1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch - Một bộ môn quan trọng của Thiên Văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Chitto, 02/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    To Annonymous: nhầm rồi, ngày nhảy cóc trong năm 1582 không phải ngày đó đâu, bác nhớ nhầm rồi
    Bình thường, ngày xuân phân là ngày 21/3. Nhưng đến năm 1982, ngươ2ì ta nhận thấy ngày mà Mặt Trời qua điểm xuân phân lại là 11/3, tức là sớm mất 10 ngày. Đó là do chu kì quay của TĐ là 365,2422 ngày nên cứ 400 năm sẽ bị hụt mất 3 ngày. Hội nghị lịch khi đó đã quyết định sửa đổi 2 điểm như sau:
    1 tăng thêm vào lịch 10 ngày (tức là sau ngày 11/3/1582 là ngày 22/3)
    2 Cứ 400 năm lại bỏ đi 3 năm nhuận là các năm chứa con số nguyên thế kỉ mà con số thế kỉ không chia hết cho 4.
    RAGNAROK
  2. Hiencucvang

    Hiencucvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ bổ ung 1 chút về qui luật năm nhuận.
    Năm nhuận là những năm mà con số của năm chia hết cho 4 trưd những năm chia hết cho 100 mà số nguyên thế kỷ không chia hết cho 4.
    Ví dụ:
    1600 1700 1800 1900 2000 2100 2200 2300 2400
    Những năm in nghiêng là những năm không nhuận. Như vậy phù hợp với qui luật cứ 400 chỉ có 97 năm nhuận( phải bớt đi 3 năm chia hết cho 4 không được là năm nhuận)
  3. Kamome

    Kamome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Tôi là thành viên mới, thấy các bạn có mục Thiên Văn Học này thú vị xin ra góp đôi dòng với các bạn.
    Xin bổ sung thêm tên các ngày trong tuần của tiếng Nhật, trong tiếng Nhật, những ngày trong tuần được dịch rất giống nghĩa của các ngày trong tuần bằng tiếng Anh (trong ngoặc kép cuối cùng là âm Hán Việt của chữ Hán dùng đặt tên các ngày trong tuần):
    Thứ hai Monday o^^>o-? (Nguyệt)
    Thứ ba Tuesday 火^z? (Hỏa)
    Thứ tư Wednesday 水^z? (Thủy)
    Thứ năm Thursday o^z? (Mộc)
    Thứ sáu Friday ?'^z? (Kim)
    Thứ bảy Saturday oY^z? (Thổ)
    Chủ nhật Sunday -^z? (Nhật)
    Các ngày trong tuần của tiếng Việt có thể được dịch từ tiếng Trung Quốc (có vẻ giống tiếng Trung chăng, bạn nào biết tiếng Trung xin bổ sung) hoặc từ tiếng Bồ Đào Nha (Portugese) chăng?
    Thiên Văn Học là môn khoa học rất thú vị, chỉ tiếc rằng môn khoa học này ở Việt Nam chưa phát triển mạnh vì nhiều lý do.
    Khi nào có thời gian xin quay trở lại tiết mục này cùng các bạn.
    Thân mến,
    Kamome
  4. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Còn tiếng Tây Ban Nha(latinh)
    Thứ hai : Ngày Mặt trăng: Lunes
    Thứ ba: Ngày Sao Hoả: Martes
    Thứ tư: Ngày Sao Thuỷ : Miércoles
    Thứ năm : Ngày Sao Mộc :Jueves
    Thứ sáu : Ngày Sao Kim: Viernes
    Thứ bẩy : Ngày Sao Thổ : Sábado
    Chủ nhật : Ngày Mặt trời : Domingo
    Em chỉ nhớ mang máng thế thôi ,tại hôm đấy thầy em(ông thầy dạy TBN) giải thích nhanh quá!Chắc tiếng Bồ đào nha cũng tương tự thôi ạ,vì 90 % tiếng TBN là tiếng BĐN (đều là tiếng latinh)
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
    Được vu xuan ha sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 20/06/2003
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Lâu lắm mới quay lại cái topic này. Những tài liệu liên quan vứt ở nhà hết cả.
