1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    hehe nhiều ý kiến quá
    Được lionking_arc sửa chữa / chuyển vào 09:58 ngày 24/04/2007
  2. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Gì chứ bọn Khựa chơi mình lâu lắm rồi, giờ phải cho nó biết
  3. kidfriendct

    kidfriendct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    ?oTrường Sa sẽ là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân?
    14:37'' 16/04/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm và kiểm tra Quần đảo Trường Sa, Thiếu tướng, Phó Chính ủy, Chuẩn đô đốc Hải quân Trần Thanh Huyền đã trả lời phỏng vấn VietNamNet về chiến lược phát triển kinh tế gắn với quốc phòng vùng Quần đảo.
    Chùm ảnh: Lính đảo Trường Sa nhận quà từ đất liền
    Cần một tầm nhìn mới về môi trường biển
    Bờ biển: Mỏ vàng khổng lồ
    - Xin ông cho biết mục đích, kết quả chuyến thăm quần đảo Trường Sa năm nay.

    Thiếu tướng, Phó Chính ủy, Chuẩn đô đốc Hải quân Trần Thanh Huyền.
    - Thực hiện kế hoạch của Bộ Quốc phòng, đoàn công tác Tổng cục Chính trị cùng với các đại biểu thuộc trung ương, địa phương, Quân chủng Hải quân, Vùng 4 Hải quân đi thăm và kiểm tra Quần đảo Trường Sa. Đây là nội dung hằng năm Bộ Quốc phòng vẫn tổ chức, tuy nhiên năm nay, số lượng của đoàn đông hơn và đi thăm cả đảo nổi, đảo chìm của Quần đảo Trường Sa và các nhà dàn thềm lục địa phía Nam tổ quốc.
    Đoàn đã kiểm tra toàn diện các mặt công tác trên quần đảo Trường Sa gồm công tác Đảng, quân sự, hậu cần kỹ thuật.
    Các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương ra nghiên cứu về biển, sau khi có nghị quyết trung ương 4 khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến 2020. Các cơ quan đi nghiên cứu, tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng để thực hiện chiến lược gắn kinh tế với Quốc phòng, trong đó hải quân là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân miền Trung và miền Nam đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.
    Việc tuyên truyền chủ quyền, các hoạt động trên biển, đảo cũng rất quan trọng. Các phóng viên chứng kiến, tiếp xúc để tuyên truyền về chiến đấu, xây dựng đảo, giúp dân? Thực tế cho thấy ngư dân đánh cá vùng quần đảo nhận được nhiều sự giúp đỡ của hải quân: Thuốc men, nước ngọt, cấp cứu? Báo chí làm sao phản ánh được nội dung này để bà con yên tâm đi biển.
    Chuyến công tác cũng đưa tình cảm hậu phương đến với Trường Sa và nhà dàn DK1. Các đoàn đại diện ra thăm hỏi bộ đội trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió, nơi biên cương hải đảo khó khăn để các chiến sĩ thấy luôn có hậu phương phía sau. Trong chuyến công tác này, các đoàn đại biểu đã đóng góp được nhiều phần quà thiết thực cho bộ đội: Nghe nhìn, cây xanh, tăng gia chăn nuôi? Những tình cảm này đã thực sự động viên bộ đội.
    Cả nước đóng góp được gần 300 thùng quà và hơn 1 tỷ đồng cho bộ đội Trường Sa. Đất nước cũng còn khó khăn nhưng đã đóng góp được cho bộ đội Trường Sa nhiều như vậy, chúng tôi giáo dục bộ đội rằng cả nước vì bộ đội Trường Sa như vậy thì bộ đội Trường Sa cũng phải vì cả nước.
    - Năm nào các đoàn cũng đi thăm và kiểm tra Trường Sa, năm nay có nội dung gì khác những năm trước hay không thưa ông?

    Thiếu tướng Trần Thanh Huyền
    đã "phi thân" từ xuồng sang
    nhà dàn DK1 để thăm các chiến
    sĩ hải quân khi thời tiết xấu.

