1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nguyenvantruongvn, 19/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM

    PHẦN 1 BÓNG ĐÁ VIỆT NAM BUỔI BAN ĐẦU
    Sân bóng đá đầu tiên tại Việt Nam


    Theo tài liệu xưa, bóng đá du nhập vào Việt Nam từ những năm 1890. Nhóm người ngoại quốc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau như Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, chơi bóng tìm sân tập riêng và hồi ấy chỉ là một bãi cỏ, mà người ta gọi là ?oBãi cỏ thành phố? ?" Jardin de la Ville. Họ lập thành đội bóng mang tên Cercle Sportif gồm toàn những tay thực dân cỡ bự. Dần dần bãi cỏ này biến thành sân bóng, mà chung quanh được bao bọc bởi những cây bờ rô, nên được gọi là sân ?oVườn Bờ Rô?.

    Sau đó, sân được cải tạo lần thứ hai và được gọi là sân ?oVườn Ông Thượng?. Nơi đây thường xuyên tổ chức các trận đấu giữa các đội bóng Việt Nam với các đội của Brazil (Corinthians), Peru, Thụy Điển. Môn bóng đá ngày càng phát triển mạnh ở Sài Gòn. Khán giả đến sân ngày một đông hơn và người ta nghĩ đến việc tổ chức chơi bóng vào ban đêm. 4 trụ đèn mọc lên nhanh chóng bao quanh sân bóng, mỗi cột có 3 bóng đèn chiếu ánh sáng dìu dịu xuống bãi cỏ xanh mượt phía dưới, mà báo chí gọi là ?oTấm thảm xanh của Viễn Đông?. Lúc đầu, người ta sợ đá bóng vào ban đêm khán giả ít, thiếu doanh thu. Một số đội bóng phản đối, chỉ đồng ý đá vào chiều thứ bảy hoặc chủ nhật để có đông khán giả, tiền chia nhiều. Thế nhưng, sau lần thử nghiệm đầu tiên vào thứ năm hàng tuần mới biết không phải vậy. Ban đêm trời mát mẻ, dễ chịu, gặp gió hiu hiu thổi qua, khán giả ngủ gục hồi nào không hay. Có một điều buồn cười là do ánh sáng thời ấy còn yếu, nên khi đá đèn, quả bóng phải quét lên một lớp sơn để cầu thủ và khán giả dễ nhìn thấy, nên trái banh đá ban đêm nặng hơn.

    Ngày 29-4-1937, sân Vườn Ông Thượng diễn ra trận đấu giữa Liên quân Auto Hall (của hãng xe hơi Citroen)-Cảnh sát với đội Singapore (hòa 1-1) dưới ánh đèn điện. Lịch sử bóng đá Việt Nam cần ghi nhận đây là trận bóng đá quốc tế đá đèn đầu tiên tại Việt Nam. Thế nhưng, ngày 1-3-1943, Tổng cục Bóng đá Nam Kỳ ra lệnh hủy bỏ đá đèn vì sợ ... máy bay đồng minh dội bom.

    Về sau, sân lại đổi tên thành Tao Đàn, cùng tên gọi với công viên bên cạnh và hiện nay đặt dưới sự quản lý của Trung tâm TDTT quận 1, TPHCM.


    Kỳ 1: Thời kỳ tiền thân



    Có thể nói bóng đá Việt Nam chia thành hai thời kỳ: thời kỳ tiền thân bóng đá ở Việt Nam (tính từ cuối thế kỷ 19 trở về trước) và thời kỳ hình thành môn bóng đá (tính từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây).


    Trong sách lịch sử Việt Nam và qua các bức vẽ, khắc chạm của cha ông ta chứng minh cho thấy môn đá cầu và đá cù đã xuất hiện từ rất xưa.

    Từ thời Vua Hùng dựng nước, dân ta đã chơi đá cầu. Đến đời nhà Trần, môn đá cầu trở nên rất phổ biến. Về cách đá gồm đá 2 chân, đá trước, đá sau, đá móc, đá gót, chạy đi chạy lại... đá cầu đôi.

    Môn đá cù gần giống với môn bóng đá ngày nay, còn gọi là ?ocù Phạm Ngũ Lão?, danh tướng thời nhà Trần rất giỏi về môn này, dùng để rèn luyện thể lực cho quân sĩ và vui chơi giải trí. Quả cù gọt bằng củ chuối to kích thước gần giống với quả bóng đá hoặc bóng rổ, nặng vài kilôgam, bên trong nhét một số tiền để tăng sức nặng và làm giải thưởng. Sân chơi cù bằng phẳng, rộng hay hẹp tùy địa phương. Trong sân có đào 3 cái hố để vừa đút lọt quả cù, 1 cái ở giữa sân và 2 cái hố ở hai đầu sân. Cù thủ hai bên chia đều nhau vào khoảng 10 người, với 3 trọng tài (1 chính và 2 phụ) tương tự ngày nay và điều khiển trận đấu bằng trống. Ai phạm luật bị trọng tài phạt từ cảnh cáo đến đánh bằng roi. Cù thủ có thể dùng tay, chân mang cù sang bên kia đặt vào hố đối phương. Đội nào làm được nhiều lần hơn là thắng cuộc. Thời gian được tính bằng việc đốt hết một cây nhang được khắc thành 2 đoạn đều nhau, với mỗi đoạn là 1 hiệp đấu.

