1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch - 1 bộ môn quan trọng của Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bitaozawa, 27/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Xin chép lại các bài từ web cá nhân của tác giả Hồ Ngọc Đức để các bạn tiện đọc . Các bạn có thể đọc trực tiếp tại http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/
    ------------------------------------
    Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
    Hồ Ngọc Đức
    Âm lịch dùng tại Việt Nam (mà đúng hơn phải gọi là âm-dương lịch) là loại lịch có nguồn gốc tại Trung Quốc. Các hệ thống âm lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau [2, 6]: tháng âm lịch bắt đầu vào ngày Sóc; tháng Nhuận đặt vào tháng không có Trung khí. Trong lịch sử có nhiều giai đoạn người Việt sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kỳ chúng ta tự tính âm lịch cho mình dùng. Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp dụng nguyên tắc khi tính lịch có thể khác nhau (chẳng hạn, xác định Sóc và Trung khí dựa trên chuyển động thực hay chuyển động trung bình; hoặc tính lịch theo các múi giờ khác nhau) nên âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Khi đọc các tác phẩm lịch sử Việt Nam cổ chúng ta có thể nhận thấy nhiều khi ngày tháng ghi trong đó khác với ngày tháng trong âm lịch Trung Quốc. Nhiều tháng trong sử ta ghi là tháng nhuận nhưng trong lịch Tàu thì tháng đó không nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Tàu lại là tháng đủ và ngược lại.
    Âm lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?
    Dựa vào kết quả của một công trình nghiên cứu công phu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.
    Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.
    Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.
    Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.
    Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn 1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách tính. Cho đến hết đời Minh (1644) lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
    Từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch riêng, tính theo phép lịch Đại thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.
    Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ nhà Tây Sơn dùng lịch gì vì các văn kiện thời Tây Sơn sau bị phá hủy hết. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà Thanh bên Trung Quốc (theo [2], tr. 949). Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.
    Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.
    Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Có lẽ Việt Nam không còn cơ quan tính lịch riêng nên làm lịch theo sách Vạn niên thư của Trung Quốc. Như thế lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
    Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.
    Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.
    Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi hơi ngạc nhiên về cách nhìn nhận này của Fairydream về chuyện tính Tết lệch với TQ.
    Tại sao lại nói "sự không thông báo trước" và "người dân không biết đâu mà lần". Thế hóa ra người dân Việt Nam vẫn toàn dựa vào lịch do Tàu in ra chứ không phải lịch do Việt Nam in ra à? Phải chăng do người VN đều giỏi và nắm chính xác lịch Tàu nên họ mới "không biết đâu mà lần?"
    Việc lệch 1 ngày với Tàu, chả ảnh hưởng đến ai và có gì quan trọng để đến mức mà phải "thông báo trước" ? Ngoại trừ mấy kẻ in lịch lậu, làm lịch láo, nhà in cẩu thả mới bị hố.
    Nếu không phải những người có quen biết Hoa kiều, hoặc ở vùgn biên giới với TQ, hoặc làm việc liên quan đến TQ, thì việc có lệch chẳng ảnh hưởng gì đến ai. Và cũng chỉ có rất ít người vì lý do này hay lý do khác kêu ầm lên vì chuyện ấy mà thôi.
    Người Việt Nam sẽ ăn tết theo lịch Việt Nam. Lịch Việt Nam do cơ quan nhà nước VN xác định. Người VN nào thích ăn tết theo lịch TQ do TQ in ra thì mới phải "không biết đâu mà lần".
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nói về lịch mà ta gọi là Âm lịch, thì chính xác phải gọi là Âm dương lịch, lịch theo cả chu kì Mặt Trăng và Mặt Trời.
    Những lịch cổ nhất trên Thế giới hầu hết đều là Âm lịch, lịch theo Mặt Trăng. Sau đó có 3 xu thế.
    1. Giữ nguyên lịch Mặt Trăng, trở thành Âm lịch thuần. Hiện nay lịch Hồi giáo vẫn giữ nguyên, do đó tính từ khi Mohammad lập giáo đến nay, lịch Hồi giáo lệch với lịch La Mã đến mấy chục năm.
    2. Đổi hoàn toàn sang lịch Mặt Trời, Dương lịch thuần. Lịch La Mã mà ta đang dùng là loại này.