    - Các chuyến đi thăm được tổ chức hằng năm cho quân đội, Trung ương và địa phương, nhưng đợt này có nội dung khác. Trung ương 4 vừa có nghị quyết về chiến lược biển đến 2020. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta mà trước đây ta chưa có. Làm sao chúng ta phải đưa nghị quyết vào cuộc sống.
    Đợt này đi, ngoài công tác kiểm tra quân sự, sẵn sàng chiến đấu, công tác Đảng, hậu cần, kỹ thuật? các cơ quan nghiên cứu để tham mưu cho Bộ Quốc phòng, cho Đảng và Nhà nước để đưa nghị quyết trung ương 4 khoá X về chiến lược biển đến 2020 vào cuộc sống.
    - Theo ông làm sao để kết hợp thực sự hiệu quả giữa kinh tế với quốc phòng như chiến lược biển đến 2020 đã chỉ ra?
    - Biển đảo của ta có vị trí hết sức quan trọng. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa phía Nam có vị trí tiền tiêu, tạo thành vòng cung án ngữ bảo vệ tổ quốc ở phía Đông. Trong lịch sử trong 14 cuộc chiến tranh với nước ngoài thì có đến 10 cuộc xâm lược bằng đường biển.
    Đất nước ổn định phát triển kinh tế thì trước hết chúng ta phải có sức mạnh về quốc phòng, cho nên chúng ta phải tăng cường sức mạnh phòng thủ của đất nước từ hướng biến. Muốn vậy cần phối hợp một các toàn diện, ví dụ Bộ Giao thông , thủy sản, GD ĐT, Bưu chính viễn thông nghiên cứu? để làm sao phối kết hợp tạo thành sức mạnh tổng hợp, làm sao kết hợp quốc phòng với kinh tế.
    Có quốc phòng an ninh tốt, ngư dân mới ra đánh bắt hải sản. Ngược lại, kinh tế phát triển tốt thì mới phát triển được kinh tế toàn đất nước. Trong quá trình này, kinh tế và quốc phòng kết hợp chặt chẽ. Quốc phòng trên biển mạnh sẽ là chỗ dựa cho bà con ngư dân, các lực lượng ra làm ăn trên biển.
    Trong 2 cuộc kháng chiến thì chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân trên đất liền đã rõ nhưng trên biển thế nào cần phải nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đang giao cho các cơ quan ban ngành nghiên cứu, chắc chắn trong tương lại các cơ quan sẽ tham mưu cho Đảng và Nhà nước làm sao chúng ta mạnh trên biển.
    Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền để đông đảo người dân hiểu được biển, nhất là thế hệ trẻ để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ và phát triển vùng biển đảo. Thế hệ trẻ hiện nay chưa phải ai cũng hiểu được chủ quyền đất nước, giá trị cha ông chúng ta tạo ra. Hình thức giáo dục cũng cần đổi mới và trước mắt là ngư dân làm ăn trên biển và các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ này cần nghiên cứu kỹ để phát huy hiệu quả tuyên truyền biển đảo.
    - Theo ông, công tác tuyên truyền trên báo chí trên thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa?

    Khu dịch vụ nghề cá ở Đảo Đá Tây, mô hình kinh tế biển đang được nhân rộng.
    - Trước khi có nghị quyết trung ương 4 khóa X về chiến lược biển đến 2020, được sự đồng ý của Ban tư tưởng, Quân chủng Hải quân đã phối hợp với 29 tỉnh thành với các ban tuyên giáo để mở đợt tuyên truyền về biển đảo. Đợt Tết vừa qua Quân chủng cũng đưa các phóng viên đi khắp các vùng biển với số lượng gần 100 phóng viên?
    Các cơ quan thông tấn báo chí vừa qua rất tích cực trong tuyên truyền về biển đảo, lực lượng hải quân, ngư dân trên biển? Song song vậy, báo chí đã đưa ra các chứng cứ về chủ quyền biển đảo để đông đảo nhân dân hiểu được những công sức thế hệ cha ông đã đổ bao công sức, xương máu để giữ chủ quyền, thế hệ này và tương lại phải làm thế nào để xứng đáng với sự hy sinh của cha ông để bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
    Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

    Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 ?" 55% GDP, 55 ?" 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển
  4. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    làm tý ảnh cho hả hê nhể
    [​IMG]
    nhìn mọi người ra TS chơi tớ cũng muốn ra quá, giá vé bao tiền nhể, hehe
    [​IMG]
    cột mốc chủ quyền ngày càng được chụp nhiều ảnh, có khi chúng ta làm cái cột mốc to và cao hơn hàng ngày có lá cờ to bay cao , àh nhưng mà thế thì chỉ được 3 hôm vì gió biển vốn thổi to mà nhể cac bác nhể
    [​IMG]
    lính TS ai cũng trẻ và đẹp trai khoẻ mạnh cả
    [​IMG]
    giao lưu cùng ca sĩ
    [​IMG]
    mấy anh lính nhìn xuống dưới làm gì thế
    [​IMG]
    [​IMG]
    phút nhớ tới các liệt sỹ ngã xuống vì Tổ Quốc
    [​IMG]
    Được lionking_arc sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 27/04/2007
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    Bài học từ dự án "chết yểu" trên quần đảo Trường Sa
    10:41, 27/04/2007
    --------------------------------------------------------------------------------


    Dự án thử nghiệm nuôi cá mú của Công ty Thuỷ hải sản Trường Sa.



    Trong chuyến công tác tại huyện đảo Trường Sa, phóng viên Báo CAND và Chuyên đề ANTG đã phát hiện một dự án đầu tư gần 100 tỷ đồng nhưng 10 năm qua chưa đi vào hoạt động. Đó chính là Trung tâm Dịch vụ thủy hải sản tại đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa.
    Chiến lược biển mà Nghị quyết Trung ương IV của Đảng vạch ra như luồng gió mới khởi động mọi tiềm năng biển của nước ta. Thế nhưng thực tiễn đã có nhiều dự án kinh tế biển lại đang là "trái đắng" như chương trình đánh bắt xa bờ ở một số tỉnh ven biển miền Trung.
    Dự án gần 100 tỷ đồng, 10 năm "ngủ quên" trên biển
    Diện tích biển nước ta rộng chừng 1,2 triệu km2, gấp 4 lần diện tích đất liền. Biển nước ta đa dạng sinh học, chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản và nằm trên huyết mạch hàng hải quốc tế nên cực kỳ hấp dẫn các nhà đầu tư.
    Nhận thức rõ điều đó, Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh kinh tế biển bằng việc cho phép Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng ngư trường thu hút ngư dân ra đánh bắt xa bờ. Điều kiện tiên quyết là phải có một trung tâm dịch vụ trên biển làm nhiệm vụ cung cấp nước ngọt, dầu, sửa chữa tàu thuyền? và thu mua, chế biến, bảo quản thủy hải sản.
    Từ năm 1996, việc xây dựng trung tâm này được triển khai tại đảo Đá Tây với số vốn ban đầu là 54 tỷ đồng, trên diện tích sàn 3.000m2 bê tông cốt thép.
    Đại tá Nguyễn Văn Liên - Phó chỉ huy quân sự Vùng 4 hải quân cho biết: Mục tiêu của dự án đặt ra khá chu tất với hệ thống hầm chứa nước ngọt, bể dầu, kho chứa và bảo quản hải sản, vật tư máy móc đi biển, nhà điều hành?
    Vì dự án này có liên quan đến chức năng của lực lượng Hải quân, nên ông biết rất rõ là sau khi xây dựng, còn phải bổ sung thêm nhiều tỷ đồng nữa mới hoàn chỉnh các hạng mục công trình.
    Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, đã hơn 10 năm trôi qua mà khối tài sản trị giá gần 100 tỷ đồng vẫn chưa phát huy tác dụng. Tận mắt chứng kiến công trình này, ai cũng cảm thấy xót xa khi cả hệ thống kho tàng im ỉm khoá, nhiều thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng vì sự tàn phá của nước biển.
    Các cán bộ Vùng 4 hải quân cho biết: Rất ít ngư dân vào đây giao thương. Sau một thời gian, Trung tâm này được bàn giao về Bộ Thủy sản và trên thực tế là để không cho đến khi Công ty Thủy hải sản Trường Sa mượn để triển khai một số dự án nuôi trồng trên biển.
