1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử các chợ

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Lịch sử các chợ

    CHỢ BẾN THÀNH và CHỢ BÌNH TÂY
    Truyền thống và hiện đại
    Bảo Toàn
    Từ năm 1680 các thơng khách Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản... đã tấp nập ngược sông Sài Gòn lên Cù Lao Phố (Biên Hoà) để buôn bán trao đổi. Nhưng từ năm 1777 bị tác động mạnh của những tranh chấp về quân sự và chính trị giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn do vị trí địa dư thuận lợi của Sài Gòn. Cù Lao Phố suy tàn phải nhường chỗ cho Sài Gòn, kể từ đó trải qua bao thăng trầm Sài Gòn vẫn không ngừng phát triển và trở thành một đô thị hiện đại, náo nhiệt và sầm uất vào bậc nhất nước ta.
    Quá trình hình thành và phát triển của một đô thị trong quá khứ, chợ luôn là hạt nhân. là linh hồn của đô thị. TP.Hồ Chí Minh hiện có trên 200 chợ, sẽ là điều lý thú nếu tìm hiểu cặn kẽ về lịch sử, đặc trưng và văn hoá của hơn 200 chợ Sài Gòn! Chợ Bến Thành và chợ Bình Tây được hình thành và phát triển trong vòng trên dới 100 năm nay nhưng Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn, Bình Tây với lịch sử hình thành và kiến trúc truyền thống độc đáo của mình có lẽ là điều nên được nhắc đến.
    Chợ Bến Thành hiện nay được xây trên một cái ao sình lầy có tên là Bồ rệt (Marais Bosesse) được san lấp. Quyết định được đưa ra vào năm 1911 và đồ án của nhà Brossard et Mopin được chấp thuận năm 1912. Khánh thành linh đình gọi là lễ "Khai tân thị" vào tháng 4 năm 1914. Cái tên Bến Thành đã có từ trước khi chợ dời về vị trí như hiện nay. Vị trí đầu tiên của chợ là nằm sát ven sông - một bến nước của thành Gia Định cũ nên được mang tên là chợ Bến Thành. Sau đó để có mặt bằng làm bến tàu, Pháp cho dời chợ về vị trí kinh lắp (nay là đờng Nguyễn Huệ) lúc này chợ không nằm ở bến sông nữa nhưng đồng bào vẫn dùng tên truyền thống là Bến Thành để gọi. Lần di chuyển thứ hai đến vị trí hiện nay vẫn gọi là chợ Bến Thành hoặc chợ mới Sài Gòn như đợc nói ở trên. Như vậy, chợ Bến Thành hiện nay được khai trương năm 1914 nằm trên diện tích rộng 12 ngàn m2 mặt chính hướng ra bùng binh round point Cuniac (Quách Thị Trang); mặt sau là đường Espagne (Lê Thánh Tôn); bên hông phải là đờng Schroeder (Phan Chu Trinh) cũng là bến xe đò đi miền Tây; bên hông trái là đường Vienot (Phan Bội Châu) là bến xe đi miền Đông. Phía trước bên phải chợ là ga xe lửa (Công viên 23/9) có tuyến đờng xuống Chợ Lớn và lên Lái Thiêu; phía trước bên trái là đờng Bona (Lê Lợi).
    Với vị trí như thế khu chợ Bến Thành trở nên một đầu mối giao thông và thương mại quan trọng bậc nhất của Sài Gòn lúc bấy giờ. Xe cộ các loại, kẻ mua người bán và khách đi đường đổ về đông đúc, nhộn nhịp, tấp nập thường xuyên từ sáng sớm đến tối mịt, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước, trở thành biểu tựơng của Sài Gòn xa và TP HCM hôm nay.
    Tính từ năm 1914 chợ Bến Thành đã trải qua bao thăng trầm và chứng nhân của bao biến cố và sự kiện lịch sử của hơn nửa thế kỷ đấu tranh chống ngoại bang giành độc lập. Năm 1944 chợ bị máy bay đồng minh ném bom làm hư hại nặng nề ; năm 1950 được trùng tu lại; năm 1951 ngày 9/11, hàng vạn học sinh, sinh viên biểu tình đã đốt phá chợ bày tỏ lòng căm phẫn đối với thực dân Pháp và tay sai ; đầu thập niên 70 chính quyền Sài Gòn có ý định phá dỡ chợ Bến Thành để xây mới hoàn toàn theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mảng.
    Tuy vậy không thực hiện được do chiến tranh trở nên ác liệt và dư luận Sài Gòn lúc ấy còn nhiều bất đồng đối với việc thay đổi hình ảnh quen thuộc của chợ Bến Thành. Từ ngày 1/7/1985 chợ Bến Thành đợc bắt đầu cải tạo và sửa chữa theo đồ án của Phó tiến sĩ Hoàng Như Tấn có tham khảo ý kiến của một số kiến trúc sư khác được hoàn thành ngày 25/8 (chỉ 55 ngày đêm) và được đa vào sử dụng cho đến hôm nay. Năm 1996 Chính phủ có dự kiến: chợ Bến Thành sẽ được xây dựng lại từ năm 1997 - 2000 xứng đáng với tầm vóc của một thành phố công nghiệp hiện đại. Chủ trương vẫn giữ lại cổng chợ với tháp đồng hồ hình hộp có mái nhọn. Nhưng một lần nữa dư luận rộng rãi lại dậy lên và có ý kiến cho rằng : Sài Gòn sẽ ra sao nếu không có chợ Bến Thành ?
