1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    Việc chính phủ Pháp vào thời kỳ ấy chưa phản ứng ngay hành động xâm phạm của chính quyền địa phương Quảng Đông, theo luật pháp quốc tế thời ấy không vì thế mà Việt Nam mất chủ quyền. Không thể coi Việt Nam như nước chư hầu thời phong kiến châu Au để mà nói ?olãnh thổ Việt Nam hay các đảo Paracels đương nhiên thuộc Trung Quốc?. Càng không thể nói: ?oViệt Nam đã xin thần phục ?oThiên Triều Trung Quốc? lại dám xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc suốt ba thế kỷ?. Chẳng khi nào xảy ra các đảo Paracels đã là lãnh thổ Trung Quốc mà các thành viên đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ, gặp bão, trôi dạt vào cảng Thanh Lan năm 1754, được chính quyền Hải Nam tra xét thực hư, lại chu cấp cho trở về Việt Nam một cách dễ dàng và được Chúa Nguyễn Phúc Khoát gửi thư cám ơn như Phủ Biên Tạp Lục cũng như Đại Nam Thực Lục Tiền Biên đã ghi rành rành như thế!
    Công ước Trung ?" Pháp năm 1887 chỉ quy định biên giới ở ?o Vịnh Bắc Kỳ? mà Hoàng Sa ở ngoài vịnh Bắc Kỳ, từ vĩ tuyến 17 trở xuống nên dẫn Công Ước 1887 là không đúng.
    Đến cuối thập niên 40 thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Bản Trích Lục Báo Cáo Những Vấn Đề Nghiên Cứu Quần Đảo Tây Sa do Ủy Ban Thu Thập Biên Soạn Về Tây Sa, Nam Sa của chính phủ Quảng Đông vào năm 1947 [ 48 ] đề xuất những luận điểm dưới đây:
    - Một là Tổng đốc Quảng Đông Trương Nhân Tuấn vào năm Quang Tự thứ 33, đã phái người ra điều tra Đông Sa rồi cả Tây sa. Năm Tuyên Thống thứ nhất, phó thủy sư đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 2 quân hạm Phục Ba, Thấm Hàng, xuất phát từ cảng Du Lâm đã qua 14 đảo Tây sa, đảo nào cũng đặt tên, khắc đá, cắm cờ, bắn pháo, công bố trong ngoài đã tốn phí hơn 40 vạn lạng quốc tệ, có 1 quyển sách ghi chép về tuần biển, đồng thời có đo đạc, vẽ bản đồ còn cất giữ. Nếu quần đảo này thuộc về nước Pháp, tại sao bấy giờ chưa nghe thấy có sự phản đối.
    - Hai là năm Tuyên Thống thứ 1, tổng đốc Quảng Đông Trương Nhân Tuấn kiến nghị mở mang quần đảo Tây sa, sai người điều tra, lấy phân chim và phân bón san hô do đảo sản xuất và quặng lân Đông Sa đem trưng bày ở Nam Dương, Nam Kinh.
    - Ba là đầu thời Dân Quốc, thương nhân kinh doanh phân chim quần đảo Tây Sa, qua sự phê chuẩn của nhà đương cục Quảng Đông trước sau 5 lần?
    - Bốn là trường Đại Học Trung Sơn cùng cơ quan Thiên Hậu khu Nam Quảng Đông ra điều tra về mỏ lân ở Tây Sa.
    - Năm là Tư lệnh hải quân Pháp ở Sàigòn đã trả lời cho Công ty thực phẩm Nam Hương của Nhật Bản ngày 20 tháng 9 năm 1920 yêu cầu cho biết Tây Sa có phải lãnh địa của nước Pháp không? Viên sĩ quan này đã trả lời rằng ?oHồ sơ lưu trữ của hải quân Pháp tuyệt không có tài liệu liên quan đến quần đảo Tây Sa?.
    Đến năm Dân Quốc thứ 27, Pháp thông báo cho Anh biết việc chiếm Tây Sa, lấy lý do cũng chỉ vì Nhật chiếm đảo Hải Nam uy hiếp An Nam mà chiếm chứ không phải là vì chủ quyền của quần đảo này.
    - Sáu là căn cứ vào kiến nghị của đài trưởng đài quan sát khí tượng An Nam.
    - Bảy là người Trung Quốc thời Tống, Nguyên đã phát hiện Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, căn cứ vào sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Thích (Quát) đời Nam Tống có chép rằng ?oNăm Trinh Nguyên thứ 5, lấy Quỳnh Châu làm đốc phủ. Đến Cát Dương là nơi cùng cực của biển quên về theo đường bộ, bên ngoài có chăng gọi là Ô Lý, là Tô Cát Lãng, phía đối diện với Chiêm Thành, Tây nhìn sang Chân Lạp, Đông là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường xa rộng, mờ mịt, không bờ bến, trời nước một mầu?.
    ?oThuyền bè qua lại chỉ lấy kim chỉ nam làm chuẩn, ngày đêm coi giữ cẩn thận, mảy may sai lại quan hệ đến sống chết?.
    Sau đó, Trung Quốc còn viện dẫn lời Uông Đại Uyên đời Nguyên trong sách ?oĐảo Di Chí Lược? (phụ lục 3.24 )viết: ?oTrên sợ Thất Châu, dưới sợ Côn Lôn? (Thượng phạ Thất Châu, Hạ phạ Côn Lôn) và việc Trịnh Hoà bảy lần xuống Tây Dương, thế tất phải qua quần đảo Tây Sa cũng như việc ông Phí Tín, Mã Hoan viết lộ trình từ Phúc Kiến đi về hướng Tây Nam đến Chiêm Thành xuôi gió 10 ngày, thì hẳn phải qua Tây Sa. Trung Quốc còn viện dẫn phát hiện đồng tiền Vĩnh Lạc Thông Bảo ở Tây Sa năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 9.
    Cũng từ đó các viên chức ngoại giao Trung Quốc luôn khẳng định rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa là không thể tranh cãi được.
    Hầu hết các luận điểm trên đến nay không còn giá trị và chính Trung Quốc không còn nhắc tới nữa, bởi những bằng chứng về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam không thể chối cãi là những phản bác hùng hồn tất cả những luận điểm trên của Trung Quốc. Trung Quốc có kể hàng trăm hành động từ năm 1909 thì cũng vô ích vì đó chỉ là những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Không thể vì việc lên tiếng phản đối chậm trễ của Pháp như đã trình bày trên theo luật pháp quốc tế thời bấy giờ, mà Việt Nam mất chủ quyền.
    Còn việc hỏi Tư Lệnh Hải quân Pháp ở Sài gòn thì đúng là đã không hỏi đúng địa chỉ, nếu hỏi viên Khâm Sứ Pháp ở Trung Kỳ như Khâm Sứ LeFol hay hỏi Nam Triều về chủ quyền Hoàng Sa thì chắc chắn sẽ có câu trả lời rõ ràng, xác thực như lời khẳng định ?ochủ quyền của Việt Nam không có gì để tranh cãi ở Hoàng Sa? của thượng thư Thân Trọng Huề vào năm 1925.
    Đến khi Cách Mạng Trung Quốc thành công năm 1949, tài liệu đầu tiên của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đưa ra những luận điểm về vấn đề chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bài báo nhan đề ?oNotes on the Namwei and Sisha Islands? (không ký tên) đăng trong bán nguyệt san ?oPeople?Ts China? (Nhân Dân Trung Quốc) do nhà xuất bản Ngoại Văn (Foreign Language Press) xuất bản tại Bắc Kinh ngày 1-9-1951.
    Như thế,so với trước năm 1949, Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm hơn đến luận điểm cho rằng chủ quyền về Hoàng Sa của Trung Quốc đã có từ lâu đời, với nhiều luận cứ, luận chứng, còn công việc ?ochiếm hữu theo cung cách Phương Tây? như cắm cờ, bắn 21 phát súng đại bác vào năm 1909 chỉ là thứ yếu. Như thế Trung Quốc cơ bản đã thay đổi luận điểm, thay vì cho rằng vào thời điểm năm 1909, quần đảo Tây Sa là vô chủ và Trung Quốc đã có ?ohành động chiếm hữu?, nay lại cho rằng quần đảo Tây Sa đã thuộc về Trung Quốc từ lâu đời.
    Sau khi dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần thì xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rằng ?ocác đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc?, do nhân dân Trung Quốc ?ophát hiện sớm nhất?, ?okinh doanh sớm nhất?, do chính phủ các triều đại Trung Quốc ?oquản hạt sớm nhất? và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh nhật báo, 24 tháng 11 năm 1975).
    Sau đó như đã nói trên, ngày 30 tháng 1 năm 1980, Bộ Ngoại Giao Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã công bố văn kiện ngoại giao, chính thức hoá những luận điểm đã đưa ra trong bài báo nói trên và năm 1988, đã xuất bản bộ tư liệu đồ sộ của Nhóm Hàn Chấn Hoa như đã nêu trên đây.
    Nói gì thì nói, cho dù Trung Quốc tìm kiếm được bằng chứng phát hiện thật sớm hơn đời Hán, chứ không phải chỉ đời Tống như hồi ban đầu, thì người Hán cũng chỉ vượt qua sông Dương Tử xuống đất Bách Việt, rồi tới Hải Nam và Biển Đông rất chậm sau những cư dân bản địa, Bách Việt trong đó có Lạc Việt hay người Lê ở Hải Nam cũng có ở Thanh Hoá Việt Nam và cũng phải đến sau những cư dân dọc miền Trung Việt Nam trong đó có người Chăm, một thành phần của cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay. Người Chăm lại là những người rất giỏi đi biển. Các vua Chămpa đã nhiều lần đi biển và có vua đã bị chết trên Biển Đông. Đó là chưa kể hầu hết những tài liệu Trung Quốc dẫn chứng đều là sách viết về nước ngoài ?ochư phiên?, tức không phải chép việc của Trung Quốc như ?oNam Châu Dị Vật Chí? (phụ lục 3.25) của Dương Phù, ?oChư Phiên chí? (phụ lục 3.26 ) của Triệu Nhữ Quát .
    Vả lại với cơ sở pháp lý quốc tế từ đầu thế kỷ XX đến nay, việc chiếm hữu thật sự, hoà bình cùng sự thực thi liên tục mới có giá trị, nên điều đáng quan tâm trong các luận điểm mới của Trung Quốc là những bằng chứng giả tạo về sự quản hạt sớm nhất của Trung Quốc được ghi trong các tài liệu nghiên cứu của nhóm Hàn Chấn Hoa cũng như trong tản mát các tài liệu khác cũng như trong văn kiện ngoại giao sách trắng năm 1980 của Trung Quốc.
  2. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc đã cố gắng tìm ra địa danh có trong lịch sử Trung Quốc để cố gán ghép cho quần đảo Tây Sa như Cửu Nhũ Loa Châu, vốn là một hòn đảo ven biển Trung Quốc. Vả lại ngay như tài liệu Trung Quốc viện dẫn, chính Cửu Nhũ Loa Châu lại ở phía Đông của Nhai Châu của đảo Hải Nam như tấm bản đồ Quảng Đông Dương Đồ trong sách Dương Phòng Tập Yếu hoặc Thất Châu Dương chép trong một số sách như Tuyền Châu Phủ Chí (đời Thanh) hoặc trong sách Độc Sử Phương Dư Kỷ Yếu, vốn chỉ cách huyện Văn Xương của Hải Nam về phía Đông 100 dặm. Trong khi đó, phía Đông của đảo Hải Nam lại không phải là quần đảo Tây Sa.
