1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngocfreedom

    ngocfreedom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    4
    [/QUOTE]
    Cảm ơn các bác. Ý em hỏi lịch sử, ý nghĩa của đảo và các trận đánh có liên quan đến đảo này cơ, em nghe đâu ngày trước sở chỉ huy Trường Sa, Hoàng Sa của quân đội Sài Gòn đóng trên đảo này. Mấy cái các bác nói em xem cả rồi. Ai biết thêm gì mách em với.
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Liên hiệp quốc
    Với Việt Nam, quốc tế hoá tranh chấp - mà một trong những cách quan trọng là đưa ra LHQ - là cần thiết để đương đầu với chiến lược và chủ trương của Trung Quốc. Nó cũng vận động được sự tham gia các nước muốn bảo vệ quyền lợi của họ trước đe doạ từ ranh giới lưỡi bò - vốn cũng là một đe dọa rất lớn đối với Việt Nam.
    Ngày 10/3/2009, Tổng thống Philippines ký ban hành Luật Cộng hoà 9522 về đường cơ sở - một ranh giới biển có ý nghĩa gần như biên giới trên bộ. Luật này không đưa Trường Sa của Việt Nam vào bên trong đường cơ sở, nhưng đưa phần lớn các đảo Trường Sa vào quy chế đảo của Philippines.
    Trước đó, vào ngày 18/2/2009, sau khi Quốc hội Philippines phê chuẩn luật này, Trung Quốc đã phản đối Philippines, đồng thời khẳng định yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo này. Ngày 19/02/2009, Việt Nam phản đối Philippines, tái khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam về cách giải quyết tranh chấp. Đáp lại phản đối từ Trung Quốc và Việt Nam, Philippines đề nghị đưa tranh chấp ra Liên hiệp quốc (LHQ).
    Trung Quốc luôn luôn phản đối việc quốc tế hoá và chỉ chấp nhận đàm phán song phương cho các tranh chấp trên Biển Đông. Việc áp dụng đàm phán song phương cho các tranh chấp đa phương là một điều bất hợp lý, khó mang lại sự công bằng cho các bên. Rõ ràng, mục đích của đòi hỏi đàm phán song phương là chiến lược bẻ đũa từng chiếc, và mục đích của đòi hỏi không quốc tế hoá tranh chấp là đối phó với các nước yếu hơn. Thêm nữa, yêu sách của Trung Quốc về ranh giới lưỡi bò ảnh hưởng quyền lợi của tất cả các nước trên thế giới, nên quốc tế hoá tranh chấp là điều bất lợi cho Trung Quốc.
    Năm 1932, khi Pháp đề nghị đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Toà án Quốc tế, Trung Quốc đã từ chối. Khi Trung Quốc chiếm một số đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988 và Việt Nam cố gắng đưa tranh chấp ra Hội đồng Bảo an, Trung Quốc đã dùng vị trí thành viên thường trực để cản trở mọi sáng kiến của Hội đồng.
    Đối với Việt Nam, quốc tế hoá tranh chấp -mà một trong những cách quan trọng là đưa ra LHQ - là cần thiết để đương đầu với chiến lược và chủ trương của Trung Quốc. Nó cũng vận động được sự tham gia các nước muốn bảo vệ quyền lợi của họ trước đe doạ từ ranh giới lưỡi bò ?" vốn cũng là một đe dọa rất lớn đối với Việt Nam.
    Đề nghị của Philippines về việc đưa tranh chấp ra LHQ là một cơ hội tốt cho Việt Nam nhằm quốc tế hoá tranh chấp. Xác suất việc Việt Nam chấp nhận đề nghị của Philippines ?olàm tổn hại quan hệ Việt-Trung? sẽ thấp hơn nếu như Việt Nam đề nghị điều này. Do vậy, Việt Nam nên chấp nhận đề nghị của Philippines.