    Người trong cuộc nói gì?
    Thượng tá Thái Hồng Bình - Phó Giám đốc Công ty Thủy hải sản Trường Sa thuộc Quân chủng Hải quân cho biết: Đá Tây là vùng đảo có bãi san hô rộng, có lòng hồ tự nhiên, môi trường biển trong sạch, rất thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
    Qua khảo sát, tại đây luôn có hàng trăm tàu thuyền của ta hoạt động, lượng hải sản thu được sau mỗi chuyến bao giờ cũng cao gấp 2 - 3 lần so với các ngư trường truyền thống khác. Chính đơn vị này đã được ngư dân dạy cho cách câu cá ngừ đại dương.
    Kết quả năm 2005 thu 300kg, sang 2006 đã đạt 5.000kg, và nửa đầu 2007 đã thu 12 tấn cá ngừ với giá xuất khẩu tại chỗ là 6,5 USD/kg. Điều đó cho thấy tiềm năng hải sản ở đây rất lớn, nhưng trở ngại chính vẫn là thiếu khâu dịch vụ để hỗ trợ hoạt động khai thác của ngư dân.
    Nhưng tại sao chúng ta đã đầu tư trung tâm dịch vụ bề thế như vậy mà không phát huy tác dụng?
    Thiếu tướng Phan Khuê Tảo - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân cho rằng: Điều chủ yếu là chúng ta đầu tư trung tâm dịch vụ nghề cá nhưng chúng ta chưa có cơ chế hỗ trợ ngư dân phù hợp để xây dựng ngư trường; những tiền đề phục vụ cho việc neo đậu tàu thuyền hay ở lại dài ngày đánh bắt cũng chưa có và không an toàn trước biển...
    Ông Thái Hồng Bình còn cho hay, trước đây ngư dân đến đây nhiều chủ yếu là xin dấu xác nhận đánh bắt xa bờ về hưởng thuế, mua dầu giá ưu đãi hoặc xin thuốc chữa bệnh chứ không phải ngư trường hấp dẫn.
    Kể từ khi Công ty Thủy hải sản Trường Sa mượn địa bàn, triển khai dự án nuôi cá ngựa, cá mú khá khả quan, rất nhiều ngư dân đến dò hỏi xin trú chân để hợp tác đầu tư. Đây rõ ràng là một tín hiệu tốt.
    Cùng chung quan điểm đó, ông Phan Lâm Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, địa phương đã rất thấm thía bài học thất bại trong chương trình đánh bắt xa bờ, kiến nghị: Để chiến lược biển thành công, phải tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghề đánh bắt hải sản cho dù nhiều chỗ chưa khai thác được nhưng vì lợi ích khác lớn hơn.
    Ông nhắc lại bài học đánh bắt xa bờ thất bại chính là do cách chọn mô hình HTX để cho vay không đúng đối tượng, nhiều người tưởng đó là tiền bao cấp, họ vay tiền đóng tàu, mua lưới nhưng không hiểu gì về nghề biển.
    Việc lựa chọn quy mô tàu thuyền cũng không hợp lý mà mang tính phong trào, không phù hợp với trình độ quản lý của ngư dân và cách đánh bắt mang tính truyền thống của họ.
    Chính vì thế, đại biểu các tỉnh ven biển đã tận mắt chứng kiến ngư trường biển khẳng định: Muốn phát triển thành công các dự án trên biển thì phải có chính sách hỗ trợ ngư dân trong việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghề cá một cách đồng bộ, duy trì hoạt động dịch vụ không chỉ vì đánh bắt hải sản mà còn vì lợi ích lâu dài.
    Nhưng trước hết, phải lựa chọn ngư trường phù hợp và khi đầu tư cần tính toán đến trình độ quản lý, tập quán khai thác biển để từng bước hấp dẫn ngư dân.

    [​IMG]
    http://cand.com.vn/vi-VN/anninhkinhte/tinANKT/2007/4/103253.cand?SearchTerm=tru?ng%20sa
  6. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621


    Trường Sa - Nơi những người không biết đến tiền polymer
    --------------------------------------------------------------------------------

    [​IMG]

    Bình minh trên đảo Trường Sa.



