1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nguyenvantruongvn, 19/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Sân bóng đá đầu tiên tại Việt Nam
    Theo tài liệu xưa, bóng đá du nhập vào Việt Nam từ những năm 1890. Nhóm người ngoại quốc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau như Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, chơi bóng tìm sân tập riêng và hồi ấy chỉ là một bãi cỏ, mà người ta gọi là ?oBãi cỏ thành phố? ?" Jardin de la Ville. Họ lập thành đội bóng mang tên Cercle Sportif gồm toàn những tay thực dân cỡ bự. Dần dần bãi cỏ này biến thành sân bóng, mà chung quanh được bao bọc bởi những cây bờ rô, nên được gọi là sân ?oVườn Bờ Rô?.
    Sau đó, sân được cải tạo lần thứ hai và được gọi là sân ?oVườn Ông Thượng?. Nơi đây thường xuyên tổ chức các trận đấu giữa các đội bóng Việt Nam với các đội của Brazil (Corinthians), Peru, Thụy Điển. Môn bóng đá ngày càng phát triển mạnh ở Sài Gòn. Khán giả đến sân ngày một đông hơn và người ta nghĩ đến việc tổ chức chơi bóng vào ban đêm. 4 trụ đèn mọc lên nhanh chóng bao quanh sân bóng, mỗi cột có 3 bóng đèn chiếu ánh sáng dìu dịu xuống bãi cỏ xanh mượt phía dưới, mà báo chí gọi là ?oTấm thảm xanh của Viễn Đông?. Lúc đầu, người ta sợ đá bóng vào ban đêm khán giả ít, thiếu doanh thu. Một số đội bóng phản đối, chỉ đồng ý đá vào chiều thứ bảy hoặc chủ nhật để có đông khán giả, tiền chia nhiều. Thế nhưng, sau lần thử nghiệm đầu tiên vào thứ năm hàng tuần mới biết không phải vậy. Ban đêm trời mát mẻ, dễ chịu, gặp gió hiu hiu thổi qua, khán giả ngủ gục hồi nào không hay. Có một điều buồn cười là do ánh sáng thời ấy còn yếu, nên khi đá đèn, quả bóng phải quét lên một lớp sơn để cầu thủ và khán giả dễ nhìn thấy, nên trái banh đá ban đêm nặng hơn.
    Ngày 29-4-1937, sân Vườn Ông Thượng diễn ra trận đấu giữa Liên quân Auto Hall (của hãng xe hơi Citroen)-Cảnh sát với đội Singapore (hòa 1-1) dưới ánh đèn điện. Lịch sử bóng đá Việt Nam cần ghi nhận đây là trận bóng đá quốc tế đá đèn đầu tiên tại Việt Nam. Thế nhưng, ngày 1-3-1943, Tổng cục Bóng đá Nam Kỳ ra lệnh hủy bỏ đá đèn vì sợ ... máy bay đồng minh dội bom.
    Về sau, sân lại đổi tên thành Tao Đàn, cùng tên gọi với công viên bên cạnh và hiện nay đặt dưới sự quản lý của Trung tâm TDTT quận 1, TPHCM
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  2. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    Từ sân Renault đến sân Thống Nhất
    Vào những năm 30, Chợ Lớn còn là một tỉnh của đất Nam kỳ. Viên tham biện chánh chủ tịch Renault là một tên thực dân cỡ bự thời ấy rất mê bóng đá, thấy Sài Gòn có đến 2 sân là Vườn Ông Thượng (sân Tao Đàn ngày nay) và sân Mayer của Tổng cục Thể thao An Nam, trong khi Chợ Lớn thì đất trống rất nhiều mà lại không có sân banh. Thế là Renault quyết định cho xây một cái sân rộng gấp 2, 3 lần và hiện đại hơn sân Vườn Ông Thượng.
    Sân được khởi công xây dựng vào giữa năm 1929 và hoàn thành vào ngày 28-10-1931. Từ thời điểm khánh thành cho đến nay, sân đã 72 tuổi rưỡi. Sân lúc mới xây xong khá hiện đại có một khán đài mái che, có bục xi măng làm nơi đặt ghế. Cả tỉnh Chợ Lớn rất hãnh diện về sân bóng này và trận đấu đầu tiên diễn ra trên sân đúng vào ngày khánh thành 18-10-1931. Đội chủ nhà hôm ấy là đội Cảnh sát Chợ Lớn, một đội ?otép riu?, trong khi đội khách là đội bóng lừng danh Ngôi Sao Gia Định. Bên chủ nhà kháo nhau: ?oĐá với Ngôi Sao Gia Định mà có thua 5, 6 trái cũng bình thường?. Trên khán đài danh dự có mặt Renault, Tỉnh trưởng Chợ Lớn cùng các quan chức tai to mặt lớn khác. Chung quanh là dãy khán đài bằng đất dành cho khán giả bình dân. Trước trận đấu, một cơn mưa rào làm không khí mát rượi, nhưng báo hại bà con bị ướt hết, chỉ có ông Tây, bà đầm ngồi trong mái che là khô ráo.