    Toàn văn: http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/6378/index.aspx

    TIN LIÊN QUAN

    [​IMG]
    Những khuyến nghị sau Hội thảo Biển Đông

    [​IMG]
    Trung - Mỹ đụng độ trên biển Đông: Chỉ là khởi đầu

    [​IMG]
    Lãnh hải Việt Nam, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 2)
  3. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    chưa bao giờ buồn như thế này , hôm qua format nhầm cái ổ cứng chứa rất nhiều tài liệu về TS và HS mà chính nó tôi đã lập lên diễn đàn này nhờ nó, trong đó còn nhiều thứ tôi chưa thể có thời gian biên tập lại để đưa lên đây, vậy mà tìm mọi cách phục hồi ổ cứng mà ko thể phục hồi lại được phần đó, buồn qúa các bác ơi, còn một số tài liệu cổ nữa chứ, sao tớ lại có thể gost nhầm thế được, nghĩ lại tớ vẫn thấy bực chính mình vô cùng, xin lỗi các bạn vì tớ sơ sót quá, ko phục vụ các bạn tiếp được rồi
  4. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Chia buồn cùng bác!
    Bác đừng vội đập cái ổ cứng, vẫn còn có thể còn nước còn tát mà bác!
    Cố lên!
  5. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Tàu Đại Lãnh, con tàu từng tham gia cứu hộ các tàu Hải Quân VN bị tàu TQ bắn tại vùng biển Trường Sa năm 1988
    [​IMG]
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Hoạch định ranh giới biển giữa VN và TQ (kỳ 1)
    Tuần Việt Nam trích đăng cuốn ?oGiới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở VN?. Nội dung trích đăng tập trung vào ba phần chính: Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, Hiệp định nghề cá, và khu vực thềm lục địa Tư Chính của Việt Nam
    Tên sách: GIỚI THIỆU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT BIỂN Ở VIỆT NAM
    Tác giả: tập thể tác giả
    Phát hành: Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới, NXB Chính trị Quốc gia, 2004
    * * *
    KẾT QUẢ PHÂN ĐỊNH VÀ NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ
    1. Các nội dung và yếu tố liên quan đến phân định
    a) Các nội dung phân định
    *
    Phân định lãnh hải của hai nước;
    *
    Phân định vùng đặc quyền kinh tế;
    *
    Phân định thềm lục địa.
    b) Các yếu tố liên quan
    - Quyết tâm chính trị của hai nước giải quyết vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ: Nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết xong vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ trong năm 2000 (thỏa thuận trong các chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đỗ Mười năm 1997 và Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu năm 1999).
    - Vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, dù thỏa thuận như thế nào cũng phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982.
    - Điều kiện cụ thể và hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ, trong đó chủ yếu là điều kiện địa lý tự nhiên.
    - Các lợi ích thực chất gắn với nội dung phân định như: diện tích vùng biển phân định được hưởng (hoặc vấn đề lãnh thổ đảo, nếu có); quyền chủ quyền đối với tài nguyên dầu khí, hải sản; chế độ đi lại trên biển và sông biên giới.
    - Đồng thời, giải pháp phân định cần đạt được trên cơ sở thông cảm nhân nhượng lẫn nhau, công bằng và hợp tình, hợp lý.
    c) Quan điểm và lập trường chính của mỗi bên
    Trong quá trình đàm phán, hai bên tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản như sau:
    Bài cùng chủ đề:
    Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 4)
    Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 3)
    Lãnh hải Việt Nam, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 2)
    Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 1)
    * Về tỷ lệ phân chia diện tích tổng thể vịnh Bắc Bộ:
    - Quan điểm cơ bản của phía Trung Quốc là, do điều kiện ?ođịa lý chính trị? của vịnh Bắc Bộ giữa hai nước là đại để đối đẳng nên kết quả phân chia diện tích vịnh giữa hai nước phải ?ođại thể bằng nhau?, phía Việt Nam có thể hơn một ít nhưng chênh lệch không nhiều. ?oĐại thể bằng nhau? chính là kết quả phân định ?ocông bằng?.
    Để bảo đảm yêu cầu này, phía Trung Quốc sử dụng phương pháp phân định tổng hợp, trong đó có chỗ sử dụng điểm và đoạn trung tuyến bờ - bờ để thẻ hiện đường phương án phân định của mình.
    - Quan điểm của Việt Nam là cần căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ để phân định nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng. Tỷ lệ diện tích là hệ quả, không phải là tiền đề của việc phân định, công bằng không đồng nghĩa với ?ochia đôi?.
    Ta đề nghị dùng phương pháp đường trung tuyến, là phương pháp phổ biến trong thực tiễn quốc tế, có tính đến hiệu lực của tất cả các đảo, đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ, có sự điều chỉnh cần thiết theo hiệu lực pháp lý và sự quan tâm của mỗi bên.