    Những cán bộ, nhân viên Trạm khí tượng thuỷ văn trên đảo Trường Sa, vì xa nhà quá lâu đến độ không biết ở đất liền đã có thêm loại tiền mới. Họ chưa từng nhìn thấy tiền polymer và cứ ngỡ giá xăng bây giờ mới chỉ? 6000 đồng/lít.
    Cùng với những anh lính hải quân ngày đêm trấn giữ biển trời, ở Trường Sa, có những ?ophó thường dân? tự nguyện ra đảo làm nhiệm vụ. Đó là 6 nhân viên Trạm khí tượng thuỷ văn Trường Sa năm này qua năm khác, buổi trưa gió muối hay vào đêm biển động vẫn làm một công việc mà lính đảo gọi đùa rằng ?ođo mây đếm gió?.
    Nguyễn Danh Biên, quê Ứng Hoà (Hà Tây) cho biết: Trạm khí tượng thủy văn Trường Sa không đơn thuần là một đơn vị thu thập dữ liệu thời tiết của Việt Nam mà là trung tâm phát báo số liệu toàn cầu. Đều đặn 3 giờ một lần, nhân viên của trạm đi lấy dữ liệu về đủ loại chỉ số: nhiệt độ nước biển, áp suất không khí, triều lên, triều xuống, độ mặn.
    Việc thu thập dữ liệu được thực hiện chi tiết, tỷ mỷ, ví như chỉ tính riêng về mây đã chia làm 9 loại: mây tầng thấp, tầng cao, mây quy, mây tụ, quy tụ bao nhiêu phần?Toàn bộ số liệu này sau đó được số hoá để chuyển về Đài khí tượng thuỷ văn Nam Trung bộ, hoà vào hệ thống dữ liệu trên toàn thế giới làm cơ sở cho các quốc gia phân tích, đưa ra những dự báo về thời tiết tại khu vực biển Đông.
    Để đưa ra những dự báo chính xác về thời tiết trên biển, giúp bà con ngư dân và tàu thuyền quốc tế qua lại khu vực quần đảo Trường Sa được an toàn, nhân viên trạm khí tượng thuỷ văn đã tình nguyện ở lại công tác trên đảo Trường Sa ròng rã năm này qua năm khác với những hy sinh thầm lặng ít người biết tới.
    Chàng nhân viên trạm khí tượng Nguyễn Danh Biên lúc rời đất liền, con gái mới lên 2 tuổi. Bây giờ con gái Biên đã lên 5. Ba tháng mới gọi điện về đất liền một lần nên bây giờ, Biên không chắc con gái mình có còn nhận ra cha không nữa.
    Do đặc thù công việc và cũng vì ít người có chuyên môn ra thay thế nên thời gian đi đảo của các nhân viên khí tượng thuỷ văn còn lâu hơn thời gian tại ngũ của lính hải quân.
    Trạm trưởng Hoàng đã có vợ và 2 con nhưng biền biệt xa nhà, ra Trường Sa đã 33 tháng. Hôm ra đảo, khi rút ví lấy mảnh giấy cho nhân viên trạm khí tượng ghi lại địa chỉ để gửi ảnh, tôi vô tình làm rơi tờ tiền polymer 10.000 đồng, Hoàng nhặt lên nhìn trân trân như nhìn... ngoại tệ.
    Hoá ra ở đảo lâu quá, các anh chưa biết ở đất liền đã đổi tiền, chưa bao giờ nhìn thấy tờ tiền polymer.
    [​IMG]
    Đo mây đếm gió trên đảo Trường Sa.
    Hoàng bảo, ở đảo suốt 3 năm chẳng có nhu cầu tiêu tiền bao giờ. Cá không đi câu được thì bộ đội hoặc hải quân chia cho chứ không bao giờ phải mua. Lúc rảnh rỗi, anh em có ngồi đánh phỏm cũng chỉ đánh quỳ trên vỏ ốc.
    Có lẽ, Trường Sa là một số hiếm hoi sót lại trên thế giới mà 100% công dân sống trên đảo đều ?ovô sản?, sống năm này qua năm khác mà chẳng cần phải tiêu bất cứ đồng tiền nào. Vì thế mà ngay đến lương tháng, anh em trạm khí tượng thủy văn cũng không biết mình được hưởng bao nhiêu.
    Cứ đi hai, ba năm rồi về nhận luôn một khoản, chẳng biết lúc nào thì tăng lương, thưởng, lúc nào thì giảm phụ cấp. Có những người như Hoàng, như Luân, khi đất liền chưa kịp cử người ra thay thế lại tình nguyện ở đảo thêm một năm nữa. Lương, thưởng lại cộng dồn bao giờ về mới nhận.
    Tết vừa rồi, 5 anh em ở lại trực trạm để Trần Văn Long, quê Vĩnh Phúc theo tàu về sum họp với gia đình. Long ở đất liền đi mua xăng, cứ tưởng giá vẫn chỉ 6.000 đ/lít như hồi mình mới đi khiến nhân viên cây xăng trợn mắt nhìn như nhìn người vừa đáp về từ sao Hoả.
    Hôm tàu rời Trường Sa, thấy cảnh 6 anh em trạm khí tượng thủy văn truyền tay nhau tờ tiền polymer ngắm nghía, trầm trồ như nhìn tờ tiền nước ngoài, anh bạn đồng nghiệp trong đoàn đã ứa nước mắt trước sự hy sinh thầm lặng của những người ?ođo mây đếm gió? trên biển, những người dù đêm đông bão tố vẫn cần mẫn, thầm lặng thu thập số liệu truyền về đất liền, góp phần đem lại sự bình yên cho những chuyến tàu qua vùng biển đảo Trường Sa
  7. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Tháng tư, ở Trường Sa
    Lao Động số 95 Ngày 27/04/2007 Cập nhật: 12:55 AM, 27/04/2007

