1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch - 1 bộ môn quan trọng của Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bitaozawa, 27/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bạn Fairydream lưu ý đoạn này nhé.
    Nhật Bản, trước khi bỏ hẳn lịch Âm vào (thời Minh Trị) dùng lịch có tên là Thiên Bảo Lịch (Tenpo Reki). Trước đó, họ cũng như Việt Nam đã đổi lịch pháp nhiều lần. Tôi không rõ lịch Thiên Bảo thời Keio có phải là lịch pháp của thời Tấn Trung Quốc hay không hay chỉ là trùng tên. Tôi sẽ lục lọi về vấn đề này sau.
    Hiện tại, cũng có một số người Nhật tự làm Âm lịch cho công việc bói toán và một số công việc riêng của mình. Và có lẽ cũng dựa trên nguyên tắc của Thời Hiến Lịch pháp. Bạn có thể tham khảo một phiên bản Âm lịch của Nhật ở đây.
    http://www.ajnet.ne.jp/dairy/
    Nhưng Nhật Bản khác với Việt Nam là nhà nước không can thiệp vào công việc làm lịch. Đôi khi, ngay trong việc bói toán, họ không cần dùng lịch Âm mà tính toán và ghi Lịch chú (ngày tốt xấu như: Đại An, Phật Diệt, Xích Khẩu...) vào ngay Âm lịch.
    Hàn Quốc hiện tại dùng lịch pháp giống như Việt Nam, Trung Quốc (Thời Hiến lịch pháp). Trước đó, họ cũng đã đổi lịch nhiều lần tuỳ thuộc vào thời độc lập hay phụ thuộc. Nhưng nói chung là vì người Triều Tiên ghét người Nhật nên họ luôn hướng về văn hoá Tàu.
    Cả lịch Nhật Bản và Hàn Quốc đều dùng múi giờ 9 nếu họ tính Âm lịch.
  2. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Lịch Tàu, tại thời điểm khởi nguyên chưa biết đến hiện tượng tuế sai. Có nghĩa là họ đồng hoá ?onăm khí hậu? và ?onăm thiên văn?. Như ta biết, năm thiên văn được xác định theo vị trí của các vì sao trên trời. Năm khí hậu được tính theo vị trí biểu kiến của mặt trời.
    Tại thời điểm khởi nguyên cho đến thế kỷ thứ 5, việc tính độ dài của năm được xác định bằng độ dài của ?onăm thiên văn? và xác định bằng thời điểm ?oTrực Kiến tại Dần?. Khi phát hiện ra hiện tượng Tuế sai, các nhà làm lịch điều chỉnh lại phần Dương (phần tiết khí) cho phù hợp với vị trí mặt trời.
    Hiện tượng tuế sai có hai tác động:
    1. Đảo trục, làm thay đổi vị trí cực bắc (tương đối bất động hằng năm) của bầu trời. (Đây là thay đổi lớn)
    2. Các điểm cực Nam (Đông Chí) và cực Bắc (Hạ Chí) của bầu trời thay đổi. (đây là thay đổi nhỏ)
    Hôm trước tôi có đọc bài của một bác bên vietlyso nói rằng cứ khoảng 14.000 năm thì vị trí trục quay của cực Bắc trái đất lại thay đổi một lần. Suy ra trong 14.000 năm, vị trí các sao trong tử vi vẫn còn đủ giá trị.
    http://www.vietlyso.com/forums/archive/index.php/t-396.html
    Điều này tôi chưa kiểm chứng được có đúng thế không nhưng tôi tạm thời chấp nhận coi như việc đảo trục là không có. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có sự thay đổi và ?ochuệch choạc? giữa lịch khí hậu và lịch thiên văn nếu ta xét khoảng thời gian từ khi bắt đầu có lịch đến thời của Adam Schall (khoảng 2000 năm văn hiến Trung Quốc):
    - Hiệu số giữa năm thiên văn và năm khí hậu là: 0,014177ngày. Cứ mỗi lần tính lại lịch pháp thì lại phải chỉnh cho phù hợp vị trí của mặt trời. Sau 2000 năm, vị trí của mặt trời sẽ thay đổi 0,014 x 2000 = 28 ngày. Độ lệch này tương đương với 1 tháng, tức là bằng 1 cung trong 12 cung Địa Chi.
