1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Mình cũng có cóp nhặt ít tư liệu pháp lý quốc tế để viết cái bài này, định gửi báo vừa là tuyên truyền, vừa định...kiếm tý. Nhưng thấy báo chí VN hình như bị..."nhụt" nên thôi pót lên nhờ anh em chỉnh sửa giúp vì còn nhiều thiếu sót
    CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
    Trong xu thế quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng ngày càng phát triển trên cở sở ?ohợp tác cùng có lợi?. Tuy nhiên một vấn đề lớn chưa được giải quyết thỏa đáng luôn có nguy cơ trở thành lực cản đe dọa sự hợp tác và hòa bình trong khu vực, đó là tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông mà tâm điểm là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ lâu đời, hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, các tài liệu lịch sử, pháp lý đã khẳng định rõ ràng, phủ nhận những yêu sách vô lý và hoàn toàn không có cơ sở của một số quốc gia về lãnh thổ này. Để rõ hơn, nội dung bài viết xin trình bày một cách khái quát nhất cho thấy việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
    ? ĐỐI TƯỢNG TRANH CHẤP:
    Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông tập chung chính vào hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; trong đó có tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc (kể cả Đài Loan) về quần đảo Hoàng Sa và tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Philippines, Malaysia, Brunei đối với quần đảo Trường Sa.
    Quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracels) là một quần đảo san hô nằm trong khoảng vĩ độ 15º45?T đến 17º15?T Bắc, kinh độ 111º đến 113º Đông, bao gồm hơn 30 đảo đá, bãi chìm, cồn san hô nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý (185,2 km), từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý (157,42 km), chiếm diện tích biển khoảng 15.000 km². Quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát qua hai đợt đánh chiếm bất hợp pháp vào năm 1956 và 1974.
    Quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly) nằm trong khoảng từ 6º50?T đến 12º vĩ Bắc và từ 111º20?T đến 117º20?T độ kinh Đông, bao gồm hơn 100 đảo đá, bãi chìm, bãi san hô bao bọc một vùng biển rộng khoảng 180.000 km². Hiện Việt Nam kiểm soát trên 20 đảo, bãi đá ngầm, một số bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi Trung Quốc (8), Philippines (8), Malaysia (4), Đài Loan (1).
    ? CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
    Ngoài Việt Nam, các quốc gia tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đều đưa ra những tài liệu, chứng cứ cho những yêu sách của mình. Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đòi hỏi chủ quyền hoàn toàn tại Hoàng Sa và Trường Sa, còn Philippines, Malaysia, Brunei đòi chủ quyền một phần tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên những yêu sách chủ quyền đó đều không có giá trị về mặt lịch sử cũng như pháp lý.
    Trước khi đi vào tìm hiểu chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, chúng ta cần hiểu luật quốc tế là gì?. Về tổng thể, luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh các quan hệ (chủ yếu là chính trị) giữa các chủ thể và trong trường hợp cần thiết được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế do chính các chủ thể của luật quốc tế thi hành và bằng sự đấu tranh của dư luận tiến bộ thế giới. Luật quốc tế gồm nhiều yếu tố cấu thành như luật biển quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự..v.v.v..
    Xét theo các quy định của luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo quy định, việc xác lập chủ quyền của một quốc gia trên một lãnh thổ được coi là hợp pháp khi tiến hành với đối tượng lãnh thổ phù hợp (lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi). Vì vậy Việt Nam thụ đắc lãnh thổ trên hai quần đảo này hoàn toàn hợp pháp thông qua phương thức chiếm cứ hữu hiệu; trước khi Việt Nam xác lập chủ quyền, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ vô chủ, chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia nào; hành động chiếm cứ của Việt Nam được thực hiện mang tính Nhà nước. Những điều đó hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, thỏa mãn các điều kiện theo quy định. Cụ thể việc xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ vô chủ qua chiếm cứ hữu hiệu theo quy định của luật quốc tế là:
    - Chiếm cứ thực sự: Biểu hiện rõ nhất của hành vi chiếm cứ thực sự là việc các chính quyền phong kiến Việt Nam đã dựng bia chủ quyền, sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (khi đó được gọi bằng nhiều tên như Cát Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa?) vào lãnh thổ của mình, thiết lập bộ máy quản lý và khai thác (đó là các đội Hoàng Sa, Bắc Hải). Mặt khác tiến hành nhiều cuộc đo đạc, lập hải trình, cắm mốc, đánh dấu, lập bia, xây miếu, trồng cây cối trên hai quần đảo này?Đây chính là những biểu hiện cụ thể cho một sự chiếm cứ thực sự của Việt Nam.