    3. Dung hòa cả hai: Âm-dương lịch. Lịch Trung Quốc, Do Thái, theo loại này.
    Ngoài ra còn hệ lịch tính theo các ngôi sao hoặc chòm sao, chứ không theo Mặt Trăng Mặt Trời. Đó là lịch Ai Cập cổ dựa vào sao Thiên Lang, lịch Ấn Độ cổ tính lịch theo các chòm sao Hoàng đạo.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [/QUOTE]
    Ah, như thế này anh. Hiện nay tuy có sử dụng lịch âm nhưng hầu như mọi nguời đều không biết sự khác biệt giữa lịch âm Việt Nam và lịch âm TQ. Lịch Việt Nam sử dụng múi giờ khác TQ (+7 so với +8) từ 1968 và cũng đã vài lần sai lệch, nhưng đến hẹn lại lên cứ đến những lần sai lệch lại có tranh cãi .Còn nhớ dịp tết em cũng có tham gia tranh cãi trên một số diễn đàn (ex : vietlyso) mà rất nhiều nguời có thể vì lý do chính trị hay gì khác mà ngay cả những nguời mệnh danh là giáo sư (ex ông Trần Gia Phụng) cũng lên để chỉ trích chính quyền không biết làm lịch .
    Ở trên sự không thông báo chính là trách sự phổ cập kiến thức của ta còn quá yếu : không có môn thiên văn trong nhà truờng, không có dạy lịch âm tính như thế nào, .... cũng như năm truớc cũng có trả lời thắc mắc của nguời dân nhưng theo em là chưa kĩ lắm, đáng lẽ phải có 1 bài nói về cách tính lịch âm như thế nào đăng trên các báo.
    Chủ đề này nhắc đến cũng vì do tranh luận trên 1 diễn đàn một bạn cho rằng các khái niệm "Xuân Phân, Thu Phân ...." là từ duơng lịch của phuơng Tây, và âm lịch không có khả năng xác định các ngày này !
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi cũng muốn nói về điểm này. Theo tôi, kiến thức Thiên văn có thể cần thiết và rất hay, giới thiệu vào trường, nhưng không cần thiết phải dạy tính Âm (dương) lịch thế nào. Ai quan tâm người đó sẽ tự tìm hiểu. Nếu đủ trình độ thì sẽ hiểu rằng sự khác biệt là tất nhiên, còn nếu không đủ trình độ để hiểu thì cần tự học, chứ không phải là đưa vào chương trình phổ thông.
    Cái gì cũng muốn phải đưa vào thế thì học sinh nó chết đè.
    Việc tranh cãi (hăng máu) thực ra cũng chỉ là có vài cá nhân, người dân nói chung là không quan tâm. Nhà nước đưa ra lịch chính thức thế nào thì dùng thế ấy, không việc gì phải bận tâm tìm hiểu. Và rõ ràng cũng không hề ảnh hưởng gì đến bất cứ cái gì. Thế thì việc gì phải "thông báo rộng rãi" cho tốn kém và lại còn gây thắc mắc khó hiểu. (Nhắc lại ý trên: ai biết và thắc mắc thì tự tìm hiểu).
    Cũng giống như hầu như ai cũng đi xe máy, ai cũng biết xăng A92 đắt hơn A83, nhưng có ai biết hai loại ấy nó khác nhau cái gì không? Người dân không cần biết và cũng không quan tâm. Chuẩn ấy do Nhà nước quy định, trạm xăng bán và người mua dùng. Ai làm sai thì có nhà chuyên môn thẩm định và pháp luật xử. Không cần dạy cho người dân nó khác nhau cái gì hết, vì đó là việc của nhà chuyên môn.
    Đó, ý tôi là vậy. Những vấn đề rắc rối của Âm lịch hãy để cho ai quan tâm thì tìm hiểu. Còn nhân dân nói chung cứ chấp nhận lịch chuẩn của Nhà nước đi.
    Và thực tế đã chứng minh là ngoại trừ một số người (không biết có đến nghìn người không) còn cãi nhau, 82 triệu người Việt Nam ai cũng chấp nhận Tết trước Tết TQ một ngày mà chẳng thắc mắc hay thấy khó chịu gì.
    Vì thế cái câu "người dân chẳng biết đâu mà lần" của Fairy - như một kiểu trách móc nhà nước ấy - nó không hợp lý.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 23/11/2007
  6. coihukhong

    coihukhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    lịch âm chỉ thực sự quan trọng khi....lấy ngày, giờ, để xem tử vi, bói toán , ( nhất là trong tử vi đẩu số , lệch giờ là từ hoàng đế xuống dân đen liền hà, huống chi lệch ngày ). Xét về mức độ ảnh hưởng toàn dân hay không thì theo tui nghĩ: ai thấy quan trọng thì tièm hiểu. Ví dụ : Bố tôi chẳng mấy quan tâm đến nó, nhưng bác cả nhà tôi lại phải tính toán để...cúng đơm, giỗ chạp...nhưng nó cũng không thực sự là cần chính xác, vì có những lúc người ta vẫn làm trước (hoạc sau) một vài ngày.