    Điều này cho thấy việc nâng cấp, thay đổi một công trình, một di tích đã đi vào lòng quần chúng mặc dù với mục đích đầy thiện chí không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì chưa có công viên nào đường kính chỉ 120 m lại chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn lao như công viên Quách Thị Trang và khó có nơi nào ở Sài Gòn lại vừa là nơi xúât phát vừa là điểm hội tụ của các cuộc đấu tranh quyết liệt như cửa chính của chợ Bến Thành trong suốt chiều dài đấu tranh chống ngoại bang, hết Pháp rồi đến Mỹ. Hiện nay chợ Bến Thành có diện tích 13.056 m2. Chợ có 16 cửa với bốn cửa lớn Đông, Tây, Nam, Bắc. Chợ được chia làm bốn khu vực với 11 ngành hàng bao gồm khu vực 1 và 2 chủ yếu vải sợi và quần áo chiếm khoảng 30% diện tích; khu vực 3 và 4 là tạp phẩm, tạp hoá, mỹ phẩm, thực phẩm, công nghệ chế bíên, hàng tươi sống và ăn uống ... Hiện có 1436 hộ / 1400 sạp kinh doanh. Điểm nổi bật của chợ là hàng hoá rất phong phú, đa số được tuyển chọn và cung cách phục vụ chu đáo do đó giá cả cao hơn các nơi khác và có lẽ bên cạnh nạn nói thách là thói quen vốn có ở chợ này thì việc ít khi cân thiếu là truyền thống đáng quí của chợ. Hiện nay bình quân mỗi ngày chợ Bến Thành có 15 ngàn lượt ngời đến giao dịch mua bán, tham quan. Không một du khách nào dù trong hay ngoài nước đến thành phố Hồ Chí Minh lại không ghé chợ Bến Thành và nếu chưa ghé vào thì chuyến đi thành phố Hồ Chí Minh có lẽ chưa được toai nguyện.
    Vào những năm 1776 - 1777, cùng với sự suy tàn dần của Cù Lao Phố bởi chiến tranh, dân chúng đặc biệt là ngời Hoa kéo nhau chạy xuống Sài Gòn (khu vực Quận 5 ngày nay) và định cư luôn tại đó. Họ lập chợ có tên là Sài Gòn để buôn bán trao đổi, vị trí nằm tại Bưu điện Chợ Lớn ngày nay. Chợ Sài Gòn của ngời Hoa mới xây lớn hơn chợ Tân Kiểng mà ngời Việt đã lập từ trớc nên dân chúng gọi là Chợ Lớn. Chợ Lớn buôn bán sầm uất, phát triển mạnh mẽ.
    Đến những năm đầu thế kỷ XX chợ trở nên nhỏ bé, chật hẹp. Năm 1928 chính quyền tỉnh Chợ Lớn dự định xây mới và một người Hoa có tên là Quách Đàm nhân cơ hội này mua một mảnh đất sình lầy rộng trên 20 ngàn m2 tại thôn Bình Tây với giá rẻ rồi san lấp và đề nghị chính quyền tỉnh Chợ Lớn lúc bấy giờ cho mình được bỏ tiền xây ngôi chợ mới bằng bê tông cốt sắt chỉ với hai điều kiện: một là cắt mấy dãy phố lầu chung quanh chợ và hai là dựng tượng ông ta ở cửa chính của chợ. Chính quyền tỉnh Chợ Lớn chấp thuận và Chợ Lớn Mới được hình thành với tên là chợ Quách Đàm để nhắc nhở người có công dựng chợ nhưng tên chính thức là chợ Bình Tây. Chợ Bình Tây có lối kiến trúc mang đậm nét phương Đông, rộng rãi sạch sẽ, là chợ đầu mối bán buôn, sầm uất nhất TP Hồ Chí Minh hiện nay. Năm 1991 chợ đợc sửa chữa đến cuối năm 1992 thì hoàn thành. Sau khi sửa chữa chợ được sắp xếp, bố trí lại 2606 sạp với 33 ngành hàng. Khu nhà ***g : tầng lầu có 748 sạp, tầng trệt có 698 sạp. Khu ngoài nhà ***g : Khu Trần Bình có 601 sạp, Lê Tấn Kế có 383 sạp; Phan Văn Khoẻ 196 sạp. Đến đầu năm 1997 chợ Bình Tây có 1998 hộ kinh doanh cá thể và 38 hộ kinh doanh thuộc DNNN và doanh nghiệp tư nhân.
    Đi đôi với quá trình xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh thành một trung tâm tài chính, văn hoá, khoa học hiện đại và văn minh. Tiêu chuẩn chợ truyền thống có còn tồn tại ? Xuất phát từ quan điểm lịch sử ta thấy rằng về cơ bản chợ truyền thống gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp. Như thế không có nghĩa chợ sẽ biến mất khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại mà quan điểm kế thừa và thực tiễn các nớc công nghiệp phát triển cho thấy ưu điểm của chợ truyền thống vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và tác động tương hỗ bổ sung cho loại hình kinh doanh siêu thị đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp đến./.



    Roma@
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    http://203.162.130.221/forum/topic.asp?TOPIC_ID=54501
    Winning isn't every thing, it's the only thing!​

Chia sẻ trang này