    - Đến thời Adam Schall các tiết khí sẽ lùi lại so với lịch cổ là 1 tháng.
    - Vậy nếu ở thời cổ, tháng có tiết Đông Chí (tháng 11 âm lịch, tương đương tháng 12 Dương lịch) là tháng ?oTrực Kiến vào giờ Tý? và mặt trời ở cung Tý. Thì đến thời Adam Schall nó phải lui lại ở cung Hợi và mặt trời sẽ ở cung Tý (vị trí sao Hư trong Nhị Thập Bát Tú) ở tháng có tiết Đại Hàn (tháng chạp âm lịch, tương đương tháng 1 Dương lịch).
    - Khoan hãy nhìn lên trời mà kiểm tra. Chỉ cần phối kiểm về mặt lý thuyết cũng thấy. Lịch Phương Tây chủ yếu theo Lịch khí hậu, còn lịch thiên văn chỉ dùng cho chiêm tinh và phát triển riêng biệt. Theo đó, như ta biết thì vị trí của sao Hư (cung Tý) là tương đương với chòm sao Ma Yết. Hiện tại, ở tháng 1 Dương lịch, mặt trời ở vị trí chòm sao này. Điều đó cũng có nghĩa là hiện nay trong tháng Sửu (tháng Chạp Âm lịch ?" tương đương với tháng 1 Dương lịch), mặt trời đang ở cung Tý? Và cứ thể đuổi dần tháng Sửu mặt trời ở cung Dần, tháng Dần mặt trời ở cung Mão.
    Từ những tính toán trên có thể rút ra vài kết luận về Âm lịch và cách tính ngày lành tháng tốt, tử vi theo Âm lịch:
    - Phần Can, Chi của giờ nếu tính theo mặt trời thì chính xác. Nếu tính theo vị trí chòm sao thì lệch mất một cung.
    - Phần Can-Chi của ngày chưa ai khẳng định được giá trị thiên văn. Tạm thời chỉ có thể chấp nhận giá trị văn hóa.
    - Phần Can-Chi của tháng lệch một cung.
    - Phần Can-Chi của năm riêng phần Địa Chi, nếu so với sao Thái Tuế (sao Mộc) thì chỉ cần 100 năm đã có sai lệch. Vì vậy cũng chỉ có giá trị văn hóa.
    - Tiết khí của Âm lịch hiện đại có khác với lịch trước thời Adam Schall. Về sự phân bố, lịch cổ tiết khí phân bố đều theo chiều dài năm; âm lịch hiện đại phân bố không đều. Về thời điểm, tiết khí âm lịch hiện đại đi sau âm lịch cổ (chẳng hạn tiết Đông Chí theo âm lịch cổ là khoảng ngày 13/12 Dương lịch).
    - Phần Dương của Âm lịch gọi là tiết khí phù hợp với ?onăm khí hậu? (vị trí mặt trời). Nhưng đây cũng là một cái tên. Ảnh hưởng của vị trí mặt trời tuy rất lớn nhưng cũng chỉ là một phần tác động đến khí hậu. Thông thường, thời tiết tại Bắc Bán cầu không song song với Tiết khí mà muộn hơn. Chẳng hạn như ở Phương Tây, mùa Xuân là mùa sau tiết Xuân phân, mùa hạ là mùa sau tiết Hạ chí
    Đó là chỉ mới xét việc thay đổi chậm-nhanh của hiện tượng tuế sai chưa xét đến việc đảo trục (ở trên tôi gọi là ?othay đổi lớn?). Bây giờ tôi mới xét đến việc đảo trục của trái đất.
    Các bạn có thể tham khảo hình các chòm sao ở Cực Bắc do bác Chitto post sẽ có vị trí của hai chòm Đại Hùng Tinh và Tiểu Hùng Tinh nhé.
    www10.ttvnol.com/thienvanhoc/54934/trang-2.ttvn
    - 5000 năm trước, một số nhà thiên văn học Ai Cập phát hiện được định tinh (ngôi sao) cách bắc cực trời (bắc cực trời nằm trên thiên đỉnh của bắc cực, biểu thị hướng chính bắc)gần nhất là sao Hữu khu (sao anpha của chòm sao Thiên long)
    - Tại thời điểm thiết lập lịch cổ Trung Quốc, vị trí tâm quay của bầy trời là sao Thiên Quyền (chòm Đại Hùng Tinh).