    Chúng ta có thể xem môn cầu và môn cù của cha ông chúng ta là tiền đề phát triển các môn bóng, trong đó chủ yếu là bóng đá Việt Nam sau này.

    Kỳ sau: Hình thành và phát triển

    * Tài liệu tham khảo: Sách ?oTìm hiểu bóng đá Việt Nam? của Phan Ngươn Đang ?" nguyên cầu thủ bóng đá, cán bộ thể dục thể thao ?" và một số tư liệu khác.



    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH

    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 17:41 ngày 19/03/2004

    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 25/03/2004
  2. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    Kỳ 2: Hình thành & phát triển

    Đội Gia Định Sport vào chung kết với đội Cercle Sportif Saigonnais năm 1916.

    Theo các tài liệu thể thao trước đây, môn bóng đá du nhập vào Việt Nam từ những năm 1896. Lúc đầu, một nhóm người nước ngoài thuộc nhiều quốc tịch khác nhau như Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, v.v... mỗi tuần tập hợp nhau một lần tại bãi cỏ thành phố (Jardin de la Ville) tức sân Tao Đàn ngày nay để giải trí bằng một trò chơi lúc đó xem rất ngộ nghĩnh. Họ quần thảo nhau vui vẻ, sôi động bằng cách tranh chấp quyền điều khiển một quả banh hình bầu dục. Một năm sau, quả bóng tròn thay thế quả bóng bầu dục. Và từ đây xuất hiện hai đội bóng đầu tiên tại Việt Nam: Đội Cercle Sportif và đội Infanterie. Đội trước gồm toàn các tay thực dân cỡ bự, còn đội sau gồm toàn lính Lê dương. Hai đội thi đấu với nhau mỗi tuần một lần và đến năm 1899 có thêm đội của lính thủy Pháp, tức đội Marine. Lúc ấy, đội Cercle Sportif tập ở sân Tao Đàn, đội Infanterie tập ở sân Hào Thành, tức sân Hoa Lư ngày nay, còn đội Marine tập trên sân Sở Thú (tức Thảo Cầm Viên).
    Năm 1902, đội tàu hải quân Pháp điều động đi nơi khác, nên chỉ còn lại hai đội.
    Năm 1905, chiến hạm Anh ghé cảng Sài Gòn. Đội thủy quân Anh đấu với đội tuyển Sài Gòn (tập hợp từ hai đội Cercle và Infanterie) và thắng đậm 6 - 0. Đây là trận đấu ?oquốc tế? đầu tiên tại Việt Nam.
    Trong năm này, ED. Breton, Ủy viên thể thao Pháp, sang phổ biến luật bóng đá và phong trào bắt đầu lan rộng.
    Từ năm 1896 đến 1906, nhiều đội bóng thành lập tại Sài Gòn, nhưng đều do giới thống trị của Pháp lập nên, dù trong mỗi đội cũng có cầu thủ Việt Nam thi đấu. Đội Cercle Sportif Saigonnais gồm những tay thực dân cỡ bự, đội Infanterie của đám nhà binh Pháp, đội Saigon Sports của thực dân nhỏ, Malay-Chineses S.C của giới trung lập Malaysia và Hoa kiều. Thời điểm này, một nhóm người Việt thảo luận kế hoạch lập đội bóng của người Việt, tức đội Gia Định Sports vào năm 1906 lấy sân Fourières trước Lăng Lê Văn Duyệt làm sân tập (hay còn gọi là sân Lò Heo).
    Năm 1907, đội CSS vô địch.
    Năm 1908, đội Malay-Chineses vô địch.
    Năm 1909, 1910, 1911, 1912, đội CSS vô địch.
    Năm 1913, đội Stade Militaire vô địch.
    Năm 1914, 1915, đội Saigon Sports vô địch.
    Năm 1916, đội CSS vô địch.
    Kỳ sau: Lịch sử sang trang
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 19/03/2004
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 3: Lịch sử sang trang
    Hơn 10 năm sau ngày thành lập, Gia Định Sports đã mang danh dự về cho bóng đá Việt Nam. Ở mùa giải 1917, tổng cục bóng đá của thực dân Pháp lập tại Sài Gòn chỉ còn 4 đội là CSS, Malay-Chineses, Saigon Sports và duy nhất đội Gia Định Sports gồm toàn cầu thủ Việt. Vào giải, đội CSS thắng đội Malay-Chineses và Gia Định Sports loại đội Saigon Sports. Trận chung kết diễn ra hào hứng. Thành phần hai đội gồm:
    - Đội Gia Định Sports: thủ môn Đại, hậu vệ Thơm, Gồng, tiền vệ Lữ, Chữ, Quí, tiền đạo Hậu, Quí, Thới, Mùi, Tài.
    - Đội CSS: thủ môn Trisch (người Thụy Sĩ), hậu vệ Ohl (Anh), Roujard (Pháp), tiền vệ Pestel (Pháp), Kroff (Hà Lan), Eljear (Pháp), tiền đạo Vanler (Hà Lan), Whitchell (Anh), Aviot, Demangon, Fabre (Pháp).
    Vừa vào cuộc, CSS tấn công quyết liệt. Cặp hậu vệ Thơm - Gồng phải ?ogồng mình? thi đấu với đội bóng có thể xem là ?otuyển châu Âu tại Việt Nam?. Đồng bào mình ngồi nơi khán đài bình dân ủng hộ rất nhiệt tình át tiếng cổ vũ của ông tây, bà đầm ngồi nơi khán đài thượng lưu sân Vườn Ông Thượng (sân Tao Đàn ngày nay). Hiệp một, hai đội hòa 0 - 0. Khi trận đấu chỉ còn 10 phút kết thúc, tiền đạo Hậu tung cú sút từ xa 30 mét qua đầu thủ môn Trisch vào lưới. Thủ quân Thới bước lên bục nhận thưởng. Bà con khán giả ùa vào sân mừng. Lần đầu tiên, đội bóng của Việt Nam vô địch.
    Cercle Sportif Saigonnais xuống dốc sau trận cầu phi thể thao
    Sau khi thua ở trận chung kết năm 1917, CSS xuống dốc thảm hại. Cuối năm 1917, CSS thi đấu cùng Malay-Chineses và bị đội này đá bại. Đám cầu thủ người Âu vốn tự cho mình là dân chơi bóng văn minh, hiện đại đã nổi nóng vì thua trận đã rượt đánh cầu thủ Malay-Chineses. Đội Malay-Chineses giải tán từ sau trận đấu với những người ?ovăn minh? đó.
    Năm 1919, 1920, 1921, 1922, đội Saigon Sports hay còn gọi là đội Tây lai tung hoành như chỗ không người đoạt liền 4 chức vô địch.
    Kỳ sau: Ngôi sao Gia Định tỏa sáng
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 4: Ngôi sao Gia Định tỏa sáng
    Giải vô địch 1923 diễn ra chỉ với 3 đội bóng: Saigon Sports, Ngôi Sao Gia Định (tức đội Gia Định Sports trước đây) và Stade Militaire. Vốn căm thù bọn thực dân và được đông đảo đồng bào ủng hộ, cầu thủ Ngôi Sao Gia Định ra sân với tinh thần quyết tâm rất cao. Trận tranh chức vô địch, NSGĐ thắng Saigon Sports 1 - 0. Bàn thắng duy nhất của NSGĐ trong trận này được tường thuật qua quyển ?oNhững đường bóng Việt Nam trong thế kỷ 20? như sau:
    ?oBàn thắng duy nhất của Ngôi Sao Gia Định do công của Rớt và Tiếc. Tiếc câu bóng vào khu 16 mét 50, Rớt đánh đầu đưa bóng nằm gọn vào lưới. Như thế, đội Ngôi Sao Gia Định (tức Gia Định Sports) hai lần đoạt chức vô địch?.
    Trong thành phần đội Ngôi Sao Gia Định có trung ứng Trương Tấn Bửu được mệnh danh là ?oBức tường thép? làm nản lòng hàng tiền đạo đối phương. Sau này, ông theo tiếng gọi non sông, tham gia cách mạng, rồi tập kết ra miền Bắc góp phần xây dựng phong trào bóng đá.
    Tháng 10-1924, Ngôi Sao Gia Định lại đọ sức với Saigon Sports và lịch sử 1 năm trước vẫn lặp lại.
    Thời gian này, Cercle Sportif Saigonnais không phải là đối thủ với Ngôi Sao Gia Định, nhưng vì bản chất thực dân, không thể để ?onhược tiểu? thắng ?omẫu quốc?, nên CSS nằng nặc đòi tỉ thí với NSGĐ. Dự định từ chối, nhưng vì khán giả nhà, NSGĐ nhận lời.
    Ngày 26-1-1925, trận đấu diễn ra căng thẳng. Vào trận, thủ môn CSS là Garrence hất cùi chỏ vào bụng cầu thủ Thi của NSGĐ và bị anh này trả đũa ngay lập tức. Lần đầu tiên cầu thủ Việt Nam dám đánh lại cầu thủ Pháp. Cả đội CSS rượt đánh Thi và toàn đội NSGĐ lao vào vòng chiến. Đồng bào la ó phản đối thực dân Pháp. Ủy viên Thể thao Breton ra lịnh đuổi Thi khỏi sân. Ngôi Sao Gia Định kiên quyết phản đối buộc Breton xoa dịu bằng cách đuổi luôn Garrence. Sau trận xung đột này, Ngôi Sao Gia Định rút khỏi Tổng cục Thể thao của Pháp và lập ra Tổng cục Bóng đá An Nam (tên gọi thời bấy