    Để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của mình ở Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại cũng đưa ra những luận điểm được coi là vững mạnh ?onhất? như sau:
    ? Một là Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789.
    Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó ( xin nhấn mạnh) (nay thuộc thành phố Hải Khẩu) được đặt thành ?ophủ đô đốc? vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tức năm 789.
    Nhưng qua các sáchĐường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) thì vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải nam, chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lý Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện ?osáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam?. [ 58 ]
    ? Hai là việc Trung Quốc phái thủy quân đi ?otuần tiễu?, Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiện để chứng minh.
    Đó là việc triều đình Bắc Tống ?ođặt định thủy quân tuần tiễu? ở Quảng Châu, chép trong Vũ Kinh Tổng Yếu của Tăng Công Lượng đời Tống (960-1279, việc viên tướng nhà Nguyên đi qua ?oThất Châu Dương, Vạn Lý Thạch Đường? trên đường đi đánh Java năm 1293 , chép trong Nguyên Sử, hay việc chính quyền Quảng Đông phái binh thuyền ra biển phòng ngự, chép trong Quảng Đông Thông Chí của Vương Tá, đời Minh (1368-1644); việc viên phó tướng Quảng Đông Ngô Thăng đi tuần từ Quỳnh Nhai đến Tứ Canh Sa khoảng năm 1700-1712, chép trong Tuyền Châu Phủ Chí của Hoàng Nhiệm, đời Thanh (1616-1911).
    Trước hết về luận cứ "phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển", luận chứng của
    Nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, với nội dung như sau:
    "Quận Nam Hải thuộc Quảng Châu là đất Bách Việt xưa đều là nơi người Man, người Đản cư trú. Từ đời Hán về sau đặt thành quận huyện. Đời Đường đặt làm Thanh Hải quân tiết độ. Bản Triều dẹp Lưu Xương, lại đặt phương trấn, làm một nơi đô hội, nắm binh giáp, giặc giã mười sáu châu, người Phiên, người Hán ở lẫn lộn.
    Sai quân nhà vua ra trấn giữ, đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở hai cửa biển Đông và Tây, rộng 280 trượng cách đồn Môn Sơn 200 dặm. Đóng tàu chiến kiểu đao ngư. Nơi đó (nơi đặt dinh lũy thủy quân) phía Đông Nam đến biển cả 40 dặm, phía Đông đến Huệ Châu 420 dặm, phía Tây đến Đoan Châu 240 dặm, phía Nam đến An Châu 750 dặm, phía Bắc đến Thiều Châu 250 dặm. Đường biển về phía Đông Nam 400 dặm. Đến đồn Môn Sơn 20 dặm, ngày có thể đi 50 dặm, cộng là 200 dặm?
    Từ Đồn Môn Sơn dùng gió Đông đi về phía Tây Nam bảy ngày đến Cửu Nhũ Loa Châu, ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn (thuộc địa giới nước Hoàn Châu - nguyên chú thích của tác giả), lại đi ba ngày nữa về phía Nam đến phía Đông Lăng Sơn (có nước ngọt - nguyên chú thích của tác giả) . Đi nữa về phía Tây Nam là các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc không tính được hành trình" [58 ]
    Những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận "Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống?.
    Trước hết nhóm Hàn Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình "Từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc? tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về "đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây" . Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu [ 58 ]. Đây chỉ là sự cố gán ghép "đầu Ngô mình Sở" để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất "Cửu Nhũ Loa Châu" mà nhóm này cho là Tây Sa. Song ngay địa danh Cửu Nhũ Loa Châu cũng không có bằng chứng nào chắc chắn là Tây Sa, trong khi có nhiều bằng chứng như đã trình bày chỉ là nhóm hòn đảo ven bờ biển Trung Quốc. Vả lại, không chỉ có Cửu Nhũ Loa Châu mà còn có những nơi khác cũng được đề cập trong lộ trình đến các nước Đại Thực, Thiên Trúc? chẳng lẽ lại cũng thuộc về lãnh thổ Trung Quốc hay sao? Đây là điều thật phi lý.
    Về sự kiện tướng nhà Nguyên đi đánh Java năm 1293 thì khỏi phải bàn vì đây rõ ràng là cuộc xâm lược! Vả lại cũng thật hồ đồ, sao có thể chắc chắn đoàn quân xâm lược ấy lại phải đi qua Tây Sa, Nam Sa! Biển Đông vốn rộng mênh mông!
    Về việc chính quyền Quảng Đông đốc phái binh thuyền ra biển phòng ngự, nhóm Hàn Chấn Hoa dẫn sách Quảng Đông Thông Chí của Hoàng Tá đời Minh có đoạn viết rằng :"Đốc phái binh thuyền ra biển phòng ngự ? Từ cửa Nam Đình,(thuộc huyện Đông Hoàn) ra khơi đến ba biển Ô Chư, Độc Chư, Thất Châu lấy kim la bàn (hướng) Khôn Mùi đến Ngoại La? . Để từ đó nói rằng từ đời Minh, Thanh trở đi, vùng biển quần đảo Tây Sa, Nam Sa vẫn được đặt vào phạm vi tuần tiễu của thủy quân (Trung Quốc) [ 58 ]
    Xem đoạn văn trích dẫn trên, người ta thấy nội dung tới từ hai sách khác nhau.
    Trong Quảng Đông thông chí, người ta chỉ thấy một đoạn như sau :"Cướp biển có ba đường, đặt quân quan chống Ủy (Nhật Bản) để phòng thủ, cuối Xuân đầu Hạ, khi gió thổi đốc phái binh thuyền ra biển phòng ngự. Đường giữa từ Nam đầu Thành, huyện Đông Hoàn, ra cửa Phật Đường, cửa Chữ Thập, Lãnh Thủy Giác, các vùng biển" [ 58 ]. Tác giả chép việc tuần phòng vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Đông để chống nạn cướp biển Nhật Bản.
    Còn trong Hải Ngữ của Hoàng Trung (1563) thì chép:
    "Nước Xiêm La ở trong Biển Nam. Từ cửa Nam Đình (thuộc huyện) Đông Hoàn ra khơi, đi về phía nam đến Ô Chư, Độc Chư, Thất Châu (chú giải của tác giả : tên ba biển), kim la bàn (hướng) Khôn - Mùi đến Ngoại La (Cù Lao Ré), kim Khôn-Thân, 45 trình đến cảng cũ Chiêm Thành (Qui Nhơn ngày nay), qua Đại Phật Linh Sơn (Mũi Đại Lãnh), trên có đài đốt lửa là thuộc Giao Chỉ, kim Mùi đến Côn Lôn Sơn (Côn Đảo ngày nay), lại kim Khôn-Mùi đến Đồi Mồi Châu, đồi mồi ở Qui Sơn, kim Dậu vào cảng Xiêm La"[58] . Tác giả chép đường biển từ cửa Nam Đình (cửa sông Châu Giang) đến Xiêm La, tức Thái Lan ngày nay. Như thế, các tác giả Bộ sưu tập đã cắt xén và ghép lời văn của hai tác phẩm khác nhau trên đây thành lời văn của Quảng Đông thông chí theo dụng ý của mình : Bằng cách gán ghép câu chữ như thế, bản thân tài liệu đã mất đi giá trị chưa nói gì đến cái gọi là bằng chứng chứng minh chủ quyền. [58]
  3. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    Qua ghi chép ở hai cuốn sách trên,thấy rõ cuộc tuần tra biển của thủy quân Trung Quốc lúc đó chỉ là "phòng ngự" nhằm chống cướp biển đến từ nước Nhật (Uy) mà thôi, không hề có chuyện tuần tiễu quần đảo Tây Sa, Nam Sa.
    Còn việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết tìm hiểu vị trí các địa danh trên chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía Bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía Đông Bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía Đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là bãi cát phía Tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía Đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lý về phía Đông Nam . [ 58 ]
    ? Ba là việc đo đạc thiên văn của Quách Thủ Kính năm 1279. ?oNguyên Sử? chỉ chép rằng "Quách Thủ Kính tiến hành đo đạc thiên văn " bốn biển" năm 1279 theo lệnh của vua Nguyên (quyển 48, tờ 7a -7b) để tìm hiểu vận động của vũ trụ (mặt trời, mặt trăng, các vì sao) để làm lịch mới (quyển 164, tờ 4b - 5a) và tiến hành đo đạc ở 27 nơi trong đó có cả Cao Ly, Thiết Lặc ( thuộc Sibia), Bắc Hải và Nam Hải. Ở Nam Hải, Quách Thủ Kính đo ở 15 0 Bắc cực (tương đương với vĩ độ 14 047 B [58]
    Chúng tôi cũng xin dẫn thêm các chính sử của Việt Nam như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã trích thiên Nghiêu Điển trong Kinh Thư mà Khổng Tử đã san định, chép rằng: ?oVua Nghiêu lại sai Hy Thúc đến ở Nam Giao (Giao Chỉ tại phương Nam), sắp đặt việc làm ruộng theo thời tiết ở phương Nam, kính cẩn ghi bóng mặt trời ngày hạ chí là ngày dài nhất và xem sao Đại Hoả ở phương Nam để định cho đúng tiết trọng hạ, lúc đó dân cư tản mác." (Quốc Sử Quán nhà Nguyễn ( bài dịch), Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Tiền biên, quyển nhất, Sài gòn, Bộ Văn Hoá Giáo Dục, 1965, tr 27)
    Sự kiện trên đây nếu theo cách lý luận của các nhà nghiên cứu Trung Quốc chẳng lẽ lại giúp cho Trung Quốc khẳng định cương vực Trung Quốc đã bao gồm cả đất Giao Chỉ tự đời Đường Nghiêu (bao gồm cả Tây Sa) chứ không phải chỉ sau này đời Tần, đời Hán! Vì thế, việc đo đạc thiên văn không thể lấy làm cơ sở để xác lập chủ quyền. Điều quan trọng là nhiều tài liệu, trong đó các bản đồ của Trung Quốc xuất bản trước năm 1909 đều xác định cực Nam của Trung Quốc ở đảo Hải Nam ( xem các tài liệu dẫn ở dưới đây).
    ? Bốn là các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất công phu đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước Phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.
    Nghiên cứu kỹ các bản đồ mà Trung Quốc viện dẫn, người ta thấy ngay các bản đồ loại 1 trên tức bản đồ Trung Quốc đời Nguyên, Minh, Thanh có vẽ các hải đảo như bản đồ Trực tỉnh hải dương tổng đồ trong Dương Phòng Tập Yếu không những có tên Vạn lý Trường Sa , lại còn vẽ các địa danh khác như Tiểu Lưu Cầu, Đại Lưu Cầu (nay là quần đảo Ryu ?" Kyu của Nhật), Đối Mã (đảo Tsuma của Nhật) ?Chẳng lẽ những đảo trên của Nhật Bản có trên bản đồ Trực Tỉnh Hải Dương Tổng Đồ cũng thuộc lãnh thổ Trung Quốc như Vạn lý Trường Sa mà Trung Quốc đã gán ghép hay sao? Hoặc như bản đồ Quảng Đông Dương Đồ cũng trong Dương Phòng Tập Yếu cũng ghi tên Cửu Nhũ Loa Châu của hình núi cao (3 chóp non) và nằm cạnh Lê Đầu Sơn, Nam Bành, hai địa danh này người ta lại thấy trên bản đồ phòng thủ biển trong Quảng Đông Thống Chí Ngũ Nguyên ( 1822) chính lại là tên những đảo ven bờ. Cửu Nhũ Loa Châu chính lại là địa danh của hòn đảo gần bờ biển Trung Quốc, không phải là tên quần đảo Tây Sa Trung Quốc mới đặt sau năm 1907.