    - Vị trí tâm quay của bầu trời tại thời điểm hiện nay là sao Alpha của chòm Tiểu Hùng Tinh. Hay còn gọi là sao Câu Trận 1.
    - Đến năm 2100 (cũng không lâu lắm nhỉ?) bắc cực của quả đất dần dần cách xa sao Câu Trận 1. Đến năm 7500 (sau công nguyên), sao Thiên câu 5 (sao alpha của chòm sao Tiên vương) sẽ trở thành sao Bắc cực. Đến năm 14000, sao Chức nữ (sao alpha của chòm sao Thiên cầm) sẽ trở thành sao Bắc cực. Sau khi trục quả đất hoàn thành chu kỳ vận đông tuế sai, thì sao Câu trận 1 lại trở thành sao Bắc cực vào năm 28000 sau công nguyên!
    Từ những lập luận trên, việc lập luận của bác KARAJAN rằng:
    Là hoàn toàn không có cơ sở.
    Đoạn này bác nào có kiến thức thiên văn có thể chỉ bảo thêm cho tôi để hoàn thiện lập luận.
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bạn cứ thoải mái viết quan điểm, nhận định, đánh giá của bạn trong bất cứ chỗ nào bạn thấy tiện.
    Cũng nên để ý giúp tôi là những bài đầu tiên của topic được viết cách đây 6 năm, và phần chủ yếu là viết cách đây khoảng 5 năm. Khi đó kiến thức, quan điểm, nhận định... của tôi còn rất hạn chế, và chắc là kém bạn vào bây giờ rồi.
    Trong khoảng 3 năm vừa qua tôi cũng không còn tiếp tục về lĩnh vực này nữa, nên cũng không còn đủ tài liệu, kiến thức thì cũng quên nhiều.
    Do đó, sự bổ sung, đóng góp, điều chỉnh của bạn là rất cần thiết. Những gì sai thì phải sửa, để nếu có người khác đọc sẽ không mắc phải cái sai đó nữa. (Ngay như những bài đầu topic này tôi cũng sai mấy chỗ rồi).
    Hí, nhầm, bài đầu của topic "Lịch - một bộ môn quan trọng của thiên văn học" cũ ngày xưa của tớ, nay nằm bên 5năm, chứ không phải topic này. Mod nào đổi tên topic này làm tớ nhầm, cứ tưởng topic mình lập ngày xưa. Hehe.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 11:42 ngày 18/04/2008
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi có đọc một tài liệu có nói đến việc xác định chu kì 60 là từ quan sát thiên văn, cụ thể là quan sát chu kỳ của các hành tinh trên bầu trời. Theo quan sát (không phải chỉ người Trung Quốc), thì các hành tinh có chu kỳ xấp xỉ như sau:
    - Sao Hỏa: 2 năm
    - Sao Mộc: 12 năm
    - Sao Thổ: 30 năm
    Bội số chung nhỏ nhất của các chu kì trên là 60, do đó cơ số thời gian 60 được xác định. Cũng vì vậy, Sao Mộc được gọi là Tuế Tinh hay Thái Tuế (Sao tính năm).
    Cách gọi tên các Chi ngày nay nhiều người hiểu sai là tên con vật. Thực ra đó là tên các giai đoạn phát triển của Cây, tức là hoàn toàn yếu tố thời gian:
    (1). Tý : mầm cây hút nước
    (2). Sửu : cây nẩy mầm trong đất
    (3). Dần : cây đội đất lên
    (4). Mão : cây ra lá rậm tốt
    (5). Thìn : thân cây tăng trưởng
    (6). Tỵ : cây phát triển mạnh phát triển
    (7). Ngọ : cây sung mãn hoàn toàn
    (8). Mùi : có quả chín
    (9). Thân : lá rụng bắt đầu suy
    (10). Dậu : thân cây co lại
    (11).Tuất : khô úa héo tàn
    (12). Hợi : cây chết đi
    Các chữ Tý Sửu... do đó không có nghĩa là Chuột, Trâu... như ta quen dùng. Chỉ đến đầu Công nguyên mới gán vào.