giờ) và tiến hành tổ chức giải bóng đá Việt Nam. Một ban trị sự được thành lập gồm 7 thành viên do ông Nguyễn Đình Trị làm Trưởng ban, chọn khu đất nằm giữa các con đường Mayer (Võ Thị Sáu ngày nay) - Lareynière (Trương Định) - Champagne (Lý Chính Thắng) - Pierre Flandin (Bà Huyện Thanh Quan) làm sân tập, với giá mua đất là 1500 đồng bạc Đông Dương hồi đó. Trong thời gian ngắn, hàng chục đội bóng tham gia tổng cục ngoài Ngôi Sao Gia Định còn có Victoria Sportive, Commerce Sports, US Cholonnais, Khánh Hội Sports, Tân Định Sports, Chợ Quán Sports, Dakao Sports, Gò Vấp Sports, US Phú Nhuận Sports, Tricolore, La Licorne Sportive, US Distamy, Etoile du Sud, Anciens Enfants de Troupe, Đồng Nai Sports ... cùng các đội tỉnh như Sóc Trăng, Châu Đốc, Gò Công, Sa Đéc, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một ... Không chỉ dừng lại ở các giải trong nước, tổng cục còn mở rộng cửa đón các đội mạnh của nước ngoài hoặc đưa đội nhà sang Thái Lan, Malaysia, Campuchia thi đấu giao hữu.
    Các giải trong nước:
    1925, Ngôi Sao Gia Định vô địch.
    1926, US Cholonnais vô địch.
    1927, 1928, 1929, Ngôi Sao Gia Định vô địch.
    1930, Commerce Sport vô địch.
    Trong khi đó, Tổng cục Bóng đá Pháp tại VN ngày càng buồn tẻ vì thiếu đội mạnh thi đấu. Ba lần họ xin gia nhập Tổng cục Bóng đá An Nam nhưng đều bị từ chối thẳng.
    Kỳ sau: Bóng đá phía Bắc buổi ban đầu
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 5: Bóng đá phía Bắc buổi ban đầu
    Vào khoảng năm 1900 đến 1918, tại miền Bắc có các đội Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 9, đội Hải Phòng, đội Lê dương Đáp Cầu. Từ năm 1922 đến 1923, miền Bắc thành lập Ủy ban Liên hiệp các đội bóng Bắc kỳ. Do chính sách chia rẽ để dễ cai trị theo từng vùng, từng kỳ nên hạn chế các cuộc thi đấu bóng đá giữa vùng này sang vùng khác. Từ năm 1936 đến 1945, ngoài những đội bóng cũ còn có thêm các đội Racing Club Hà Nội, Mộc Châu, Cotonkin (Nam Định). Cũng giống như trong Nam, mâu thuẫn giữa các đội bóng người Pháp và người Việt ở phía Bắc cũng gay gắt. Dù là Bắc hay Nam cũng cùng chung mục đích đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Một số các đội mạnh do người Việt lập gồm có Stade Hanoien, Eclair. Năm 1931, đội Eclair vào Sài Gòn với mục đích khiêm tốn là học hỏi kinh nghiệm, trau dồi tài nghệ và đây được xem là cuộc hội ngộ Bắc Nam đầu tiên của bóng đá Việt Nam. Tổng cục Bóng đá An Nam đón tiếp đội Eclair rất nồng hậu. Trận đầu, Ngôi Sao Gia Định thắng Eclair 5-0 và trận sau Victoria thắng 3-0. Sau chuyến đi bổ ích này, Eclair liên tiếp đoạt chức vô địch miền Bắc hai năm liền.
    Tiếp theo sau Eclair, Jeunesse Tonkinoise Olympique (Hải Phòng) vào Nam và thua Ngôi Sao Gia Định và Victoria với tỉ số nhẹ nhàng hơn là 0-2, 0-1.
    Kỳ sau: Giải vô địch bóng đá Đông Dương
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 6: Giải vô địch bóng đá Đông Dương
    Năm 1938, Tổng cục Bóng đá An Nam tổ chức giải Léo Lagrange, tên của viên Thứ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Các bạn cũng nên biết, từ năm 1932, lợi dụng sự rạn nứt trong nội bộ Tổng cục Bóng đá An Nam, nhất là việc nhiều đội bóng phản đối thành viên Ban trị sự Trần Văn Khá lợi dụng quyền hành, tham nhũng, thị trưởng Sài Gòn lúc bấy giờ là Saint Paul cũng là Hội trưởng Hội Saigon Sport đứng ra hòa giải 3 phe: Tổng cục Bóng đá An Nam của ông Khá, Tổng cục Bóng đá Pháp và hội ?oFédération des clubs Reunis? của ông Nguyễn Đình Trị và lập ra Tổng cục Bóng đá Nam kỳ. Dần dần, thực dân Pháp lại thao túng tổ chức bóng đá này.