    Mới đọc lại cái thần thoại Bắc Âu, mới sực nhớ đến các ngày trogn tuần.
    Cách gọi tên các ngày trong tuần của tiếng Anh - rất quen thuộc với chúng ta - lấy từ tên một số vị thần của người Bắc Âu và Hi Lạp.
    Monday - Moon - ngày Mặt trăng
    Tuesday - ngày của thần Tyr
    Wednesday - ngày của thần Odin
    Thursday - ngày của thần Thor
    Friday - ngày của thần Freya
    Sarturday - thần Satun - sao Thổ
    Sunday - Mặt trời
    Thần Tyr là thần của Danh dự, Dũng cảm và Chiến trận. Thần chỉ có 1 tay.
    Thần Odin là Vua của các vị thần, người cai trị Thiên đình. Là cha của Tyr và Thor.
    Thần Thor là vị thần có lưỡi tầm sét, cây búa tự quay về sau khi phóng sét đánh kẻ thù. Thần là chiến binh bất khả chiến bại.
    Thần Freya là nữ thần Tình yêu và sắc đẹp, đồng thời là một nữ chiến binh.
    Hệ thống thần thánh của Bắc Âu có nét tương đồng những cũng có dị biệt với Hi Lạp - La Mã. Tên của các Thần được đặt cho các ngày trong tuần.

    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  6. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    xin hỏi, có bạn nào biết cách đổi từ ngày dương lịch sang ngày âm-dương lịch không ạ ? Hiện tôi đang viết một phần mềm có liên quan đến việc dùng ngày âm-dương lịch và lúng túng ở đây. Nếu biết tài liệu nào ở đâu xin cứ chỉ giáo, Sói chân thành cảm ơn.
    (chú ý là đổi từ dương lịch sang âm-dương lịch chứ không phải sang can chi)
    T.
    Một kiếp hinh hồn nhỏ
    Mang mang thiên cổ sầu
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Âm lịch và âm dương lịch​
    Cơ sở xây dựng âm lịch
    Nếu dương lịch được xây dựng dựa vào chuyển động nhìn thấy hàng năm của Mặt Trời thì âm lịch được xây dựng dựa vào tuần trăng. Loài người sớm nhận ra rằng tuần trăng diễn ra theo những chu kì nhất định nên lấy nó làm đơn vị đo thời gian gọi là tháng. Đầu tháng là ngày không trăngcòn giữa tháng là trăng tròn.
    Vì độ dài của tuần trăng là 29,53 ngày nên tháng âm lịch có tháng 29 ngày và có tháng 30 ngày (thông thường một năm có 5 tháng 29 ngày)
    Một năm âm lich cũng có 12 tháng nên độ dài của năm âm lịch do đó dài hơn 354 ngày (29,53 x 12 = 354,36 ngày)
    Ta có nhận xét rằng độ dài năm âm lịch ngắn hơn độ dài thời tiết khoảng 11 ngày và như vậy cứ 3 năm sẽ sai lệch mất hơn một tháng và cứ 9 năm sẽ sai lệch mất một mùa. Nhược điểm này khiến người thời xưa phải ăn tết Nguyên đán trong đủ mọi loại thời tiết khác nhau. Nói cách khác, âm lịch chỉ có tác dụng đếmthời gian mà không có tác dụng chỉ ra được thời tiết ứng với thời gian đó.
    Âm dương lịch
    Để khwcs phục nhược điểm trên của âm lịch, cách đây 2500năm người Trung Quốc đã đưa năm nhuận vào cho khớp với thời tiết , nghĩa là phải tìm nguyên tắc để tăng thêm số ngày cho năm âm lịch. ở thời kì đó Trung Quốc đã xác định được độ dì thời tiết là 365 ngày. Qui luật nhuận được xác lập là thập cửu niên thất nhuận nghĩa là cứ 19 năm thì phải có 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng. Đưa năm nhuận vào thì độ dài của 19 năm âm lich vừa đúng bằng độ dài 19 chu kì thời tiết.
    Như vậy âm lịch đưa nhuận vào chứa hai nội dung:
    _Tháng âm lich được căn cứ vào tuần trăng. Đầu tháng không trăng, ngày rằm trăng tròn. từđó ta có thể nhìn dạng của trăng mà biết được ngày trong tháng âm lịch.
