1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhthao99

    linhthao99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  2. linhthao99

    linhthao99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  3. linhthao99

    linhthao99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. linhthao99

    linhthao99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. quang2005

    quang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
  6. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Báo Tiền Phong Cuối Tháng vừa rồi có đăng phóng sự ảnh về hoa và quả trên quần đảo Trường Sa. Quá đẹp luôn.
  7. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Biển Đông có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về giao thông hàng hải, về vị trí chiến lược và giàu tài nguyên, nhất là về dầu khí. Ngày nay biển Đông càng trở nên quan trọng hơn do Châu Á ?" Thái Bình Dương có khả năng trở thành trung tâm kinh tế thương mại của thế kỷ 21 đang thu hút sự chú ý ngày càng lớn của tất cả các nước và khu vực khác trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc đang chuyển sang thời kỳ phát triển cao độ, nhu cầu về nguyên, nhiên liệu tăng mạnh, và cùng với đó là nhu cầu về thị trường cho hàng hóa Trung Quốc.
    Độc chiếm biển Đông là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt trong chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Để thực hiện tham vọng và mục tiêu trên, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp chiến lược, sách lược có tính hai mặt rất khôn khéo và tinh vi và được tính toán hết sức kỹ lưỡng.
    Một mặt, Trung Quốc luôn luôn khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ khu vực biển Đông nằm trong vùng lưỡi bò mà họ thể hiện trên bản đồ. Trung Quốc ráo riết tăng cường thực hiện việc tăng chi phí quốc phòng. Đi đôi với việc tăng ngân sách quân sự mà chủ yếu là tăng cường lực lượng không quân và hải quân, khả năng hoạt xa cơ sở của hai lực lượng này, Trung Quốc sớm xác định chiến lược biển và từng bước tiến hành các biện pháp lấn chiếm trên thực địa [12] . Trung Quốc không bỏ lỡ thời cơ khi có điều kiện thực hiện việc lấn chiếm bằng nhiều cách kể cả dùng biện pháp quân sự như chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 vào lúc Việt Nam đang có chiến tranh, chiếm 6 bãi thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 vào lúc vấn đề Campuchia đang đi vào giải quyết, Việt Nam gặp nhiều khó khăn về kinh tế, lực lượng quốc phòng còn yếu không có khả năng đối phó, các nước ASEAN lo ngại Trung Quốc bành trướng song lực lượng quốc phòng nhất là hải quân còn yếu kém so với Trung Quốc. Năm 1992, sau khi thông qua luật lãnh hải và các vùng biển phụ cận, Trung Quốc lấn vào vùng Tư Chính của Việt Nam vào lúc quan hệ hai nước đã được bình thường hóa, vào tháng 2/1995, Trung Quốc xây dựng căn cứ ở bãi Vành Khăn, là khu vực cả Việt Nam, Philippin đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc tiến hành việc này khi nội bộ đang có vấn đề, sức khỏe Đặng xấu đi đặt ra vấn đề tranh chấp quyền lực giữa các phe phái, trong đó phái quân sự và số chủ trương làm mạnh ở biển Đông đang tăng cường hoạt động. Ở khu vực, Việt Nam chuẩn bị gia nhập ASEAN và quan hệ Việt Nam ?" Hoa Kỳ đi vào bình thường hóa sau việc Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam?
    Mặt khác việc Trung Quốc lấn chiếm biển Đông đã gây ra sự lo ngại và chống đối của các nước trong khu vực. Để xoa dịu những phản ứng của các nước trong khu vực, Trung Quốc ra sức phản bác lại thuyết về ?omối đe dọa Trung Quốc? và thanh minh rằng Trung Quốc không có ý định ?olấp khoảng trống quyền lực? tại khu vực [13] , rằng việc Trung Quốc tăng chi phí cho lĩnh vực quốc phòng chỉ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Một số học giả Trung Quốc thậm chí còn than phiền rằng Trung Quốc đang ở trong tình trạng ?ocác nước nhỏ gặm nhấm nước lớn chứ không phải nước lớn nuốt nước bé?. Ủng hộ lập trường của chính phủ Trung Quốc trong việc xác định chủ quyền ở biển Đông, giới học giả Trung Quốc ra sức biện bạch rằng những đòi hỏi của Trung Quốc ở biển Đông là ?ocó cơ sở pháp lý?, vì đó là ?ovùng nước lịch sử? của Trung Quốc và do đó ?oTrung Quốc có quyền sở hữu lịch sử??
    Song song với việc làm trên, Trung Quốc tìm cách phân hóa Việt Nam với các nước ASEAN và giữa các nước ASEAN khác với nhau nhằm phá thế ?oquần lang đả hổ? đồng thời tìm cách trung lập hóa Hoa Kỳ và các nước lớn khác có lợi ích ở khu vực như Nga, Nhật? Để đạt được mục đích đó, Trung Quốc sử dụng vấn đề biển Đông làm con bài mặc cả với Hoa Kỳ, Trung Quốc từng bước lấn chiếm biển Đông nhưng tránh không gây ra xung đột lớn ảnh hưởng tới lợi ích của Hoa Kỳ, mặt khác Trung Quốc trực tiếp ký hợp đồng với công ty Crestone của Hoa Kỳ thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực Tư Chính của Việt Nam. Trung Quốc còn đảm bảo sẽ sử dụng lực lượng hải quân để bảo vệ lợi ích của công ty Crestone.
    Đối với các nước ASEAN, Trung Quốc một mặt vẫn khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển Đông bao gồm cả các đảo mà Philippin và Malaixia tuyên bố có chủ quyền và đang chiếm giữ. Hành động của hải quân Trung Quốc tại khu vực đảo Vành Khăn là một bằng chứng. Song mặt khác Trung Quốc hết sức thận trọng, từ 1991-1994, Trung Quốc chỉ tập trung gây căng thẳng và lấn vào khu vực Việt Nam đang chiếm giữ hoặc nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Để xoa dịu ASEAN và phân hóa các nước có liên quan, trung lập phản ứng quốc tế, Trung Quốc đưa ra chủ trương ?ochủ quyền tại ngã?, ?ogác tranh chấp cùng khai thác?. Thực chất ý định của Trung Quốc là buộc các nước thừa nhận ?ochủ quyền của Trung Quốc? và chấp nhận ?ogác tranh chấp? để ?ocùng khai thác? những khu vực đang thuộc quyền kiểm soát của các nước khác [14] . Đồng thời Trung Quốc nhấn mạnh chỉ đàm phán tay đôi, ?ogiải quyết từng nước với nhau, từng vùng nước cụ thể?, phản đối ?ogiải quyết cả gói? hoặc đa phương. Trung Quốc cũng kiên quyết chống lại việc ?oquốc tế hóa? vấn đề biển Đông.
    Ngoài ra, lợi dụng việc Đài Loan đang chiếm giữ đảo ?oThái Bình?, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc còn kích động tinh thần ?ocon cháu Viêm Hoàng? ra sức lôi kéo Đài Loan phối hợp lập trường với Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và khai thác tài nguyên biển trong khu vực có tranh chấp, làm căng thẳng thêm tình hình và gây sức ép đối với các nước có liên quan, nhất là Việt Nam.
    Tóm lại, ý đồ chiến lược của Trung Quốc ở khu vực và biển Đông là nhất quán, không thay đổi, nhưng bước đi của họ ở từng thời điểm phụ thuộc một phần rất quan trọng vào tình hình nội bộ và thái độ của các bên liên quan trong khu vực cũng như phản ứng quốc tế. Cho dù đã tham gia ký kết Tuyên bố về ứng xử ở biển Đông (biển Nam Trung Hoa) [15] , nhưng về cơ bản, chính sách cũng như các biện pháp chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông không hề thay đổi.
    Sống cạnh một láng giềng Trung Quốc như vậy Việt Nam phải lựa chọn hành động như thế nào? Để kết luận xin được dẫn một đoạn trích trong bài phát biểu của Carlyle A. Thayer tại Hội thảo quốc tế China Threat Perception from Different Countries tổ chức tại Hồng Kông năm 2001:

    ?oThere are three possible ways of organizing (our) relations with China: (1) confrontation, (2) satellite status similar to North Korea or (3) a median position between the two. Satellite status provides no guarantees. North Korea was sacrificed by China when it turned to South Korea...?
    Đối đầu chắc khó có thể là là giải pháp cho tương lai. Một lựa chọn ?otrung đạo? có lẽ sẽ là một lựa chọn tốt. Nhưng cũng cần phải nhắc lại rằng ?otrung đạo? cũng có nhiều đường khác nhau.
  8. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    chúng nó lại bắt người của mình trên vùng biển của cha ông ta xưa nay , cú thật
    Trung Quốc bắt giữ 3 tàu cá, 41 ngư dân Quảng Ngãi
    TT (Quảng Ngãi) - Chiều 1-4, Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết ba tàu đánh cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn gồm: tàu QNg 96429TS (do ông Nguyễn Đại làm thuyền trưởng, trên tàu có 12 ngư dân), tàu QNg 6436TS (do ông Trần Văn Rở làm thuyền trưởng, trên tàu có 13 ngư dân), tàu chưa có số đăng kiểm (do ông Nguyễn Văn Bình làm thuyền trưởng, trên tàu có 16 ngư dân) đang đánh cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thì bị Trung Quốc bắt giữ vào ngày 25-3.
    Phía Trung Quốc đã đưa ba tàu vào đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và ra quyết định phạt tàu ông Rở 60.000 nhân dân tệ và 140.000 nhân dân tệ đối với hai tàu của ông Bình và ông Đại.
    Ngày 29-3, tàu ông Rở cùng 32 ngư dân đã được phía Trung Quốc cho về Việt Nam để lo tiền nộp phạt, giữ lại hai tàu cùng chín ngư dân.
    http://www8.ttvnol.com/forum/ThaoLuan/901645.ttvn
  9. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Mới lụm bài này bên bọn BBC:
    ....................................................................................................................
    TQ lại ca?nh báo VN vê? Trươ?ng Sa