    - Vùng chồng lấn ban đầu của hai bên chiếm khoảng 13% diện tích vịnh.
    * Hiệu lực của đảo, trong đó có đảo Bạch Long Vĩ:
    - Phía Trung Quốc không muốn các đảo Việt Nam có hiệu lực trong phân định, đảo Bạch Long Vĩ chỉ có vành đai lãnh hải 12 hải lý (vì mục đích này, họ cũng không cho các đảo của họ có hiệu lực, trừ Hải Nam được coi là lục địa).
    Đối với đảo Bạch Long Vĩ, phía Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ nhưng cho rằng nếu cho đảo có hiệu lực, sẽ làm đường phân định đi lệch quá nhiều về phía Trung Quốc, dẫn đến kết quả không công bằng.
    - Phía Việt Nam muốn các đảo Việt Nam có hiệu lực trong phân định. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế, Việt Nam đề nghị đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam nhất thiết phải có hiệu lực nhất định trong phân định, việc xem xét hiệu lực của đảo phải căn cứ vào Công ước 1982 và thực tiễn quốc tế nhằm bảo đảm giải pháp phân định công bằng.
    * Về đường đóng cửa vịnh:
    - Căn cứ vào hiệu lực pháp lý của đảo, ta đề nghị đường đóng cửa vịnh là đường thẳng nối đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) và mũi Oanh Ca (Trung Quốc). Trên cơ sở đó, xác định điểm biên giới ở cửa vịnh.
    - Phía Trung Quốc đề nghị không tính đảo Cồn Cỏ vào phạm vi vịnh mà lấy đường thẳng nối Mũi Lay (Việt Nam) với mũi Oanh Ca (Trung Quốc).
    - Hai bên có sự khác nhau khoảng 13 hải lý.
    2. Kết quả đàm phán và nội dung Hiệp định phân định
    Căn cứ vào Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, các nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được công nhận rộng rãi, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương lượng hữu nghị, hai bên đã đi đến ký kết Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, bao gồm 11 điều khoản với các nội dung cụ thể như sau:
    (1) Hai bên khẳng định các nguyên tắc chỉ đạo công tác phân định là tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình; củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, giữ gìn sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của vịnh Bắc Bộ; thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, giải quyết một cách công bằng hợp lý.
    (2) Hai bên xác định phạm vi phân định vịnh Bắc Bộ:
    - Trong Hiệp định này, vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía bắc là bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía đông là bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía tây là bờ biển đất liền Việt Nam, và giới hạn phía nam là đoạn đường thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18 độ 30 phút 19 giây Bắc, kinh tuyến 108 độ 41 phút 17 giây Đông, qua đảo Cồn Cỏ đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16 độ 57 phút 40 giây Bắc và kinh tuyến 107 độ 08 phút 42 giây Đông.
    [​IMG]
    Đường đóng cửa vịnh Bắc Bộ
    - Đường đóng cửa sông Bắc Luân là đường nối hai điểm nhô ra nhất của cửa sông tự nhiên trên bờ sông hai nước, tại ngấn nước triều thấp nhất;
    - Qua đàm phán, phía Trung Quốc đồng ý với đề nghị của ta là đường đóng cửa vịnh ở phía nam là đường thẳng nối mũi Oanh Ca (Trung Quốc) qua đảo Cồn Cỏ và cắt thẳng vào một điểm trên bờ biển Việt Nam.
    (3) Xác định đường biên giới lãnh hải và ranh giới đơn nhất cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ:
    - Hai bên đồng ý xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ bằng 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
    - Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều 2 của Hiệp định là biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước.
    - Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
    - Đường biên giới này đi cách đảo Bạch Long Vĩ điểm gần nhất về phía đông là 15 hải lý, dành cho đảo khoảng 25% hiệu lực. Đảo Cồn Cỏ được tính 50% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bãi Bạch Tô Nham (Trung Quốc) và các đảo Chàng Đông, Chàng Tây (Việt Nam) có hiệu lực nhất định trong phân định lãnh hải.