    _Năm âm lịch có độ dài bình quân đúng bằng chu kì thời tiết, tức là căn cứ vào chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.
    Rõ ràng âm lịch khi đưa nhuận vào đã có một phần tính chất của dương lịch. Và như vậy, loại âm lich mà chúng ta vẫn dùng ngày nay là âm dương lịch.

    Niềm tin cho ta tất cả
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 08/07/2003
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bài viết của tác giả quangvhg@yahoo.com.
    Âm Lịch và Lịch Âm - Dương
    ?oTết âm lịch là ngày lễ lớn của một phần tư dân số trên thế giới, tuy nhiên, có rất ít người biết cách tính ra ngày này.?
    GS. Helmer Aslaksen ?" National University of Singapore

    Tôi xin mở đầu bằng một trích dẫn nói về Âm Lịch của giáo sư khoa toán trường ĐH Quốc Gia Singapore - Helmer Aslaksen, người đã có nhiều nghiên cứu sâu sắc về âm lịch, để nói lên sự khó khăn trong các phép tính ra lịch của người Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ. Vậy câu hỏi đặt ra là thế giới có bao nhiêu loại lịch, căn cứ vào đâu để làm lịch và tại sao người Trung Hoa lại có một loại lịch phức tạp đến thế?
    1. Các loại lịch trên thế giới:

    Trên thế giới căn cứ vào cách tính lịch người ta chia ra làm 3 loại lịch:
    (1) Lịch Âm (Lunar Calendar) là loại lịch chỉ căn cứ vào chuyển động của mặt trăng làm cơ sở định ra năm tháng,
    (2) Lịch Dương (Solar Calendar) tức là chỉ dựa vào mặt trời để định ra năm tháng,
    (3) Lịch Âm-Dương (Lunisolar Calendar) thì dựa vào cả mặt trăng, lẫn mặt trời để tính năm tháng.
    + Loại lịch thứ nhất, hoàn toàn bỏ qua mặt trời, chỉ dựa vào mặt trăng là lịch của các nước Hồi giáo. Do đó trung bình một năm của người Hồi Giáo chậm khoảng 11,5 ngày so với người phương Tây và nếu bạn sống ở một nước Hồi Giáo (VD: Iraq) thì sau khoảng 30 năm bạn lại bị ?ogià? thêm một tuổi dù số ngày hít khí trời so với người bạn sinh cùng ngày ở phương Tây là như nhau.
    + Loại thứ hai: Dương Lịch thì quá quen thuộc với chúng ta, lấy sự chuyển động trái đất quanh mặt trời làm cơ sở tính năm. Một chu kỳ chuyển động như vậy của trái đất là 365,242199 ngày, tức là sấp xỉ 365 ¼ ngày, và do đó để chính xác người ta đặt một năm thường là 365 ngày và cứ 4 năm người ta lại cộng thêm một ngày (29-2) để thành năm nhuận với 366 ngày. Nhưng như vậy, các bạn có thể tính toán ra, thì lại dư ra ?ochút xíu?. Vì thế để cho khớp, người ta qui định những năm có hai số cuối là 00 (như năm 1900) sẽ không là năm nhuận ngoại trừ những năm chia hết cho 400 (như năm 2000). Mặc dù chi ly trong tính toán đến vậy nhưng trung bình mỗi năm dương lịch vẫn còn dư ra 29 giây và khoảng 3000 năm nữa có thể sẽ có một năm nhuận ?ođặc cách?.
    Phương Tây có hai sự kiện lớn liên quan đến Lịch đó là (1) vào thế kỷ I trước công nguyên, ****** Caesar đặt ra lịch ****** (tiếng Anh là Julian Calendar - còn gọi là lịch cũ) và (2) ngày 14 tháng 10 năm 1582 phương Tây bắt đầu chuyển sang sử dụng lịch mới, lịch Gregorius (Gregorian Calendar). Lịch ****** tính 365 ngày cho năm thường và 366 ngày cho năm nhuận và hoàn toàn không tính đến khoản ?odư ra chút xíu? trên. Do nhiều biến cố lịch sử, phần lớn do chủ quan/tính toán sai của các nhà chiêm tinh học) nên khi áp dụng lịch Gregorius năm 1582, tây lịch phải cộng thêm 10 ngày mới khớp với chu kỳ mặt trời. Riêng các nước Anh-Mỹ phải đến năm 1753 lịch Gregorius mới được sử dụng chính thức và nước Nga áp dụng sau cách mạng tháng 10 ?" 1917.