    - Năm 1939, đội Nam kỳ B hòa đội Campuchia.
    - Năm 1940, giải tổ chức tại Sài Gòn. Đội Nam kỳ A sang Hồng Công và Ma Cao đấu giao hữu chỉ có đội Nam kỳ B dự tranh giải Léo Lagrange. Đội Bắc kỳ thắng đội Nam kỳ B 3 - 1, thắng đội Campuchia 3 - 0, hòa đội Trung kỳ 4 - 4 đoạt chức vô địch.
    - Năm 1941, giải Léo Lagrange đổi tên thành giải vô địch Đông Dương và tổ chức trên sân Mangin, Hà Nội (sân Hàng Cỏ). Đội Nam kỳ thắng đội Bắc kỳ 2 - 0, đội Trung kỳ thắng đội Campuchia 4 - 1. Trận chung kết, đội Nam kỳ thắng đội Trung kỳ 4 - 2 đoạt giải vô địch Đông Dương đầu tiên.
    - Năm 1942, giải lại đổi tên thành Maréchal Pétain và thi đấu tại Huế. Đội Bắc kỳ loại đội Campuchia 3- 0 và đội Nam kỳ thắng đội Trung kỳ 2 - 0. Trận chung kết, đội Nam kỳ thắng đội Bắc kỳ 3 - 2, trong trận cả hai đội đều chơi rất hay cống hiến cho 15.000 khán giả (con số kỷ lục bấy giờ) nhiều pha bóng tuyệt vời.
    - Năm 1943, giải vô địch Đông Dương có thêm đội Lào tham dự, nhưng trong trận đấu loại đã bị đội Campuchia thắng đậm 6 - 0. Vào tứ kết, đội Nam kỳ loại đội Campuchia, đội Trung kỳ thắng đội Bắc kỳ. Một lần nữa, đội Nam kỳ lại đoạt chức vô địch Đông Dương sau khi thắng đội Trung kỳ trong trận chung kết.
    - Năm 1944, giải vô địch Đông Dương tổ chức tại Phnom Penh. Vòng loại, đội tuyển Nam kỳ thắng đội Campuchia 7 - 4, đội tuyển Bắc kỳ thắng đội tuyển Trung kỳ 3 - 1. Đội Bắc kỳ chơi mạch lạc, khoét sâu vào điểm yếu của đội Nam kỳ và thắng đậm 3 - 0, đoạt chức vô địch và đây cũng là trận đấu cuối cùng của giải vô địch Đông Dương.
    Bóng đá Việt Nam buổi ban đầu
    Kỳ cuối: Những cuộc so giày quốc tế
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 09:28 ngày 23/03/2004
  7. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 7: Những cuộc so giày quốc tế
    Phần 1: Những chuyến viễn du
    - Ngày 19-1-1929, đội tuyển An Nam thắng đội tuyển của Tổng cục Bóng đá Pháp (tại VN) 4-1. Cùng trong năm này, Tổng cục Bóng đá An Nam chọn 18 cầu thủ sang đấu giao hữu tại Singapore. Do thiếu kinh phí nên ai có gì mặc nấy. Singapore là thuộc địa của Anh nên trình độ bóng đá cũng khá cao. Trận đầu, đội An Nam thua đội Malay-Chineses 0-3; trận sau thua đậm tuyển Singapore 0-8 và trận cuối cùng hòa đội vô địch giải hạng nhì là Ben de Meer 2-2.
    - Năm 1930, đội tuyển An Nam sang thi đấu tại Thái Lan. Cuốn ?oNhững đường bóng Việt Nam trong thế kỷ 20? ghi lại: ?oTừ Việt Nam băng qua Campuchia như ngựa phi nước đại, đầu đụng mui xe. Ai cũng bị sưng vù từng cục?. Đến Thái Lan, đội An Nam gặp ngay đội vô địch, phần chưa hồi phục sức khỏe, nên thua ngay 0-5. Trận sau gặp tuyển Thái Lan, ta chuẩn bị chu đáo trong khi đối phương tỏ ra khinh địch. Kết quả, Việt Nam thắng Thái Lan 3-1. Sau đó, cầu thủ của ta còn đá hai trận với các đội liên quân của Thái Lan và đều hòa 0-0.
    - Lịch sử cũng cần lưu ý một chi tiết vào ngày 18-10-1931, sân Renault - sau đổi thành sân Cộng Hòa và nay là sân Thống Nhất- được khánh thành, với một bất ngờ đầu tiên. Đội bóng lừng danh Ngôi Sao Gia Định thua đội đàn em Cảnh sát Chợ Lớn 0-1 trong trận đấu khai trương sân. Từ dạo đó, sân bóng này tiếp tục chứng kiến bao trận đấu bất ngờ khác cho đến tận hôm nay.
    - Năm 1932, Tổng cục Bóng đá An Nam mời đội Thái Lan sang đấu giao hữu hai trận. Trận đầu, Thái Lan thắng tuyển Sài Gòn 4-0; trận sau, Ngôi Sao Gia Định hạ tuyển Thái Lan 5-2.