    - Chiếm cứ công khai: Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó tiến hành chiếm cứ công khai với việc nhiều tàu thuyền qua lại đây, thường xuyên cử người ra giám sát, tìm hiểu, khai thác trên hai quần đảo và thực hiện chức năng Nhà nước trên đó.
    - Chiếm cứ hòa bình: Hai quần đảo vốn là lãnh thổ vô chủ, không có người ở và hoạt động chiếm cứ của Việt Nam được thực hiện hòa bình, không có việc sử dụng vũ trang.
    - Chiếm cứ liên tục: Với tầm nhìn chiến lược và sâu rộng, người Việt Nam đã tiến hành chiếm hữu, khai thác, quản lý và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa liên tục, ít nhất là từ thế kỷ XV mà không có sự tranh chấp với bất cứ quốc gia nào.
    - Việc chiếm cứ được sự thừa nhận của các quốc gia: Việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được sự thừa nhận của nhiều quốc gia và không gặp một sự phản đối nào. Trong rất nhiều tư liệu, sách vở, bản đồ của phương Tây như Hải ngoại ký sự (1696), An Nam đại quốc họa đồ (1838)?và cả trong sách sử, bản đồ của Trung Quốc cũng trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận điều đó. Thí dụ cuốn Hải lục (1842) viết: ?oVạn lý Trường Sa là đất nối giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam?. Trong các hội nghị quốc tế về sau này, như hội nghị tại San Francisco (Mỹ) năm 1951, khi Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, không có một quốc gia nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Mà theo luật quốc tế, điều đó thể hiện sự thừa nhận hoàn toàn.
    Có thể thấy việc xác định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi; trước khi các nước đòi hỏi yêu sách, tiến hành chiếm đóng bất hợp pháp, hai quần đảo này không phải là đất vô chủ mà đã được Việt Nam thực hiện chủ quyền một cách thực sự và là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
    ? NHỮNG YÊU SÁCH KHÔNG CÓ CƠ SỞ
    Để tạo cơ sở cho những yêu sách chủ quyền cũng như biện minh cho việc chiếm đóng một số đảo đá, bãi ngầm?, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quốc gia có liên quan đã đưa ra nhiều tư liệu chứng minh cho những đòi hỏi của mình. Xét một cách khách quan, những tư liệu, bằng cứ mà các bên đưa ra hoàn toàn không có cơ sở, rất mơ hồ, thậm chí mâu thuẫn nhau.
    Trung Quốc (kể cả Đài Loan) luôn cho rằng họ đã phát hiện ra hai quần đảo này và chiếm hữu, khai thác ?otừ lâu đời?, nhưng thực tế không có một tài liệu sách sử hay bản đồ nào xác nhận điều đó. Ngược lại nhiều tư liệu của chính họ viết điểm cực Nam của Trung Quốc là ?omũi núi ngoài cảng Du Lân?, ?ophía Nam từ vĩ độ Bắc 18º13?T, tận cùng là bờ biển Nhai Châu đảo Hải Nam? (sách Trung Quốc địa lý giáo khoa thư), và cũng không có một tài liệu nào nhắc tới hay vẽ vào bản đồ rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
    Về phía Philippines tuyên bố chủ quyền dựa trên sự phát hiện của một nhà thám hiểm vào năm 1956, còn Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền dựa trên cơ sở về thềm lục địa. Có thể nói những yêu sách này không vững, thiếu sức thuyết phục, không có tính lịch sử cũng như pháp lý, bởi vì việc ?ophát hiện? đó quá mới đối với một lãnh thổ đã thuộc chủ quyền về một quốc gia khác. Còn về thềm lục địa, hiểu đơn giản theo khái niệm của luật quốc tế thì đây là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, là phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền một quốc gia cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Các kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy, về mặt địa hình các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chính là sự tiếp nối tự nhiên từ lãnh thổ Việt Nam chạy ra biển với một hành lang thoai thoải từ bờ biển Việt Nam trở ra, theo đường dốc tạo thành những bình nguyên, cao địa, sườn đá dưới biển mà các đảo, bãi đá ngầm ở Hoàng Sa và Trường Sa chính là đỉnh của những ngọn núi dưới biển.