    Đối với loại bản đồ thứ hai là "loại bản đồ Trung Quốc đời Minh Thanh và các nước phiên thuộc" lại càng khó chứng minh bằng bản đồ, đảo nào thuộc Trung Quốc !
    Trong khi ấy tất cả những loại bản đồ cũng như các sách địa dư do nhà nước biên soạn từ đời Tống (960 ?" 1279) đến đời Thanh (1616 ?" 1911) lại không hề vẽ và ghi các đảo ở biển Nam Hải. Ngược lại có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở Biển Đông và bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn HoàngThanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18độ 30phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17độ 5phút. Ngoài ra còn rất nhiều bản đồ của Trung Quốc khác, vẽ trước năm 1909 đều xác định điểm cực Nam Trung Quốc là đảo Nam Hải. (Xem các bản đồ của Trung Quốc trong phần hình ảnh) . Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.
    ? Năm là vào năm 1883, người Đức tiến hành điều tra quần đảo Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc kháng nghị, người Đức đã ngừng công việc này.
    Đây là luận điểm cũng rất tiêu biểu về sự mơ hồ của Trung Quốc, chẳng có bằng chứng cụ thể về sự kiện này cả. Trong khi có rất nhiều bằng chứng cho biết việc người Đức điều tra đo đạc từ năm 1881 đến 1884 ở hấu hết các vùng biển từ Hải Nam đến Bắc Hải, Vi Châu đến tận Hạ Môn, Phúc Châu không có gì trở ngại, có kết quả tốt mà Sở Thủy đạc hải quân (Pháp) đã sử dụng vẽ bản đồ Mer de Chine Méridionale - Archipel des Paracels, xuất bản năm 1885, mang mã số 4104, ghi rất rõ là"d''après les levés Allemands" (1881-1883) .
    Trên đây là những luận cứ, luận chứng được ?ocoi mạnh nhất? của Trung Quốc để dẫn chứng cho việc xác lập chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Không cần nói nhiều đến những luận cứ rất yếu như chính quyền địa phương Trung Quốc đã cứu giúp tàu thuyền nước ngoài lâm nạn, viện dẫn 2 vụ việc thuyền nước ngoài bị đắm ở Cửu Châu Dương (thuộc Vạn Châu) và ở Thất Châu Dương xảy ra vào đời Càn Long thứ 20 (1755) và năm thứ 29 (1762), chính phủ nhà Thanh lệnh cho quan chức địa phương chu cấp cho người sống sót về nước. Những vụ đắm tàu lâm nạn trên cũng được chép cách sau rất lâu vụ đắm tàu của những người lính Hoàng Sa được chúa Nguyễn sai đi làm nhiệm vụ của đội Hoàng Sa, chẳng may gặp bão dạt vào cảng Thanh Lan được chính quyền Quỳnh Nhai thuộc đảo Hải Nam tra xét đúng sự thực đã chu cấp tử tế và đã được chúa Nguyễn Phúc Khoát viết thư cám ơn (như Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn và Đại Nam Thực Lục Tiền Biên ghi rất rõ).
  4. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    õ? Đỏằ'i vỏằ>i Nam Sa (tỏằâc Trặỏằng Sa cỏằĐa Viỏằ?t Nam)
    KhĂc vỏằ>i quỏĐn 'ỏÊo Hoàng Sa hiỏằ?n chỏằ? có Trung Quỏằ'c xÂm phỏĂm, chỏằĐ quyỏằn quỏĐn 'ỏÊo Trặỏằng Sa hiỏằ?n có nhiỏằu nặỏằ>c xÂm phỏĂm: Trung Quỏằ'c (gỏằ"m cỏÊ Đài Loan), Philippines, Malaysia, Brunei . Sỏằ xÂm phỏĂm cỏằĐa Trung Quỏằ'c 'ỏằ'i vỏằ>i chỏằĐ quyỏằn Viỏằ?t Nam ỏằY Trặỏằng Sa thỏưt sỏằ xỏÊy ra chỏưm hặĂn, chỏằ? bỏt 'ỏĐu tỏằô chiỏn tranh thỏ giỏằ>i thỏằâ 2 mà lỏĂi sau cỏÊ Nhỏưt BỏÊn. Nặỏằ>c này, vơ nhu cỏĐu chiỏn tranh cỏĐn chiỏm cĂc vỏằn nhỏƠt Itu Aba mà Viỏằ?t Nam gỏằi là Ba Bơnh, song tỏĂi HỏằTi nghỏằn nhỏƠt Ba Bơnh (Itu Aba), còn Trung Quỏằ'c chỏằ? mỏằ>i chiỏm bỏng vâ lỏằc gỏằ"m 9 'Ă ngỏ** tỏằô nfm 1988 , Philippines chiỏm 9 'ỏÊo và 'Ă ngỏ** (4 'ỏÊo) ỏằY phưa Đông quỏĐn 'ỏÊo; Malaysia chiỏm 5 'Ă ngỏ** ỏằY phưa Nam. Brunei 'òi chỏằĐ quyỏằn vạng biỏằfn sĂt hỏằ. Indonâsia và Viỏằ?t Nam 'Ê 'àm phĂn nhiỏằu lỏĐn vỏằ phÂn 'ỏằc Biỏằfn 1982. Indonâsia không có mỏằTt tham vỏằng nào vỏằ chỏằĐ quyỏằn lÊnh thỏằ. trên quỏĐn 'ỏÊo Trặỏằng Sa cỏằĐa Viỏằ?t Nam. Trong khi 'ó Viỏằ?t Nam 'ang trỏƠn giỏằ 22 'ỏÊo, bÊi 'Ă ngỏ** (6 'ỏÊo) (Xem cĂc bỏÊn 'ỏằ" tơnh hơnh tranh chỏƠp hơnh sỏằ' (3.57), (3.58), (3.59), (3.60), (3.61), (3.62) và danh sĂch cĂc 'ỏÊo bỏằi 'ỏãt vỏƠn 'ỏằ và có hành 'ỏằTng xÂm phỏĂm chỏằĐ quyỏằn cỏằĐa Viỏằ?t Nam ỏằY quỏĐn 'ỏÊo TÂy Sa tỏằâc Hoàng Sa, chặa 'ỏằ cỏưp 'ỏn Nam Sa tỏằâc Trặỏằng Sa cỏằĐa Viỏằ?t Nam. Tỏằô nfm 1935, 'ỏằf phỏÊn ỏằâng hành 'ỏằTng cỏằĐa chưnh quyỏằn thỏằc dÂn PhĂp ỏằY Viỏằ?t Nam, Trung Quỏằ'c mỏằ>i bỏt 'ỏĐu dỏằi gỏằi Nam Sa 'ỏằf chỏằ? Trặỏằng Sa cỏằĐa Viỏằ?t Nam tỏằâc quỏĐn 'ỏÊo Spratley.
    Nhặ thỏ, tỏằô thỏưp niên 30 'ỏn 70, ban 'ỏĐu Trung Quỏằ'c chỏằ? 'ặa ra luỏưn 'iỏằfm õ?oNam Sa thuỏằTc lÊnh thỏằ. Trung Quỏằ'c tỏằô lÂu 'ỏằi bỏƠt khỏÊ tranh nghỏằi 'ặa ra luỏưn 'iỏằfm õ?oTrung Quỏằ'c là nặỏằ>c phĂt hiỏằ?n sỏằ>m nhỏƠtõ?, õ?okinh doanh sỏằ>m nhỏƠtõ? và õ?oquỏÊn hỏĂt sỏằ>m nhỏƠtõ?! Thỏằi gian thơ lỏĂi bỏƠt nhỏƠt. Khi thơ vào 'ỏằi Tỏằ'ng, khi thơ vào 'ỏằi HĂn.
    Tỏằô thỏưp kỏằã 80 trỏằY 'i, trong vfn kiỏằ?n BỏằT NgoỏĂi Giao ngày 30-1-1980, câng nhặ trong BỏằT Tặ Liỏằ?u cỏằĐa Nhóm Hàn ChỏƠn Hoa, Trung Quỏằ'c bỏt 'ỏĐu 'ặa nhỏằng tài liỏằ?u lỏằi 'ỏãt ra và lỏĂi di chuyỏằfn nhặ 'Ê nêu trên, tỏằô 'ỏÊo Macclesfield (nfm 1935) 'ỏn vạng Spratly (nfm 1947), mỏằTt khoỏÊng cĂch xa hặĂn 500 cÂy sỏằ' vỏằ phưa Nam. Sỏằ tạy tiỏằ?n gĂn ghâp cỏằĐa cĂc nhà nghiên cỏằâu Trung Quỏằ'c 'ặỏằÊc thỏằf hiỏằ?n rỏƠt rà khi thơ VỏĂn Lẵ ThỏĂch Đặỏằng chỏằ? TÂy Sa, Trung Sa, lúc thơ chỏằ? Nam Sa.