    Theo đường phân định, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh, hơn phía Trung Quốc được 46,77% diện tích. Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% diện tích vịnh, tức là khoảng 8.205 km2 biển. Căn cứ vào việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định và tiến hành đánh giá tính tỷ lệ giữa bờ biển của hai nước (tỷ số là 1,1:1) với tỷ lệ diện tích được hưởng (tỷ số là 1,135:1), có thể nhận thấy rằng đường phân định trong vịnh Bắc Bộ quy định trong hiệp định ký kết giữa hai nước là một kết quả công bằng, phù hợp với hoàn cảnh khác quan của vịnh Bắc Bộ và có thể chấp nhận.
    (4) Về chế độ pháp lý:
    Hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ được xác định theo hiệp định.
    (5) Về mặt tài nguyên:
    Hiệp định quy định rõ trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên hoặc cấu tạo mỏ khác hoặc tài nguyên khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên ký kết thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác.
    Hai bên cũng đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc Bộ cũng như hợp tác liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
    (6) Về cơ chế giải quyết tranh chấp:
    Hai bên cam kết mọi tranh chấp giữa hai bên ký kết liên quan đến việc giải thích và thực hiện hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hòa bình, hữu nghị thông qua thương lượng.
    Việc phân định vịnh Bắc Bộ hai nước theo hiệp định này không ảnh hưởng hoặc phương hại đến lập trường của mỗi bên đối với các quy phậm luật pháp quốc tế về luật biển.
    Kỳ sau: Hiệp định nghề cá và khu vực thềm lục địa Tư Chính của Việt Nam
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 02/04/2009
  7. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Phát hiện sắc chỉ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa
    (Dân trí) - Sáng 1/4, Phó GĐ Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, TS Nguyễn Đăng Vũ, cho biết: Tỉnh vừa phát hiện một sắc chỉ quý của Triều đình Nguyễn liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, được gia tộc họ Đặng, ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn gìn giữ hơn 170 năm qua.
    Ông Đặng Lên (gia tộc họ Đặng) - người đang giữ sắc chỉ đã báo cáo với Sở văn hóa-thể thao và du lịch Quảng Ngãi khẳng định: gia đình ông đang giữ những tài liệu quan trọng liên quan đến quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nguyên vẹn. Đó là sắc chỉ vua Minh Mạng phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức là năm Ất Mùi -1835) để làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ thì sắc chỉ đã ghi rõ: Giao cho ông Võ Văn Hùng, ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi lặn để gia nhập đội thuyền, giao ông Đặng Văn Siểm - người có kinh nghiệm đi biển làm người dẫn đường, giao Võ Văn Công đi cùng đội thuyền phụ trách hậu cần... Đây là sắc chỉ duy nhất tính đến thời điểm phát hiện mà các dòng tộc trên đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi còn lưu giữ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    http://dantri.com.vn/c20/s20-316797/phat-hien-sac-chi-lien-quan-den-quan-dao-hoang-sa.htm
    Anh San
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Sang xứ bò tót tìm dấu tích Hoàng Sa - Trường Sa
    (TuanVietNam)- Tại Lưu trữ hải quân Hoàng Gia Tây Ban Nha, hiện đang lưu giữ bản đồ hàng hải Biển Đông do các nhà hàng hải và truyền đạo phương Tây vẽ từ thế kỷ XVI. Trong đó, Hoàng Sa và Trường Sa giống như các bản đồ cổ dưới dạng một dãy đảo chạy dài hình lá cờ đuôi nheo ngoài khơi miền Trung Việt Nam, các đảo xung quanh được chú thích ?oIsle Pracel? và ?oCosta de Pracel? cho bờ biển đối diện.
    [​IMG]
    Tiến sĩ Luật học Nguyễn Hồng Thao là tác giả các cuốn sách:
    - Những điều cần biết về Luật Biển
    - Công ước Luật 1982 và chiến lược Việt Nam 2008.
    - Toà án công lý quốc tế
    - Toà án Luật Biển quốc tế
    Tháng 12/2004 trong một lần du lịch Tây Ban Nha tình cờ chúng tôi được gặp một người bạn cũ của Việt Nam- GS sử học Enrique Alvarez Cabal.
