1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử hình thành kiểm toán nội bộ

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi chuongtien, 16/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chuongtien

    chuongtien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2018
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Kiểm toán nội bộ có bề dày phát triển gắn liền với một sự kiện lịch sử quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cụ thể hơn quá trình hình thành kiểm toán nội bộ và tình hình của nó phát triển tại Việt Nam.

    Lịch sử hình thành kiểm toán nội bộ
    Kiểm toán nội bộ đã ra đời từ lâu trên thế giới nhưng chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính ở Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002. Luật này quy định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.

    [​IMG]

    Mỹ được xem là cái nôi cho ra đời khái niệm kiểm toán nội bộ (Ảnh minh họa)
    Trong khi hoạt động của kiểm toán độc lập giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính (mức độ trung thực và hợp lý), hoạt động của kiểm toán nội bộ không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi nào trong công ty, từ mua hàng, sản xuất, bán hàng đến quản lý tài chính, nhân sự hay công nghệ thông tin.

    Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, chứ không phải cho đối tác bên ngoài. Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro cả trong và ngoài công ty.

    Tình hình kiểm toán nội bộ ở Việt Nam
    Hiện nay khung pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật Doanh nghiệp (cũ và mới). Khái niệm đầu tiên liên quan đến kiểm toán nội bộ quy định trong Luật là Ban Kiểm soát do cổ đông bầu ra. Tuy nhiên, vai trò, chức năng, trách nhiệm của Ban Kiểm soát còn quá mơ hồ, làm công việc của thanh tra mang tính chất đột xuất, theo yêu cầu hơn là thường xuyên.

    Ở Việt Nam, trong những năm qua, Ban Kiểm soát ở các doanh nghiệp nhà nước và một số ngân hàng đã hoạt động nhưng chưa mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách nhiệm chưa rõ ràng và còn thiếu công cụ để thực hiện công tác giám sát.

    Ở các loại hình công ty khác, hoạt động kiểm toán nội bộ ít nhiều đã hình thành khi các công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO). Các công ty có được chứng chỉ ISO bắt buộc phải thực hiện đánh giá nội bộ (thực chất là kiểm toán nội bộ) ít nhất mỗi năm một lần về mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn ISO. Việc đánh giá này thường do một ban hay một bộ phận – thường gọi là ban ISO hay ban bảo đảm chất lượng – thực hiện và báo cáo lên tổng giám đốc.

    [​IMG]

    Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam là cơ hội và cũng không kém sự thách thức (Ảnh minh họa)

    Tuy nhiên, do đánh giá nội bộ chỉ giới hạn ở việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO (chủ yếu về mặt thủ tục, văn bản), nên hầu như không giúp cải tiến nhiều về hệ thống kiểm soát ở công ty. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thực hiện ISO đã nhận ra điều này và đã thiết lập bộ phận đánh giá nội bộ ở cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn và thực chất hơn.


    Hiện tại ở Việt Nam, việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới cùng với sức phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự đòi hỏi của các nhà đầu tư về một hệ thống quản trị chuyên nghiệp sẽ buộc các doanh nghiệp phải chú ý xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ sao cho thật hiệu quả.

    Xu hướng thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ cũng sẽ phát triển trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang ngày càng có đóng góp cao về doanh thu, lợi nhuận đối với công ty mẹ ở nước ngoài. Và rất nhiều công ty mẹ đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ hay ở các thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới.

    Do đó, dần dần, các công ty nước ngoài ở Việt Nam cũng buộc phải tuân thủ những quy định như Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ, tức là phải thực hiện kiểm toán nội bộ. Các công ty này sẽ ngày càng nhận được nhiều chương trình kiểm toán nội bộ do công ty mẹ thực hiện hoặc sẽ phải xây dựng bộ phận kiểm toán độc lập của riêng mình.

    Lợi ích của kiểm toán nội bộ
    Kiểm toán nội bộ có thể đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Đây là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thông qua công cụ này, Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh.

    Một doanh nghiệp có kiểm toán nội bộ sẽ làm gia tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về hệ thống quản trị ở đây. Các thống kê trên thế giới cho thấy các công ty có phòng kiểm toán nội bộ thường có báo cáo đúng hạn, báo cáo tài chính có mức độ minh bạch và chính xác cao, khả năng gian lận thấp và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với các công ty không có phòng kiểm toán nội bộ.

    [​IMG]

    Lợi ích của bộ phận kiểm toán nội bộ trong hoạt động doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

    Để giảm thiểu những rủi ro mỗi doanh nghiệp nên trang bị cho mình những nhân viên kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp, hay những cá nhân muốn theo nghề này thì phải trang bị cho mình thêm kiến thức chuyên ngành từ những khóa đào tạo để các chuyên gia trong ngành chia sẻ kinh nghiệm kế toán, kiểm toán, đặc biệt là nắm vững những quy trình hành nghề trong công việc hàng ngày.

    Hi vọng qua những chia sẻ trên, mọi người có thêm thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ, cũng như cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình là chuẩn bị đội ngũ kiểm toán chất lượng nhất.
    Nguồn: ceochuyennghiep.com

Chia sẻ trang này