    10 Can cũng như vậy, đều là các thời điểm (giai đoạn) của một cây.
    Tức là nghĩa gốc của chúng là yếu tố Thời gian rồi. Hay nói khác đi là tính chu kì, từ bắt đầu đến kết thúc và bắt đầu lại.
    À, điều chỉnh tí, là ở trên bạn viết chòm Câu Trận, tên chính xác là Câu Trần.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 18/04/2008
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Là hoàn toàn không có cơ sở.
    Đoạn này bác nào có kiến thức thiên văn có thể chỉ bảo thêm cho tôi để hoàn thiện lập luận.
    [/QUOTE]
    Theo nhiều tài liệu thì trục Trái đất không cố định mà bị lắc đảo theo chu kỳ khoảng 27000 năm, như vậy 1/2 chu kỳ tới, tức khoảng 13000 năm, sao Bắc đẩu sẽ ở xa vị trí cực của Trái đất nhất. Tôi nghĩ các TLTK về vấn đề này có khá nhiều.
  6. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bác Thohry không ghi rõ là phản đối hay không phản đối ý kiến của tôi nên tôi có cảm giác rằng bác không đọc kỹ ý của tôi. Tôi xin lặp lại ý kiến của tôi như sau:
    - Bác KARAJAN bên Vietlyso cho rằng PHẢI ĐẾN hơn 10.000 năm trái đất mới thay đổi Cực Bắc bầu trời. Nên hiện tại việc sử dụng các chòm sao của lịch hàng ngàn năm trước trong tử vi là không vấn đề gì.
    - Tôi phản bác lại bằng hai ý:
    + Ý thứ nhất: Tạm thời thừa nhận rằng không có hiện tượng xoay cực bầu trời. Nhưng vẫn tính toán ra được rằng có sai lệch về chòm sao trong 2000 năm văn hiến của Trung Quốc.
    + Ý thứ hai: Thực tế là trong 2000 năm đó, đã xảy ra hiện tượng đảo cực Bắc trên bầu trời. Con số 14.000 năm không phải là đảo từ chòm sao này sang chòm sao kia như bác KARAJAN nói mà là đảo một nửa vòng chu trình tuế sai.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cực trái đất đảo theo chu kỳ tuế sai khoảng 25.700 năm, làm cho điểm xuân phân cũng dịch chuyển theo 2000 năm là đã đủ lớn để thấy sự thay đổi. Ví dụ như tử vi ở phương tây tính các cung hoàng đạo theo tử vi vẫn giữ nguyên thời gian từ mấy ngàn năm trước, nhưng hiện nay đã lệch đi khá nhiều với thực tế, không biết các nhà tử vi có nghĩ đến vấn đề này không ?
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ do tôi đọc vội nên cũng chưa đoán hết ý của bạn. Ý tôi chỉ muốn nhấn mạnh là trục TĐ thực sự xoay đảo theo chu kỳ khoảng 25800 năm. Theo các tài liệu thì chu kỳ này còn được gọi là Năm Platon (hay Great Year).Một hệ lịch muốn sử dụng lâu dài cỡ trên 3-4000 năm, tôi nghĩ nếu không tính tới chu kỳ này thì sẽ bị sai lệch.
  9. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Lang thang trên mạng tôi tình cờ nhặt được một bản lịch cổ ở trang blog này:
    http://www.blogger.com/feeds/3112657302426009717/posts/default
    Hình ảnh chi tiết của nó đây.
    [​IMG]
    Theo tác giả của blog thì đây là lịch Khâm Thụ của năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) thời Nhà Lê. Trong đó có ghi các ngày Tiết-khí của năm. Tôi rỗi hơi ngồi đối chiếu với bản lịch của GS Hồ Ngọc Đức tải xuống tại đây.
    http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/
    Kết quả là có những sai lệch sau.