    Như vậy cơ sở cho những yêu sách mà một số nước đưa ra về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là không hợp lý. Do đó việc xác lập chủ quyền của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, do đó những hành động sử dụng vũ lực chiếm đóng những đảo đá, bãi ngầm, cồn san hô?mà một số quốc gia đã tiến hành không chỉ xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Khoản 4 điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: ?oTất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào??. Chính vì vậy mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ lãnh thổ đã có chủ đều bị coi là vi phạm luật quốc tế, không thừa nhận việc sát nhập lãnh thổ đó là hợp pháp.
    Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta không bao giờ từ bỏ phần lãnh thổ này, bên cạnh đó ?ochủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982?, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản, lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực? (Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ V ngày 23/6/1994 phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982).
    Một vấn đề cần đặt ra hiện nay là chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết và nhận thức của toàn xã hội đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó mỗi người dân thêm hiểu, thêm yêu và thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đóng góp sức lực, trí tuệ bảo về chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên biển Đông, một sự nghiệp hết sức thiêng liêng nhưng đầy khó khăn, phức tạp nhưng với một niềm tin tuởng chiến thắng, sự công bằng và lẽ phải thuộc về chúng ta.
  2. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0

    Mình cũng có cóp nhặt ít tư liệu pháp lý quốc tế để viết cái bài này, định gửi báo vừa là tuyên truyền, vừa định...kiếm tý. Nhưng thấy báo chí VN hình như bị..."nhụt" nên thôi pót lên nhờ anh em chỉnh sửa giúp vì còn nhiều thiếu sót
    CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
    Trong xu thế quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng ngày càng phát triển trên cở sở ?ohợp tác cùng có lợi?. Tuy nhiên một vấn đề lớn chưa được giải quyết thỏa đáng luôn có nguy cơ trở thành lực cản đe dọa sự hợp tác và hòa bình trong khu vực, đó là tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông mà tâm điểm là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ lâu đời, hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, các tài liệu lịch sử, pháp lý đã khẳng định rõ ràng, phủ nhận những yêu sách vô lý và hoàn toàn không có cơ sở của một số quốc gia về lãnh thổ này. Để rõ hơn, nội dung bài viết xin trình bày một cách khái quát nhất cho thấy việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
    ? ĐỐI TƯỢNG TRANH CHẤP:
    Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông tập chung chính vào hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; trong đó có tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc (kể cả Đài Loan) về quần đảo Hoàng Sa và tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Philippines, Malaysia, Brunei đối với quần đảo Trường Sa.
    Quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracels) là một quần đảo san hô nằm trong khoảng vĩ độ 15º45?T đến 17º15?T Bắc, kinh độ 111º đến 113º Đông, bao gồm hơn 30 đảo đá, bãi chìm, cồn san hô nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý (185,2 km), từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý (157,42 km), chiếm diện tích biển khoảng 15.000 km². Quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát qua hai đợt đánh chiếm bất hợp pháp vào năm 1956 và 1974.
    Quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly) nằm trong khoảng từ 6º50?T đến 12º vĩ Bắc và từ 111º20?T đến 117º20?T độ kinh Đông, bao gồm hơn 100 đảo đá, bãi chìm, bãi san hô bao bọc một vùng biển rộng khoảng 180.000 km². Hiện Việt Nam kiểm soát trên 20 đảo, bãi đá ngầm, một số bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi Trung Quốc (8), Philippines (8), Malaysia (4), Đài Loan (1).
    ? CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
    Ngoài Việt Nam, các quốc gia tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đều đưa ra những tài liệu, chứng cứ cho những yêu sách của mình. Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đòi hỏi chủ quyền hoàn toàn tại Hoàng Sa và Trường Sa, còn Philippines, Malaysia, Brunei đòi chủ quyền một phần tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên những yêu sách chủ quyền đó đều không có giá trị về mặt lịch sử cũng như pháp lý.
    Trước khi đi vào tìm hiểu chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, chúng ta cần hiểu luật quốc tế là gì?. Về tổng thể, luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh các quan hệ (chủ yếu là chính trị) giữa các chủ thể và trong trường hợp cần thiết được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế do chính các chủ thể của luật quốc tế thi hành và bằng sự đấu tranh của dư luận tiến bộ thế giới. Luật quốc tế gồm nhiều yếu tố cấu thành như luật biển quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự..v.v.v..