    Ông Nguyêfn Phú Trọng đang thăm Trung Quốc tư? 8/4 - 15/4
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc vư?a lên tiếng chi? trích việc Việt Nam hợp tác với công ty BP cu?a Anh đê? lắp đặt đươ?ng ống khí đốt tại quâ?n đa?o Trươ?ng Sa cufng như tô? chức bâ?u cư? quốc hội trên quâ?n đa?o na?y.
    Việt Nam cufng đang có kế hoạch mơ? một số lô đấu thâ?u dâ?u khí tại vu?ng biê?n Trươ?ng Sa, ma? Trung Quốc gọi la? Nam Sa.
    Ngươ?i phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tâ?n Cương nói trong buô?i họp báo thươ?ng ky? hôm thứ Ba ră?ng việc "Việt Nam áp dụng ha?ng loạt ha?nh động mới trên quâ?n đa?o Nam Sa đaf đi ngược với nhận thức chung quan trọng vê? các vấn đê? trên biê?n" ma? hai bên đaf đạt được.
    Ông Tâ?n gọi đây la? ha?nh động "xâm phạm chu? quyê?n lafnh thô? cufng như chu? quyê?n va? quyê?n cai qua?n cu?a Trung Quốc".
    "Trung Quốc ba?y to? hết sức quan tâm việc na?y va? đaf giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam".
    Tuyên bố cu?a Ngươ?i phát ngôn Trung Quốc được đưa ra trong lúc Chu? tịch Quốc hội Việt Nam Nguyêfn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức nước na?y.
    Trung Quốc hết sức quan tâm việc na?y va? đaf giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam

    Ngươ?i phát ngôn TQ Tâ?n Cương
    Đây la? chuyến thăm song phương nước ngoa?i đâ?u tiên cu?a ông Nguyêfn Phú Trọng với tư cách Chu? tịch Quốc hội.
    Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyến thăm cu?a ông Trọng "sef góp phần quan trọng vào việc tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc".
    Theo kế hoạch, cuộc bâ?u cư? Quốc hội Việt Nam khóa XII sef được tiến ha?nh nga?y 20/5, tức chi? hơn một tháng nưfa.

    Vu?ng tranh chấp

    Khu vực ma? Việt Nam gọi la? Trươ?ng Sa, co?n được các nước bao gô?m Đa?i Loan, Brunei, Malaysia va? Philippines tuyên bố chu? quyê?n.
    Tuy nhiên, Việt Nam va? hafng BP cu?a Anh đang chuâ?n bị thực hiện dự án trị giá hai ty? đôla lắp đặt đươ?ng ống dâfn khí đốt thiên nhiên tư? hai mo? khí ơ? khu vực na?y.
    Việt Nam cufng muốn tô? chức bâ?u cư? quốc hội tại quâ?n đa?o ma? Việt Nam cho la? "chu? quyê?n không thê? xâm phạm" cu?a mi?nh.
    Tiếp ông Nguyêfn Phú Trọng hôm 9/4, Chu? tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói hai bên câ?n "gia?i quyết ô?n thoa? vấn đê? biên giới lafnh thô?, thực hiện tốt các Hiệp định liên quan, cu?ng nhau giưf gi?n ô?n định cu?a vu?ng Biê?n Nam Trung Quốc".
    Vê? phâ?n mi?nh, Trung Quốc cufng cho các công ty dâ?u khí, ma? điê?n hi?nh la? PetroChina, thăm do? va? khai thác dâ?u khí trong khu vực tranh chấp.
    Việt Nam va? Trung Quốc bi?nh thươ?ng hóa quan hệ năm 1991, sau nhiê?u năm cắt quan hệ ngoại giao va? Trung Quốc mơ? chiến tranh biên giới năm 1979.
    Năm 1988 tư?ng xa?y ra đụng độ vuf trang giưfa hai nước tại Trươ?ng Sa, trong đó hơn 70 thu?y thu? Việt Nam thiệt mạng.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070410_viet_china_oil.shtml
  10. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1

    Mới đây...
    Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam!

    Ngày 11.4.2007, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về những phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng trả lời:
    Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002.
    Dự án hợp tác giữa Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty dầu khí BP của Anh được thực hiện từ năm 2000 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
    (Theo thanhnien.com.vn)

Chia sẻ trang này