1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử binh chủng nhảy dù

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi AK_M, 12/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    ...... Tiếp cái bài báo - đối với dù lượn -ngang - thì no limit - từ 500 đến 8000 m - có kỉ lục 10.000 m luôn - kinh chưa nhưng lẽ dĩ nhiên phải có mặt nạ dưỡng khí từ 5000 trở lên rồi .
    Lính NC ở trong bài nhảy dù ngang này từ 1000 m có thể là mang dù ngang - nhảy ra khỏi trực thăng rồi mới bung dù .
    Trở lại chuyện nhảy trực thăng - khó hơn là nhảy máy bay vì 2 lẽ - cái này tớ có từng thử CH 47 - TQLC xiêm quốc - nhưng cũng đỡ là nhảy cửa hậu - 2 cánh quạt máy bay xoay tít - mình chỉ việc nhảy cái bùm xuống là xong - trong khi nhảy thằng MI này - sau đuôi cũng 1 cánh quạt xoay tròn - nhảy saut automatic cũng là điều hơi khó - cho nên không hiểu lính NC ở đây khi nhảy dù tròn có móc vào máy bay hay không ??? Hay là nhảy ra khỏi trực thăng mới quẳng con dù mồi - kéo theo dù chính khi đã cách xa máy bay - có lẽ vì vậy mới nhảy 1000 m
    Chứ như bình thường - đối với dù tròn saut automatic - C130 - 160 ... thì 1200 feet hay 400 m là chuẩn đối với sức gió khỏang 6m/s - nhảy 300m là limit - xuống nữa thì e rằng khó hơn vì không đủ gió để vòm dù bộc hết - 75m thì càng chết nữa .
  2. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Nói đến binh chủng nhảy dù, không thể thiếu vụ lính dù Đức quốc xã cứu thoát Mussolini trong chiến tranh thế giới thứ 2. Nhà độc tài Mussolini bị người Ý giam lỏng trong khách sạn Gran Sasso trên núi Apennine, có độ cao trên 2000 mét so với mặt biển.
    Lính dù Đức do Otto Skorzeny chỉ huy gồm 80 tên đi 3 trên 3 tàu lượn do máy bay kéo, đã bất ngờ tập kích tiêu diệt lính gác cứu nhà độc tài. Một trong ba chiếc tàu lượn đâm vào núi, nhưng đám lính bên trong đều kịp nhảy thoát ra ngoài.
    Để đưa nhà độc tài đi, lính Đức cho một máy bay hạ cánh xuống. Do không có đường băng đúng nghĩa, đám lính phải buộc dây vào thân máy bay để ghìm giữ trong khi cánh quạt máy bay tăng tốc, rồi đột ngột chặt đứt dây: máy bay bắn vọt đi như mũi tên bốc khỏi mặt đất. Một bánh xe bị rơi ra , không hiểu bằng cách nào viên phi công vẫn cho máy bay hạ cánh an toàn.
    Otto Skorzeny viên chỉ huy
    Gran Sasso nơi giải cứu.
  3. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Nói đến binh chủng nhảy dù, không thể thiếu vụ lính dù Đức quốc xã cứu thoát Mussolini trong chiến tranh thế giới thứ 2. Nhà độc tài Mussolini bị người Ý giam lỏng trong khách sạn Gran Sasso trên núi Apennine, có độ cao trên 2000 mét so với mặt biển.
    Lính dù Đức do Otto Skorzeny chỉ huy gồm 80 tên đi 3 trên 3 tàu lượn do máy bay kéo, đã bất ngờ tập kích tiêu diệt lính gác cứu nhà độc tài. Một trong ba chiếc tàu lượn đâm vào núi, nhưng đám lính bên trong đều kịp nhảy thoát ra ngoài.
    Để đưa nhà độc tài đi, lính Đức cho một máy bay hạ cánh xuống. Do không có đường băng đúng nghĩa, đám lính phải buộc dây vào thân máy bay để ghìm giữ trong khi cánh quạt máy bay tăng tốc, rồi đột ngột chặt đứt dây: máy bay bắn vọt đi như mũi tên bốc khỏi mặt đất. Một bánh xe bị rơi ra , không hiểu bằng cách nào viên phi công vẫn cho máy bay hạ cánh an toàn.
    Otto Skorzeny viên chỉ huy
    Gran Sasso nơi giải cứu.
  4. mighty

    mighty Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Bác akmờ nên xem lại cái bài viết này đi, nhưng mà bác đã đoán đúng 1 phần - đây là 1 buổi nhảy dù đầu tiên của các phi công QS. Hàng năm các phi công bắt buộc phải nhảy dù 1-2 lần. Dễ thấy ở bài viết này về việc họ không phải là lính dù chuyên nghiệp: i) chỉ huy mặt đất dùng loa tay để gọi từng số 1, 2, 3, 4,.. yêu cầu khép chặt chân trước khi tiếp đất để khỏi bị gẫy giò; ii) chỉ huy phi công ra tận cửa máy bay bắt tay từng người vì mừng quá không có phi công nào của mình bị què cẳng hay xây xước gì.
    Còn mấy cái dù tròn xanh đỏ ở đây là dù của giáo viên, có thể là PTL-72 (dù huấn luyện phi công) hoặc UT-15 (thể thao) gì đó, cái dù parafoil trên cùng là của mấy giáo viên lâu năm. Bác có thể xem theo link ở đây:
    http://www.zavod3.ru/catalogue.html?level=position&section=1&subsection=8&position=20&nls=2
  5. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Theo bài huấn luyện cho những loại dù tròn của Nga thì độ cao nhỏ nhất đủ an toàn là >200 m.
    Nghe nói Nga đã có bán loại dù dành phi công có thể mở ở độ cao thấp hơn nhiều, nhưng cụ thể chi tiết về loại này tôi chưa tìm được.
  6. mighty

    mighty Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Thoky có thể có thông tin này ngay trong cái link mà mình gửi. Dù cấp cứu của phi công "Pilot emergency parachutes" - độ cao tối thiểu chỉ cần là 60-80m.
  7. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Hoạt động tháng 7 năm 2006 của CLB Hàng không phía Bắc.
    1. Nhảy dù
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được thoky sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 24/07/2006
  8. honglinhtd

    honglinhtd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    ủa đang xảy ra chiến sự khi nhảy dù ra ngòai máy bay,người nhảy dù co` bị chết do đạn lạc không nhỉ
  9. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    ủa đang xảy ra chiến sự khi nhảy dù ra ngòai máy bay,người nhảy dù co` bị chết do đạn lạc không nhỉ
    [/quote]
    Không phải là chết do đạn lạc mà là chết vì bị máy bay đối phương cố tình truy sát giết phi công nhảy dù
  10. mockura_dop

    mockura_dop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Bác AK_M cho fép cháu hỏi dại: nhảy dù đông như vậy có khi nào dù bị cuốn vào nhau kg?

Chia sẻ trang này