    Ông là người đã từng xuống đường ở Madrit ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam, giúp đỡ Chính phủ và sứ quán ta rất nhiều trong làm cầu nối giữa các doanh nghiệp Tây Ban Nha và Việt Nam. Ở tuổi 70 ông đứng ra thành lập một công ty riêng lấy tên là Việt Nam để giúp các doanh nghiệp và công dân Tây Ban Nha muốn liên hệ hay tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
    Trong một quán bar mờ ảo giữa thủ đô Madrit đầy tuyết, chúng tôi vừa thưởng thức rượu vang đỏ Tây Ban Nha, các màn trình diễn đấu bò tót ly kỳ vừa hồi tưởng lại mối quan hệ lịch sử giữa hai dân tộc Tây Ban Nha và Việt Nam cách xa nửa vòng trái đất. Chợt ông reo lên phấn khởi: Tôi hay nghiên cứu lịch sử hàng hải của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tới các nước hải ngoại, tôi biết có nơi lưu trữ một tấm bản đồ giá trị về Hoàng Sa, Trường Sa của các bạn. Ngày mai chúng ta sẽ đi xem.
    Nghe đến Hoàng Sa, Trường Sa nơi đất khách quê người, có người Việt nào mà không thấy bồi hồi. Mặc dù đây không phải là mục đích chuyến đi, chúng tôi chỉ mong đêm qua mau để được chứng kiến một bằng chứng mới về chủ quyền của người Việt.
    Sáng hôm sau GS tự lái xe đưa chúng tôi đi tìm Lưu trữ hải quân Hoàng gia Tây Ban Nha ở ngoại ô Madrit. Đó là một khu vực không dân, được canh phòng nghiêm ngặt và nếu không có sự quan hệ rộng rãi và nổi tiếng của GS Cabal thì chắc những người ngoại quốc như chúng tôi khó có thể vào đây.
    Nghe nói đến Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa, các nhân viên ở đây rất nhiệt tình giúp đỡ. Họ bê ra những bản catalog dày cộp để tra cứu. Nhưng đến ngày thứ hai cũng chẳng tìm thấy đâu. Thất vọng định ra về, chợt thấy trong đống bản đồ cũ nát mang ra cuối cùng dòng chữ Cochinchina Pilot và những phác thảo trên giấy can là các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
    Chúng tôi muốn reo lên mà cổ như nghẹn lại. Bản đồ Biển Đông do nhà xuất bản Luân đôn in năm 1791 ?" A new chart of the China Sea with its several entrances, printed for Robert Sayer, London năm 1791 (Xin xem hình kèm theo) thể hiện quần đảo Paracels nằm trong hình cờ đuôi nheo ghi rõ according to the Draft of Cochinchina Pilot 1764 (vẽ theo Dự thảo Hàng hải chỉ nam của xứ An Nam năm 1764).
    Tài liệu này chứng tỏ trong khi xây dựng các tài liệu hướng dẫn hàng hải, các nhà hàng hải phương Tây đã tham khảo các hiểu biết của chính quyền An Nam và thừa nhận quần đảo này thuộc An Nam.
    Lịch sử là sự thật
    Ngay từ thế kỷ XVI, các bản đồ hàng hải Biển Đông do các nhà hàng hải và truyền đạo phương Tây vẽ đã thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay giống như các bản đồ cổ của An Nam dưới dạng một dãy đảo chạy dài hình lá cờ đuôi nheo ngoài khơi miền Trung Việt Nam, bên ngoài các đảo ven bờ, với chú thích ?oIsle Pracel? và ?oCosta de Pracel? cho bờ biển đối diện.
    Chúng ta có thể so sánh bản đồ dạng đơn giản của Đỗ Bá (Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư" - 1686), và của Lê Quý Đôn ("Phủ biên tạp lục" ?" 1776, Đại Nam Nhất thống toàn đồ 1838 của triều Nguyễn với Bản đồ biển Nam Trung Hoa do nhà hàng hải danh tiếng người Hà Lan Henricus Van Langren vẽ năm 1595; Và bản đồ của Công ty Đông ấn (Indiae Orientalis Nova Descriptio) vẽ 1633 hay Bản đồ An Nam đại quốc hoạ đồ của giáo sỹ Jean Louis Tabert ghi tên Paracel Seul Katvang 1838 đã được nêu trong sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam 1979 để thấy được điều đó.
