1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch - 1 bộ môn quan trọng của Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bitaozawa, 27/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bitaozawa

    bitaozawa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Lịch - 1 bộ môn quan trọng của Thiên văn học

    cám ơn bạn nào đã trả lời nhé


    Được bitaozawa sửa chữa / chuyển vào 14:44 ngày 28/09/2007
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trước đây, box Thiên văn học cũng đã có topic:
    Lịch - Một bộ môn quan trọng của Thiên Văn học
    http://5nam.ttvnol.com/thienvanhoc/85195.ttvn
    Nay topic đó đã bị chuyển sang server 5nam.ttvnol và cũng chỉ đọc được nội dung của trang 1.
    Topic này được bắt đầu bằng 1 câu hỏi của bạn @bitaozawa về số ngày của tháng 2 dương lịch. Tôi nghĩ nên sử dụng topic này như phần tiếp theo của topic đã có bên server 5nam.ttvnol để bàn về "Lịch - Một bộ môn quan trọng của Thiên Văn học"
    Mong nhận được sự tham gia của các bạn trong topic này
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời về số ngày của tháng 2 đã có trong topic bên server 5nam.ttvnol
  4. pvloc90

    pvloc90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Vì năm nào cũng là 365 ngày 1/4. Thêm tháng này hay bớt tháng kia chỉ mang tính lịch sử văn hóa mà thôi.
    Tháng dương lịch có bao nhiêu ngày nó ko quan trọng bằng tháng của âm lịch.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trong chuơng trình đấu truờng 100 có câu hỏi ?
    "Ngày nào trong năm (theo âm lịch) có ngày và đêm dài bằng nhau?"
    Và đáp án là hai ngày Xuân Phân ,Thu Phân.
    Một số bạn cho rằng đây là một câu hỏi và đáp án sai, vì âm lịch không có khả năng biết đuợc ngày xuân phân và thu phân và 2 ngày này là khái niệm của dương lịch.
    Nhưng với kiến thức về lịch âm mà tôi biết thì đây là 1 câu hỏi đúng vì âm lịch vốn có bản chất là âm duơng lịch, tính theo chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Xuân phân và Thu Phân là một khái niệm cơ bản của âm lịch và nó chính là điểm chung giữa âm lịch và dương lịch. Tuy nhiên hiện nay âm lịch đã mai một dần khiến cho da số nguời không còn biết đuợc bản chất của nó nữa và có nhầm lẫn chỉ có duơng lịch mới biết đuợc qui luật của bầu trời như ý kiến trên.
    Có lẽ chúng ta sẽ bàn luận sâu thêm về âm lịch.
    Cũng mong có đuợc các ý kiến của mọi nguời .
  6. doremi15

