1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch - 1 bộ môn quan trọng của Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bitaozawa, 27/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ông Madeinvietnam ở bên box thảo luận đang kêu gọi không dùng âm lịch nữa mà biết có chủ đề này thì thích lắm.
    Nói về việc bỏ lịch âm, không biết Nhật bản họ đã làm như thế nào mà để chuyển hoàn toàn dùng duơng lịch. Họ cũng có nền văn hoá phuơng đông từ lâu đời ...
    [/quote]
    Tôi thấy hình như chưa nước nào bỏ chu kỳ mặt trăng trong lịch của mình cả.
    [/quote]
    Bạn nói có dẫn chứng không? Tôi thấy tụi Tây dùng dương lịch, làm gì có ngày âm đâu mà biết trăng tròn hay méo? Vậy chúng nó tính chu kỳ trăng thế nào?
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    chu kì trăng tương đối cố định nên tính không có gì khó Thohry ạ, rất nhiều website thiên văn thế giwói cho bạn download lịch Mặt Trăng (chu kì và hình dạng trăng trong mỗi ngày) của năm về xem, tất nhiên nó sẽ bất tiện hơn là nếu có sẵn một loại lịch mà cứ thấy ngày 15,16 thì hiểu là trăng tròn.
    Đón tết hay không thì lại là chuyện khác, đó là vấn đề văn hoá, mà văn hoá thì ban cũng có thể tự qui định cho 1 mình mình cũng được, chẳng có gì là sai hay đúng cả
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tâm chung của hệ chính là điểm đặt của lực hấp dẫn giữa chúng, điểm này cách tâm Trái Đất khoảng 4000km (tính nhẩm thôi), tức là còn cách mặt đất hơn 2000 nữa. Trong khi đó hấp dẫn giữa Mặt Trời và Trái Đất (chưa tính đến các hành tinh khác) đã lớn hơn hẫp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất khoảng 200 lần (cũng tính nhẩm nên chỉ là con số tương đối) nên ảnh hưởng của việc cái tâm chung di chuyển có lẽ là không nhiều lắm, chỉ thể hiện ở những hiện tượng như thuỷ triều chẳng hạn
  4. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    http://www.timeanddate.com/calendar/?country=1&year=2007
    http://www.lechatgourmet.com/calendar/
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    đúng đề tài của bác madeinviet rồi.
    Nếu rảnh bác có thể cho các anh em biết cách tính của âm lịch thế nào không. !
  6. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn có trả lời rất đơn giản. Để xác định chính xác chu kỳ mặt trời:
    - Chu tuế, Năm khí hậu, Năm xuân phân (365,242199ngày)
    - Chu thiên, Năm thiên văn, Năm vũ trụ (365,256361ngày)
    Cần phải tích luỹ kiến thức trong một thời gian rất dài. Có thể nói là rất nhiều thế hệ và cần phải có kiến thức về lượng giác.
    Còn để xác định một chu kỳ mặt trăng (sóc sách=29,530588ngày) với một độ chính xác tương đối, cũng cần nhiều thời gian thì mới tính ra quy luật. Nhưng không đến mấy thế hệ và cũng không cần bất cứ một phương pháp đo góc nào cả (trăng tròn trăng méo ai nhìn chẳng thấy).
    Bạn có thể tham khảo ở đây.
    http://docsach.dec.vn/noidung/54983.dec
    Vì vậy, khi đánh giá một nền văn minh cổ đại có phát triển hay không, người ta đánh giá độ chính xác của Dương Lịch.
    Phương Tây không dùng Âm Lịch vì chu kỳ mặt trăng họ đã xác định được chính xác và không vướng mắc vào nó nữa. Trong khi đó ta cứ tụng mãi câu "15 trăng rằm" mà thực tế chưa hẳn ngày 15 nào trăng cũng tròn hơn ngày 16 (điều này thực tế quan sát có thể thấy). Cũng như lúc nào cũng tụng "mùa xuân trăm hoa đua nở". Chả hoa thiên nhiên nào đua nở cả, toàn hoa nở ép để phục vụ Tết đấy chứ.
    Tôi sẽ bàn về lịch pháp Âm Dương Lịch trong vài bài tới.
    Tôi thử đưa ra vài khái niệm.
    Tiết, Khí, Sóc, Vọng.
    Tôi thử đưa ra 2 nhận định.
    "Tiết" và "ngày tiết" là 2 khái niệm khác nhau.
    Tương tự như vậy với "ngày khí", "ngày sóc", ngày vọng".
    Bạn nào thử nhận xét xem các khái niệm này khác nhau như thế nào.
  7. coihukhong

    coihukhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ có ý kiến với bạn ở mấy câu này thôi. Tôi đồng ý quan niệm là lịch âm"không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới " cả! tuy nhiên đón tết cổ truyền bằng lịch Dương em khó có thể giữ được bản sắc văn hoá, đơn giản dân ta thường bảo ngày Tế là ngày cuối năm, lại còn đêm cuối năm là đêm Giao thừa, hay còn gọi là Giao Thời. Thời khắc đó đã ăn sâu vào máu người Việt. Nếu chọn ngày dương cuối năm làm thế thì chữ Giao Thời không còn ý nghĩa, điều này chắc bạn hiểu . Nếu chọm ngày bao nhiêu đó dương lịch làm tết sao cho trùng với lịch âm để "Giao đúng Thời" thì mỗi năm một tết, như vậy thà để lịch âm còn hơn. để lịch Dương sẽ rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 gì đó thì không ai gọi là ngày cuối năm nữa.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn quyển sách của bác, nó khá hay.
    Có lẽ theo cách nghĩ của bác cũng như với khái niệm điểm sóc. Tiết là một thời điểm tính bằng giờ, phút, và giây còn ngày Tiết là ngày có điểm tiết.
    Cũng có lần bày tỏ quan điểm với bác bên thảo luận, dương lịch và âm lịch cũng chỉ là các mà con người thể hiện các qui luật của tự nhiên mà thôi. Không có lịch thì tự nhiên vẫn vậy. Bỏ lịch âm thì vẫn biết được các qui luật của tự nhiên chỉ là phải qui ước theo cách khác.
    Nhưng tôi là người phản đối việc bỏ lịch âm, phản đối dưới góc độ nó là một giá trị văn hóa.
    Có lẽ để mọi người hiểu thêm chúng ta nên bàn về các tính của lịch như thế nào , trước khi bàn về có nên sử dụng tiếp hay không.
  9. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Theo yêu cầu của bạn, tôi sẽ trình bày lịch pháp âm dương theo cách hiểu của tôi. Tôi sẽ không phản đối lịch âm dương trong topic này. Được chứ?
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nếu là nhà làm lịch thì nói làm gì. Tôi hỏi mấy thằng Tây ở chỗ tôi, tụi nó bảo không biết, và đoán là hình như là 4 tuần trăng lại lại tròn thì phải !!!.
    Khi mình nói với nó rằng lịch lunar của bọn tao còn biết chính xác ngày trăng tròn và ngày không trăng, chúng nó ngạc nhiên và thích thú lắm.

Chia sẻ trang này