    Xét theo các quy định của luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo quy định, việc xác lập chủ quyền của một quốc gia trên một lãnh thổ được coi là hợp pháp khi tiến hành với đối tượng lãnh thổ phù hợp (lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi). Vì vậy Việt Nam thụ đắc lãnh thổ trên hai quần đảo này hoàn toàn hợp pháp thông qua phương thức chiếm cứ hữu hiệu; trước khi Việt Nam xác lập chủ quyền, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ vô chủ, chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia nào; hành động chiếm cứ của Việt Nam được thực hiện mang tính Nhà nước. Những điều đó hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, thỏa mãn các điều kiện theo quy định. Cụ thể việc xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ vô chủ qua chiếm cứ hữu hiệu theo quy định của luật quốc tế là:
    - Chiếm cứ thực sự: Biểu hiện rõ nhất của hành vi chiếm cứ thực sự là việc các chính quyền phong kiến Việt Nam đã dựng bia chủ quyền, sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (khi đó được gọi bằng nhiều tên như Cát Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa?) vào lãnh thổ của mình, thiết lập bộ máy quản lý và khai thác (đó là các đội Hoàng Sa, Bắc Hải). Mặt khác tiến hành nhiều cuộc đo đạc, lập hải trình, cắm mốc, đánh dấu, lập bia, xây miếu, trồng cây cối trên hai quần đảo này?Đây chính là những biểu hiện cụ thể cho một sự chiếm cứ thực sự của Việt Nam.
    - Chiếm cứ công khai: Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó tiến hành chiếm cứ công khai với việc nhiều tàu thuyền qua lại đây, thường xuyên cử người ra giám sát, tìm hiểu, khai thác trên hai quần đảo và thực hiện chức năng Nhà nước trên đó.
    - Chiếm cứ hòa bình: Hai quần đảo vốn là lãnh thổ vô chủ, không có người ở và hoạt động chiếm cứ của Việt Nam được thực hiện hòa bình, không có việc sử dụng vũ trang.
    - Chiếm cứ liên tục: Với tầm nhìn chiến lược và sâu rộng, người Việt Nam đã tiến hành chiếm hữu, khai thác, quản lý và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa liên tục, ít nhất là từ thế kỷ XV mà không có sự tranh chấp với bất cứ quốc gia nào.
    - Việc chiếm cứ được sự thừa nhận của các quốc gia: Việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được sự thừa nhận của nhiều quốc gia và không gặp một sự phản đối nào. Trong rất nhiều tư liệu, sách vở, bản đồ của phương Tây như Hải ngoại ký sự (1696), An Nam đại quốc họa đồ (1838)?và cả trong sách sử, bản đồ của Trung Quốc cũng trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận điều đó. Thí dụ cuốn Hải lục (1842) viết: ?oVạn lý Trường Sa là đất nối giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam?. Trong các hội nghị quốc tế về sau này, như hội nghị tại San Francisco (Mỹ) năm 1951, khi Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, không có một quốc gia nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Mà theo luật quốc tế, điều đó thể hiện sự thừa nhận hoàn toàn.
    Có thể thấy việc xác định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi; trước khi các nước đòi hỏi yêu sách, tiến hành chiếm đóng bất hợp pháp, hai quần đảo này không phải là đất vô chủ mà đã được Việt Nam thực hiện chủ quyền một cách thực sự và là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
    ? NHỮNG YÊU SÁCH KHÔNG CÓ CƠ SỞ
    Để tạo cơ sở cho những yêu sách chủ quyền cũng như biện minh cho việc chiếm đóng một số đảo đá, bãi ngầm?, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quốc gia có liên quan đã đưa ra nhiều tư liệu chứng minh cho những đòi hỏi của mình. Xét một cách khách quan, những tư liệu, bằng cứ mà các bên đưa ra hoàn toàn không có cơ sở, rất mơ hồ, thậm chí mâu thuẫn nhau.