    - Năm 1936, đội Đài Loan trên đường dự Olympic Berlin 1936 về đã ghé Sài Gòn đá giao hữu 2 trận (tại Olympic Berlin, Đài Loan thua đội Anh 0-2, trên đường về nước ghé Pháp đá giao hữu với vô địch quốc gia Strasbourg và hòa 2-2) trên sân Vườn Ông Thượng. Trận đầu, đội khách không cần đưa Lý Huê Đường ra sân cũng đủ sức hạ đội Nam kỳ B 8-0. Trận sau gặp đội Nam kỳ A, Đài Loan tung thành phần mạnh nhất. Chủ nhà dẫn trước 1-0, nhưng sau đó khách ghi liền 4 bàn thắng chung cuộc 4-1.
    Kỳ sau: Những cuộc so giày quốc tế
    (Phần 2: Đọ sức với Lý Huê Đường)
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  8. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Đọ sức với Lý Huệ Đường
    - Năm 1928, đội Loh Wah, một đội mạnh của Hồng Công sang đấu với Ngôi Sao Gia Định tại sân Mayer. Lý Huệ Đường mở tỉ số ở phút 5 và 10 hiệp hai, Coln gỡ hòa cho Ngôi Sao Gia Định. Trận đấu phải kết thúc sớm vì... trời tối.
    - Năm 1937, đội Nam Hoa của Lý Huệ Đường (có biệt hiệu ?oBóng đá đại vương?) sang Sài Gòn đấu giao hữu với đội liên quân Auto Hall-Cảnh sát. Hiệp đầu, liên quân dẫn 3-0 làm chóng mặt Nam Hoa. Thế nhưng, ?oBóng đá đại vương? thật không hổ danh khi một mình ghi 4 bàn giúp Nam Hoa dẫn ngược 4-3. Phút cuối trận, Đại của liên quân thoát qua hậu vệ Nam Hoa tung cú sút như trái phá vào lưới thủ môn Bao Gia Bình gỡ hòa 4-4.
    - Ngày 15-1-1938, đội tuyển Nam kỳ thắng Nam Hoa 2-1 và quyển ?oNhững đường bóng Việt Nam trong thế kỷ 20? chạy dòng tít: ?oTừ đáy giếng ?ochú ếch An Nam? nhảy tót lên đầu ?oBóng đá đại vương?. Tít thật hay!
    - Tháng 5-1938, đội tuyển Nam kỳ thành công lớn trong chuyến du đấu tại Hồng Công và Philippines. Tại Hồng Công, đội tuyển Nam kỳ hòa Nam Hoa 1-1 (trước sự thiên vị lộ liễu của trọng tài), thắng tuyển Hồng Công 4-0, thắng Thủy quân Anh 6-2, thắng tuyển Quân đội Anh 3-0. Tại Philippines, đội tuyển Nam kỳ thắng đội Letran (vô địch hạng ba) 4-0, thua đội Yco (vô địch hạng nhì) 3-4, thắng đội La Salle (vô địch hạng nhất quốc gia) 3-0, thắng Letran 2-1, thua Yco 2-4, thắng vô địch Philippines La Salle 5-1 và hòa tuyển Philippines 2-2. Dù gặt hái được kết quả khả quan, nhưng đây lại là chuyến đi tồi tệ nhất đối với cầu thủ Việt Nam. Tên trưởng đoàn Michaud bỏ hết tiền bồi dưỡng vào túi riêng, khát không có nước uống, thèm thuốc không có tiền mua thuốc lá. Trước sự đối xử bất công, tồi tệ đó, anh em cầu thủ phản ứng quyết liệt, nhất là trước trận thứ hai gặp Yco, dẫn đầu là các anh Tịnh, Bông, Vân, Đước.
    - Ngày 29-4-1937, đội Singapore mở màn trận quốc tế đá đèn đầu tiên trên sân Vườn Ông Thượng và hòa liên quân Auto Hall-Cảnh sát 1-1. Ngày 1-5, thắng đội Pháp 1-0 và ngày hôm sau thắng luôn đội Nam kỳ 3-1.
    - Ngày 1-5-1937, đội nghiệp dư Anh Conrintians Islington giới thiệu chiến thuật WM cho làng bóng Việt Nam bằng trận thắng đậm đội tuyển Nam kỳ 7-3. Ngày 7-3, đội tuyển Nam kỳ học thuộc lòng lối chơi WM một cách nhanh chóng và đá bại Corinthians 4-1 trong một trận cầu làm nức lòng người xem.
    - Ngày 25-7-1959, tuyển An Nam hòa Nam Hoa, vô địch Hồng Công 2-2 (trước đó Nam Hoa hòa Commerce 1-1 và thắng đậm Ngôi Sao Gia Định 4-1).
    * * *
    LTS: Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho bạn đọc hâm mộ bóng đá, nên trong Tư liệu nhiều kỳ: ?oBóng đá Việt Nam buổi ban đầu?, tác giả có sử dụng một số tư liệu của chuyên gia Phan Ngươn Đang, các tác giả trong cuốn ?oNhững đường bóng Việt Nam trong thế kỷ 20?, cùng một số tư liệu khác. Xin chân thành cám ơn.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  9. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    ĐOÀN BÓNG ĐÁ THỂ CÔNG
