1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch - 1 bộ môn quan trọng của Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bitaozawa, 27/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đúng, không nhiều lắm, nhưng cũng đáng kể đấy chứ. Cả đại dương mênh mông như vậy mà còn lên xuống nhịp nhàng theo chu kỳ Mặt trăng.
    Vừa rồi, bên HGĐN có câu hỏi : tại sao nguời ta nói ''trai mồng một, gái hôm rằm. Tôi thì không rõ có quy luật này không, nhưng có bà chị sinh vào ngày rằm, đanh đá phết, không chịu ai bao giờ đâu. Có thể các cụ đúc kết cũng có lý do đấy. Đó không phải là một trong những ảnh hưởng của Mặt trăng hay nói cách khác là âm lịch tới đời sống hay sao.
    Các bác đã từng ăn cua bể, tại sao người ta cứ không thích ăn cua, ghẹ vào ngày rằm?
    Tôi nói vậy không phải là cổ suý cho âm lịch đâu. Lịch sử đã để lại, chúng ta may mắn được dùng cả 2 loại lịch, chúng không phủ nhận lẫn nhau thì sao lại phải bỏ âm lịch? Cứ như hiện tại là hợp lý rồi. Tôi cũng đồng tình với bác gì ở trên, đến giờ khắc đón giao thừa mà lại là giao thừa dương lịch thì khó chấp nhận lắm. Có lẽ thay vì bỏ, ta cần giáo dục thêm về âm lịch và tính khoa học của nó.
    Nói thật, trước kia, khi còn ngồi ghế phổ thông, tôi cũng đã có ý nghĩ âm lịch mà làm gì nhỉ, không tác dụng gì, không khoa học, tính ngày thì lệch lung tung (so với ngày duơng lịch), tại sao không bỏ quách đi cho rồi. Bây giờ nghĩ lại mới thấy hồi đó mình thật ấu trĩ.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    http://thuviencongdong.org/forums/viewtopic.php?p=33332
    Một tranh luận về ngày xuân phân và âm lịch
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chẳng qua những người tranh luận vẫn cứ bị mắc míu, lùng nhùng trong cái mớ vỏ Từ ngữ mà không nhìn ra được bản chất của nó. Không hiểu bản chất mà tranh cãi từ ngữ thì thật là không biết bao giờ mới phân định được?
    - Cần phải hiểu rằng cái mà ta gọi là "Âm lịch" mà ta đang dùng, chính xác hơn là lịch Trung Quốc (chinese calendar) vốn là Âm-dương lịch, tức là tính theo cả Mặt Trời và Mặt Trăng, chứ không tách rời nhau. Từ gần nghìn năm trước CN thì người TQ đã tính lịch theo cả hai chu kì đó rồi.
    Do thói quen gọi lịch TQ là Âm lịch, để phân biệt với Dương lịch (Tây lịch) nên cứ tưởng nó chỉ tính theo Mặt Trăng, rồi cãi nhau và sai bét là phải.
    Âm và Dương chẳng qua là cái vỏ ngôn từ, cãi nhau vì nó mà không hiểu từ đâu thì bao giờ mới xong?
  4. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bữa giờ lu bu quá. Hôm nay mới rảnh vào đây để tiếp tục. Các bác bên box Thiên Văn này là sư phụ về lịch rồi. Tôi không dám "múa rìu". Nhất là có bác Chitto là người tôi ngưỡng mộ. Nhưng tôi cứ trình bày những gì tôi hiểu nhé. Có gì sai thì các bác chỉ cho.
    Đầu tiên có lẽ chúng ta đều thống nhất LỊCH LÀ CÔNG CỤ ĐO các bác nhỉ?
    Trước hết nói về Dương lịch (hiện nay là lịch Gregory) thì hầu như các bác biết rõ cả rồi nhỉ? Một năm Dương lịch là số ngày (bằng số tự nhiên) phù hợp với một năm khí hậu (365,242199 ngày). Năm khí hậu còn gọi la Chu tuế, là một chu kỳ của sự lặp lại điểm xuân phân. Một năm có hai thời điểm mặt trời chiếu vuông góc với xích đạo là điểm xuân phân và điểm thu phân. Vì điểm này đi lùi trên quỹ đạo trái đất nên một năm khí hậu không bằng với một năm thiên văn (một chu kỳ trái đất quay xung quanh mặt trời), còn gọi là chu thiên.
    Ở trên, tôi đánh vàng vàng chữ "bằng số tự nhiên". Đây là một trong những nguyên tắc của hầu hết (nếu không nói là tất cả các loại lịch) nhằm phục vụ sự tiện dụng trong cộng đồng. Vì sự tiện dụng này mà các loại lịch phải hy sinh đi TÍNH CHÍNH XÁC (một trong những đặc tính của CÔNG CỤ ĐO) ở một mức độ nào đó (tuỳ loại lịch).