    1. Nụ cười lính đảo.
    (LĐ) - Chúng tôi có mặt ở quần đảo Trường Sa đúng dịp chuẩn bị kỷ niệm những ngày tháng Tư lịch sử. Cách đây 32 năm, chiến dịch đặc biệt giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa thắng lợi, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    >> Chỗ dựa giữa trùng khơi
    Những ngày này, quân và dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) cũng đang tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, với dự kiến sẽ là một trong những địa phương tổ chức bầu cử sớm nhất nước.
    1. Hằng năm, cứ vào mùa hoa phong ba bắt đầu nở thơm khắp đảo, quân và dân huyện đảo Trường Sa lại đắm mình vào không khí hào hùng của những ngày tháng tư năm một chín bảy lăm lịch sử. Trong bóng mát cây xanh, dưới chân bia chủ quyền trên đảo Trường Sa Lớn, chúng tôi - đoàn công tác từ đất liền ra thăm quần đảo Trường Sa - cùng các cán bộ, chiến sĩ hải quân cùng nhau ôn lại truyền thống anh hùng.
    Trong lúc các cánh quân ta đang dồn dập tiến công trên khắp các chiến trường miền Nam, Bộ Tư lệnh Hải quân nhận được mật lệnh của Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam: Khẩn trương chuẩn bị lực lượng để tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa.
    Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định dùng các tàu của Đoàn 125 để chở bộ đội đặc công Đoàn 126 và một số đơn vị đặc công của Quân khu 5 ra giải phóng đảo. Một phân đội tàu gồm các tàu 673, 674 và 675 được chuẩn bị sẵn sàng đợi lệnh xuất phát. Kế hoạch tác chiến được lập nên: Mục tiêu đầu tiên là đảo Song Tử Tây, sau đó sẽ đến Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa và các đảo còn lại.