    Thành lập năm 1954 với tên gọi đoàn bóng đá Thể Công, những người lính đá bóng của quân đội nhân dân Việt Nam ngoài nhiệm vụ tập luyện, thi đấu phục vụ cho nhân dân, bảo vệ màu cờ sắc áo đỏ truyền thống của Thể Công còn luôn ấp ủ một ước mơ cháy bỏng: được vào miền Nam đang chìm trong khói lửa chiến tranh thi đấu phục vụ cho bà con khi có điều kiện và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu thời điểm ấy là khi đất nước hai miền Nam-Bắc hoà trong niềm vui...
    Trong thế hệ đầu tiên của Thể Công, những danh thủ lừng lẫy Trương Tấn Bửu, Trương Tấn Nghĩa, Tý bồ, Ngô Xuân Quýnh... đã không thể thực hiện được hoài bão ấy. Cùng thời điểm này, đội tuyển miền Nam cũng đã thi đấu thật xuất sắc, giành chiếc huy chương vàng bóng đá của đại hội TDTT ĐÔng Nam Á lần đầu tiên (SEAP Games 1959) và sau đó là chức vô địch Cúp Méc-đê-ka năm 1966 tại Ma-lai-xi-a. 2 miền chưa thể chung vui, đất nước vẫn chưa thống nhất.
    Năm 1967, đội bóng đá Thể Công với những chàng trai trẻ đầy tài năng khi ấy như Phan Văn Mỵ, Thế Anh, Vũ Mạnh Hải, Vương Tiến Dũng... lên đường sang Triều Tiên tập huấn. Trong ngày chia tay, ai nấy cũng đều hy vọng, cái ngày những cầu thủ bóng đá Việt Nam, những người lính đá bóng được chơi trong không khí tưng bừng, trong niềm tự hào của một quốc gia tự do không còn xa nữa. Và thời khắc mà mọi người dân Việt Nam anh dũng mong đợi ấy đã đến vào một ngày mùa hè 8 năm sau...
    Ngày 30-4-1975, tin thắng trận trong miền Nam liên tiếp bay về qua loa phát thanh, qua những câu chuyện, những ánh mắt và nụ cười của mọi người. Với niềm vui ngây ngất, những anh lính đá bóng ào ra đường, chia sẻ niềm vui với ánh mắt, nụ cười, với những lời ca hạnh phúc cất lên tự đáy lòng. Không có lệnh bắt buộc, nhưng đến 1 giờ chiều, toàn đội lại tự giác về tập trung trong doanh trại và tập nhẹ như bình thưừng để chuẩn bị cho trận đấu ngày hôm sau. Ý nghĩa của trận đấu ngày 1-5-1975, ngày đất nước Việt Nam đã giành lại trọn vẹn núi sông bờ cõi, vì thế vượt quá khuôn khổ cửa một giải đấu miền Bắc, đó là trận đấu mừng ngày 30-4 đã đi vào lịch sử hào hùng, anh dũng của đất nước Việt Nam.
    Từ tang tảng sáng 1-5, không khí tại Thủ đô Hà Nội và trong doanh trại Thể Công càng sôi sục hơn. Tất nhiên là không ai ngủ được khi ?olửa? mê say chiến thắng tuôn chảy trong huyết quản. Buổi họp chiến thuật hôm ấy diễn ra nhanh, gọn và sau đó Ban huấn luyện cho các cầu thủ được xuống đường chung vui với đồng bào lần nữa. Không phải vì Thể Công coi nhẹ trận đấu đầy ý nghĩa này, nhưng trong thời điểm ấy, mọi người xác định đây là ''''''''''''''''liều thuốc kích thích'''''''''''''''' tốt nhất giúp toàn đội có được khí thế bốc lửa để chơi tốt. Đội hình của Tổng cục Bưu Điện lúc ấy cũng rất mạnh với những danh thủ được bổ sung từ Trường huấn luyện cũ như Trần Văn Vĩnh, Lê Mai Tú, Trần Văn Tuấn hay Phúc ?ovổ??
    2 giờ chiều, mọi ngả đường dẫn đến sân vận động Hàng Đẫy (sân Hà Nội bây giờ) đều chật kín người dẫu trên khán đài, hàng chục nghìn cổ động viên ''''''''''''''''nhanh chân'''''''''''''''' hơn đã ken nhau chật kín. Không khí vừa sôi động vừa hào hùng, mọi người đến sân không chỉ để xem đá bóng mà để hoà vào niềm vui, để chia sẻ cùng nhau những cảm xúc đặc biệt chưa bao giờ có. Khi loa đài trên sân vận động đưa tin về chiến thắng trong miền Nam, mọi người đều reo hò, vẫy những lá cờ Tổ quốc với ánh mắt rạng ngời.