    Vfn kiỏằ?n ngoỏĂi giao ngày 30-1-1980 còn dỏôn cĂc sĂch õ?oMỏằTng LặặĂng LỏằƠcõ? 'ỏằi Tỏằ'ng, õ?oĐỏÊo Di Chư LặỏằÊcõ? 'ỏằi Nguyên, õ?oĐông TÂy DặặĂng KhỏÊoõ? và õ?oThuỏưn Phong TặặĂng Tỏằ'ngõ? 'ỏằi Minh, õ?oChỏằ? Nam Chinh PhĂpõ? và õ?oHỏÊi Quỏằ'c Vfn Kiỏn LỏằƠcõ? 'ỏằi Thanh, cho rỏng nhỏằng sĂch 'ó không nhỏằng 'Ê lỏĐn lặỏằÊt 'ỏãt cho 2 quỏĐn 'ỏÊo TÂy Sa và Nam Sa nhỏằng tên õ?oCỏằưu Nhâ Loa ChÂuõ?, õ?oThỏĂch Đặỏằngõ?, õ?oThiên Lẵ ThỏĂch Đặỏằngõ?, õ?oVỏĂn Lẵ ThỏĂch Đặỏằngõ?, õ?oTrặỏằng Saõ?, õ?oThiên Lẵ Trặỏằng Saõ?, õ?oVỏĂn Lẵ Trặỏằng Saõ? v.võ?Ư mà còn 'ỏãt cho cĂc 'ỏÊo 'Ă ngỏ** và bÊi cĂt thuỏằTc 2 quỏĐn 'ỏÊo này nhiỏằu tên gỏằi hơnh tặỏằÊng linh 'ỏằTng õ?Ư
    Chúng ta thỏằư lỏưt tỏằông trang cĂc sĂch dỏôn trên hoỏãc coi nhỏằng 'oỏĂn trưch mà cĂc nhà nghiên cỏằâu nhặ nhóm Hàn ChỏƠn Hoa 'Ê dỏôn ra 'ỏằf chỏằâng minh cho chỏằĐ quyỏằn cỏằĐa Trung Quỏằ'c. SĂch MỏằTng LặặĂng LỏằƠc cỏằĐa Ngô Tỏằ Thu viỏt nfm 1275 không viỏt gơ ngoài viỏằ?c 'ỏằ cỏưp 'ỏn 'ỏằc ngoài buôn bĂn, thơ ra biỏằfn tỏằô Tuyỏằn ChÂu, 'i liên tiỏp qua ThỏƠt ChÂu DặặĂng, ỏằY thuyỏằn dò nặỏằ>c sÂu hặĂn 70 trặỏằÊngõ?Ư Tỏằô xặa ngặỏằi 'i thuyỏằn 'Ê nói : õ?oĐi sỏằÊ ThỏƠt ChÂu, vỏằ sỏằÊ Côn Lônõ? câng sÂu hặĂn 50 trặỏằÊng. Nỏu ngặỏằi buôn chỏằ? 'ỏn Đài "n, Tuyỏằn Phúc buôn bĂn, không phỏÊi qua biỏằfn lỏằ>n ThỏƠt ChÂu DặặĂng và Côn Lôn. Nỏu có ra biỏằfn tỏƠt phỏÊi tỏằô cỏÊng Tuyỏằn ChÂu, 'ỏn cỏằưa ĐỏĂi Dâ mỏằ>i có thỏằf ra biỏằfn 'i rỏằTng ra nặỏằ>c ngoài.õ? Thỏ mà nhóm biên tỏưp Hàn ChỏƠn Hoa ghi chú rỏng ThỏƠt ChÂu ỏằY 'Ây là quỏĐn 'ỏÊo Nam Sa, còn ThỏƠt ChÂu DặặĂng chỏằ? vạng biỏằfn mỏằTt dỏÊi quỏĐn 'ỏÊo TÂy Sa và hàm ẵ minh chỏằâng chỏằĐ quyỏằn thuỏằTc Trung Quỏằ'c. [ 58 ].
    SĂch ĐỏÊo Di Chư LặỏằÊc cỏằĐa Uông ĐỏĂi Uyên 'ỏằi Nguyên câng chỏằ? 'ỏằ cỏưp 'ỏn Côn Lôn, ThỏĂch Đặỏằng, VỏĂn Lẵ ThỏĂch Đặỏằng và cho rỏng õ?ongày xặa núi Côn Lôn còn gỏằi là quỏĐn 'ỏằ"n sặĂn. Núi cao mà vuông, bỏằ? chÂn núi mỏƠy trfm dỏãm rành rành giỏằa biỏằfn cỏÊ 'ỏằâng thành thỏ chÂn vỏĂc vỏằ>i Chiêm Thành và núi TÂy Trúc, dặỏằ>i có biỏằfn Côn Lôn, nhÂn 'ó mà có tên ỏƠy. Thuyỏằn buôn 'i TÂy DặặĂng phỏÊi qua (biỏằfn 'ó) cho nhanh, thuỏưn gió thơ 7 ngày 'êm có thỏằf vặỏằÊt qua 'ặỏằÊc. NgỏĂn ngỏằ nói õ?oTrên có ThỏƠt ChÂu, dặỏằ>i có Côn Lônõ?. SĂch ĐỏÊo Di Chư LặỏằÊc còn châp rỏng vỏằ?a 'Ă (xặặĂng) ThỏĂch Đặỏằng sinh ra tỏằô Thiỏằu ChÂu liên tiỏp nhặ con rỏn dài, nỏm ngang kâo dài trong biỏằfn. CĂc nặỏằ>c vặỏằÊt biỏằfn có cÂu: õ?oVỏĂn Lẵ ThỏĂch Đặỏằng õ?" Thuyỏằn tỏằô cỏằưa ĐỏĂi Dâ treo 4 buỏằ"m, cặỏằĂi gió rỏẵ sóng trên biỏằfn nhặ bay 'ỏn TÂy DặặĂng, có thỏằf mỏƠt hặĂn 100 ngày, lỏƠy sỏằ' dỏãm 'i 'ặỏằÊc trong mỏằTt ngày 'êm mà tưnh thơ vỏĂn dỏãm câng chặa 'ỏằĐ. MỏằTt mỏĂch 'ỏn Qua Da (30), mỏằTt mỏĂch 'ỏn BỏằTt Nê (31) 'ỏn Cỏằ. Lẵ ('ỏằc ngỏằt fn 'ặỏằÊc là nặĂi quÂn cỏằĐa Lặu ThÂn nhà Nguyên 'Ănh 'uỏằ.i Tỏằ'ng ĐoỏĂn Tông bỏt 'ặỏằÊc ngặỏằi thÂn cỏằĐa vua Tỏằ'ng là Du Diên Khuê".
    õ?oTỏằƠc truyỏằn xặa 'Ây là ThỏƠt ChÂu, chơm xuỏằ'ng thành biỏằfn, thuyỏằn qua dạng sinh (Lòng trÂu hoỏãc dê), chĂo tỏ vua 'i tuỏĐn biỏằfn nỏu không hung thỏĐn làm Ăc, thuyỏằn qua 'ó rỏƠt nguy hiỏằfm. HặĂi lỏƠn sang phưa Đông là VỏĂn Lẵ ThỏĂch Đặỏằng tỏằâc là cĂi mà Quỏằnh Chi gỏằi là ThỏĂch Đặỏằng HỏÊi. Thuyỏằn phỏĂm vào ThỏĂch Đặỏằng , ưt cĂi thoĂt 'ặỏằÊc. ThỏƠt ChÂu DặặĂng 'o 'ỏằT sÂu nặỏằ>c 130 sỏÊi".
    õ?oõ?Ư Thuyỏằn 'ỏn ThỏƠt ChÂu DặặĂng và NgoỏĂi La gỏãp mỏƠy ngày này cỏĐn nhỏc thÂn thuyỏằn, không 'ặỏằÊc lỏằ?ch vỏằ TÂy, TÂy không có nặỏằ>c, cỏĐn trỏằ?ch vỏằ phưa Đông. Phàm 'i thuyỏằn, phỏÊi xem nặỏằ>c phưa TÂy sỏc xanh, thỏƠy nhiỏằu õ?obÊi lÊng ngặõ? (là lỏĂng sóng), lỏƠn vỏằ Đông tỏƠt mỏĐu nặỏằ>c 'en; mỏĐu xanh, có cÂy gỏằ- mỏằƠc trôi và chim vỏằng 'úng (chưnh chÂn). Nỏu ngỏĂi vào mà cho thuyỏằn chỏĂy lỏằ?ch vỏằ phưa Đông, chỏĂy trong 7 canh là VỏĂn Lẵ ThỏĂch Đặỏằng trong có 1 núi 'Ă 'ỏằ không cao. Nỏu thÂn thuyỏằn cỏĂn lỏĂi thỏƠy 'Ă phỏÊi 'ỏằ phòng cỏân thỏưn!õ?[ 48 ].
    Đỏn 'Ây, nhóm Hàn ChỏƠn Hoa ghi chú ThỏƠt ChÂu DặặĂng là TÂy Sa, ThỏƠt ChÂu, VỏĂn Lẵ ThỏĂch Đặỏằng õ?Ư chỏằ? chung cĂc 'ỏÊo Nam HỏÊi.
    SĂch Thuỏưn Phong TặặĂng Tỏằ'ng châp: õ?oNgày xặa cĂc bỏưc tiên hiỏằn ThặỏằÊng Cỏằ. 'i trên biỏằfn, 'ỏằu sỏằư dỏằƠng phỏằ. biỏn la bàn 24 vỏằi không rỏằi Khôn (TÂy Nam 'ỏn TÂy)õ?[ 58 ].
    HỏÊi ĐỏĂo ChÂn Kinh là hỏằÊp biên 2 sĂch Thuỏưn Phong TặặĂng Tỏằ'ng và Chỏằ? Nam Chưnh PhĂp (cuỏằ'i Khang Hy nhà Thanh) có 'oỏĂn châp: õ?oThỏƠt ChÂu DặặĂng nặỏằ>c sÂu 120 thĂc (sỏÊi tay). Khi 'i và khi vỏằ, tỏ cô (nhỏằng cô hỏằ"n) bỏng tam sinh (lỏằÊn, trÂu, dê) rặỏằÊu ngỏằt, chĂo. Thuyỏằn lỏƠn sang Đông chim nhiỏằu, lỏƠn sang TÂy cĂ nhiỏằu" [ 58 ].
    õ?oGiao Chỏằ? DặặĂng thỏƠp phưa TÂy, có 'ỏÊo cỏằ, nặỏằ>c chỏÊy xiỏt, có lau sỏưy nhiỏằu cỏằĐi, cĂc cĂ bay, lỏƠn sangTÂy có bĂi phong ngặ. Đo 'ỏằT sÂu cỏằĐa nặỏằ>c 'ặỏằÊc 45 sỏÊi. LỏƠn sang phưa Đông 'i thuyỏằn 7 canh có VỏĂn Lẵ ThỏĂch Đặỏằngõ? [ 58 ].
    SĂch HỏÊi Quỏằ'c Vfn Kiỏn LỏằƠc cỏằĐa TrỏĐn LuÂn Quẵnh câng châp vỏằi Nam Ao ỏằY phưa tÂy bỏc và vỏằ>i 'ỏÊo ĐỏĂi Tinh ỏằY Bơnh HỏÊi 'ỏằâng 'ỏằ'i nhau nhặ ba chÂn vỏĂc. Trặỏằng Sa Môn tỏằô nam 'ỏn bỏc rỏằTng ặỏằ>c 5 canh 'ặỏằng. Nhỏằng thuyỏằn Phiên, tàu TÂy qua lỏĂi vỏằ>i cĂc nặỏằ>c Nam DặặĂng, Lỏằ Tông, Vfn Lai, Tô LỏằTc 'ỏằu do Trặỏằng Sa Môn mà ra. Gió bỏƠc thơ lỏƠy Nam Ao làm chuỏân, gió nỏằ"m thơ lỏƠy ĐỏĂi Tinh làm chuỏân. Duy tỏằô cĂc tỏằ?nh Giang Tô, Chiỏt Giang, Phúc Kiỏn 'i sang Đông Nam DặặĂng thơ qua Sa MÊ Ki ĐỏĐu Môn ỏằY Đài Loan mà 'ỏn cĂc nặỏằ>c Lỏằ Tỏằ'ng. Thuyỏằn TÂy DặặĂng 'i phưa Đông biỏằfn Côn Lôn ThỏƠt ChÂu ỏằY phưa ngoài VỏĂn Lẵ Trặỏằng Sa, qua Sa MÊ Kơ ĐỏĐu Môn mà 'ỏn Phúc Kiỏn và Chiỏt Giang. Thuyỏằn Nhỏưt BỏÊn thơ lỏƠy thỏng 'ặỏằng dÂy cung mà 'ỏn Trung Quỏằ'c, 'ỏn Nam DặặĂng thơ 'i phưa ngoài VỏĂn Lẵ Trặỏằng Sa, mênh mông không lỏƠy gơ làm chuỏân 'ặỏằÊc, 'ỏằu tỏằô Viỏằ?t dặặĂng trong khoỏÊng cĂc 'ỏÊo ỏƠy mà 'ỏn ThỏƠt ChÂuõ?[ 58 ].