    2. Vươn cao nòng súng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
    Ngày 9.4, Bộ Tư lệnh Hải quân nhận được chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu: Bắt đầu chiến dịch tiến công giải phóng quần đảo. Ngày 11.4, bộ đội đặc công hải quân và đặc công Quân khu 5 nhanh chóng xuống các tàu 673, 674 và 675 xuất phát từ quân cảng Đà Nẵng, nhằm đảo Song Tử Tây thẳng tiến. Ngày 13.4, phân đội tàu đã tiếp cận mục tiêu.
    Rạng sáng ngày 14.4, bộ đội đổ bộ lên đảo, các mũi tiến công nhanh chóng thọc sâu vào đảo. Chỉ sau 30 phút tấn công, quân đội Sài Gòn trên đảo đã thất thủ, và lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng đã tung bay trên đảo Song Tử Tây. Rạng sáng ngày 25.4, bộ đội bất ngờ tấn công đảo Sơn Ca, và cũng chỉ mất 30 phút để quân đội Sài Gòn trên đảo này kéo nhau ra hàng.
    Mất Sơn Ca, quân đội Sài Gòn trên quần đảo Trường Sa hoang mang, giãy giụa bằng cách cho nhiều tàu khu trục và tuần dương đến đảo Sơn Ca ngày 26.4 hòng phản kích chiếm lại đảo, nhưng thất bại thảm hại. Thừa thắng xông lên, ngày 27.4, các tàu 673, 641 nhanh chóng đưa bộ đội đến giải phóng đảo Nam Yết, quân đội Sài Gòn xuống tàu bỏ chạy. Một ngày sau, 28.4, đảo Sinh Tồn cũng được giải phóng. Đúng 9h sáng ngày 29.4, đảo Trường Sa Lớn - "thủ phủ quần đảo Trường Sa" hoàn toàn giải phóng.

    3. Tuần tra bờ biển.
    2. Chúng tôi - những người lần đầu tiên đến với Trường Sa - đã vô cùng ngỡ ngàng bởi vùng biển đảo này "gần" với đất liền như vậy. Đặt chân lên các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông... chúng tôi có cảm giác chẳng khác nào đang ở quê nhà. Cũng bóng cây xanh mát, những mái nhà thấp thoáng, tiếng gà gáy và đàn chó sủa trên khắp các ngả đường dọc ngang trên đảo.
    Nếu sau ngày giải phóng, "thủ phủ" Trường Sa Lớn chỉ là một bãi cát, san hô và vụn san hô lơ thơ vài vạt cây cối, phơi mình trong nắng gió. Thì nay, toàn đảo chẳng khác nào một khu dân cư nền nếp. Thượng tá Nguyễn Đại Dương - "đảo trưởng" Trường Sa Lớn - cho biết: "Cơ sở vật chất, hạ tầng trên đảo ngày càng được củng cố, cơ bản đáp ứng nhu cầu phòng thủ và phục vụ sinh hoạt của quân và dân. Các loại rau xanh, các loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi trồng trọt ngay trên đảo, tương đối đảm bảo cung ứng tại chỗ. Đặc biệt là cây xanh đã "phủ xanh" khắp đảo, không những vậy còn trở thành nơi cung cấp nguồn giống cho các đảo khác".
    Trường Sa suốt 32 năm sau ngày giải phóng không ngừng phát triển vững chắc, ngày càng thể hiện xứng đáng vai trò vùng biển đảo tiền tiêu cực đông tổ quốc. Nhiều nơi ở quần đảo Trường Sa không ngừng thay da đổi thịt. Kể cả ở những đảo chìm. Nước ngọt đã không còn khan hiếm. Trồng trọt và chăn nuôi cũng được "thiết kế" phù hợp để "cải thiện" đời sống ngay tại chỗ.

    4. Lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã hi sinh trong khi bảo vệ chủ
    quyền biển đảo Việt Nam.
    Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến những vạt cây ớt, rau gia vị tươi tốt được trồng trong khay ở ngôi nhà lâu bền trên đảo chìm Tốc Tan, có cả vạt hoa mười giờ nữa. Quần đảo Trường Sa cũng trở thành nơi trú bão của hàng ngàn tàu thuyền đánh cá của ngư dân. Không chỉ cung cấp nước ngọt, ứng cứu ngư dân trong nước, quân và dân quần đảo Trường Sa còn sẵn sàng giúp đỡ tàu thuyền nước ngoài mắc nạn.
    Thiếu tướng Nguyễn Văn Bính - Chính uỷ Viện 175, Bộ Quốc phòng cho biết, mỗi năm, lực lượng y bác sĩ được cử ra "thường trú" tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã cấp cứu, phẫu thuật, điều trị kịp thời hàng trăm trường hợp ngư dân mắc bệnh hiểm nghèo trên biển. Trường Sa thật sự đã trở thành một "điểm tựa" vững chắc nơi đầu sóng ngọn gió...

