1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    ... Johnson reef South còn gọi là đá Gạc-ma!
    Khu vực vòng san hô (màu xanh) này là nơi xảy ra tranh chấp đổ máu năm 1988.
    [​IMG]
  2. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Thiếu uý Trần Văn Phương đã bị bọn Trung Quốc sát hại dã man bằng lưỡi lê và hi sinh anh dũng khi cùng đồng đội là các chiến sĩ công binh giữ cờ bảo vệ đảo Gạc Ma trên quần Đảo Trường sa vào năm 1988 với câu nói anh hùng: "KHÔNG ĐƯỢC LÙI BƯỚC! PHẢI ĐỂ CHO MÁU CỦA MÌNH TÔ THẮM LÁ CỜ TỔ QUỐC VÀ TRUYỀN THỐNG VINH QUANG CỦA QUÂN CHỦNG"
    Còn dưới đây là thông tin về tình hình gia đình của anh hùng Trần Văn Phương hiện nay. Bác nào ở Quảng bình có bổ sung được thêm thông tin gì không?
    Chuyện về gia đình một Anh hùng của Trường Sa
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/02/767046/
    - Nghĩa trang liệt sĩ xã Quảng Phúc (Quảng Trạch, Quảng Bình) những ngày cuối năm đầy gió lạnh. Nơi một góc nghĩa trang, chị Mai Thị Hoa đang thì thầm với người chồng thân yêu của mình. Những giọt nước mắt lặng lẽ rơi?

    Chị bảo rằng, chị còn may mắn hơn những người khác, bởi vì chị đang ở bên anh, được nói chuyện, được kể với anh những câu chuyện mới? Nhưng câu chuyện về chị, có mấy ai hiểu và cảm thông cho chị hay không?
    Chồng chị, liệt sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Phương, là một trong số hơn 60 liệt sỹ đã nằm lại Trường Sa năm 1988, để bảo vệ lá cờ khẳng định chủ quyền của Tổ quốc.
    Năm 1988 đó, ở vùng biển Trường Sa, cụm đảo Sinh Tồn, chiếc HQ 505 mở hết tốc lực máy, giật đứt neo, lao thẳng lên bãi cạn, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên đảo Coolin, khi đã trúng đạn pháo. Hai tàu hải quân Việt Nam: HQ 604, HQ 605 bị bắn chìm.
    Có 3 sỹ quan hải quân nhân dân Việt Nam được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND sau sự kiện đó: Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh và Trần Văn Phương.
    Lịch sử hải quân nhân dân Việt Nam ghi lại trường hợp anh Phương hy sinh: ?oSáng ngày 14.3.1988, đồng chí Nguyễn Văn Lanh trong khi cùng đơn vị vận chuyển vật liệu từ tàu HQ 604 lên đảo thì tàu địch đến bao vây, uy hiếp. Tình thế rất căng thẳng. Khi địch đổ quân xuống đảo, ép bộ đội, giật cờ của ta hòng chiếm đảo, theo lệnh của đồng chí Trần Đức Thông, chỉ huy cụm đảo: "Đồng chí nào biết bơi thì bơi ngay vào đảo hỗ trợ cho các đồng chí trên đảo bảo vệ cờ".
    Nguyễn Văn Lanh cùng 11 anh em khác nhảy ngay xuống biển và bơi vào đảo. Khi đó trên đảo, địch đã nổ súng, đồng chí Trần Văn Phương, người giữ cờ đã hy sinh?.
    ?oAnh sẽ về giữ nhà cho em??
    Sau những ngày nghỉ Tết cùng với gia đình, ngày mùng 10 tháng giêng năm 1988, anh Trần Văn Phương bắt xe về đơn vị để kịp chuyến công tác cùng đồng đội. Cả nhà không ai ngờ rằng, đó là kì nghỉ phép, cũng là chuyến công tác cuối cùng của anh.
    Về đến đơn vị, anh viết cho chị một lá thư đầy yêu thương. Anh dặn chị nhớ giữ gìn sức khoẻ, đừng gửi thư vào cho anh nữa, bởi vì anh sắp đi công tác ở Trường Sa. Vì công việc, đến cả địa chỉ cố định anh cũng chưa có?
    Chuyến tàu ra đi gặp bão. Anh cùng đồng đội trở lại đất liền, và lại tranh thủ thời gian viết thư về cho chị. Anh bảo, đi chuyến công tác này về anh sẽ xin xuất ngũ. Anh về sẽ không làm gì cả, chỉ ở nhà để giữ nhà cho em?
    Sau thời gian tránh bão, đoàn công tác lại ra với Trường Sa xa xôi.
    Ngày 14/3/1988, anh đã cùng những đồng đội của mình quyết bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên đảo Gạc-ma. Trong trận chiến không cân sức, anh và những đồng đội của mình đã anh dũng hi sinh. Khi đó, thiếu uý Trần Văn Phương là cán bộ chỉ huy lực lượng bảo vệ việc xây dựng trên đảo.
    Sau bốn năm hai tháng ở lại với đồng đội ngoài đảo xa, tháng 5/1992, liệt sĩ Trần Văn Phương đã ?otrở về? cùng với gia đình, mãi mãi yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Quảng Phúc. Cách đấy không xa, ngôi nhà hạnh phúc của anh chị đang mở rộng cửa đón ánh sáng?
    Anh đã trở về với chị, giữ lời hứa trở về Đơn Sa để giữ nhà cho chị?
    Chuyện của gia đình người Anh hùng?
    Chị kể, anh chị cưới nhau chưa đầy năm thì anh đi công tác ở Trường Sa. Rồi chị nhận được tin anh hi sinh ở ngoài đảo, cũng vừa lúc nhận được lá thư cuối cùng anh gửi cho chị.
    Khi đó chị chỉ mới 22 tuổi, đang mang thai được một tháng ?" giọt máu mà liệt sĩ Trần Văn Phương để lại. Anh hi sinh mà không kịp biết mình đã được làm cha?
    Chị đặt tên con là Thuỷ ?" Trần Thị Thuỷ. Và ?odòng nước? ngọt ngào ấy cứ mỗi ngày lại chạy sang nghĩa trang thắp hương cho bố, kể cho bố nghe những chuyện vui, chuyện buồn. Thuỷ vẫn luôn hỏi mẹ về bố, bố như thế nào, có hiền không, con có giống bố không?
    Từ bé, Thuỷ luôn khao khát có được một đứa em để chăm sóc, trò chuyện. Có lần chị thấy Thuỷ khóc bên mộ bố: ?oAi cũng có anh chị em, còn con thì lại không có. Vì răng hả ba??.
    Lại có lúc, khi đang ngồi chơi bên mương nước trước nhà, Thuỷ nói với mẹ ?oước gì một cái giỏ có đứa bé thật xinh trôi về đây để cho con đem về nhà nuôi mẹ hỉ??.
    Vì thương con, chị nén nuốt nước mắt vượt qua đàm tiếu của dư luận đi xin một đứa con để Thuỷ có chị có em. Thuỷ (lúc đó 16 tuổi) mừng lắm, cứ mỗi tối nằm ngủ lại sờ bụng mẹ để được nghe em quẫy đạp. Thủy còn bảo, con nghe tiếng em hỏi ?oChị Thuỷ đang chơi cái chi ở ngoài đó??.
    Mai Thị Khánh Huyền bây giờ đã được 4 tuổi, ngoan ngoãn như một chú mèo con. Chị Thuỷ đi học xa nhà (hiện là sinh viên năm II trường Đại học Quảng Bình), cứ mỗi tuần lại bắt xe đò về chơi với em cho đỡ nhớ. Ngày cuối tuần, chưa thấy chị về là Huyền lại ra cửa đứng ngóng chị.
    Nhìn hai đứa con quấn quýt lấy nhau, chị phần nào vơi đi mặc cảm của một người vợ. Nhưng chị tin, khi nhìn thấy nụ cười trên môi Thuỷ - đứa con gái của anh, anh sẽ hiểu và tha thứ cho chị?
    Xót xa ở Đơn Sa