  5. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    Đến đây sách Hải Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (đời Nhà Thanh) đã bắt đầu viết rõ về vị trí của Vạn Lý Trường Sa song không có cơ sở để nói rằng Vạn Lý Trường Sa chỉ Nam Sa hay Trường Sa của Việt Nam. Càng không thể là bằng chứng về sự xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên quan điểm này. Thật rối mù và tùy tiện! Khi thì các học giả Trung Quốc cho Vạn Lý Thạch Đường chỉ quần đảo Trung Sa (32), có khi là Vạn Lý Thạch Đường lại là quần đảo Tây Sa (đảo ?oĐá Đỏ? Hồng Thạch Dữ), lúc là ?oThạch đảo? (đảo đá) trong cụm đảo Thượng Thất Đảo thuộc quần đảo Nam Sa, khi Thạch Đường chỉ quần đảo Đông Sa. Đông Sa đã di chuyển đầu tiên từ chỗ gần bờ biển Quảng Đông tới vị trí hiện nay. Khi ?oThiên Lý Thạch Đường? chỉ quần đảo Nam Sa. Trong phần chú của Hải Quốc Văn Kiến Lục, khi ghi chú Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường chỉ chung các đảo Nam Hải. Trong phần chú các sử sách đời Thanh như trong dẫn chứng Tổng Đồ vẽ phủ châu huyện sách đời Thanh năm 1800, trong Thanh Hội Phủ Châu Huyện sách Tổng đồ do Hiền Phong vẽ năm 1800, lại chỉ Thất Châu Dương là quần đảo Tây Sa. Có chỗ ghi Vạn Lý Thạch Đường chỉ quần đảo Trung Sa và Nam Sa như ghi chú Đại Thanh Trung Ngoại Thiên Hạ Toàn Đồ năm 1709 hay Thanh Trực Tỉnh Phân Đồ năm 1724, Hoàng Thanh Các Trực Tỉnh Phân Đồ trước 1755, hoặc Trường Sa chỉ quần đảo Tây Sa, Nam Sa trong ghi chú Đông Nam Hải Di đồ trong sách Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi năm 1621 và nhiều bản đồ khác!
    Như chúng ta đã biết, với những dẫn chứng rất mơ hồ và rối mù trên, các nhà học giả Trung Quốc cố gán ghép tùy tiện cho Tây Sa hay Nam Sa. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ thì những sự kiện xảy ra chỉ loanh quanh ở vùng biển gần Phúc Kiến, Quảng Đông, không xa về phía Nam, rồi dần dần sau 1907 các địa danh Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa mới bắt đầu xuất hiện. Chính Nam Sa cũng thay đổi di chuyển từ Trung Sa hiện giờ xuống Nam Sa hiện nay cách hơn 500, 600 km!
    Côn Lôn được người Trung Quốc sử dụng từ xưa trước Công Nguyên để chỉ một quả núi mà truyền thuyết cho rằng Mục Thiên Tử nước Tần đã đến đây để thăm
    Tây Vương Mẫu. Sau đó người Trung Quốc đã dùng chữ ấy để chỉ nhiều ngọn
    núi cao, cuối cùng chỉ cả núi Himalaya. Từ thế kỷ 17, người Trung Quốc lại dùng chữ Côn Lôn để chỉ một số đảo quốc ở miền Nam Hải. Khi ấy Côn Lôn hiện nay của Việt Nam chưa có tên ấy. Theo ông Pelliot cho rằng Côn Lôn của Việt Nam hiện nay do phiên âm tiếng Mã Lai gọi đảo này là Pulau (Cù Lao) Kunder hay là đảo Bí, người phương Tây gọi là Poulo Condor (33).
    Việc tùy tiện gán ghép địa danh Tây Sa cũng như Nam Sa như trên càng quá rõ ràng khi chúng ta phát hiện tài liệu của Trung Quốc được sưu tầm trong ?oBộ sưu tập sử liệu" của nhóm Hàn Chấn Hoa, đã xác định rõ ràng vị trí của Vạn Lý Trường Sa như sách Quảng Đông Đồ Chí của Mao Hồng Tân chép Vạn Lý Trường Sa thuộc Việt Hải (ở ngoài biển có huyện Quỳnh Châu?) càng chia ra nhiều đảo nhánh, đảo lớn nhỏ lô nhô, có nhiều bãi ngầm, đá ngầm, càng hiểm trở đó là Vạn Lý Trường Sa. Đây là những tên cửa biển Việt (Quảng Đông) từ Đông Vạn Châu đến tận Nam Ao ( Sách Quảng Đông Đồ Chí, khắc bản Đồng Trị 5 (1860), quyển 67, phủ Quỳnh Châu , tr 3)
    Sách Quỳnh Châu Phủ Chí của Minh Nghi, sách Nhai Châu Chí của Chung Nguyên Đệ, sách Cảm Ân Huyện Chí của Chu Văn Hải cũng ghi Thiên Lý Thạch Đường, Vạn Lý Trường Sa thuộc Quỳnh Dương, Việt Hải là biển Đông của Quảng Đông, xứ Bách Việt xưa, Quỳnh Dương là biển Đông cùa Quỳnh Châu thuộc đảo Hải Nam đều thuộc vị trí kế cận tỉnh Quảng Đông, không thể xuống tận Nam Sa hiện nay được [ 58 ].
    Rất nhiều sách của Trung Quốc tả lộ trình đi biển đều nói rất rõ về Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đương, không thể nào ở xa như vị trí ?oNam Sa? hiện nay. Sách Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh mô tả đường đi từ Hạ Nam đến xứ Quảng Nam khi thấy Ngoại La Sơn (Cù lao Ré) của xứ Quỳnh , nếu chệch về Đông thì phạm vào Vạn Lý Trường Sa , Thiên Lý Thạch Đường mà chệch về Tây sợ rằng thuyền chạy vào vịnh Quảng Nam.
    Như thế cho tới giữa thế kỷ 19 và mãi cho tới năm 1947, Vạn Lý Trường Sa chưa bao giờ được Trung Quốc chỉ Nam Sa hay Spratley hay Trường Sa của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với thực tế, cho tới năm 1909, chưa bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc quan tâm đến việc chiếm hữu các quần đảo ở Biển Đông. Riêng quần đảo Nam Sa mà Trung Quốc gọi là Đoàn Sa năm 1935 và đổi tên là Nam Sa từ năm 1947, còn bị chậm hơn Tây Sa ít ra gần ba chục năm. Khi chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam làm thủ tục chiếm hữu theo truyền thống Phương Tây vào những năm 1930 đến 1933 thì Trung Quốc mới thực sự quan tâm và có ý đồ xâm phạm chủ quyền ở quần đảo này với thực dân Pháp đang bảo hộ Việt Nam về mặt ngoại giao.
    Tên ?oNam Sa? cũng không có nhiều bằng chứng dù là giả tạo như Tây Sa mà Trung Quốc viện dẫn về sự phát hiện. Không có gì giá trị vì đại loại cũng giống như những viện dẫn về Tây Sa mà chúng ta đã biết ở trên đây.
    Văn kiện Ngoại Giao Trung Quốc năm 1980 cũng như Bộ Sưu Tầm Tư Liệu của nhóm Hàn Chấn Hoa cũng nêu tư liệu văn vật khảo cổ hay tư liệu Canh Lộ Bạ của các ngư dân ở đảo Hải Nam. Thật uổng công, bởi dù có tìm thấy nhiều cổ vật Trung Quốc hay đồng tiền cổ (như tiền Vĩnh Lạc) thì cũng giống như các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy nhiều đồng tiền La Mã và cổ vật của thời La Mã cổ đại ở di chỉ Oc Eo (Nam Bộ Việt Nam). Không thể kết luận người La Mã đã phát hiện hay có chủ quyền đối với Việt Nam. Điều tai hại trong tư liệu văn vật khảo cổ mà Trung Quốc dẫn chứng ở đảo Phú Lâm (Ile Boisée) lại ghi rõ có ?oHoàng Sa Tự? là bằng chứng chủ quyền của Việt Nam như đã trình bày. Cũng thế Canh Lộ Bạ của ngư dân đảo Hải Nam lại ghi Đông Hải mà Đông Hải là biển phía Đông. Phía Đông của đảo Hải Nam hay của nước Trung Hoa thì ở đâu ai cũng đều biết. Vị trí của Hoàng Sa, Đoàn Sa đều ở phía Nam của đảo Hải Nam hay Trung Quốc!
    Với những luận cứ, luận chứng phi lý, mơ hồ, thiếu xác thực như trên, văn kiện Bộ Ngoại Giao Trung Quốc năm 1980 lại phê phán lập luận trong sách trắng Việt Nam năm 1979 rằng ?ophần đầu những tư liệu đó một ngón chỉ hươu nói là ngựa, còn phần sau thì hoàn toàn không thể đứng vững được và cũng là không có giá trị luật pháp?.
    Văn kiện trên cho rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vốn hoàn toàn không phải là quần đảo Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc, mà chỉ có thể là những đảo và cồn cát ở ven biển miền Trung Việt Nam, mà nhóm Hàn Chấn Hoa còn nói bừa rằng Hoàng Sa chính là Cù Lao Ré hay Cù Lao Chàm. Trong khi chính ngay Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, tài liệu mà Trung Quốc viện dẫn lại có nhiều đoạn ghi rất rõ Bãi Hoàng Sa ở gần địa phận Phủ Liêm Châu thuộc Hải Nam hay sự kiện hai lính Hoàng Sa trong khi đi công tác bị giạt vào cảng Thanh Lan (Hải Nam) vào năm Càn Long thứ 18 (1754).
    Văn kiện ngoại giao Trung Quốc năm 1980 viết rằng cuốn sách trắng của Việt Nam 1979 không tìm ra được bất cứ một tài liệu lịch sử nào có giá trị công nhận Trường Sa tức là quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Điều này là đương nhiên vì Nam Sa của Trung Quốc không có thật, bất nhất: năm 1935 Nam Sa ở bãi đá ngầm Macclesfield, đến năm 1947 Nam Sa lại chuyển xuống phía Nam như đã nhắc đến nhiều lần. Rồi đây Nam Sa có ngừng ở vị trí 4 độ Bắc hay còn di chuyển thêm nữa? Sách Phủ Biên Tạp Lục đã xác định rõ Đại Trường Sa hay Trường Sa của Việt Nam cũng ở xứ Bắc Hải mà xứ Bắc Hải lại ở phía Nam Biển Đông, tiếp tới đảo Côn Lôn. Như vậy là đủ rồi !
    Văn kiện ngoại giao Trung Quốc năm 1980 còn rêu rao rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã lật lọng:
    ?oGiờ đây, nhà cầm quyền Việt Nam lại tráo trở lật lọng, nuốt trôi những lời họ đã nói, hoàn toàn làm sai trái với lập trường trước đây của họ công nhận quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là điều luật pháp quốc tế quyết không cho phép được?.