    + Loại lịch thứ ba: chính là loại âm lịch chúng ta đang dùng, mà gọi một cách chính xác phải là lịch Âm ?" Dương (lunisolar calendar). Lịch của người Trung Hoa (mà sau này được tất cả các nước xung quanh như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên và Mông Cổ lấy làm lịch chính thức), lấy chu kỳ chuyển động của mặt trăng để tính tháng (nên tháng gọi là Nguyệt), nhưng lại dùng chu kỳ của mặt trời để tính năm và các tiết khí như Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập? Sở dĩ phải làm như vậy vì Trung Quốc là một nước nông nghiệp trồng lúa nước và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Việc tính toán chính xác chuyển động của mặt trăng và đặc biệt là mặt trời có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xác định mùa vụ để đạt kết quả tối ưu.
    Đây chính là cội nguồn của sự phức tạp trong việc tính toán năm tháng âm lịch. Chu kỳ chuyển động của mặt trăng vì chịu nhiều tác động của các hành tinh khác nên không đều. Do đó, tháng âm lịch khi thì 29 ngày, khi thì 30 ngày, tùy theo nhịp chuyển động của ?oChị Hằng? đỏng đảnh và riêng việc tính toán điều này đã đòi hỏi nhiều phép tính toán học phức tạp (các bạn có thể tham khảo các phép tính này đều có trong sourcecode của thư viện VietnameseCalendarLib của tôi).
    Vấn đề tiếp theo là do tháng âm lịch ngắn hơn tháng dương lịch nên để đuổi kịp (một cách tương đối) chu kỳ mặt trời, cứ 2 hoặc 3 năm, người ta lại phải cộng thêm một tháng thứ 13 vào ?" đó là tháng nhuận và tháng này luôn có cùng tên với tháng trước nó. Người xưa đặt ra qui luật để tính tháng nhuận như sau:
    * Qui-tắc 1: Tháng nhuận của âm lịch là tháng không có ngày bắt đầu một trung khí (tức là có các tiết khí giữa mùa như Xuân Phân, Hạ Chí?)

    * Qui-tắc 2: Ngày Đông Chí phải nằm trong tháng mười một âm lịch (qui tắc chủ yếu).

    * Qui-tắc 3: Không đặt nhuận ở 3 tháng kế tiếp là tháng Mười Một, tháng Chạp và tháng Giêng.
    Các qui tắc trên hiện đã lạc hậu vì theo các tính toán của máy tính thì năm 2034 (tức năm Quí Sửu) sẽ có nhuận vào tháng Mười Một. Các bạn có thể tham khảo nghiên cứu của GS. Helmer Aslaksen tại trang web http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/calendar/ để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
    2. Sự khác biệt giữa lịch Việt Nam cải cách và lịch Trung Quốc.

    ?oPhần này tính căn cứ theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội Đồng Chính Phủ. Đã tính tất cả 792 ngày tiết và 408 tháng âm lịch, trong đó có 217 tháng đủ, 191 tháng thiếu, 12 tháng nhuận. Trong thời gian 33 năm sắp tới trên thế giới sẽ xảy ra 73 nhật thực và 48 nguyệt thực: ?" nước ta sẽ trông thấy 10 nhật thực và 29 nguyệt thực. Ngày tháng âm lịch trong thời gian nói trên đều tính theo giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7. Nó khác với lịch cũ hoặc tính theo giờ Bắc Kinh (Vạn Niên Thư) hoặc tính theo múi giờ thứ 8 (Nhị bách niên lịch biểu). Cụ thể là từ 1968 đến năm 2000 có tất cả là 29 ngày tiết và 26 tháng âm lịch thiếu, đủ khác vời lịch cũ. Sự khác nhau đó đưa đến kết quả là, so với lịch cũ, ngày tết Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969) sớm hơn một ngày. Ngày tết Ất Sửu (1985) sớm hơn một tháng... Các tư liệu lịch sử cũng như các phần tính toán trong lịch đã được thẩm tra qua nhiều tư liệu trong nước và nước ngoài.."