    doremi15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bitaozawa cũng hay chứ, hồi lâu em cũng từng thắc mắc, nhưng giờ thì hiểu rồi. bitaozawa vào trang này xem thử nha:
    http://www.vietastro.org/index.php?option=com_content&task=view&id=170&Itemid=390
    phần 2.2 là đoạn clip trả lời câu hỏi của bạn đó.
    Àh, cho em hỏi luôn, sao các tháng trong năm lại có số ngày khác nhau nhỉ? Có tháng thì có 30 ngày, có tháng thì lại 31 ngày?
    My blog (^_^) : http://360.yahoo.com/thydoremi15
    Được doremi15 sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 11/11/2007
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ngày trước đi học, thầy giáo cấp I tôi giải thich là do có một ông vua muốn lấy tháng sinh của mình là tháng 8 phải có 31 ngày, thế nên ông chiết của tháng 2 1 ngày và cho vào tháng 8. Trước đó tháng 2 đã có 29 ngày. Lằng nhằng gì trước đó thì quên mất.
    Bây giờ xem lại mấy tài liệu trên internet thì thấy có thể giải thích như sau.
    Lịch của ta dùng là bắt nguồn từ lịch của Julian Caesar đặt ra. Ông là hoàng đế Lamã. Trước đó người La mã đã đặt lịch lấy các tháng 3, 4, 5...12 (chỉ có 10 tháng), sau được cộng thêm 2 tháng nữa là Jan và Feb, các tháng cứ lần lượt có 30 và 29 ngày Nên tổng số các ngày trong năm chỉ có 354 ngày.
    Caesar sau mới cộng thêm 11 ngày vào các tháng cho đủ 365 ngày, mỗi tháng thêm 1 ngày. Tới tháng 2 thì hết nên vẫn chỉ có 29 ngày. Chỉ tới năm nhuận tháng 2 mới có 30 ngày.
    Người kế vị của Julian Ceasar là Augustin Ceasar sau đó là một ông vua tốt nên được phong thánh (hay đại loại như vậy) và chính quyền La mã đã đặt tên ông cho tháng 8 là August và do đó tháng 8 cũng phải có 31 ngày. Người ta lại rút tiếp 1 ngày từ tháng 2. Người La mã muốn nói rằng tháng 7 là của Julian (vậy nên mới có tên là July), do đó tháng tiếp theo là August có nghĩa là đời sau.
    Tại sao lại cứ nhằm vào tháng 2 để rút ngày? Theo tôi có 2 giả thiết: 1)tháng 2 lúc đó tính là cuối năm, nên khi thừa thiếu thì cứ đổ vào tháng cuối cùng. Lịch Lamã lấy tháng 3 làm đầu năm. 2) tháng 2 còn có nghĩa là tháng rửa tội, và xử tội, do vậy chắc người ta muốn nó có ít ngày thôi để trôi đi cho sớm !.
    Vậy tháng 2 chỉ có 28 ngày. Tới năm nhuận thì thêm 1 ngày là 29. Ai sinh vào 29 /2 thì cứ 4 năm mới có một lần tổ chức sinh nhật đúng ngày.
    Theo wikipedia.org và các nguồn khác.
  8. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi tham gia 1 tí về vụ này.
    Cách nay cũng khá lâu khỏan trên 2 tháng, tôi thường thức khuya nên có mở kênh HTV4 kênh giáo dục khoa học. Có một chương trình nói về cách tính ngày của tháng 2 này rất hay. Tính theo chu kỳ quay của Trái Đất quay trên quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời.
    Thật sự là tôi cũng không nhớ rõ lắm, nhưng đại khái là phụ thuộc vào vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, và chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Và trong đọan phim đó có phân tích từng khỏan cách trong 1 ngày Trái Đất di chuyển được. Cộng trừ như thế nào đó và rút ra được cứ đến chu kỳ vào tháng 2 Trái Đất và Mặt Trăng nằm vị trí như thế nào đó so với Mặt Trời nên khỏan cách mà Trái Đất bị dịch chuyển hình như là dài hơn những ngày thường của những tháng khác.
    => là trong tháng 2 Trái Đất dịch chuyển một khỏan cách trong 28 ngày nhưng tương đương với những tháng khác là 30 ngày.
    Còn những ngày khác kéo dài 31 ngày là do Trái Đất dịch chuyển với khỏan cách ngắn hơn.
    VD: Từ A -> B dài 30 ngày.... Nhưng vào tháng 2 Trái Đất và Mặt Trăng chỉ đi có 28 ngày, có một số tháng khác thì Trái Đất và Mặt Trăng di chuyển mất 31 ngày.
    Và điều quan trọng tại sao nó lại dịch chuyển như vậy.? Hình như là do điểm cận nhật và viễn nhật chênh lệch nhau nên lực hấp dẫn thay đổi gì đấy.......!!!