    Căn nhà nhỏ ở thôn Đơn Sa (xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) 20 năm nay có 3 mẹ con sống nương tựa vào nhau. Căn nhà nhỏ ở thôn Đơn Sa ấy mỗi ngày lại mở cửa hướng ra phía nghĩa trang liệt sĩ của xã. Ít ai biết rằng, căn nhà được xây vào năm 2001, nhưng phải đến giữa năm ngoái (2007) chị mới trả được hết nợ vay hàng xóm.
    Riêng khoản tiền trợ cấp hàng tháng của Thuỷ, chị để dành cho con ăn học.
    Chị cho biết, vào tháng 9/2006, chị làm hồ sơ xin hưởng chế độ dành cho thân nhân liệt sĩ theo Nghị định 47/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 33/TT-BLĐTBXH ngày 09/12/2005 của Bộ Lao động ?" Thương binh và xã hội, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì từ các cơ quan có liên quan.
    Chị Hoa kể lại: Chị cũng đi hỏi khắp nơi, nhưng ở Phòng Nội vụ - LĐTBXH huyện Quảng Trạch bảo đã chuyển lên Sở LĐTBXH, nhưng khi vào Sở hỏi thì người có thẩm quyền cho biết chưa hề có bộ hồ sơ nào về việc xin hưởng chế độ dành cho thân nhân liệt sĩ của huyện Quảng Trạch chuyển vào.
    Chị đã làm lại hồ sơ và nộp về Sở LĐTBXH, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì. Đó là sự thiệt thòi đã thấy rõ của một người vợ liệt sĩ.
    Giờ ?omẹ hèn con dại?, chị cũng chưa biết bấu víu vào đâu để mà tiếp tục sự chờ đợi này (!).