    Còn nói đến chuyện Giao Thừa, là thời điểm thiêng liêng, trọng đại, tất nhiên nếu mọi nơi cùng đón năm mới cùng một lúc thì hay nhất, nhưng thực sự mà nói các quốc gia khác nhau cũng đón năm mới khác nhau, do đó chậm thêm một ngày so với Tàu thì Hà nội hay Sài Gòn cũng đón cùng một lúc, (chỉ tội mấy ông người Hoa kiều).
    Việc định thời gian tính toán là nhà nước quy định ( tôi nhớ không nhầm thì nước ta từ 45-75 cũng có tự chỉnh giờ mấy lần ) và quốc dân phải theo. Cái gì thuộc nội bộ quốc gia ko ảnh hưởng đến quốc tế thì không có gì sai cả. Chứ bi giừ đố nhà nước dám bảo hôm nay là ngày 25 dương lịch mà trong khi đó theo quốc tế là ngày 24 đó .
    -----Lên mạng còn thấy một số trang như www.vietshare.com còn có Việt lịch năm nay là năm 4886( hổng rõ về cái này lắm, chắc lấy từ năm vua Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ chăng? ).
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bỏ âm lịch là không nên. Đúng là dương lịch tính đến chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, nó khá chính xác khi tính tới mùa, thời tiết. Nhưng âm lịch lại tính theo vị trí của Mặt trăng. Chẳng nhẽ Mặt trăng không có ảnh hưởng tới mùa màng thời tiết? Mặt trăng là thiên thể gần nhất với Trái đất nên các ảnh hưởng của nó tới hoạt động của TĐ là ko thể bỏ qua . '' Nhất cự li, nhì cường độ mà''. Ít nhất là những ngưòi dân chài lưới trên biển hoặc nơi cửa sông sẽ phải tính con nước theo Mặt trăng, vì thuỷ triều bị ảnh huởng phần lớn bởi vị trí của Mặt trăng.
    Một vấn đề tế nhị nữa, một nửa dân số trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng theo chu kỳ Mặt trăng nữa cơ mà.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ông Madeinvietnam ở bên box thảo luận đang kêu gọi không dùng âm lịch nữa mà biết có chủ đề này thì thích lắm.
    Nói về việc bỏ lịch âm, không biết Nhật bản họ đã làm như thế nào mà để chuyển hoàn toàn dùng duơng lịch. Họ cũng có nền văn hoá phuơng đông từ lâu đời ...
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Trong 4 nước bị ảnh hưởng đạo Khổng chủ yếu là TQ, VN, Hàn (cả bắc và nam) và Nhật , thì Nhật là nước bị cô lập bởi biển, do vậy sự giao lưu văn hoá trong quá khứ với TQ có phần nào ít hơn mấy nước kia, bởi vậy họ bỏ cũng tương đối dễ dàng. Trong lịch sử, chưa bao giờ người Tầu chiếm đóng được Nhật bản cả. Với lại nhiều khi sự bỏ hay ko còn do chính phủ có làm mạnh tay hay không.
    Lại nói về ảnh hưởng của Mtrăng, mọi người đều biết hệ Trái đất - Mặt trăng có một trọng tâm chung. Trọng tâm này nằm trong khuôn khổ Trái đất, nhưng không trùng với tâm hình học của Trái đất. Bởi vậy trọng tâm chung này sẽ chuyển động vòng tròn quanh tâm của Trái đất theo chu kỳ 1 tuần trăng (29,5 ngày). Sự thay đổi trường hấp dẫn một cách tuần hoàn như vậy không lẽ nào lại không gây ảnh huởng tới muôn vật trên Mặt đất?
  10. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy hình như chưa nước nào bỏ chu kỳ mặt trăng trong lịch của mình cả. Cách nước Châu Âu có thể không ghi trong Lịch nhưng họ đều ghi nhận khi làm Lịch để tính ngày Phục Sinh. Còn nước mình có bỏ Âm Lịch vẫn có thể ghi ngày sóc vọng trong lịch mà.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 27/11/2007

Chia sẻ trang này