    Trọng tài Paul Nghi thổi còi cho trận đấu bắt đầu, nhưng sân trơn trợt chỉ có lợi cho đội chủ nhà vốn chơi... tử thủ. Gần trọn 90 phút không có bàn thắng thì bất ngờ về cuối trận, cánh trái Thạnh (CSCL) mở bóng bổng vào giữa, trung vệ và tiền đạo hai đội nhảy lên tranh cướp, nhưng trượt chân ngã té trên sân, trung phong Be của CSCL lướt đến đội đầu vào lưới thủ môn Tịnh ghi bàn thắng duy nhất cho trận đấu. CSCL bất ngờ thắng nhà vô địch NSGĐ 1-0, mở đầu cho những bất ngờ diễn ra thường xuyên trên sân bóng này.
    Sau lễ khánh thành, sân Renaul tiếp tục bỏ trống, vì thời ấy từ Sài Gòn vào Chợ Lớn phải đi bằng xe ngựa, mà vùng này chỉ có 3 đội bóng thuộc loại xoàng là Marie, CSCL và Xóm Củi cũng ra Sài Gòn chơi trên sân Mayer.
    Giữa thập niên 50, sân cất thêm khu khán đài C và D, rồi đổi tên thành sân Cộng Hòa. Sau giải phóng, sân được tu sửa nhiều lần, các bậc ngồi được đắp cao thêm, nối liền 3 khu khán đài B, C, D với nhau và đổi tên thành sân Thống Nhất như ngày nay.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Những sân bóng biến mất trong lịch sử
    Chúng ta đã biết sân Vườn Ông Thượng thời trước nay là sân Tao Đàn (quận 1), sân Renault nay là sân Thống Nhất (quận 10), sân Hào Thành nay là sân Hoa Lư (quận 1) qua các tư liệu nhiều kỳ lần lượt được đăng trên ttvnol. Tuy nhiên, trong lịch sử bóng đá Việt Nam vẫn còn nhiều sân bóng lừng danh, nhưng nay đã biến mất.
    Tại Thảo Cầm Viên ngày trước có một sân bóng gọi là sân Marine, nằm cạnh Ba Son. Sân Mayer do Tổng cục thể thao An Nam thời bấy giờ quản lý được khánh thành vào ngày 19-1-1929 nằm giới hạn giữa các con đường Mayer (Võ Thị Sáu ngày nay), Lareynìere (đường Trương Định), Champagne (Lý Chính Thắng), Pierre Fladin (Bà Huyện Thanh Quan). Sân Hàng Gòn của đội Saigon Sports nằm trong khuôn viên giới hạn giữa các con đường Flandin (nay là đường Bà Huyện Thanh Quan), Colombier (đường Hồ Xuân Hương), Jauréguiberry (đường Ngô Thời Nhiệm) và Lareynìere (đường Trương Định). Nơi đây từng tổ chức trận chung kết giải 1922-1923, Ngôi Sao Gia Định thắng đội chủ nhà Saigon Sports 1-0, đoạt chức vô địch. Vùng Gia Định, bản doanh của đội bóng nổi tiếng Ngôi Sao Gia Định có sân Lò Heo, nằm cạnh lăng Lê Văn Duyệt. Các sân này nay không còn nữa, kể cả những dấu tích nhỏ nhất. Sân bóng bị xóa sổ gần đây nhất là sân Trần Phú, còn sân quận 4 nằm trên ao rau muống được san lấp thì nay cũng không còn. Sân Lam Sơn nằm cạnh CLB bơi lội Lam Sơn (thuộc Trung tâm TDTT quận 5) sau khi được trao trả cho trường THPT Lê Hồng Phong cũng chỉ còn là bãi trống làm nơi chơi bóng, tập thể dục của nhà trường hoặc lâu lâu cho gánh xiếc thành phố thuê làm điểm diễn.