    BÀI LIÊN QUAN
    Ứng xử biển Đông: Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc lợi ích
    Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 4)
    Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 3)
    Lãnh hải Việt Nam, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 2)
    Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 1)
    Giá trị của bản đồ còn lưu giữ ở Tây Ban Nha so với các bản đồ đã biết là dòng chữ Cochinchina (Nam Kỳ) được ghi ngay dưới tên Paracels minh chứng rõ ràng mảnh đất này thuộc về An Nam từ rất sớm chứ không phải như sách báo Trung Quốc nói thuộc về họ từ thế kỷ thứ II trước CN.
    Hơn nữa đây là bản đồ chuyên ngành hàng hải, đính kèm Hàng hải chỉ nam vùng biển An nam chứ không phải bản đồ địa lý thông thường. Hình vẽ các nhóm đảo paracels cũng chi tiết hơn, thể hiện sự kéo dài của quần đảo quá vị trí Hoàng Sa ngày nay, đối xứng với Cam Ranh, Sài Gòn và khoảng cách xa bờ hàng trăm hải lý nên không thể coi đó là sự thể hiện các đảo ven bờ Việt Nam như một số lập luận nguỵ biện.
    Các hiểu biết này giống với các hiểu biết của người Việt xưa, những người đã khám phá và cai quản Paracels, và phù hợp với kỹ thuật hàng hải hải đồ lúc đó.
    Các bản đồ Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, A rập thế kỷ XVII đều có nội dung tương tự. Chỉ từ giữa thế kỷ XIX, người ta mới phân tách Paracels thành hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cho thấy nhiều dân tộc khác đã nhận biết về sự tồn tại của Bãi Cát vàng thuộc Việt Nam.
    Đánh giá chúng thuộc về các nhà nghiên cứu. Đối với chúng tôi, đây là một trong những bản đồ đầu tiên của phương Tây ghi nhận rõ nhất mối liên hệ giữa An Nam và Hoàng Sa từ rất sớm. Nó cũng thể hiện tấm lòng của những người bạn Tây Ban Nha, những người bạn ngoại quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Sự thật trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử vẫn là sự thật..
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Hoạch định ranh giới biển giữa VN và TQ (kỳ 2)
    (TuanVietNam)-Phần trích đăng sau đây từ cuốn ?oGiới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt Nam? nhằm giới thiệu sơ lược đến bạn đọc về Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà nội dung cốt lõi là thành lập một vùng đánh cá chung giữa hai nước.
    Tên sách: GIỚI THIỆU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT BIỂN Ở VIỆT NAM
    Tác giả: tập thể tác giả
    Phát hành: Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới, NXB Chính trị Quốc gia, 2004* * *
    TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN VỀ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ Ở VỊNH BẮC BỘ GIỮA VN VÀ TQ
    1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ
    Vịnh Bắc Bộ có nguồn lợi hải sản phong phú. Vào các năm 1957, 1961 và 1963, hai nước Việt Nam ?" Trung Quốc đã ký các thỏa thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong vịnh ngoài phạm vi 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào đầu những năm 70. Trong quá trình đàm phán về hoạch định vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị dàn xếp nghề cá bằng việc lập Vùng đánh cá chung, đồng thời với việc phân định vịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh việc gắn thỏa thuận này với vấn đề hoạch định vịnh Bắc Bộ.
    Việt Nam chủ trương tách vấn đề nghề cá ra khỏi vấn đề hoạch định vịnh; mặt khác, cũng nhận thức rõ nhu cầu khách quan cần giải quyết vấn đề nghề cá với tư cách là một vấn đề kinh tế - kỹ thuật và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề hoạch định vịnh Bắc Bộ.
    Trong bối cảnh năng lực đánh bắt hiện nay của hai bên thì việc chấp nhận Vùng đánh cá chung là sự thể hiện thái độ thiện chí, tích cực, có nguyên tắc, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế và của ta.
    Việc lập Vùng đánh cá chung cũng đang được áp dụng trong một số trường hợp trên thế giới. Các quy định trong Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng hoàn toàn nằm trong khuôn khổ của Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982.
    Việc ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ sẽ tạo cơ sở để mở ra hợp tác nghề cá toàn diện với Trung Quốc cũng như tăng cường, mở rộng các hình thức hợp tác nghề cá với các nước khác.
