1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. antisino

    antisino Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2005
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Tàu HQ17 đang nằm ở Ba son. Tàu này cũ lắm rồi, bị dỡ hết các thứ rồi.
    Ước gì thiên thạch sắp va vào trái đất sẽ rơi trúng vào bọn Tàu mà ko ảnh hưởng gì tới VN. Lúc đó mới có hy vọng lấy lại HS và TS
  2. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Các quan chức ICAPP: ?oBiển Đông? là tên gọi chính xác, không phải ?oBiển Nhật bản?

    [09/09/2006]

    Chủ tịch Hội nghị đảng chính trị châu Á thứ bảy vừa qua (9/9) vừa cho biết ông tin tưởng rằng hải phận nằm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản phải được gọi là Biển Đông, bất kể việc Tokyo gọi là vùng biển này với tên gọi gì đi nữa.


    Jose de Venecia, Chủ tịch sáng lập của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), đã tự sửa lỗi cho mình sau khi gọi tên ?oBiển Nhật Bản? trong bài phát biểu khai mạc Đại hội đồng ICAPP diễn ra tại Seoul vào thứ sáu, ngày 8/9 vừa qua.
    Tại một buổi họp báo vào thứ bảy, de Venecia, người phát ngôn của Hạ nghị viện Philippines cho biết ông sẽ không sử dụng tên gọi của Nhật Bản chỉ vì nó được sử dụng trong các bản đồ quốc tế, ngoài ra ông cũng bảy tỏ sự tin tưởng rẳng vùng biển trên phải được gọi là biển Đông như người Hàn Quốc vẫn thường gọi.
    Các nhà sử học Hàn Quốc cho biết tên gọi Biển Đông được sử dụng từ lâu và thường xuyên hơn tên gọi của Nhật Bản, trong khi tên gọi Nhật Bản chủ yếu được dùng trong thế kỷ 19 do sự vận động hành lang mạnh mẽ của Nhật Bản.
    Liên quan đến tình hình căng thẳng hạt nhân vẫn đang tiếp diễn, de Venecia nhấn mạnh rằng vấn đề này phải được thảo luận tại Hội nghị ASEAN+3, chứ không đơn thuần tại đàm phán sáu bên.
    ASEAN+3 là hội nghị với sự tham dự của Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
    TTXVN

    Thế này có khi ta cũng nên họp Phil,Mã lai,..lại thống nhất tên gọi BIỂN ĐÔNG của ta nhể ,chứ gọi SEA SOUTH CHINA nghe ngứa quá .
  3. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    bạn ước hay quá , tớ chỉ mong giờ thằng ĐL nó mua nhiều vũ khí và chế nhiều tên lửa hành trình để phang lại thằng to mồm tham ăn,
    TỚ cũng ước vào một ngày nào đó cả lũ khựa bẩn đang ở Hoàng Sa bị dịch bệnh chết ko còn một mẩu xương nào cho đáng đời chúng nó cướp đất của cha ông ta,
    Sao dạo này ít người nói về TS và Hoàng Sa thế nhể, có hàng gì mới ví dụ vài con chiến hạm hay tên lửa gì đó hay hay, anh em nào đó sưu tập đi rùi post lên cho anh em xem, tớ dạo này làm tốt nghiệp bận quá
  4. linhbiennhatrang

    linhbiennhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    ĐẢO TRƯỜNG SA [​IMG]
  5. linhbiennhatrang

    linhbiennhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. linhbiennhatrang

    linhbiennhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    [[​IMG]
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bài của @linhbiennhatrang
    Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam
    Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các hòn đảo vô chủ cho đến thế kỷ XVII. Theo hiểu biết địa lý lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa và ban đầu được người Việt gọi chung một tên nôm là Bãi cát Vàng. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức "đội Hoàng Sa" lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm "đội Bắc Hải" lấy người thôn Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Các hoạt động này được ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử như " Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư" của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686), " Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn (1776), "Lịch triều Hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú (1821), "Đại Nam thực lục tiền biên" (1844-1848), "Đại Nam thực lục chính biên" (1844 - 1848), "Đại Nam nhất thống chí" do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (1910), Dư địa chí "Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ", "Quốc triều chính biên toát yếu" (1910). Đồng thời, hai quần đảo và các hoạt động của triều đình phong kiến Việt Nam trên đó cũng được nhắc đến trong các tác phẩm nước ngoài như Nhật ký Batavia (1936), Hải ngoại ký sự (1696) An Nam đại quốc hoạ đồ (1838)... Cùng với nhiệm vụ khai thác hải sản và hàng hoá trên quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên quần đảo ... liên tục trong các năm 1834, 1835 và 1836. Thông qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như về pháp lý, nhà Nguyễn đã làm chủ hai quần đảo từ khi hai quần đảo này còn chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào và biến hai quần đảo từ vô chủ thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
    Thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa bằng việc tiến hành tuần tra, kiểm soát và đưa quân ra chiếm đóng trên các đảo. Để quản lý hành chính, chính quyền lúc đó đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa và thành lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên , cho xây dựng nhiều công trình trên cả hai quần đảo . Trong suốt các năm 1931 - 1932, Pháp liên tục phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
    Sau chiến tranh thế giới lần II, Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 08/3/1949, Pháp công nhận độc lập thống nhất của Việt Nam và ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Ngày 06/9/1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ miền Nam Việt Nam trong phát biểu của mình, đã chính thức tuyên bố và khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo: ?oVà cũng vì cần phải lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Spratlys và Paracels, tạo thành một phần của Việt Nam?. Tiếp đó chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đóng quân trên hai quần đảo, đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Geneve năm 1954 về Việt Nam trao cho quản lý tạm thời nửa nước Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do. Trong thời gian này, các chính phủ Việt Nam nói trên đã luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình đối với hai quần đảo bằng các hoạt động Nhà nước. Chính quyền Sài Gòn đã quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên vào xã Định Hải thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam và quyết định quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy . Tháng 4/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đưa quân ra thay thế quân Pháp trên các đảo thuộc nhóm phía Tây của quần đảo Hoàng Sa và trong khi chưa kịp triển khai trên các đảo thuộc nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa, quân Trung Quốc đã bí mật ra chiếm đóng nhóm đảo này.
    Tháng 1/1974, khi Trung Quốc dùng không quân và hải quân đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã tố cáo Bắc Kinh đã vi phạm chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 14/02/1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn công bố Sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Tháng 4/1975, Hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tuyên bố giành cho mình quyền bảo vệ chủ quyền đó.
    Ngày 2/7/1976, nước Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo.
    Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, có các vùng biển riêng sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản tiếp theo. Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, các tài liệu này đã chứng minh một cách rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo trên tất cả các khía cạnh: lịch sử - pháp lý và thực tiễn quốc tế.
    Xuất phát từ nhu cầu quản lý hai quần đảo, ngày 9/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước CH XHCN Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và tổ chức quần đảo Trường Sa thành huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai; ngày 28/12/1982, trong kỳ họp thứ IV Quốc hội khoá VII đã ra Nghị quyết tách huyện đảo Trường Sa ra khỏi tỉnh Đồng Nai và sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hoà). Nghị quyết ngày 6/11/1996 kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước CHXHCN Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Chính quyền hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hiện đang thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.
    Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 ngày 23/6/1994 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 nêu "Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực". Quốc hội nhấn mạnh: "Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982".
    Lập trường của Việt Nam là chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XVII khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình cho đến khi nó bị nước ngoài dùng vũ lực xâm chiếm.
    Cho đến nay, Việt Nam đang thực sự quản lý 21 đảo, đá và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa, không ngừng củng cố và phát triển cơ sở vật chất và đời sống kinh tế - xã hội nhằm từng bước xây dựng huyện đảo trở thành đơn vị hành chính ngang tầm với vị trí và vai trò của nó trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của huyện đảo được nâng lên rõ rệt.
  8. linhthao99

    linhthao99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Em có mấy cái ảnh về Hoàng Sa
    Nếu trùng xin các bác đừng chê [​IMG]
    Được linhthao99 sửa chữa / chuyển vào 01:10 ngày 29/03/2007
  9. linhthao99

    linhthao99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  10. linhthao99

    linhthao99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này