    [​IMG]
    Tấm ảnh này đã ở bên chị Hoa suốt hơn 20 năm nay, nhắc chị về những ngày hạnh phúc trước khi anh ra với biển đảo Trường Sa. Ảnh: Ngọc Lan
    [​IMG]
    Di ảnh và di thư của Anh hùng Trần Văn Phương gửi về cho vợ, trước khi anh nằm xuống ở Trường Sa, để bảo vệ lá cờ của Tổ quốc khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ảnh: Ngọc Lan
    [​IMG]
    Chị Hoa bên mộ chồng, những ngày Tết Mậu Tý đã về, rất gần... Ảnh: Ngọc Lan
    [​IMG]
    Căn nhà nhỏ ở thôn Đơn Sa (xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) 20 năm nay có 3 mẹ con sống nương tựa vào nhau. Anh Trần Văn Phương cũng đã thực hiện được lời hứa với vợ: "Anh sẽ về giữ nhà cho em...", sau những ngày giữ lá cờ Tổ quốc ở Trường Sa. Ảnh: Ngọc Lan
    Được mitanomini sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 02/02/2008
    Được mitanomini sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 02/02/2008
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Một tàu chiến rất to, có thể là tàu mang tên lửa đang trực chiến tại đây. 100% là tàu anh Béo.
    Khu vực này căng phết.
    [​IMG]
  4. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Anh hùng Trần Văn Phương đã mất 20 năm nay, vậy cháu bé giá trong ảnh là con ai ( hay à cháu ngoại, nội ) vậy cháu có được hưởng chế độ con liệt sĩ hay chỉ có vợ liệt sĩ được hưởng.
    Bác nào có thông tin đính chính lại cho mọi người biết về cháu gái trong ảnh được không. Để hình ảnh người vợ liệt sĩ luôn thuỷ chung trọn đời vì chồng, giỏi việc nước đảm việc nhà
  5. song_hong79

    song_hong79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Đầu xuân năm mới xin chúc các bác trong đại gia đình box KTQS và GDQP mạnh khoẻ làm việc tốt lao động tốt để bảo vệ Cát Vàng Cát Dài. Xin mừng tuổi các bac vài tấm ảnh về đảo Trường Sa lơn của chúng ta với sân bay đang xây dựng gần xong.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Theo quan sát của em thì có vẻ như đang thi công kéo dài phần đường băng hiện có.vậy khi xong nó sẽ có độ dài lớn hơn 600m như hiện tại?
  7. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay chúng ta đã có sân bay ở TS nhưng em chưa nghe thấy vận chuyển đường không ra đó mà chỉ nghe thấy vận chuyển đường biển. Bác nào có thông tin cho em biết với, cụ thể :
    - Chúng ta đã vận chuyển được hàng hoá ra TS bằng đường hàng không chưa?
    - Loại máy bay nào có thể thực hiện được việc này ?
    - Mức độ an toàn ra sao ? ( có sợ thằng đểu nào nó nện mình khi đang làm nhiệm vụ không ? )
  8. goldenship

    goldenship Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Mấy anh ơi NC nhà mình giữ mấy đảo thuộc trường sa vậy 33 đảo phải ko mấy anh
  9. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Một bức ảnh khác của con tàu này đây. Nguon trên web http://www.damanski-zhenbao.ru/37_en.html mà một bác mode nỏ mồm trên này chê lấy chê để là copy từ TTVNOL .
    [​IMG]
    Con này của thằng béo có chức năng tương đương với Gepard mà Vn đang mơ ước đấy.
    Năm 1999 khi xung đột giữa béo và Phi bùng phát ở mischef, thằng béo nó cử hai chiếc loại này đến để thị uy ở Trường sa(In early 1999 China deployed a pair of Jianghu-class frigates to the Mischief Reef area in the South China Sea. The two frigates were spotted moving around the Chinese-occupied Mischief, Fiery Cross and Johnson atolls. Although publicly expressing concern, the Phillipine government did not formally protest this deployment, since the presence of such warships is allowed by international law in high seas, even if they are within another country''''s exclusive economic zone. Xem thêm http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/plan/jianghu.htm )
    Được mitanomini sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 04/02/2008
    Được mitanomini sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 04/02/2008
  10. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Nhìn thế này mới cay này.
    Sao mình không tuyên bố không chịu trách nhiệm về an toàn nếu Biển dạo mát bằng phi cơ nhỉ, thi thoảng làm một tràng 12.7 thì bố nó cũng không dám ra.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các bác có nghĩ mai mốt bác Triết hay bác Khoẻ dám ra đó dạo chơi không? Lẫnh đạo nhà nó chết không sao, chứ lãnh tụ nhà mình vĩ đại thế chẳng may có mệnh hệ nào lấy ai để lo cho muôn dân

Chia sẻ trang này