    2. Kết quả đàm phán về Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ
    Qua sáu vòng đàm phán cấp chuyên viên về nghề cá, qua thương lượng, hai bên đã nhất trí hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ bằng việc thiết lập một Vùng đánh cá chung với phạm vi hợp lý và cơ chế quản lý thích hợp:
    + Phạm vi Vùng đánh cá chung trong vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 20 độ Bắc xuống đường đóng cửa Vịnh, bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía; có tổng diện tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, bảo đảm cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý; đại bộ phân cách bờ của ta 35-39 hải lý, chỉ có hai điểm cách bờ 28 hải lý là ở Mũi Ròn và Mũi Độc (Hà Tĩnh ?" Quảng Bình). Thời hạn của Vùng đánh cá chung là 15 năm (12 năm chính thức và 3 năm gia hạn).
    + Cơ chế quản lý hoạt động Vùng đánh cá chung bảo đảm ba nguyên tắc lớn là: vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát và xử lý các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số lượng tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, được xác định thông qua điều tra định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ ba trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hai bên thỏa thuận lập Ủy ban Liên hợp nghề cá để xây dựng quy chế và thực hiện việc quản lý Vùng đánh cá chung.
    Ngoài Vùng đánh cá chung ra, hai bên thỏa thuận về dàn xếp quá độ với thời hạn bốn năm ở vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 20 độ cho tàu thuyền của hai bên tiếp tục đánh bắt. Phạm vi cụ thể của vùng này hai bên sẽ tiếp tục thảo luận. Sau thời hạn quá độ thì tàu thuyền của các bên về đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, không được đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của bên kia nữa, trừ khi được bên kia cho phép.
    Đồng thời, hai bên cũng thỏa thuận lập một vùng đệm nhỏ ở ngoài cửa sông Bắc Luân với mục đích là tạo thuận lợi cho việc ra, vào của tàu cá nhỏ (nếu phát hiện các tàu cá đó đánh cá thì cảnh cáo và buộc rời khỏi vùng nước của mình). Vùng này dài 10 hải lý và rộng 3 hải lý tính từ đường phân định về mỗi bên.
    NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ Ở VỊNH BẮC BỘ GIỮA VN VÀ TQ
    ?oHiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? ký ngày 25-12-2000 tại Bắc Kinh, gồm có mở đầu, bảy phần, 22 điều và một phụ lục.
    Phần mở đầu: Nêu mục đích và nguyên tắc chỉ đạo việc hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ là hợp tác bình đẳng cùng có lợi, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển, tăng cường hợp tác nghề cá giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ, giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, tôn trọng Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.
    Phần I: Các quy định chung (2 điều):
    - Điều 1 quy định ?oPhạm vi áp dụng của Hiệp định? là một phần vùng đặc quyền kinh tế của hai nước trong vịnh Bắc Bộ, bao gồm: Vùng đánh cá chung, Vùng dàn xếp quá độ (vùng nước quá độ) và vùng đệm cho tàu cá nhỏ ở phía ngoài cửa sông Bắc Luân.
    - Điều 2 quy định ?oNguyên tắc chung? khẳng định sự hợp tác nghề cá trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau; không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước.
    Phần II: Vùng đánh cá chung: gồm 8 điều, từ Điều 3 đến Điều 10, quy định:
    - Phạm vi vùng đánh cá chung (Điều 3): Là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 20 độ Bắc và cách đường phân định vịnh Bắc Bộ 30,5 hải lý về mỗi phía.
    Phạm vi cụ thể của Vùng đánh cá chung là vùng nước nằm trong các đoạn đường thẳng tuần tự nối liền 16 điểm có vĩ độ và kinh độ đã được xác định trên Tổng đồ toàn diện vịnh Bắc Bộ đính kèm theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.
    - Quy mô đánh bắt (Điều 6): Hai bên giao quyền cho Ủy ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt ?" Trung xác định số lượng tàu cá hàng năm của mỗi bên vào hoạt động đánh bắt trong vùng đánh cá chung trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, phù hợp tình trạng nguồn lợi thủy sản và các yếu tố hữu quan khác.
    - Cơ chế quản lý (Điều 9): Cơ quan thẩm quyền mỗi bên có quyền kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với công dân, tàu cá bên kia hoạt động ở Vùng đánh cá chung thuộc phần biển bên mình. Việc xử lý các vi phạm sẽ căn cứ vào quy định của Ủy ban Liên hợp nghề cá hoặc luật pháp của nước mình tùy từng trường hợp cụ thể.