    Trước hết, nếu nói đến luật pháp quốc tế có giá trị cho tất cả các nước (trong đó có cả Trung Quốc) đã ký hiệp định Genève năm 1954, thì Miền Nam Việt Nam ở từ vĩ tuyến 17 trở xuống trong đó bao gồm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa do quân đội viễn chinh Pháp sau năm 1956 giao lại cho chính quyền ở Miền Nam Việt Nam quản lý.
    Chính quyền Sài Gòn và sau đó chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam mới có trách nhiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa bao giờ hai chính quyền Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam cũng như Việt Nam Cộng Hoà đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền này cả. Bất cứ chính phủ nào, kể cả chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, không phải các chính quyền ở Nam Việt Nam, theo hiệp định Genève lúc bấy giờ không trực tiếp quản lý lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, dù tuyên bố như thế nào cũng chỉ có giá trị về chính trị thời bấy giờ, không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa!
    Chính khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa tháng 1 năm 1974, chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam đã từng tuyên bố rằng vấn đề này là vấn đề lịch sử để lại, cần giải quyết bằng giải pháp hoà bình
    Vì thế, bất cứ lời tuyên bố của bất cứ chính quyền nào kể cả chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cũng không có giá trị pháp lý quốc tế về chủ quyền tại hai quần đảo này.
    Lập trường của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam đối với sự kiện Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1 năm 1974 đã phản ảnh trung thực đường lối của Cách Mạng Việt Nam do ********************** lãnh đạo. Còn bất cứ điều gì khác chỉ phản ánh những hành động cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung. Ngoài ra Trung Quốc đã xuyên tạc lời tuyên bố của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thủ tướng chỉ tán thành bản tuyên bố quyết định về hải phận của Trung Quốc, của chính phủ Cong Hoà Nhân Dân Trung Hoa mà thôi.
    Trong thực tế, Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc không phải là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, chỉ là sự gán ghép, suy diễn, không hề có sự chiếm hữu trong lịch sử của Trung Quốc trước năm 1909 đối với Tây Sa và trước 1935 đối với Nam Sa.
    Văn Kiện Bộ Ngoại Giao cũng như Bộ Sưu Tập Tư Liệu của nhóm Hàn Chấn Hoa cũng đã tốn công quá nhiều để dẫn chứng nhiều nước trên thế giới thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Tây Sa và Nam Sa. Đồng minh thì thời nào, nuớc nào cũng có, sẵn sàng ủng hộ chủ trương ngoại giao của một nước nào . Cũng như tại Hội Nghị San Francisco năm 1951, Trung Quốc cũng được Liên Xô đề nghị Hội Nghị chấp nhận là chủ các quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Song Hội Nghị San Francisco 1951 cũng như sau này chưa hề có một hội nghị quốc tế nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở hai quần đảo này. Chỉ thấy Trung Quốc có hành động vũ lực năm 1974 đối với Hoàng Sa và năm 1988 đối với một số đảo ở Trường Sa, vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc mà thôi !
    Sau văn kiện ngoại giao ngày 31 tháng 1 năm 1980, Trung Quốc còn công bố bị vong lục năm 1988 đồng thời có nhiều công trình nghiên cứu như "bộ sưu tập sử liệu" của nhóm Hàn Chấn Hoa đã dẫn chứng. Tuy có cố gắng sưu tầm nhiều hơn song luận điểm không có điều gì mới mẻ đáng kể, cũng cho rằng người Trung Quốc phát hiện sớm như kinh doanh, sản xuất sớm nhất và quản hạt sớm nhất. Song vì không có thật nên dù có công phu đến bao nhiêu cũng chỉ là công trình xây lâu đài trên bãi cát và uổng công ?odã tràng xe cát biển Đông?. Và vì thế trong văn kiện ngoại giao của Trung Quốc có đưa ra nhiều bằng chứng về sự bảo vệ chủ quyền cũng như những nước ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đều không đáng quan tâm vì những luận cứ và luận chứng về sự chiếm hữu thật sự của Trung Quốc đã không đứng vững, không có cơ sở khoa học, không có tính thuyết phục.
  6. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    3.3.2. Phản bác các luận điểm của các nước Philippines, Malaysia, Brunei biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
    Quá muộn màng, gần một nửa thế kỷ sau khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, các nước ở Đông Nam Á khởi đầu bằng Philippines, tiếp tới Malaysia, Brunei mới bắt đầu đặt vấn đề xâm phạm chủ quyền trên một phần của quần đảo Trường Sa. Philippines bắt đầu xâm phạm chủ quyền Việt Nam đầu tiên từ năm 1956, Malaysia từ năm 1979, Brunei năm 1982. Nguyên nhân bộc phát sự xâm phạm của các nước ở Đông Nam Á chính là ngoài vấn đề chiến lược còn là vấn đề tài nguyên khi mà tài nguyên ở đất liền cạn kiệt dần trong khi tài nguyên dưới biển chung quanh các hải đảo quần đảo Trường Sa lại có nhiều tiềm năng, nhất là về trữ lượng dầu hoả. Trung Quốc mưu toan xâm phạm ngay cả vùng thuộc thềm lục địa của Việt Nam (Xem các bản đồ về tình hình tranh chấp)
    Công Ước Về Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc năm 1982 qui định :
    - Mỗi quốc gia được phép thiết lập lãnh hải không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở ( Điều 3).
    - "Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được dùng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (điều 7).
    - Quốc gia ven biển không được cản trở việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định ( điều 24).
    - Quốc gia ven biển có thể lập một vùng giáp lãnh hải, không rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải ( điều 33).
    - Một quốc gia quần đảo có thể kẻ những đường thẳng để xác định phạm vi lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế ( EEZ ) và thềm lục địa với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất kể cả vành đai san hô, phải "ở" giữa tỷ số 1/1 và 9/1. Chiều dài của các đường cơ sở này không được vượt quá 100 hải lý, có thể có tối đa là 3% tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng cũng không quá 125 hải lý (điều 47 và 48).
    - Chủ quyền của quốc gia quần đảo mở rộng ra vùng nước ở phía trong đường cơ sở quần đảo được vạch ra theo đúng điều 47 được gọi là vùng nước quần đảo, bất kể chiều sâu và khoảng cách xa bờ của vùng nước đó như thế nào (điều 49) .
    - Quốc gia có bờ biển được phép có vùng đặc quyền ?oVùng đặc quyền về kinh tế không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải? ( điều 57)
    - Vấn đề thềm lục địa, theo công ước 1982 đã chấp thuận cách định nghĩa mới và xác định giới hạn 200 hải lý thay cho tiêu chuẩn 200 m độ sâu. Hiện nay , qui mô của thềm lục địa tương đương với qui mô của EEZ. Người ta qui định rằng thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của nước này cho đến mép ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn ( điều 76.1)
    - Nếu rìa ngoài của thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, công ước qui định rằng có hai cách giới hạn phạm vi của thềm lục địa. Một là mở rộng đến 350 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng vùng lãnh hải. Hai là mở rộng không quá 100 hải lý tính từ đẳng sâu (150 bath) 2500 mét, là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500 mét (điều 76.5)
    - Công ước cũng cho phép các đảo có quyền có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa giống như lãnh thổ trên đất liền. Tuy phủ nhận quyền có thềm lục địa và EEZ đối với những đá không thể nuôi sống con người hoặc không có cuộc sống kinh tế riêng, song rõ ràng công ước đã làm cho sự tranh chấp trở nên phức tạp khi xảy ra đầy rẫy những yêu sách chồng lấn về quyền tài phán quốc gia trong phạm vi cách nhau 400 hải lý.Việt Nam cùng các nước khác trong vùng cũng đã công bố những đường cơ sở của bờ biển cũng như thềm lục địa và EEZ . Chắc chắn sẽ xảy ra những vùng chồng lấn tranh chấp chỉ với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc ở rất xa không hề có hiện tượng chồng lấn ở Trường Sa, nếu có chỉ có thể ở Hoàng Sa mà thôi.
    Đối với Philippines, lãnh hải trước đây đã được ghi rõ trong bản hiệp định giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1895 (điều 3 Hiệp định ký 10/12/1898 giữa Tây Ban Nha và Mỹ) xác định biên giới phía Tây của Philippines đi qua kinh gốc 118 o Đông, như vậy là không bao gồm một đảo nào trong quần đảo Trường Sa) và trong hiệp định giữa Mỹ và Anh hồi năm 1930, đã được tính dọc theo các đường kinh tuyến và vĩ tuyến song song tạo thành vùng hình chữ nhật.
    Trong hai năm 1949 và 1950, Tomas Cloma, chủ một đội ngư thuyền và thương thuyền đồng thời là giám đốc một trường hàng hải Philippines đã khám phá thấy một nhóm đảo lớn nhỏ ở cạnh đảo Palawan của Philippines khoảng 400 dặm về phía Tây. Ông hy vọng lập một nhà máy nước đá và một nhà máy đóng đồ hộp ở trên một hòn đảo lớn nhất ở đây cũng như là khai thác phân chim trong những hòn đảo kế cận.
    Ngày 17 tháng 5 năm 1951, Tổng Thống Philippines lên tiếng đòi chủ quyền quần đảo Trường Sa lấy cớ là Trường Sa ở sát cạnh quần đảo Philippines. Ngày 24 tháng 8 năm 1951, Tân Hoa Xã tranh cãi về chủ quyền của Pháp và những tham vọng của Philippines và kiên quyết khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.
    Ngày 15 tháng 3 năm 1956, Thomas Cloma cùng một nhóm tìm kiếm Philippines đổ bộ lên vài đảo ở quần đảo Trường Sa, viện cớ đó là những đảo hoang vô chủ và đặt tên cho những vùng đã chiếm là ?oFreedomland?. Sau đó Thomas Cloma thông báo cho Ngoại trưởng Philippines biết các sự việc, xin chính phủ Philippines cho vùng đất đã chiếm được hưởng qui chế đất bảo hộ. Ngày 19/5 Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Philippines tuyên bố là ngoài 7 đảo được quốc tế biết cái tên là Spratly, tất cả các đảo nhỏ linh tinh khác trong quần đảo này đều là đất vô chủ (res nullius).
    Năm 1971, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Philippines thông báo là để đảm bảo an ninh cho Philippines, Philippines đã chiếm đóng 4 đảo Vĩnh Viễn, SongTử Đông, Loaita, Thị Tứ mà họ gọi là Lawak, Parola, Kota, Pagasa.
    Ngày 16 tháng 7 năm 1971, Tân Hoa Xã lên án việc Philippines chiếm đóng một số đảo của quần đảo Trường Sa và khẳng định các yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo này.
    Năm 1978, Philippines chiếm thêm đảo Panata trong quần đảo Trường Sa, nâng tổng số đảo họ chiếm lên 7 đảo, ngoài 4 đảo đã chiếm 1971, 2 đảo khác họ lấy tên Likas và Pugad. Ngày 11 tháng 6 năm 1978, tổng thống Philippines ký sắc lệnh coi hầu hết quần đảo Trường Sa trừ đảo Trường Sa (Spratley), là lãnh thổ Philippines gọi là Kalayaan.
    Ngày 2 tháng 3 năm 1978, quân đội Philippines chiếm thêm 1 đảo nữa, đảo Lan Kian Kay trong quần đảo Trường Sa.