    Trung Quốc (kể cả Đài Loan) luôn cho rằng họ đã phát hiện ra hai quần đảo này và chiếm hữu, khai thác ?otừ lâu đời?, nhưng thực tế không có một tài liệu sách sử hay bản đồ nào xác nhận điều đó. Ngược lại nhiều tư liệu của chính họ viết điểm cực Nam của Trung Quốc là ?omũi núi ngoài cảng Du Lân?, ?ophía Nam từ vĩ độ Bắc 18º13?T, tận cùng là bờ biển Nhai Châu đảo Hải Nam? (sách Trung Quốc địa lý giáo khoa thư), và cũng không có một tài liệu nào nhắc tới hay vẽ vào bản đồ rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
    Về phía Philippines tuyên bố chủ quyền dựa trên sự phát hiện của một nhà thám hiểm vào năm 1956, còn Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền dựa trên cơ sở về thềm lục địa. Có thể nói những yêu sách này không vững, thiếu sức thuyết phục, không có tính lịch sử cũng như pháp lý, bởi vì việc ?ophát hiện? đó quá mới đối với một lãnh thổ đã thuộc chủ quyền về một quốc gia khác. Còn về thềm lục địa, hiểu đơn giản theo khái niệm của luật quốc tế thì đây là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, là phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền một quốc gia cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Các kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy, về mặt địa hình các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chính là sự tiếp nối tự nhiên từ lãnh thổ Việt Nam chạy ra biển với một hành lang thoai thoải từ bờ biển Việt Nam trở ra, theo đường dốc tạo thành những bình nguyên, cao địa, sườn đá dưới biển mà các đảo, bãi đá ngầm ở Hoàng Sa và Trường Sa chính là đỉnh của những ngọn núi dưới biển.
    Như vậy cơ sở cho những yêu sách mà một số nước đưa ra về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là không hợp lý. Do đó việc xác lập chủ quyền của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, do đó những hành động sử dụng vũ lực chiếm đóng những đảo đá, bãi ngầm, cồn san hô?mà một số quốc gia đã tiến hành không chỉ xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Khoản 4 điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: ?oTất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào??. Chính vì vậy mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ lãnh thổ đã có chủ đều bị coi là vi phạm luật quốc tế, không thừa nhận việc sát nhập lãnh thổ đó là hợp pháp.
    Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta không bao giờ từ bỏ phần lãnh thổ này, bên cạnh đó ?ochủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982?, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản, lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực? (Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ V ngày 23/6/1994 phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982).
    Một vấn đề cần đặt ra hiện nay là chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết và nhận thức của toàn xã hội đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó mỗi người dân thêm hiểu, thêm yêu và thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đóng góp sức lực, trí tuệ bảo về chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên biển Đông, một sự nghiệp hết sức thiêng liêng nhưng đầy khó khăn, phức tạp nhưng với một niềm tin tuởng chiến thắng, sự công bằng và lẽ phải thuộc về chúng ta.
    ĐƯỜNG TRẦN TA CỨ RONG CHƠI
    VUI - THÊM BƯỚC NỮA, BUỒN - THÔI TRỞ VỀ
    Đọc bài này thật cảm động. Đảo của chúng ta mãi mãi thuộc về chúng ta, dù mất 1000 năm chúng ta cung sẽ cố gắng lấy lại.
    Hải quân Vietnam Muôn Năm.
  3. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần bàn đến các vấn đề về Trường Sa,bọn tàu đều nhất quyết ko bàn đến vấn đề Hoàng Sa,hay nói cách khác là bọn dog đấy ko có lý nào để bao biện cho hành động xâm lược của nó vào năm 74 nên cố tình lờ đi,chỉ như thế thôi đã thể hiện bản chất nham hiểm tham lam của bọn bastard đó
    Mà sao bọn nó luôn tuyên truyền về vụ 79,hay TS-HS là của chúng nó mà ở VN mình các vấn đề kia ít đc nhắc đến thế nhỉCác bác nhà mình ko sợ đến 1 ngày nào đó bọn trẻ con lớn lên sẽ quên tất cả,rồi một ngày chúng nó coi TS-HS chỉ như là những hòn đão lẽ loi xa lạ hay sao
  4. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Thử phản biện bác phát. Tôi đưa một số lập luận mà bọn Tàu hay mang ra để tay bo với ta. Tôi nghĩ phải biết địch biết ta mới có thể khẳng định thuyết phục (chẳng hạn khi ra tòa) được.
    Có bằng chứng nào về cái bia đó ngoài mấy dòng ghi trong sách của VN không. TQ cũng có sách chép họ có khẳng định chủ quyền, có bia từ đời Tống. Vậy thì sao?
    Như trên. Mốc, dấu, bia, miếu đó có bằng cứ gì ngoài thông tin trong sách không ?
    Thế nào là công khai? Đã báo cho ai biết chưa? Tàu thuyền qua lại có viết thư cho VN thì cũng có nhiều tàu viết thư nhờ TQ giúp đỡ. Vậy thì sao?
    Tạm thế đã nhỉ. Dần dần rồi tiếp.