    - Tàu đánh cá nước thứ ba (Điều 10): Mỗi bên có quyền cho phép tàu thuyền nước khác vào hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của bên mình bằng bất kỳ hình thức hợp tác, liên doanh nào trong khuôn khổ quy mô đánh bắt của bên mình. Tàu thuyền đó phải treo cờ của bên cấp phép và phải tuân theo các quy định khác của Ủy ban Liên hợp nghề cá.
    - Việc cấp phép đánh bắt (Điều 7) cho tàu cá hoạt động trong Vùng đánh cá chung do mỗi bên thực hiện đối với tàu cá bên mình.
    (Nguồn ảnh: vnphoto.net)
    Phần III: Dàn xếp quá độ (1 điều)
    Điều 11 quy định vùng nước quá độ nằm về phía Bắc Vùng đánh cá chung (từ vĩ tuyến 20 độ Nam trở lên). Cho phép tàu cá mỗi bên được hoạt động trong vùng nước quá độ trong vòng bốn năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Sau bốn năm, mỗi bên quản lý vùng biển của mình theo chế độ vùng đặc quyền kinh tế riêng.
    Phạm vi cụ thể vùng nước dàn xếp quá độ và biện pháp quản lý của việc dàn xếp quá độ sẽ do hai bên thỏa thuận quy định trong nghị định thư bổ sung.
    Phần IV: Vùng đệm cho tàu cá nhỏ (1 điều)
    Điều 12 quy định việc thiết lập một vùng đệm cho tàu cá nhỏ của hai bên qua lại ở khu vực phía ngoài cửa sông Bắc Luân với phạm vi chiều dài 10 hải lý tính từ điểm đầu tiên của đường phân định kéo về phía Nam, chiều rộng lùi về mỗi phía 3 hải lý tính từ đường phân định, phạm vi cụ thể được tạo bởi các đoạn thẳng tuần tự nối 7 điểm có vĩ độ và kinh độ đã xác định.
    Tàu cá của phía bên kia chỉ được qua lại phần nước của bên này trong vùng đệm chứ không được đánh cá ở đó. Nếu phát hiện tàu cá của phía bên kia đánh cá trong vùng nước của mình thì cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc tàu rời khỏi vùng nước đó, nhưng kiềm chế không bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũ lực. Nếu xảy ra những tranh chấp khác ngoài lĩnh vực hoạt động nghề cá thì các cơ quan có thẩm quyền liên quan của mỗi nước giải quyết theo luật pháp của nước mình.
    Phần V: Ủy ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt ?" Trung (1 điều)
    Điều 13 quy định việc thành lập, thành phần và chức trách của Ủy ban Liên hợp nghề cá. Ủy ban này giúp Chính phủ tổ chức thực thi Hiệp định hợp tác nghề cá khi hiệp định có hiệu lực. Ủy ban Liên hợp nghề cá gồm mỗi bên có một đại diện do Chính phủ bổ nhiệm và một số ủy viên.
    Phần VI: Những điều khoản khác (4 điều)
    Các điều 14, 15, 16 và 17 quy định về việc đảm bảo an toàn hàng hải; cứu hộ, cứu nạn; quyền đi qua không gây hại; hợp tác nghiên cứu khoa học trong vùng nước hiệp định.
    Phần VII: Các điều khoản cuối cùng (5 điều)
    Điều 18 đến Điều 22 quy định: việc giải quyết tranh chấp; các phụ lục, Nghị định thư bổ sung của Hiệp định; việc bổ sung, sửa đổi hiệp định; về bản đồ; thời hạn hiệu lực của hiệp định.
    Phụ lục của hiệp định: Quy định về tránh nạn khẩn cấp đối với tàu cá của các bên hoạt động trong vịnh khi gặp nạn hoặc tình hình khẩn cấp khác.
    Kỳ sau: Khu vực thềm lục địa Tư Chính của Việt Nam
  10. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    bọn VItinfo viết về kinh tế của TQ lấy ngay hình minh hoạ của Đồng NDT dùng cho TS và HS của VN, chán thế cơ chứ lại http://vitinfo.com.vn/Muctin/Kinhte/Chinhsach/LA58353/default.htm

Chia sẻ trang này