    5. Phút nghỉ ngơi sau những giờ tập luyện.
    3. Lãnh đạo UBND TP.Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân dẫn đầu đoàn công tác thăm, kỷ niệm ngày giải phóng Trường Sa, nhận xét rất xác đáng rằng, chính tình yêu đất nước, ý chí kiên định, tự chủ, tự cường, lòng kiên trì nhẫn nại vượt khó mang đậm dấu ấn của biết bao thế hệ quân và dân Trường Sa đã đóng góp phần quyết định trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng vùng biển đảo này trở thành địa đầu vững chắc của tổ quốc.
    Ông Biện Xuân Khương - Chủ tịch HĐND huyện Trường Sa cùng đi "đưa đón" đoàn công tác - đã cảm động phát biểu: "Trường Sa được "tiếp sức" từ đất liền, như một phần quan trọng máu thịt của đất nước, đặc biệt nhờ các phong trào có tính chất "Trường Sa vì cả nước, cả nước hướng về Trường Sa".
    Nhiều dự án đang phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy vậy, do điều kiện đặc thù biển đảo, hiện Trường Sa còn cần rất nhiều chương trình hỗ trợ cụ thể, phù hợp hơn, để phát huy, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, thực sự là "tiền tiêu cực đông của tổ quốc", đóng góp xứng đáng vào công cuộc tiến ra biển như mục tiêu Nghị quyết Trung ương Đảng về chiến lược biển".

    6. Chăm sóc vườn rau do chính các chiến sĩ trồng.
    Trong không khí hào hùng kỷ niệm những ngày tháng tư lịch sử, huyện đảo Trường Sa cũng chuẩn bị cùng cả nước bước vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII. Ông Khương cho biết, Trường Sa là một trong những địa phương được chọn tổ chức bầu cử sớm nhất nước, dự kiến vào ngày 15.5.
    Ngay từ đầu tháng tư, việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đã được triển khai khắp các đảo. Sau khi có kết quả hiệp thương lần cuối, danh sách đại biểu ứng cử sẽ được niêm yết công khai, và quân dân huyện đảo sẽ bước vào cuộc bầu cử cơ quan quyền lực tối cao của đất nước. "Tổ chức thật tốt cuộc bầu cử là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian đến. Chúng tôi - mỗi người dân và quân huyện đảo Trường Sa tự hào được thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất nước" - ông Khương nói.

    7. Đưa quà lên đảo cho các chiến sĩ.
    Các phóng viên tranh thủ hỏi thăm và phỏng vấn lính đảo.
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bộ ảnh bác Lionking kiếm được quá tuyệt vời. Còn nữa thì post hết lên đi bác.
  9. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    còn vài cái nữa up nốt cho anh em xem nhé
    [​IMG]
    ăn như ăn cưới thế này, lính tráng nhà ta Heneiken bật ầm ầm, uống như uống nước trắng hehe
    [​IMG]
    giao lưu cùng ca sỹ xem ai hát hay nào hehe
    [​IMG]
    xin chữ ký cái cho đỡ nhớ nào ca sỹ ơi , lúc ca sỹ về đời lính lại chỉ có gió và cát lúc đố lấy ảnh và chữ ký ra để đỡ nhớ hớ hớ
    [​IMG]
    cho tớ gửi vài tấm hình về đất liền nhé ca sỹ
    [​IMG]
    chào nhé đất liền thân yêu, người lính ở lại cảnh chia tay thật bùi ngùi
    [​IMG]
    phút tưởng nhớ những người con đã hy sinh nằm tại biển khơi để bảo vệ vùng biển đảo của Tổ Quốc
  10. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    có mấy cái ảnh nhỏ đó là vì khổ ảnh to quá post lên ko nhận nên phải giảm khổ ảnh lại nhìn chẳng rõ tý nào cả

Chia sẻ trang này