tuợng xảy ra ở đó bằng các kiến thức vật lý của chúng ta.
    Thứ ba là chúng ta chỉ xét đến các tính chất vật lý của môi truờng ở đó mà thôi, chuyện có nguời sống hay không là chuyện của sinh học.
    Thứ tư là tôi thấy lý thuyết đó hoàn toàn dễ hiểu, chỉ căn cứ vào lý luận mà không phải chứng minh bằng toán học (Vì nó không có gì phải chưng minh bằng toán học như lý thuyết về truờng của thuyết tuơng đối hoặc lý thuyết về Truờng sau này.)
    Còn vấn đề vật chất, bạn đừng tách vật chất ra khỏi năng luợng. theo tôi nó là một, và tôi còn có ý tuởng là có loại vật chất không khối luợng nữa kìa (à chuyện này dựa trên trực quan, dựa vào những kết quả đã đuợc kiểm chứng). Bạn xem topic đó đi và xem có thể dùng công thức toán học để chứng minh đuợc không.
    Năng luợng là vật chất, các nhà bác học cũng đồng ý như thế và đã đưa ra công thức E = mc2.
    Chào bạn.
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 06/12/2006
  10. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    To binh000:
    Tôi nhận thấy là chúng ta có nhiều quan điểm không giống nhau. Có những cái không cần tranh luận, như "thế giới người chân không", "nền tảng của khoa học"...nhưng có những điểm có lẽ chúng ta nên bàn lại.
    Thứ nhất là bạn cho rằng định nghĩa vật chất của Lênin còn phiến diện, còn tôi thì không muốn nhắc lại đó là định nghĩa hay nhất với tôi nữa. Vậy theo bạn, hiểu về vật chất như thế nào?
    Thứ hai, năng lượng không thể đồng nhất với vật chất được. Với tôi, cách hiểu của bạn về vấn đề này không thể chấp nhận được. Trên tinh thần khoa học, tôi sẽ thừa nhận tôi sai ngay nếu như bạn chỉ ra được điều này. Trước hết bạn hãy cho định nghĩa của năng lượng!
    Vậy nhé!

Chia sẻ trang này