1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Những Paven Việt Nam trên biển Đông
    http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/4/150327/
    Thứ bảy, 26/04/2008, 00:19 (GMT+7)
    Nhiều thành viên trong đoàn công tác của TPHCM đi thăm quân và dân Trường Sa đã nói về các anh - những chiến sĩ Hải quân Việt Nam thân thương như thế.
    Khi đảo Trường Sa Lớn hiện ra trước mắt đầy tự hào, tất cả chúng tôi đều có cảm giác lâng lâng đến khó tả. Không phải bởi sóng biển mà bởi cảm xúc khi đứng ở nơi được mệnh danh là ?ođầu sóng ngọn gió? của biển trời Tổ quốc. Nói như lời của đồng chí Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo thì đây là chuyến đi của cả một đời người?

    Biết bao những cái tên, những giọng nói của các anh cứ in mãi trong mỗi chúng tôi. Đó là chiến sĩ trẻ 19 tuổi Dương Ngọc Quý ở đảo Phan Vinh, 5 lần viết đơn tình nguyện xin ra đảo để canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc; đó là những lời tâm sự chân tình của thượng úy Vũ Văn Ba, Đảo trưởng đảo Tốc Tan khi nghẹn ngào kể về mong muốn lớn nhất của cuộc đời là được trực tiếp dạy con học; là những anh lính trẻ trên đảo chìm Đá Tây chỉ hy vọng chiếc ti vi trên đảo không bị hỏng, để sợi dây nối liền giữa đất liền và hải đảo không bị gián đoạn?
    Với chúng tôi, đó còn là những lời ?onăn nỉ? của rất đông những chiến sĩ trên đảo Tốc Tan đề nghị đoàn nhận quà tặng của các anh là một con cá mú to vừa bắt được, bởi: ?oNếu mọi người không nhận quà, chắc anh em mình sẽ mất ngủ cả đêm?. Đâu đó còn có cả những giọt mồ hôi mặn chát vị nước biển của chiến sĩ đảo Phan Vinh khi bằng tay không, các anh cố sức kéo chiếc xuồng chở hơn 20 người vào đảo nhưng bất thành bởi con nước quá thấp.
    Từ đảo Trường Sa Lớn đến đảo chìm Tốc Tan, nơi đâu các cán bộ, chiến sĩ cũng dành cho đoàn những tình cảm thân thương nhất. Từ xa, những bàn tay cùng ngọn cờ Tổ quốc được các anh giương cao, vẫy chào. Rồi những đĩa kẹo, trái cây đóng hộp dành dụm được đem ra chiêu đãi đoàn; những gò má sạm nắng, gân guốc sáng ngời bên những cây đàn ghi ta chỉ còn mỗi 1, 2 giây: Không xa đâu Trường Sa ơi?
    Thạch Thảo
    Hình như phóng viên báo SGGP viết sai chính tả.

  2. tungshev

    tungshev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    CQ-88 đây: http://blog.360.yahoo.com/blog-CIrwXUUzbq_T38SajGABjc_c?p=761&n=28500
  3. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    đâu chỉ có thế!
  4. tungshev

    tungshev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Thế thì mời bác tiếp lời. Nhà em chỉ tìm được có thế! Có một bài khác, nhưng viết giống tiểu thuyết kinh dị quá nên ko trích ra đây.
    Còn tài liệu chính thống thì chịu.
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Ngay trên TTVNOL mình cũng có mà bác:
    [topic]582597[/topic]
  6. kts_hanoi

    kts_hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy hầu hết các câu chuyện mà mọi người viết trên blog đều lấy từ TTVN này mà ra hết, chẳng có gì là mới với thành viên lâu rồi, các thành viên mới vì ko biết và cũng ko chịu đọc lại những chủ đề cũ nên tưởng những bài viết về CQ88 là mới nhưng kỳ thực đã có từ rất lâu rồi
  7. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Hmmmm, đọc lại topic CQ-88 mà bác vo_quoc_tuan_new đưa link mới thấy hoá ra nó là do bác dongadoan type = tay từ tài liệu "Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam 1955-2005" từ ngày 03/10/05 , vẫn là "nước ngoài" chứ không phải là TQ gì hết.Vậy đây mới chính là bản gốc.
    Sau đó thì một số bác khác thêm một số chi tiết khác và tạo nên rất nhiều các version khác nhau khác lưu truyền trong giang hồ mạng.
    Version CQ-88 trên wiki bắt đầu từ phần diễn biến em thấy có vẻ khá đầy đủ, nhất là mấy mục cuối.

    CQ-88_tiếng Việt
    Các bác tham khảo thêm version mà em dịch ra tiếng Anh và Đức, có thể comment thêm trong Tab Dicussion để khẳng định tính xác thực của CQ-88.
    CQ-88_tiếng Anh
    CQ-88_tiếng Đức
    Được Wehrmacht sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 28/04/2008
  8. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    ớ tớ tìm mãi cái này của tớ lập từ lâu rồi mà ko thấy, giờ lại thấy ở đây, lôi lên cho bà con ta xem cái nhỉ
  9. ongtom

    ongtom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2008
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    1
    Có cái link cuốn "Ma chiến hữu" một đoạn rộn ràng, kính các bác:
    http://www.mediafire.com/download.php?yyymltwwnnd
    (pdf file (scan). 10,15MB)
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Cần giải quyết vấn đề biển Đông bằng công pháp quốc tế
    TT (Hà Nội) - Đó là quan điểm chung của các học giả, nhà ngoại giao, nhà sử học... tại hội thảo ?oTranh chấp chủ quyền tại biển Đông: lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế? diễn ra lần đầu tại VN do Chương trình nghiên cứu biển Đông, Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 17-3.