    Đây là đoạn trích trong cuốn ?oLịch Thế Kỷ XX?, như vậy từ năm 1967, nước ta đã tính lịch theo múi giờ quan sát Việt Nam tức múi giờ thứ 7 (người Nhật Bản đã tính Âm Lịch theo múi giờ quan sát của họ từ năm 1684). Điều này hoàn toàn phù hợp với nước ta vì Việt Nam cũng là một nước nông nghiệp lúa nước và việc làm lịch chính xác có vai trò vô cùng quan trọng trong mùa vụ, cấy trồng. Tuy nhiên, việc này làm cho Tết của Việt Nam nhiều năm không trùng với Trung Quốc, lấy múi giờ Bắc Kinh làm mốc tính toán, như các năm 1968 (Mậu Thân), 1969, 1985 (lệch 1 tháng). Trong thế kỷ 21 này sẽ có ba năm 2007, 2030 và 2053 người Việt Nam sẽ ăn Tết sớm hơn người Trung Quốc một ngày.
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6

    Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
    Hồ Ngọc Đức​
    Âm lịch dùng tại Việt Nam (mà đúng hơn phải gọi là âm-dương lịch) là loại lịch có nguồn gốc tại Trung Quốc. Các hệ thống âm lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau [2, 6]: tháng âm lịch bắt đầu vào ngày Sóc; tháng Nhuận đặt vào tháng không có Trung khí. Trong lịch sử có nhiều giai đoạn người Việt sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kỳ chúng ta tự tính âm lịch cho mình dùng. Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp dụng nguyên tắc khi tính lịch có thể khác nhau (chẳng hạn, xác định Sóc và Trung khí dựa trên chuyển động thực hay chuyển động trung bình; hoặc tính lịch theo các múi giờ khác nhau) nên âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Khi đọc các tác phẩm lịch sử Việt Nam cổ chúng ta có thể nhận thấy nhiều khi ngày tháng ghi trong đó khác với ngày tháng trong âm lịch Trung Quốc. Nhiều tháng trong sử ta ghi là tháng nhuận nhưng trong lịch Tàu thì tháng đó không nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Tàu lại là tháng đủ và ngược lại.
    Âm lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?Dựa vào kết quả của một công trình nghiên cứu công phu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.
    Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.
    Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.
    Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.
    Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn 1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách tính. Cho đến hết đời Minh (1644) lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
    Từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch riêng, tính theo phép lịch Đại thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.
    Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ nhà Tây Sơn dùng lịch gì vì các văn kiện thời Tây Sơn sau bị phá hủy hết. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà Thanh bên Trung Quốc (theo [2], tr. 949). Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.
    Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.
    Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Có lẽ Việt Nam không còn cơ quan tính lịch riêng nên làm lịch theo sách Vạn niên thư của Trung Quốc. Như thế lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
    Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.
    Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.
    Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cái này mình Đọc trong thư viện thấy hay nên photo về coi. Híc vậy có vi phạm bản quyền ko ta! Thôi tất cả vì sự nghiệp "cách mạng"
    Theo sách Cuộc viễn du vào vũ trụ-Nguyễn Bá Cự
    LỊCH CỔ CÁC NUỚC​
    1. Lịch Ai Cập
    Lịch được sử dụng ở Ai Cập cổ đại, có thể ngay từ 4000 năm trước CN bằng cách tổ hợp lịch mặt trăng và lịch ruộng đất căn cứ theo mực nước sông Nin dâng lên hằng năm.
    Lịch này 1 năm có 365 ngày chia làm 12 tháng mỗi tháng 30 ngày và thêm 5 ngày phụ gọi là épagomène. Các tháng được phân bố thành 3 mùa mỗi mùa 4 tháng.