    Sài Gòn xưa và TPHCM nay được xem là nơi có rất nhiều sân bóng, nhưng vì yêu cầu phát triển đô thị hoặc nhiều lý do khác đã lùi dần vào quá khứ và biến mất. Tuy nhiên, hàng loạt sân bóng mới khang trang hơn, hiện đại hơn lại mọc lên cùng sự phát triển mạnh của nền kinh tế đất nước như sân Trung tâm TDTT quận 8, sân bóng tư nhân Đa Phước (quận 7) hay Trung tâm thể thao Thành Long.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá trong vùng giải phóng
    Một trong những chính sách mang tính mị dân của thực dân Pháp sau khi trở lại xâm lược Việt Nam là đưa bóng đá vào hoạt động. Chúng muốn khoe bộ mặt phồn thịnh, an cư, lạc nghiệp ở những vùng bị chiếm. Tên thực dân Gremillet vốn là một cầu thủ hạng bét ở Pháp được cử sang Việt Nam làm nhiệm vụ tuyển mộ danh thủ bản xứ chuẩn bị lập đội tuyển. Song, hắn vấp phải tính kiên định, ái quốc của anh em cầu thủ nên nhiệm vụ bất thành. Lần lượt các danh thủ bóng đá rủ nhau rút ra vùng tự do do ta kiểm soát. Đầu năm 1947, trong chiến khu đã có khá đông danh thủ từ khắp 3 miền hội tụ về chơi bóng cùng nhau. Miền Nam có Trương Tấn Bửu, René Quang, Bộ, Đang, Hạp, Trung ? Về sau René Quang hy sinh ở chiến khu Đ, trong ba lô còn 2 đôi giày đá bóng đã cũ. Miền Trung có Tống Viết Khánh, Lan đen ở Đà Nẵng, Nho và lớp trẻ hơn có Phận, Công? Các danh thủ miền Bắc có Goòng, Thông Racing, Tý Bồ, Bưởi. Về sau, Goòng hy sinh trong lúc cứu đuối 140 học sinh ở Bắc Thái.
    Lớp danh thủ bóng đá yêu nước ra chiến khu thì nhiệm vụ chính vẫn là cầm súng đánh giặc, hành quân ngày đây mai đó, nhưng hễ dừng chân tại đâu thì lập tức kẻ sân, dựng cột làm khung thành và chơi đá bóng, đặc biệt là các ngày lễ. Trung bình mỗi tháng, họ thi đấu bóng đá với nhau từ 4 đến 5 trận. Cuối năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc tổ chức một trận đấu mừng xuân mà diễn biến trên sân vui như Tết. Ra sân ngoài các anh tài như Goòng, Tý Bồ, Bưởi ? còn các vị danh tướng như Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn. Nếu như cầu thủ nghiệp dư Hoàng Văn Thái đi bóng còn lúng túng, vấp té mãi thì cầu thủ Lê Trọng Tấn lừa bóng, sút bóng ngọt không kém gì các cầu thủ hạng A. Một bên gọi là ?ođội ông Thái? còn một bên là ?ođội ông Tấn?. Hai bên thi đấu nhiệt tình, nhưng bất phân thắng bại.
    Ở chiến khu Đ vào khoảng năm 1950 cũng diễn ra một trận đấu khó quên, với đủ mặt các danh thủ của đội tuyển Nam kỳ A và B, cùng đội học sinh Nam kỳ. Sân bóng là cánh đồng không xa đồn giặc Tây bao nhiêu, nên đang đá nghe tiếng súng Tây đi càn nổ giòn tan. Khán giả là dân chiến khu, nên ?odọt? rất nhanh, nhưng vẫn còn một số ?ochịu chơi? nán lại coi. Đội A dẫn trước 1-0 đề nghị đội B: ?oTây đi càn, nghỉ thôi! Nếu không chết cả đám?. Đội B đáp: ?oTây càn mặc kệ, cứ đá, phải đòi xong nợ đã?. Súng nổ gần thì cũng là lúc đội B san bằng tỉ số. Tối lại, cả hai đội bị thủ trưởng phê bình gắt gao về chuyện ?okhinh địch?.
    Cuốn Những đường bóng Việt Nam của thế kỷ 20 nhận định: ?oVừa đánh giặc, vừa đá banh nhằm duy trì sức sống bóng đá và cũng là cầu nối quan trọng cho giai đoạn phát triển sau này?.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    ai có thông tin gi xin mời viết tiếp nhé
  6. crazy_fans

    crazy_fans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Ăn bóng đá , ngủ bóng đá , sống cũng vì bóng đá
    hoá thân của nguyenvantruongvn

Chia sẻ trang này