    Các bác nào nắm rõ chu kỳ quay của Trái đất theo từng tháng lấy ra phân tích sẽ có kết quả thôi.
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi âm và dương lịch đều xuất phát từ 1 điểm giống nhau: đó là ban đầu họ chia tháng theo tuần trăng.
    Thứ nhất, chữ tháng trong tiếng Tầu là Nguyệt, cũng có nghĩa là Mặt trăng. Châu Âu dùng chữ Month cũng xuất phát từ Moon.
    Thứ hai, ban đầu người La mã đặt ra các ngày trong tháng là 30, 29, 30, 29... thực ra là họ muốn lấy trung bình của một tuần trăng là 29,5 ngày. Vì không thể 1 tháng lại có số ngày lẻ nên họ đành phải lấy cách nhật nhau 29 và 30, trung bình lại là 29,5. Người TQ thì đương nhiên đã lấy 29 và 30 là số ngày trong tháng, (trừ tháng thiếu)
    Cả 2 cách trên đều dẫn tới một thực tế là lịch sẽ ko trùng với vòng quay của Trái đất do vậy các mùa thời tiết sẽ lệch so với các tháng sau một số thời gian. Như vậy để giải quyết vấn đề trên các nhà làm lịch Âm và Dương đã có 2 cách tiếp cận khác nhau:
    Âm lịch : giữ nguyên số ngày trong tháng là 29 hoặc 30, nhưng sau một số năm, thêm một tháng nhuận vào do vậy năm nhuận đó sẽ có 13 tháng. Vì trung bình tháng là 29.5 ngày nên 1 năm 12 tháng sẽ có 354 ngày, thiếu 11 ngày so với chu kỳ quay quanh Mặt trời, do vậy sau khoảng 3 năm lại có 1 năm nhuận gồm 13 tháng. Nói chung cách làm lịch của người TQ khá phức tạp, và hoàn toàn có đả động đến vị trí tuơng đối Trái đất - Mặt trời. Các bác xem thêm trên Wiki phần lịch TQ.
    Dương lịch, như ở bài trước đã nói tới, bắt nguồn từ lịch Julian của La mã. Julian Ceasar đã thêm 11 ngày vào các tháng cho đủ 365 ngày, do vậy các tháng mới có số ngày là 30 và 31 như bây giờ trừ tháng 2. S sau 4 năm lại có 1 năm nhuận (vì tổng số ngày trong năm là 365.2425), đó là các năm chia hết cho 4 như : 1980, 2000.. Ngoại lệ : các năm chia hết cho 100 mà không chia hết cho 400 thì cũng ko nhuận: ví dụ 1900: không nhuận.
    Như vậy lịch Tây đã phá bỏ quy luật tuần trăng do đó nó không còn tác dụng chỉ ngày trăng tròn nữa, nhưng lại chính xác với vị trí của Trái đất quanh Mặt trời nên các mùa có vẻ phù hợp hơn. Còn âm lịch của ta thì vẫn có trăng tròn vào ngày rằm 15 hàng tháng. Chắc chắn người dân ở những nước dùng Tây lịch không thể dự báo được chu kỳ trăng dễ dàng như những nơi dùng Âm lịch. Họ chỉ cần hỏi: " hôm nay ngày mấy rồi bác?, à hôm nay 14 rồi" là đã biết trăng như thế nào tối nay.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Có sự khác biệt gì trong các nền văn hóa phương đông và phương tây về việc phát triển cách tính lịch ? Đều cùng chung một cái gốc là dựa vào chuyển động của mặt trăng trong việc tính tháng, thế sao phương tây có thể đoạn tuyệt nó để chỉ dựa vào mặt trời trong phương pháp tính lịch đơn giản hơn nhiều cái rối rắm của âm lịch phương đông dựa vào cả mặt trăng và mặt trời ?
    Hiện nay âm lịch cũng đã không còn ý nghĩa nhiều ngay cả ở phương đông: Nhật đã bỏ âm lịch, TQ, Việt Nam thì dùng song song nhưng âm lịch chỉ để tính lễ lạt cúng bái là chủ yếu . Ngay cả nông nghiệp nếu sử dụng lịch dương còn thuận tiện và chính xác hơn trong gieo trồng mùa vụ.
    Bên box thảo luận có ông madeinviet đang kêu gọi bãi bỏ âm lịch vì góp phần làm mê tín dị đoan .
    Nhưng chắc hẳn là những bạn yêu thiên văn trong box này đa phần cũng chưa biết qui tắc tính của lịch âm như thế nào. Như có bạn còn cho rằng âm lịch không có các ngày Xuân Phân, Thu Phân, Hạ Chí, Đông Chí mà nó là khái niệm của dương lịch.
    Có lẽ chúng ta sẽ bàn về các tính của âm lịch hiện nay như thế nào, để tránh trường hợp như những ngày đầu năm năm nay : lịch ta sai biệt 1 ngày so với lịch TQ, sự không thông báo từ trước khiến người dân chẳng biết làm sao mà lần ...
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 00:20 ngày 19/11/2007

Chia sẻ trang này