    - Akhet: mùa lụt lội
    - Peret: Mùa đông
    - Shemou: mùa hè
    Các tháng không có tên riêng mà gọi theo thứ tự của nó trong mùa chẳng hạn tháng thứ 3 của mùa lụt lội. Mùa nước lên của sông Nin bắt đầu gần với thời điểm mà ngôi sao Sothis (sao Sirius) sáng nhất trên bầu trời, sau khi nó đã biến mất từ lâu dưới chân trời, nó tái hiện trước khi mặt trời mọc một chút. Sự mọc lên cùng với mặt trời của sao Sirius đánh dấu sự kiện bắt đầu của một năm mới. Đó là ngày đầu tiên của tháng đầu tiên trong mùa lụt lội.
    Năm của lịch Ai Cập ngắn hơn năm mặt trời khoảng 0,25 ngày. Vì vậy ngày của năm xê xích dần so với mùa. Cho nên một chu kì 1461 năm được gọi là chu kì Sothiaque hoặc ?onăm lớn? thì sự phù hợp cả lịch này với các hiện tượng thiên văn mới được khôi phục.
    Trong tác phẩm của nhà văn Latin Ceusorius đã tả sự trùng hợp của năm mới Ai Cập với sự mọc lên với mặt trời của sao Sirius xảy ra vào ngày 21 tháng 7 năm 139 của kỉ nguyên chúng ta. Từ đó ta có thể tính toán được rằng sự trùng hợp tương tự trước đó đã xảy ra vào các năm 1317, 2773, và 4229 trước công ngưyên.
    Để tránh sự thay đổi của năm so với các mùa. Vua Ptolémée III Evergète đã quyết định từ năm 238 trước công nguyên cứ 4 năm 1 lần đưa thêm 1 ngày phụ thứ 6 nữa. Nhưng sự cải cách này không áp dụng, mãi đến năm 30 trước công nguyên Hoàng đế La mã August mới bắt thực hiện. Năm của lịch Ai Cập lúc đó bắt đầu ngày 28 tháng 8.
    Người Ai Cập tính các ngày bắt đầu lúc mặt trời mọc và buổi bình minh khi trăng lưỡi liềm hạ tuần biến mất thì cũng là ngày bắt đầu của một tháng. Mỗi ngày được chia thành 24 giờ không đều nhau.
    Sự tính năm được thực hiện theo số năm trị vì của vua đương quyền.
    2. Lịch Babylone.
    Babylone là thành phố cổ của Irắc nằm bên bờ sông Euphrate cách thủ đô Batda 160 km về phía nam. Những triều đại phong kiến đầu tiên của Irắc (1894-1881 trước công nguyên) đã chọn Babylone làm kinh đô.
    Lịch Babylone là lịch theo mặt trăng, đơn vị cơ bản của thời gian là vòng của các pha mặt trăng. Nó là nguồn gốc của lịch Do thái.
    Năm gồm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày dựa trên khoảng cách giữa hai kỳ trăng non liên tiếp. Do đó, buổi tối xuất hiện trăng lưỡi liềm thượng tuần đánh dấu ngày bắt đầu của tháng.
    Sự bắt đầu của năm trùng với sự bắt đầu của tháng đầu tiên sau điểm xuân phân.
    Những công việc nhà nông gắn liền với các vòng sinh trưởng của cây cối, nghĩa là gắn liền với mùa đã đòi hỏi một cách cấp thiết hiệu chỉnh những sai lệch giữa năm mặt trăng với năm của các mùa đã tích tụ dần dần trong lịch. Sự hiệu chỉnh này đã được thực hiện bằng cách đưa thêm vào tháng thứ 13. Khi nào người ta thấy rằng sự mọc lên cùng với Mặt trời của một hoặc nhiều ngôi sao xảy ra trong 1 tháng khác với các tháng khác thì vua quyết định bổ sung thêm tháng phụ thứ 13 vào tháng đó, nó được mang tên của tháng ấy với chỉ số thứ 2. Do cách làm xen kẽ bất quy tắc đó nên đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên người ta thấy những vô lý như có năm 14 tháng, lại có lần 2 năm liền 13 tháng v..v?