  5. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Có bằng chứng nào về cái bia đó ngoài mấy dòng ghi trong sách của VN không. TQ cũng có sách chép họ có khẳng định chủ quyền, có bia từ đời Tống. Vậy thì sao?
    Bia xa xưa thì ko còn,, nhưng bia dựng thời Pháp thuộc thì còn, trong 1 bức ảnh tư liệu
    Trích từ:
    Dựa trên cơ sở nào khẳng định Cát Vàng chính là hai quần đảo HS và TS? Nhỡ là cù lao Ré thì sao? Triện Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ chép đi từ Sa Kỳ ra Bãi cát vàng chỉ mất có nửa ngày. Giải thích thế nào?
    --------------------------------------------------------------------------------
    chẳng nhẽ lại mất công ngồi đánh lên cho bác đọc, mất thời gian lắm
    Trích từ:
    Như trên. Mốc, dấu, bia, miếu đó có bằng cứ gì ngoài thông tin trong sách không ?
    --------------------------------------------------------------------------------
    còn việc đào được ít đồ cổ ở đầy nè
    Trích từ:
    Thế nào là công khai? Đã báo cho ai biết chưa? Tàu thuyền qua lại có viết thư cho VN thì cũng có nhiều tàu viết thư nhờ TQ giúp đỡ. Vậy thì sao?
    --------------------------------------------------------------------------------
    TQ chẳng có cái nào thuộc dạng bác nói cả, còn VN thì có
    Nói túm lại những cái mà bác phản biện tôi xin mời bác đọc "Cuộc tranh chấp Việt-Trung về 2 quần đảo HS và TS" của Lưu Văn Lợi - NXB Công an nhân dân, 1995. Trong đó giải thích chứng minh rùi . Cần thì kiếm tìm thêm 1 số sách có liên quan (ở 1 số web của các chú hải ngọai cũng có 1 ít tư liệu đó )
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bá cáo bác là sách ông Lợi với luận án của ông Nhã tôi đọc cả rồi. Mấy cái câu ném đá tôi đưa ra là lý luận bọn Tàu vẫn dùng để kê ông Lợi. Ví dụ chuyện nửa ngày ra Bãi Cát Vàng ông Lợi bảo sách chép nhầm. Ông Lợi kê Hàn Chấn Hoa bọn nó cũng phản biện cả. Tất nhiên mức độ lô dích những cái phản biện ấy từng chi tiết có khác nhau, có cái có lý có cái củ chuối, nhưng mà không đơn giản là ta đúng nó sai hết cả đâu.
    Định tranh luận tiếp mấy điểm sau nữa nhưng bác đã gợi ý ''tìm sách mà đọc'' thì thôi vậy.
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 23/05/2007
  7. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
  8. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Đồng ý ! thằng Tàu ko bao giờ mang cái chuyện này giải quyết ở tòa án quốc tế đâu, Nó giờ chơi bài lỳ cùng biện pháp thỏa thuận vừa dọa dẫm các bên nhưng thao kiểu bẻ từng cái đũa 1 chứ ko phải cả bó ,Mịa nó, quan trọng giờ là thực lực, võ công cần tu luyện, trang bị đồ chơi ngon lành để đến lúc thuận lợi là.........................................
  9. tre100dot

    tre100dot Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    766
    Mịe!
    Nói ko phải cho các bác nhụt chí chứ kinh tế, kỹ thuật và hải quân, không quân VN tiến 1 nó tiến 10, VN có 1 nó có 100 thì thử hỏi các bác chiến thế nào đây!?
    Tớ thì tớ thấy Tàu nó chấp nhận mất vài cái tàu chiến tàng hình, hàng chục cái máy bay thế hệ 5, hàng trăm bành trướng quân để chiếm TS nếu như Bắc Kinh, Thượng Hải... vẫn không bị đe doạ như bây giờ.
    Nói thế để các bác hiểu quan điểm bảo vệ hoà bình, độc lập, giữ nước của tớ.
    Được tre100dot sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 23/05/2007
  10. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Nhanh ký hiệp ước "đối tác chiến lược" với Nhật đi thôi,có Nhật hổ trợ thì đở đi biết bao nhiêu,nhất là khoản kinh tế và "quan hệ quân sự với nước thứ 3".Tối nay xem TV thấy bác Khiêm đi Nhật để họp uỷ ban hợp tác Việt-Nhật,cũng mừng,nhưng ko rỏ cái bọn mặt mở kia nó sẽ phá VN thế nào nữa đây

Chia sẻ trang này