    Không khí tuyệt vời ấy đã giúp cầu thủ của 2 đội vào trận với khí thế và sự hưng phấn cao chưa từng thấy. Ai cũng cố gắng đá cống hiến, đá hết mình, đá thật đẹp. Trận đấu quyết liệt, sôi nổi nhưng không có tình huống đá xấu nào, đơn giản vì chẳng ai muốn phá hỏng trận đấu độc nhất vô nhị kỷ niệm ngày 30-4 mãi đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Trận ấy, Thể Công thắng 3-1 với các bàn thắng của Phan Văn Mỵ, Thế Anh và Cao Cường, bàn gỡ của Bưu điện Hà Nội do Lê Mai Tú ghi. Thể Công đoạt cúp vô địch. Tan trận, tất cả vẫn dùng dằng nán lại sân. Chẳng ai muốn về, ai cũng muốn kéo dài mãi cái giây phút vừa hạnh phúc, vừa bồi hồi xao xuyến của tất cả cầu thủ 2 đội, của tất cả khán giả cùng chung niềm vui chiến thắng của dân tộc sau mấy chục năm trường.
    Ước mơ lớn sắp trở thành hiện thực, trận đấu bóng đá 2 miền Nam-Bắc trong hoàn cảnh đất nước giải phóng đã hoàn toàn nằm trong tầm tay. Dù vậy, phải 4 năm sau, tức là đúng 1/4 thế kỷ sau khi đoàn bóng đá Thể Công thành lập, trận bóng đá được ấp ủ ấy mới được tổ chức vào tháng 5-1979 giữa 2 đội Thể Công-Cảng Sài Gòn (Thể Công thắng 2-1).
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 15:35 ngày 26/03/2004
  10. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Đội bóng đá nữ đầu tiên tại Việt Nam: Đội nữ Cái Vồn
    Vào thời Pháp thuộc, nữ giới chưa có vai trò trong xã hội. Từ quan điểm phong kiến, phụ nữ chỉ là người lo thêu thùa, may vá, lo chuyện bếp núc, chăm sóc gia đình, chồng, con, v.v... Vậy mà vào năm 1933, một đội bóng nữ được thành lập quả là chuyện động trời. Đó là đội nữ Cái Vồn (Cần Thơ).
    Đội qui tụ nữ học sinh từ các trường học tại Cần Thơ, kết hợp với một số chị em tá điền (làm ruộng thuê) có sức vóc và thể lực tốt, độ tuổi từ 18 đến 20. Sau khi thành phần cầu thủ định hình xong, các ông bầu mời một cầu thủ nam sang tập luyện cho đội nữ. Dù không thể bì kịp các cầu thủ nam về kỹ thuật nhồi bóng, về thể hình, thể lực, nhưng tinh thần tập luyện hăng say thì không chịu kém ai. Các cô gái xác định đây là cơ hội để khẳng định với giới mày râu rằng ?oChị em chúng tôi cũng bình đẳng, bình quyền, chẳng kém gì quí ông?.
    Nghe tin có đội bóng nữ thành lập, đội Paul Bert, vô địch giải hạng nhì bèn đánh bạo mời đội lên Sài Gòn thi đấu. Thư từ qua lại đôi ba lần, sau cùng đội nữ Cái Vồn cũng chấp thuận, nhưng với điều kiện phải chia 60% tiền vé vào cửa. Đội nữ Cái Vồn lên Sài Gòn đã được đón tiếp nồng hậu, bà con đứng chật hai bên đường để xem tận mặt các nữ tướng đá bóng, ngồi trên xe mui trần diễu hành quanh phố xá trước khi vào đến sân.
    Tại sân bóng, một không khí chưa từng có diễn ra: khán giả mua sạch vé, mua luôn cả phần phiếu kiểm soát nơi cùi vé. Ban tổ chức thấy khán giả kín sân bèn cho đóng cửa, nhưng bà con đập cửa hò hét đòi vô sân. Cửa mở, bà con tràn vô như thác đổ. Mới 16 giờ 30, nhưng người xem quá đông, nên BTC sợ khán giả đợi lâu mất kiên nhẫn đâm ra mất trật tự nên cho người về khách sạn mời đội nữ Cái Vồn đến sân thi đấu sớm 30 phút.
    Đội nữ Cái Vồn trong trang phục toàn trắng, đội mũ trắng trông rất xinh xắn, dẫn đầu là tiền đạo đội trưởng Marguerite. Thật bất ngờ, khác với dáng vẻ tự tin, đường hoàng của cầu thủ nữ, cánh cầu thủ nam bẽn lẽn nép phía sau khi hai đội chụp hình lưu niệm. Trận đấu diễn ra gay cấn, với những trận cười vỡ bụng mỗi khi cầu thủ hai đội trượt té (sân trơn do trước đó trời mưa) đè lên nhau. Kết quả, hai đội hòa 2-2 và ra về trong vui vẻ.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH

Chia sẻ trang này