    Một năm Dương lịch có khoảng 12 tuần trăng (tuần trăng là gì thì nói sau nhỉ). Nguồn gốc của tháng dương lịch là các tuần trăng. Cũng như tiếng Tàu, trong tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ phương Tây chữ "tháng" đều bắt nguồn từ một từ cổ có nghĩa là "trăng". Đến thời có lịch ******, tuần trăng không còn đóng vai trò gì trong tháng Dương lịch mà nó chia một năm ra làm 12 phần theo ý chủ quan của con người. Đến đây, (như trên đã nói về TÍNH CHÍNH XÁC) tháng đã bị TÍNH CHÍNH XÁC CỦA TUẦN TRĂNG ĐÃ BỊ HY SINH 100%.
    Tạm dừng ở đây các bác nhé!
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 04/04/2008
  5. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    ÂM LỊCH.
    Có lẽ Âm lịch là loại lịch cổ nhất của loài người. Bởi vì để tính được chính xác chu kỳ của trái đất xung quanh mặt trời cần phải quan sát một thời gian rất dài qua nhiều thế hệ và phải có một trình độ thiên văn nhất định. Nói chung là có lẽ các dân tộc ở vùng ôn đới sẽ phát hiện ra chu kỳ mặt trời sớm hơn dân tộc vùng nhiệt đới vì độ dài ngày-đêm thay đổi rất rõ ở vùng này. Đa số các giả thuyết đều cho rằng Âm lịch xuất hiện ở vùng vĩ độ thấp. Điều này đúng hay không thì chưa rõ vì chu kỳ mặt trăng, bất cứ vùng nào cũng đều nhận thấy rất dễ dàng.
    Chu kỳ của mặt trăng (tuần trăng) là 29,530588 ngày (trong lịch pháp Tàu gọi là SÓC SÁCH). Ở đây, vì lý do tiện dụng, người ta lại sẽ phải HY SINH TÍNH CHÍNH XÁC của tuần trăng. Vì vậy mỗi một tháng sẽ có 29 hoặc 30 ngày.
    Nếu tạm gọi tất cả các loại lịch có yếu tố mặt trăng là Âm lịch thì quan niệm của mỗi lịch về ngày đầu tháng rất khác nhau. Chẳng hạn như lịch Tàu là ngày "sóc" (tức là ngày trong đó chứa thời điểm mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một kinh tuyến bầu trời). Ngày đầu tháng ở lịch Ấn lại là ngày trăng tròn. Ngày đầu tháng trong lịch Hồi lại là ngày (Ngày Hồi giáo bắt đầu lúc mặt trời lặn) đầu tiên thấy lưỡi liềm.
    Trong các loại Âm lịch, đầu tiên có lẽ phải nói đến lịch Thuần Âm mà đại diện là lịch Hồi giáo. Đa số các tài liệu đều gọi với tên này và định nghĩa là lịch chỉ có chu kỳ mặt trăng. Tôi lại cho rằng định nghĩa này có vẻ không chính xác. Vì Lịch Hồi vẫn có chu kỳ mặt trời (năm), chỉ có điều nó "trớt quớt" mà thôi. Vì cho rằng nó chỉ có tính đến chu kỳ mặt trăng thôi nên người ta cho rằng nó là lịch cổ nhất. Có thật thế không? Không rõ lắm, nhưng theo wikipedia thì trước khi có lịch này, người Arập dùng lịch Do Thái, mà lịch Do Thái lại là Âm Dương lịch (tức là tính năm theo chu kỳ mặt trời tương đối chính xác). Điều này có lẽ đúng, vì người Hồi giáo đã thừa hưởng tôn giáo từ người Do Thái và họ cũng thừa hưởng cả tuần lễ 7 ngày từ người Do Thái.
    Vì vậy, nếu cho lịch "Thuần Âm" là lịch tối cổ có lẽ là không đúng. Ấy là nói đến lịch của các dân tộc văn hiến. Còn những dân tộc bán khai, có lẽ họ chỉ tính lịch theo "con trăng", còn năm thì có lẽ họ dựa vào hiện tượng thời tiết hơn là vào mặt trời. Và chắc là họ sẽ điều chỉnh cho phù hợp. với thời tiết từng năm chứ không đến nổi khờ khạo cho rằng mỗi năm NHẤT ĐỊNH phải có 12 "con trăng".
    Thử tính số ngày trong một năm của người Hồi giáo:
    29,530588 x 12 = 354,367056 ngày.