    Ngày 13 tháng giêng (ngày Canh Tý) là trung khí Vũ Thuỷ.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 11 tháng Giêng, muộn 2 ngày
    Ngày 28 tháng giêng (Ngày Ất Mão) là tiết Kinh Trập.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 26 tháng Giêng, muộn 2 ngày
    Ngày 15 tháng hai (ngày Tân Mùi) là trung khí Xuân Phân.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 12 tháng hai, muộn 3 ngày
    Ngày 30 tháng hai (ngày Bính ) là tiết Thanh Minh.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 28 tháng hai, muộn 2 ngày
    Ngày 15 tháng ba (ngày Giáp Ngọ) là trung khí Cốc Vũ.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 13 tháng ba, muộn 2 ngày
    Ngày 1 tháng tư (ngày Bính Thìn) là tiết Lập Hạ.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 28 tháng ba, muộn 2 ngày
    Ngày 16 tháng tư (ngày Tân Mùi) là trung khí Tiểu Mãn.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 15 tháng tư, muộn 1 ngày
    Ngày 2 tháng năm (ngày Đinh Hợi) là tiết Mang Chủng.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 1 tháng năm, muộn 1 ngày
    Ngày 17 tháng năm (ngày Nhâm Dần) là trung khí Hạ Chí.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 16 tháng năm, muộn 1 ngày
    Ngày 3 tháng sáu (Ngày Đinh Tỵ) là tiết Tiểu Thử.
    Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc đức
    Ngày 18 tháng sáu (Ngày Nhâm Thân) là trung khí Đại Thử.
    theo lịch Hồ Ngọc Đức là 19 tháng sáu, sớm một ngày
    Ngày 4 tháng bảy (Ngày Mậu Tý) là tiết Lập Thu.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 5 tháng bảy, sớm một ngày
    Ngày 19 tháng bảy (Ngày Quý Mão) là trung khí Xử Thử.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 20 tháng bảy, sớm 1 ngày
    Ngày 5 tháng tám (Ngày Đinh Hợi) là tiết Bạch Lộ.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng 8, sớm 2 ngày
    Ngày 20 tháng tám (Ngày Quý Dậu) là trung khí Thu Phân.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng 8, sớm 2 ngày
    Ngày 5 tháng chín (Ngày Mậu Ngọ)là tiết Hàn Lộ.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng chín, sớm 2 ngày
    Ngày 21 tháng chín (Ngày Giáp Thìn) là trung khí Sương Giáng.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng chín, sớm 1 ngày
    Ngày 6 tháng mười (Ngày Kỷ Mùi) là tiết Lập Đông.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng 10, sớm 1 ngày
    Ngày 21 tháng mười là trung khí Tiểu Tuyết.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng 10, sớm 1 ngày
    Ngày 6 tháng mmột (ngày Kỷ Sửu) là tiết Đại Tuyết.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng mmột, sớm 1 ngày
    Ngày 21 tháng mmột (Ngày Giáp Tuất) là trung khí Đông Chí.
    Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng mmột, sớm 1 ngày
    Ngày 7 tháng chạp (Ngày xxx Thân) là tiết Tiểu Hàn.
    Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc Đức
    Ngày 22 tháng chạp (Ngày Ất Hợi) là trung khí Đại Hàn.
    Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc Đức
    Can-chi của ngày tháng trong lịch trên hoàn toàn trùng khớp với lịch của GS Hồ Ngọc Đức.
    Theo như tựa đề của GS Hồ Ngọc Đức về bản lịch điện tử của ông thì:
    Để tính âm lịch cho các năm từ 1975 về trước, chương trình âm lịch này đã phục chế âm lịch Việt Nam cho các thế kỷ trước dựa trên kết quả các công trình nghiên cứu của GS. Hoàng Xuân Hãn.
    Như vậy thì ông GS Hồ Ngọc Đức và GS Hoàng Xuân Hãn có đưa bản lịch này để tham khảo trong quá trình lập lịch này không?
    Hay là tác giả của blog trên (ông Đoan Hùng) nguỵ tạo bản lịch cổ? Chắc ông Hùng này rỗi hơi như tôi?
    Đối chiếu tiết-khí của bản lịch Hồ Ngọc Đức với lịch hiện đại thấy hoàn toàn trùng khớp. Theo lịch sử thì thời Lê, nước ta chưa áp dụng cách tính tiết-khí mới theo Adam Schall.
    Vậy chỗ này có vấn đề gì? Bác nào rành thì xem xét thử.

Chia sẻ trang này