    Quang cảnh hội thảo - Ảnh: Cù Zap
    ?oVề bản chất, biển Đông là vấn đề của toàn thế giới. Trong khi Trung Quốc đã theo đuổi vụ tranh chấp này thành quá trình. Vì thế, về mặt ngoại giao, phải lưu ý phản ứng của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN, Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại thế giới trước thái độ của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp này. Về mặt quốc tế, có thể dựa vào ba điểm tựa là Tòa án công lý quốc tế (trên cơ sở hai bên công nhận), Công ước luật biển năm 1982 (không sử dụng với nghĩa đưa tranh chấp ra giải quyết mà với tư cách yêu cầu một giải thích chính thức của những cơ quan đàm phán), Công ước về hiệp ước ký kết.
    Quan hệ quốc tế tốt sẽ tạo ra cơ hội đưa vấn đề ra công luận, chỉ có thể giải quyết vấn đề khi sát cánh cùng thế giới.? Đó là kiến giải chính của Ailien Tran - ĐH California, hiện là nghiên cứu sinh chương trình Fulbright (Mỹ) về vấn đề biển Đông - được khá nhiều sự đồng thuận tại hội thảo.
    Các học giả đưa ra những bằng chứng khoa học mới nhất để khẳng định chủ quyền của VN trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, từ đó có cơ sở pháp lý, lịch sử vững chắc xác lập vùng chủ quyền VN trên biển Đông, tạo tiền đề cho sự đồng thuận của luật pháp, công pháp cũng như dư luận quốc tế về những giải pháp hòa bình cho những tranh chấp trên biển Đông.
    Các nhà sử học Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Ngọc đã minh chứng bằng các tài liệu từ châu bản triều Nguyễn, sử Trung Quốc, bản đồ cổ Trung Quốc đến các tài liệu phương Tây để khẳng định rằng: VN là quốc gia đầu tiên xác lập chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    Trên tất cả các tài liệu của Trung Quốc, cái tên Tây Sa và đảo Nam Sa (tên mà Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa và Trường Sa của VN) chỉ xuất hiện từ năm 1909.
    Trong khi đó, tài liệu xưa nhất của VN còn lưu giữ được là Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư - năm 1686, ghi rõ hằng năm chúa Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng, còn tư liệu trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 mô tả kỹ càng về Hoàng Sa, trong đó có khẳng định chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
    Tài liệu quan trọng nhất là châu bản triều Nguyễn, thế kỷ 19, lưu những bản tấu, phúc tấu của đình thần và các bộ, những chỉ dụ của nhà vua về việc xác lập chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa: vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc?
    Chính tài liệu của người Trung Quốc (Hải ngoại ký sự - Thích Đại Sán) năm 1696 đã khẳng định chúa Nguyễn sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
    Tài liệu của phương Tây thì còn nhiều và dễ tìm kiếm hơn. Tài liệu xưa nhất còn lưu được là Nhật ký trên tàu Amphitrite (1701) xác nhận Paracels (tức Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc về nước An Nam. An Nam đại quốc họa đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 ghi rõ Paraceu Cát Vàng với tọa độ rõ ràng như hiện nay - Cát Vàng chính là tên chữ Nôm của Hoàng Sa. The journal of the Asiatic society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels?
    Sự hiểu biết về lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế của từng người dân và xã hội của các quốc gia có liên quan, theo các học giả, sẽ góp phần tạo dư luận với Chính phủ để các bên tìm tiếng nói chung cho việc giải quyết tranh chấp xảy ra trên biển Đông.
    Khẳng định lập trường rõ ràng của VN đối với Hoàng Sa, Trường Sa
    Ngày 17-3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của VN trước việc Trung Quốc đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói:
    ?oLập trường của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rất rõ ràng. VN quan tâm và sẽ theo dõi sát hoạt động của tàu Ngư Chính 311 ở biển Đông. Mọi hoạt động khai thác hải sản và tài nguyên biển ở biển Đông cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển của các nước liên quan theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982?. (TTXVN)
    Vị thế biển Đông
    Các nhà khoa học tham gia hội thảo cho rằng cần phải xác định lại và quảng bá đến mọi tầng lớp xã hội cả VN và nước ngoài về vai trò, vị trí của biển Đông trên bản đồ địa chính trị thế giới: biển Đông là nơi giao nhau của nhiều tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, 400 tàu lớn qua lại mỗi ngày, 25% mậu dịch và 1/2 lượng dầu tiêu thụ của thế giới qua biển Đông. 80% dầu thô của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu đi qua biển Đông. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và nhiều khoáng sản quý hiếm. Trữ lượng dầu mỏ ở thềm lục địa là 29,1 tỉ tấn, khí đốt là 5,8 tỉ m3.
    THU HÀ - NGA LINH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=306652&ChannelID=3
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 14:06 ngày 18/03/2009

Chia sẻ trang này