    Vậy là, theo quy ước về việc HY SINH TÍNH CHÍNH XÁC ở trên. Lịch Hồi mỗi năm có 354 hoặc 355 ngày, tuỳ thuộc vào số lượng tháng 29 ngày hoặc 30 ngày.
    Và Lịch Hồi là loại lịch HY SINH TÍNH CHÍNH XÁC của chu kỳ mặt trời trên Hoàng đạo 100%.
  6. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    ÂM DƯƠNG LỊCH.
    LÀM SAO ĐỂ "ÉP" CHU KỲ MẶT TRĂNG VÀO CHU KỲ MẶT TRỜI.
    Ta lấy số ngày của chu kỳ mặt trời chia cho chu kỳ mặt trăng. Kết quả được:
    365,242199 /29,530588 = 12 + 1.087.512/2.953.059
    Phân tích phân số trên theo thuật toán Euclid ta có.
    1/2
    1/3
    3/8
    4/11
    7/19
    123/334
    ...
    1.087.512/2.953.059
    Trong số các phân số gần đúng trên, có hai phân số được dùng cho việc làm lịch đó là 3/8 (chu kỳ Octaeterita) và 7/19 (chu kỳ Melton).
    Nguyên lý: Vẫn là nguyên lý HY SINH SỰ CHÍNH XÁC. Ở đây, sự chính xác của chu kỳ mặt trời sẽ bị hy sinh và độ chính xác bị hy sinh là khoảng 1 tháng trở xuống. Chẳng hạn theo chu kỳ Melton thì cứ 19 năm sẽ có 7 năm dôi ra một tháng gọi là tháng Nhuận. Còn việc năm nào Nhuận và nhuận vào tháng nào là tùy thuộc vào loại lịch. Tôi sẽ nói trong bài tiếp theo.
  7. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    CÁC LOẠI ÂM-DƯƠNG LỊCH ĐÃ ĐƯỢC TÍNH THẾ NÀO?
    1. Âm-Dương lịch Ai Cập cổ.Lịch này vốn được cải tiến từ lịch của Babylone. Ngay từ thế kỷ thứ 18 TCN, người Ai Cập đã đặt những tháng nhuận. Tuy nhiên, chu kỳ chưa rõ nét.
    Ở TK thứ 16 TCN họ dùng chu kỳ Octaeterita (3/8).
    Đến TK thứ 4 TCN, họ dùng chu kỳ Melton. Các năm thứ 3, 6, 8 11, 14, 16, 19 được lấy làm năm nhuận; tháng nhuận đặt sau tháng 6.
    2. Âm-Dương lịch Hy Lạp cổ.
    Người Hy Lạp cổ dùng Âm dương lịch từ thế kỷ thứ 10 TCN đến TK thứ 6 TCN họ dùng chu kỳ Octaeterita. Năm nhuận đặt ở các năm thứ 2, 5, 8.
    Từ năm 434 TCN họ dùng chu kỳ Melton. Tháng nhuận thường sau tháng 6 và cũng có khi là sau tháng 12.
    3. Âm-Dương lịch Do Thái cổ.
    Loại lịch này dùng từ TK thứ 4 TCN theo chu kỳ Melton. Năm nhuận là các năm 3, 6, 8, 11, 14, 17, 19. Tháng nhuận là tháng cuối năm.
    4. Lịch Ấn Độ và Phật lịch.
    Sẽ nói tiếp ở bài sau.
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Rất cảm ơn bạn Votma (Madeinviet) đã tham gia topic và cung cấp những kiến thức cho mọi người.
  9. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bác Chitto! Các thông tin trên đây là em trích dẫn ra từ "Lịch văn hóa tổng hợp 1987-1990 do Viện Văn hóa xuất bản năm 1987)
    Một số bài tới đây em sẽ sử dụng vài kiến thức do bác cung cấp trong topic
    [topic]54934[/topic]
    Nói chung là về SỰ KIỆN thì em hoàn toàn tin tưởng những thông tin bác cung cấp (sau khi có phối kiểm một số thông tin) . Nhưng về QUAN ĐIỂM em lại thấy bác có một số "trúc trắc" không biết em có thể gửi thắc mắc trong topic này hay topic đó không ạ.
    Rất mong được thảo luận với bác.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 15/04/2008
  10. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Thôi! Để khỏi dài dòng xin tóm tắt là Âm Dương lịch của Phật giáo cũng tương tự các loại Âm Dương lịch nói trên và thường cho Nhuận vào tháng Vassa (tháng An Cư). Thời xưa, việc quyết định năm nào có Nhuận là do Phật quy định. Còn thời nay thì... chưa tìm được tài liệu nào khả tín... Khất lại với các bác sau vậy.

Chia sẻ trang này