1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lịch sử hoá học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi xuankhanh90, 27/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuankhanh90

    xuankhanh90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    lịch sử hoá học

    ở đây có bạn nào am hiểu về hoá học cho tớ hỏi,số Avogdro đã được tìm ra như thế nào.Câu hỏi này không dễ,bác nào cao thủ cho tớ hỏi
  2. xuankhanh90

    xuankhanh90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    các cao nhân đâu cả rồi,câu hỏi này khó đấy,nếu ai trả lời được tớ xin nhận làm sư phụ
  3. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Bác đọc bài viết này nhé :
    Sản phẩm khoa học đầu tiên của Anhxtanh được xem là khiêm tốn, duy nhất chỉ gửi cho Tập san của Đại học công nghiệp liên bang Zuyrich, công trình mang tên ?onghiên cứu sự khuyếch tán và nội ma sát của các chất trung tính trong dung dịch loãng để xác định độ lớn của nguyên tử?. Nhưng giá trị của nó cũng không vì thế mà giảm sút.

    Quả vậy. Đi vào thế giới vật chất nhỏ bé, nguyên tử và phân tử, một lĩnh vực còn rất mới mẻ thời đó, xác định độ lớn của các thành phần bé nhỏ này của vật chất, Anhxtanh đã có một bước đột phá quan trọng trong khoa học. Đây cũng là một bước ngoặc trong số phận của ông. Chính một trong những kết quả nghiên cứu khoa học đầu tay này là nội dung của bản luận án ?oXác định được kích thước của phân tử?, đưa một Anhxtanh từ một công chức ngạch thẩm định viên bậc 3 của một cơ quan bản quyền sáng chế phát minh trở thành một Tiến sĩ vật lý, bậc thang quan trọng trên con đường khoa học đầy vinh quang của ông.

    Liên quan đến mạch khoa học nói trên, chính là công trình nghiên cứu về ?oChuyển động Brao?. Brao, nhà thực vật học người Anh, một thế kỷ trước đó, đã thực hiện một thí nghiệm mà trước Anhxtanh chưa ai đưa ra được cách giải thích thấu đáo. Rắc phấn hoa vào nước, rồi đặt dưới ống kính hiển vi để quan sát, bỗng phát hiện một hiện tượng rất lạ: phấn hoa chuyển động không ngừng, được mô tả như một vũ điệu huyền ảo của vô số sinh linh li ti vậy. Vào thời đó, dù nhiều người còn nghi ngờ sự tồn tại của phân tử và nguyên tử, nhưng Anhxtanh với linh cảm thiên bẩm đã nhận ra cái bản chất của sự vật. Cái vũ điệu phấn hoa kia chính là hình ảnh minh hoạ một hiện tượng vật lý không thể nhìn thấy qua ống kính hiển vi: sự vận động tự do, hỗn loạn, không ngừng của các phân tử nước. Vì khi va chạm với các phân tử, các hạt phấn hoa cũng bị cuốn theo ?ovũ điệu Brao? đó. Không chỉ lý giải hiện tượng, Anhxtanh còn tính toán được kích thước của phân tử nước và số lượng phân tử chất khí bất kỳ trong một thể tích xác định ( gọi là mol); tức là hằng số quan trọng trong vật lý và hoá học, số Avôgađrô.

    Rõ ràng, với hai công trình nghiên cứu nói trên, Anhxtanh đã đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường nhận thức thế giới vi mô, mở ra kỷ nguyên con người lần lượt phát hiện những phần từ bé nhỏ ?onhất? tạo nên thế giới tự nhiên, từ phân tử đến nguyên tử, từ hạt cơ bản đến phản hạt và những hạt bé nhỏ hơn, như hạt cộng hưởng; hạt quác v.v ...

  4. xuankhanh90

    xuankhanh90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    nhầm rồi đàn anh ơi,câu hỏi là về số Avogadro cơ mà,làm thế nào mà Avogadro tìm đuọc con số đó:6.023*10^23.
    Giả sủ nếu bạn sống đủ lâu,mỗi giay bạn đếm đuọc 10 triệu nguyên tủ thì phải mất ít nhất là 2 tỷ năm đấy
  5. xuankhanh90

    xuankhanh90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    à tớ hiểu rồi,tớ tưởng con số Avogadro do nhà hoá học người ý tên là Avogadro tìm ra cơ mà,trong SGK lớp 8 nói thế đấy
  6. giaothong2

    giaothong2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    mệt bác này, tự đặt câu hỏi rồi trả lời đơn giản thế à
    mình thấy có sách ghi hằng số A= 6,02*10^23
    lại có sách viết là 6,02*10^26 (trong SGK vật lý 11) Kô biết là số nào chính xác đây
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ngồi mà đến nguyên tử thì chết à em!
    Người ta biết khối lượng một phân tử, ví dụ phân tử O2. Vì phân tử khối của O2 là 32 nên thử lấy 32g O2 thử chia cho KL 1 phân tử thấy nó bằng A. Người ta thử với các chất khác thấy cũng như vậy, đều là A cả nên mới đem cái A vào tính toán.
    Còn cái 10^23 hay 10^26 thì bởi vì đơn vị ấy, hóa học thường dùng đơn vị g, còn vật lí thì dùng kg.
    Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 08:41 ngày 07/09/2007
  8. xuankhanh90

    xuankhanh90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    thế anh bạn có biết làm thế nào mà người ta biết được khối lượng nguyên tở của O2 không
  9. xuankhanh90

    xuankhanh90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    một câu hỏi khác này:bạn biết gì về thuyết nhiên tố,ai là người tìm ra oxi,và ai là người tìm ra được vai trò của oxi trong các quá trình đốt cháy,nung kim loại,và quá trình hô hấp của sinh vật
    ai là người nghĩ ra cách kí hiệu các nguyên tố như hiện nayMời các bác nào am hiểu thì trả lời giùm với
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Anh bạn của em nhiều hơn em đến gần chục tuổi đấy em ạ!
    Cân phân tử, nguyên tử thì người ta dựa vào các tương tác vật lý của chúng, chứ không bắc lên bàn cân đâu!

Chia sẻ trang này