    Cho đến thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, người ta mới đưa ra quy tắc là trong 19 năm chỉ được đưa vào 7 tháng xen kẽ. Quy tắc này dựa trên quan sát 235 tuần trăng (tức 19 năm + 7 tháng) tương ứng đúng với 19 năm Mặt trời.
    Các tháng của lịch Babylone có các tên sau:
    Nisanu, Agaru, Simanu, Du?Tuzu, Abu, Ululu, Tashritu, Arakhsamna, Kislimu, Tebelu, Shabatu và Adaru.
    Tháng Adaru II được xen kẽ 6 lần trong khoảng thời gian 19 năm. Còn tháng Ululu II không bao giờ xen kẽ vào năm thứ 17 của vòng.
    Ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn và được chia thành 12 bêru bằng nhau, mỗi bêru tương ứng với 2 giờ và nó lại được chia thành 60 double ?" phút, mỗi double ?" phút lại chia thành 60 double ?" giây. Việc đo thời gian ban ngày nhờ các đồng hồ mặt trời, ban đêm dựa vào sự mọc lên của các sao và đồng hồ nước.
    3. Lịch Hy Lạp
    Lúc đầu người Hy Lạp sử dụng một lịch thuần túy theo mặt trăng. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên họ đã cố gắng điều hòa lịch của họ cho phù hợp với các mùa nhưng sự hiệu chỉnh năm mặt trời vẫn còn sai sót trong một thời gian dài.
    Năm của Hy Lạp gồm có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày giống như lịch Ai Cập. Sự xen kẽ các tháng đủ (30 ngày) và các tháng thiếu (29 ngày) sao cho phù hợp tốt nhất với các vòn pha mặt trăng, vì vậy năm của lịch Hy Lạp có 354 ngày.
    Để cho lịch phù hợp đúng với các vòng của mùa, ở thời đại Solon (thế kỉ 6 trước công nguyên) người ta đã thực hiện cứ 2 năm 1 lần thêm vào tháng thứ 13.
    Năm 432 trước công nguyên, nhà thiên văn Meton đã phát hiện ra 19 năm Mặt trời vừa đúng 235 tuần trăng. Trong thời gian của chu kì này các pha của mặt trăng tái xuất hiện trong cùng 1 ngày của cùng các tháng
    Ở thời kỳ đó nhờ các phát minh của Callippos (thế kỷ thứ 6 trước công nguyên) người ta đã có thể hiểu khá chính xác về chuyển động biểu kiến của Mặt trời. nhưng các kết quả nghiên cứu của họ không được các nhà chính trị áp dụng vào lịch. Vào khoảng năm 200 người Hy Lạp còn sử dụng chu kỳ 8 năm gọi là octaétéride, trong khoảng thời gian đó họ thêm vào 3 tháng xen kẽ vào các năm thứ 3, thứ 5 và thứ 8.
    Các tháng của lịch Hy Lạp có các tên sau:
    Hekotobaiôn, Métageitniôn, Boêdromiôn, Pyanepsiôn, Maimaktêriôn , Poseideriôn, Gaurêliôn, Anthestêriôn, Elaphêboriôn, Mounythiôn, Targêliôn và Skirophoriôn.
    Ngày bắt đầu lúc mặt trời lặn. Người Hy Lạp cũng đã biết dung đồng hồ mặt trời và dung đồng hồ nước để phân chia ngày và đêm thành 12 giờ bằng nhau giống như ở Ai Cập. Nhưng tuỳ thuộc theo mùa mà thời gian của 1 giờ biến đổi giữa 45 phút và 75 phút.
    10 ngày tạo nên 1 décade. Trong những tháng thiếu, Décade thứ 3 chỉ có 9 ngày, trong 2 Décade đầu tiên người ta ký hiệu các ngày theo thứ tự của chúng trong Décade, trừ ngày đầu tiên gọi là Némoménie. Décade thứ 3 được đánh dấu bởi sự biến mât dần dần của trăng nên người ta gọi các ngày theo cách: ngày thứ 9 trước khi mất trăng, ngày thứ 8 trước khi mất trăng ? cho đến ngày cuốicùng được của tháng, nó được gọi là Triacade (thứ 30).
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 21:36 ngày 04/01/2005

Chia sẻ trang này