    Ngày 28 tháng 7 năm 1980, Philippines chiếm đóng đảo Condor trong quần đảo Trường Sa. Ngày 11 tháng 8 năm 1980, Việt Nam gửi công hàm phản đối.
    Ngày 21 tháng 5 năm 1984, Hiệp Ước Phòng Thủ chung Mỹ Philippines không coi quần đảo Kalayaan (tức Trường Sa ) là bộ phận lãnh thổ Philippines.
    Cũng vào tháng 5 năm 1984, trước sự phản đối liên tiếp của phía Việt Nam, ông Win Naelson, Tổng Thư Ký OMM đã trả lời phía Việt Nam: ?oCái tên gọi được dùng trong công bố này và việc trình bày các số liệu ở trong đó không ràng buộc đối với tổng thư ký OMM về bất cứ việc đưa ra quan điểm nào có liên quan đến quy chế pháp lý của các nước, các lãnh thổ, các thành phố hoặc khu vực hay các hoạt động của họ, cũng không ràng buộc về việc vạch ra các đường biên giới hay giới hạn của các nước?.
    Malaysia, ngày 21 tháng 12 năm 1979 đã công bố một bản đồ mới qui định ranh giới thềm lục địa và vùng biển của mình, trong đó, có một vùng rộng lớn phía Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó vào năm 1971, sứ quán của Malaysia gửi công hàm số EJ7-71 ngày 3 tháng 2 năm 1971, hỏi Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hoà các đảo nằm trong lãnh thổ của nước gọi là Cộng Hoà Morac - Songhrati - Meads, nằm giữa vĩ tuyến 90 Bắc và kinh tuyến 1120 Tây có thuộc hay là đối tượng yêu sách của Việt Nam Cộng Hoà không? Ngày 20/4 trong công hàm trả lời, Chính quyền Sàigòn đã khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
    Ngày 15 tháng 5 năm 1980, Malaysia đã tuyên bố nhận chủ quyền khu EEZ rộng 200 hải lý và đề nghị giải quyết các vùng phân định phạm vi quyền tài phán chồng lên bằng các biện pháp hoà bình. Ranh giới ngoài của thềm lục địa của Malaysia bao gồm một phần phía Nam của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có các đảo An Bang, Thuyền Chài do Việt Nam chiếm giữ và đá Công Đo do Philippines chiếm đóng. Đây là yêu sách chính thức đầu tiên của Malaysia tranh chấp với Việt Nam.
    Ngày 23 tháng 2 năm 1983, Malaysia đưa ra vấn đề chủ quyền của họ đối với 3 hòn đảo trong quần đảo Trường Sa. Ngày 25 tháng 3 năm 1983, Bộ Ngoại Giao Việt Nam bác bỏ mọi đòi hỏi của Malaysia đối với các đảo trên. Và cũng trong tháng 6 năm 1983, Malaysia đưa binh lính chiếm đóng đảo Hoa Lau và bắt đầu những công trình xây dựng, chính phủ Việt Nam phản đối quyết liệt.
    Tháng 12 năm 1986, Malaysia chiếm đóng các đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa thuộc quần đảo Trường Sa.
    Vì bắt đầu tranh chấp quá chậm, từ cuối thập niên 70 nên Malaysia không có những bằng chứng lịch sử. Từ năm 1978, Malaysia đã cố gắng tìm kiếm lập luận để biện minh. Năm 1988, Thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Malaysia, ông Toh Muda đưa ra lập luận :
    "Các đảo và đá san hô thuộc chủ quyền của Malaysia và Malaysia trong quá khứ đã khẳng định quyền tài phán của chúng? Chúng nằm trong vùng thềm lục địa của Malaysia và chủ quyền của Malaysia trên các đảo đá đó đã được tuyên bố chính thức qua tấm bản đồ mới của Malaysia và công bố ngày 21-12-1979? Yêu sách này là phù hợp với Công Ước Genève năm 1958 và ranh giới lãnh hải và thềm lục địa và Công Ước của Liên Hợp Quốc về luật biển vũng như thực tiễn quốc tế khác". (New Straits Times, 23-1985).
    Năm 1995, Malaysia tuyên bố và tiến hành xây dựng cơ sở du lịch trên các điểm họ chiếm đóng
    Ngày 27 tháng 6 năm 1996, phát biểu tại buổi khai mạc "Chương trình thị trường du lịch Langkawi", Thủ Tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói rằng các đảo san hô ở Biển Đông mà Malaysia đã xây dựng các kết cấu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia và như vậy Malaysia không hề xâm phạm lãnh thổ của quốc gia nào cả. (TTXVN, Tin Nhanh, ngày 28-6-1996)
    Tháng 6-1999, Malaysia chiếm đóng và xây dựng công trình nhà hai tầng và các cơ sở Rađa trên bãi cạn Thám Hiểm (Peninjan) và đá Én Ca (Siput), cách bờ biển phía Đông Malaysia 160-170 hải lý.
    Brunei thì đã ban hành đạo luật đánh cá năm 1982 rộng 200 hải lý, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1983. Vùng này chồng lấn với các vùng đặc quyền về kinh tế mà các nước láng giềng nhận chủ quyền.
    Còn Indonésia cũng tuyên bố nhận EEZ rộng 200 hải lý tháng 3 năm 1988, song không có sự tranh chấp nào liên quan đến quần đảo Trường Sa.
    Ngày 16/12/1994 Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển có hiệu lực sau khi có 60 nước phê chuẩn Công ứơc. Ngày 23/06/1994, nước Việt Nam là nước thứ 61 phê chuẩn Công Ước.Trong bối cảnh ra đời luật biển 1982, sự tranh chấp chủ quyền về Trường Sa có nguy cơ tăng lên.
    Trình bày những sự kiện trên đây cốt để chứng tỏ sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam của các nước Philippines, Malaysia và Brunei với lý do rất đơn giản và quá muộn màng.
    Luận điểm của Philippines nói chung dựa vào ?othuyết kế cận?, cho rằng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa gần nước ấy hơn và là những hòn đảo vô chủ. Còn các nước Malaysia, Brunei đặt vấn đề vùng đặc quyền kinh tế dựa vào qui định của Công Ước Về Luật Biển năm 1982. Trong khi trên thực tế Việt Nam đã có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa từ rất lâu trước khi có Công Ước về luật biển. Do hầu hết đều là các đảo đá san hô có lúc thủy triều lên bị chìm xuống dưới biển hoặc không có người ở trong số hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm nên các nước đó cho rằng các đảo, bãi ấy còn hoang vu nên có nước chiếm được thì nước họ cũng có quyền chiếm hữu, vì vậy khi có thời cơ thuận lợi là các nước ấy hành động. Từ khi có Luật Biển năm 1982, các nước trên cho rằng mình áp dụng luật này về thềm lục địa, về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
    Song Luật Biển năm 1982 cũng đã qui định khi có chồng lấn với nước đã có chủ quyền ở các hải đảo thì phải giải quyết bằng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã được nêu ở điều 38 của quy chế Toà An Quốc Tế, để đi đến một giải pháp công bằng (điều 74, 83).
    Khác với Việt Nam và Trung Quốc, các nước Philippines, Malaysia, Brunei đều không chủ trương đòi chủ quyền tất cả quần đảo mà chỉ một phần, Philippines đòi nhiều hơn, trừ đảo Trường Sa (Spratly) của Việt Nam, Malaysia lấy các đảo Loaita làm ranh giới, Brunei cũng thế đòi chủ quyền các đảo kế cận nước họ. Từ những năm thập niên 80, các nước Philippines, Malaysia đã dùng vũ lực chiếm đóng và có những hành động khiêu khích đối với lực lượng bảo vệ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, là vi phạm công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Hiến Chương Liên Hợp Quốc.
  7. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    hết phần chính
  8. newceovn

    newceovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Còn phần nào bác post tiếp đi, đang hay.
    Tks bác vì quyết tâm lấy lại HS, TS.
  9. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    PHẦN KẾT LUẬN
    Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu cho đến trước thời Pháp thuộc, được người Việt Nam quan niệm là một, gồm những dãi cát (san hô) dài vạn dặm ở Biển Đông; đến thời Pháp thuộc, mới được tách làm hai quần đảo.
    Trái ngược lại với Trung Quốc, tên gọi Hoàng Sa của Việt Nam mà chữ Nôm có nghĩa là Cát Vàng hay gọi là Cồn Vàng rất nhất quán từ đầu thế kỷ XVII đến nay và đã được các người phương Tây từ đầu thế kỷ XIX như Taberd, Chaigneau, Gutzlaff xác nhận chính là Parcel hay Paracels! Đó là chưa kể các tài liệu Việt Nam như Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn đã xác định rất rõ vị trí Hoàng Sa ở gần Liêm Châu, thuộc Hải Nam Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc chỉ mới đặt tên Tây Sa và Nam Sa từ đầu thế kỷ XX. Tên gọi Tây Sa, lại được Trung Quốc ra sức gán ghép với những địa danh rất mơ hồ như Cửu Nhũ Loa Châu, lại chỉ là những hòn đảo ở gần bờ biển Quảng Đông của Trung Quốc . Còn về Nam Sa, Trung Quốc lại rất bất nhất, khi thì chỉ Macclesfield, khi thì chỉ Spratley.
    Việt Nam đã có đầy đủ bằng chứng địa lý, lịch sử và pháp lý cụ thể rõ ràng, chứng minh một thực tế lịch sử không thể tranh cãi về sự chiếm hữu thực sự, hoà bình và thực thi liên tục chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Lợi dụng địa hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm rải rác, khó phòng thủ trong Biển Đông, bị ảnh hưởng khí hậu gió mùa, lại là vùng có nhiều bão tố, lợi dụng tình trạng người Việt sống và khai thác ở hai quần đảo này theo mùa, ít ra trong 6 tháng hàng năm, cũng như lợi dụng thời kỳ Việt Nam bị thực dân Pháp thống trị, mất quyền tự chủ về ngoại giao và thời kỳ Việt Nam có chiến tranh giải phóng giành độc lập, Trung Quốc và các nước khác đã dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp từng phần rồi trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa, đã và đang tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Gần một thế kỷ, từ đầu thế kỷ XX đến nay, khi bị nước ngoài xâm phạm, các chính quyền ở Việt Nam kể cả thời bị thực dân cai trị đều tiến hành việc quản lý hai quần đảo này, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam, tuy cung cách tiến hành có khác.
    Cho đến thời điểm bắt đầu có nước ngoài xâm phạm chủ quyền năm 1909, suốt gần 3 thế kỷ từ thế kỷ XVII, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi liên tục, theo đúng nguyên tắc pháp lý quốc tế thời ấy. Những bằng chứng cụ thể cho sự chiếm hữu thực sư hoà bình và thực thi liên tục ấy là:
    *Đối với quần đảo Hoàng Sa:
    - Suốt gần ba thế kỷ, khởi đầu từ thế kỷ XVII cho đến khi Trung Quốc xâm phạm (1909), Hoàng Sa đã thuộc quản lý hành chánh của Quảng Ngãi khi là phủ, dinh rồi trấn và tỉnh dưới thời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn (đầu thế kỷ XVII ?" 1801), và thời nhà Nguyễn (từ 1802) đến thời Pháp thuộc
    Chính các vua Việt Nam trong đó có vua Minh Mạng (1836), Thiệu Trị (1845) và đình thần (Bộ Công), đã khẳng định trong tài liệu biên niên sử (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 104, 154, 165) hay Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu hoặc trong pháp chế (Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sử Lệ, quyển 221) hoặc trong văn khố (các tập châu bản 56, 57) rằng Hoàng Sa nằm trong hải phận Quảng Ngãi, cương giới hiểm yếu của Việt Nam . Chính nhận thức của vua Minh Mạng và triều đình về Hoàng Sa nằm trong cương vực hiểm yếu đã mang ý nghĩa về tầm nhìn chiến lược của tiền nhân ta về các hải đảo ở Biển Đông.
    Ngoài Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, Dư Điạ Chí của Phan Huy Chú cũng có sách địa lý của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn như Hoàng Việt Địa Dư Chí nhất là Đại Nam Nhất Thống Chí đều ghi rõ quần đảo Hoàng Sa vào mục hình thể hoặc cương vực, vùng biển của tỉnh Quảng Ngãi.
    - Nhà nước ở Việt Nam đã tổ chức đội Hoàng Sa khai thác sản vật ở Hoàng Sa lâu dài hàng năm trong 6 tháng vào mùa có khí hậu thích hợp, liên tục hơn hai thế kỷ từ đầu thế kỷ XVII, dưới thời Chúa Nguyễn sang đến đời Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn.
    - Từ năm 1816 thời Gia Long đã bắt đầu, song từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), mới trở thành lệ hàng năm việc triều Nguyễn sai thủy quân cùng với đội Hoàng Sa đi thám sát, đo đạc, vẽ bản đồ, và còn có khi dựng miếu thờ làm bằng đá, dựng bia, cột mốc, trồng cây?
    - Nhiều người phương Tây viết nhật ký, bài viết, vẽ bản đồ khẳng định Paracel là quần đảo thuộc nước ?oAn Nam? hoặc như giám mục Taberd (1838) đã khẳng định Cát (Kát) Vàng (Hoàng Sa) là Paracels, hoặc như Jean Baptist Chaigneau (1820) hay Gutzlaff (1849) đã chép rằng vua Gia Long từ năm 1816 đã cho cắm cờ, dựng bia, đặt trại binh, thu thuế.
    - Chính người Trung Quốc như Thích Đại Sán trong Hải Ngoại Kỷ Sự cũng xác nhận các chúa Nguyễn, hàng năm cho thuyền khai thác các sản vật các tàu bị đắm ở vùng Vạn Lý Trường Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Ngay bộ tài liệu sưu tập mới nhất của Trung Quốc là Ngã Quốc Nam Hải Chư Đảo Sử Liệu Hội Biên thiên thứ 1, trang 115 do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng ghi lại dấu vết trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu đặt ở mặt Bắc gọi là Hoàng Sa Tự. Hoàng Sa Tự chính là vết tích việc xác lập chủ quyền của Việt Nam, các vua chúa Việt Nam như thời Minh Mạng cho xây dựng miếu Hoàng Sa.
    - Từ khi bị nước ngoài xâm phạm, các nhà nước ở Việt Nam kể cả thời Pháp thuộc không bao giờ từ bỏ chủ quyền Việt Nam, tiếp tục có các hành động củng cố, thực thi chủ quyền.
    *Đối với quần đảo Trường Sa.
    Theo quan điểm quản lý các hải đảo ở Biển Đông của các triều đình Việt Nam, trong một thời gian dài, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là một. Những bằng chứng cụ thể cho sự chiếm hữu thực sự, hoà bình và thực thi liên tục của Việt Nam như sau:
    Quần đảo Trường Sa nằm chung trong Quần Đảo Hoàng Sa, thuộc cương vực vùng biển của Quảng Ngãi, nên thuộc quyền quản lý hành chánh của Quảng Ngãi. Song phần đảo Phía Nam chỉ thực sự sáp nhập vào quần đảo Hoàng Sa sau khi Bình Thuận sáp nhập vào Đại Việt năm 1697 và Bình Thuận chỉ quản lý hộ khẩu dân binh đội Bắc Hải. Mãi đến năm 1933 dưới thời Pháp, Trường Sa mới được thuộc vào tỉnh Bà Riạ thuộc Nam Bộ Việt Nam. Sau này thời chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, Trường Sa được đổi thành thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến Khi Việt Nam thống nhất, Trường Sa mới thuộc quản lý của tỉnh Khánh Hoà.
    Nhà nước Việt Nam từ thời chúa Nguyễn, cuối thế kỷ XVII đã tổ chức đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, hoạt động liên tục cũng hàng năm lấy hải vật, vàng bạc ở các đảo ở phía Nam Bắc Hải tức Trường Sa hiện nay và Côn Lôn, Hà Tiên. Sang thời nhà Nguyễn, cũng như tại Hoàng Sa ?onói chung?, tại Trường Sa ngày nay nói riêng, cũng có những hoạt động khẳng định, thực thi chủ quyền của Việt Nam do thủy quân đảm trách, kể từ năm 1816 trở đi.
    Thời Pháp thuộc, Pháp có hành động chiếm hữu quần đảo Trường Sa theo truyền thống Phương Tây và sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa thuộc Nam Kỳ, xứ thuộc địa trực trị của Pháp. Cho đến năm 1956, quân Pháp rút khỏi Đông Dương, bàn giao lại cho chính quyền Sàigòn tiếp tục quản lý Trường Sa.
    Sau thời gian dài gần ba thế kỷ, Việt Nam xác lập và khẳng định chủ quyền, Trung Quốc là nước đầu tiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên đảo Trường Sa, khi Trường Sa được tách khỏi Hoàng Sa, và chậm hơn Hoàng Sa ở phía Bắc. Đến thời gian sau chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc mới thực sự xâm phạm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vì lúc đầu, Trung Quốc chỉ quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Nam Sa lúc đầu chỉ Macclesfield mà thôi.
    - Suốt thời gian Trung Quốc và các nước xâm phạm chủ quyền Việt Nam , thời Pháp thuộc đến thời kỳ chiến tranh chống Pháp hay chống Mỹ, các chính quyền ở Việt Nam có nhiệm vụ quản lý quần đảo Trường Sa, đã luôn đóng quân, tổ chức khảo sát khoa học, khai thác tài nguyên ở Trường Sa, tái khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
    Những bằng chứng về sự chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi liên tục chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã rành rành như vậy, không ai có thể chối cãi, vậy tại sao Trung Quốc và các nước khác lại cố tình xâm phạm chủ quyền ấy của Việt Nam. Đó là hành động thôn tính (debellatio) Họ đã đưa ra những luận điểm rất khiên cưỡng, võ đoán. Hoàng Sa cũng như Trường Sa từ trước không là đất vô chủ (res nullius), cũng không phải là đất từ bỏ (derelicto), mà bị xâm phạm bằng vũ lực.
    Trung Quốc và các nước khác đã và đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và sau đó là Trường Sa, lúc đầu đưa ra luận điểm đất Hoàng Sa vốn vô chủ (res nullius) để tranh chiếm. Khi chính quyền ở Việt Nam thời Pháp thuộc bắt đầu đưa ra những bằng chứng lịch sử về sự chiếm hữu thực sự của Việt Nam từ thời chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng) và có hành động thực thi tái khẳng định chiếm hữu quần đảo Trường Sa vào nửa đầu thế kỷ XX thì Trung Quốc bắt đầu cố tìm cách gán ghép, suy diễn rằng Trung Quốc đã xác lập chủ quyền từ lâu đời, khi thì thế kỷ XV, khi thì thời Tống, khi thời Đông Hán ( Tam Quốc)!
    Sau khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và năm 1980, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra văn kiện với những luận điểm như Trung Quốc đã phát hiện sớm nhất, khai thác kinh doanh sớm nhất, quản hạt sớm nhất với những bằng chứng suy diễn, vu vơ, bất nhất., thiếu cơ sở khoa học và thiếu thuyết phục.
    Từ khi Luật Biển ban hành 1982 đến nay, nguyên nhân kinh tế cũng quan trọng không kém nguyên nhân chính trị, quân sự. Tài nguyên dưới biển nhất là trữ liệu lớn dầu khí, khí đốt ở khu vực biển Đông đã khiến các nước trong khu vực đặt vấn đề chiếm hữu để khai thác. Ngoài ra Luật Biển năm 1982 cũng nảy sinh vấn đề thềm lục địa mới, lãnh hải đặc khu kinh tế (EEZ) của mỗi nước chồng lấn giữa các nước trong khu vực.
    Thực chất Trung Quốc và các nước xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề tranh giành thế lực kiểm soát biển Đông vào lúc đầu tức chủ yếu là về mặt chính trị quân sự. Sau đó từ vài thập niên gần đây đến hiện nay , thực chất ?ovấn đề xâm phạm? chủ yếu là do tham vọng chiếm hữu về tài nguyên dưới biển, nhất là dầu khí. Riêng đối với Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa còn là nơi hiểm yếu hay yết hầu, về mặt chiến lược phòng thủ phía biển Đông .
    Vì thế đối sách tối ưu của Việt Nam là luôn luôn khẳng định chủ quyền từ lâu đời và mãi mãi trong tương lai trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền này là bất khả tranh nghị, không thể chối cãi. Nếu cần chờ thời cơ đến hàng ngàn năm như thiên niên kỷ thứ nhất thì Việt Nam vẫn phải kiên trì chờ đợi thời cơ thuận lợi để lấy lại chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và sức mạnh muôn đời bảo vệ lãnh thổ chống xâm lược của Việt Nam vẫn là sức mạnh của nhân dân trên đất liền cũng như ngoài biển. Còn đối với quần đảo Trường Sa, Việt Nam phải kiên quyết bảo vệ đến cùng những đảo Việt Nam đang trấn giữ.
    Mặt khác, Việt Nam cũng phải kiên trì theo đuổi giải pháp hoà bình, thương lượng song phương hay đa phương để giải quyết vấn đề chủ quyền. Trong hoàn cảnh thuận lợi, Việt Nam sẽ tiếp tục đề nghị giải pháp đưa ra toà án quốc tế giải quyết vấn đề chủ quyền bị xâm phạm. Việt Nam luôn `chứng tỏ Việt Nam muốn bàn bạc với tất cả các nước, không là mối nguy cho bất cứ nước nào.
    ,- , ,-
    Đề nghị Việt Nam phải có chiến lược lâu dài đấu tranh giành lại chủ quyền và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
    1. Đem "lịch sử xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" vào trong chương trình học ở phổ thông và đại học.
    2. Phong liệt sĩ anh hùng cho những ai hy sinh cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    3. Đặt tên đường, trường học Hoàng Sa và Trường Sa và các liệt sĩ anh hùng đã hy sinh cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    4. Phổ biến rộng rãi kể cả trên mạng internet về lịch sử xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    5. Phân chia vùng biển cho các tỉnh địa phương từ tỉnh Quảng Trị đến Cà Mau, Rạch giá, chính quyền cùng nhân dân quản hạt và khai thác tài nguyên, đầu tư xây dựng và bảo vệ lãnh hải vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  10. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Được lionking_hau sửa chữa / chuyển vào 11:42 ngày 17/01/2007

Chia sẻ trang này