1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3... Lời kêu gọi đàn ông và những lời chúc tốt đẹp nhất đến phái nữ 81

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi vequocdoan, 02/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vequocdoan

    vequocdoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    755
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3... Lời kêu gọi đàn ông và những lời chúc tốt đẹp nhất đến phái nữ 81SG !!!

    Tặng hội Gà, các bạn Nam và các bạn được gọi là "Phái yếu"


    Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 ​

    Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng

    Ngày Quốc tế Phụ nữ, được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa ngày 8 tháng 3 năm 1977
    Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn còn tiếp tục tranh đấu ở nhiều nơi. Ngày Quốc tế Phụ nữ, được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào ngày 8 tháng 3 năm 1977. Ngày này cho chúng ta nhớ lại những thành quả đó và cũng để ta suy nghĩ về hoàn cảnh của người phụ nữ trên toàn thế giới .


    Nguồn gốc
    Ngày Phụ Nữ Quốc tế cũng như những ngày lễ tượng trưng khác, không phải có một nguồn gốc hay một sự việc duy nhất, mà là thành quả của biết bao là đấu tranh và cũng là cuộc hành trình lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.

    Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata bắt đầu cho cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.

    Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.

    Ngày 8 tháng 3 năm 1857 các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng Ba, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên để được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

    Năm mươi năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ "Bread and Roses". Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, Hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn.

    Sau đó, đảng Xã hội Mỹ tuyên bố ngày Quốc tế phụ nữ ngày 28 tháng 02 năm 1909

    Phụ nữ cử hành lễ này vào ngày chúa nhật cuối của tháng 2 cho tới năm 1913

    Trong buổi họp mặt Quốc tế, kỳ thứ II các Phụ nữ đảng xã hội, 8 tháng 3 năm 1910 ,100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữnữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị thành lập một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những người nữ đã đầu tranh trên toàn thế giới. Do đó, buổi họp đã chọn ngày 19 tháng 3 năm 1911 để làm ngày phụ nữ quốc tế. Ngày này đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Ðan mạch, Ðức và Thụy sĩ.

    Không đầy một tuần sau, ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân Ái nhĩ lan và Do thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Ðiều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động).

    80.000 người diễn hành trong các đường phố đễ đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy

    Một năm sau, 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn chết vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.

    Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bred and Roses, bài này thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.

    Bread and Roses

    As we go marching marching in the beauty of the day
    A million darkened kitchens, a thousand mill lots gray
    Are touched with all the radiance that a sudden sun discloses
    For the people hear us singing: bread & roses, bread & roses!

    As we go marching, marching, we battle too for men
    For they are women''s children & we mother them again
    (For men can ne''er be free til our slavery''s at an end)
    Our lives shall not be sweated from birth until life closes
    Hearts starve as well as bodies, give us bread but give us roses

    As we go marching, marching, unnumbered women dead
    Go crying thru our singing their ancient call for bread
    Small art & love & beauty their drudging spirits knew
    Yes it is bread we fight for, but we fight for roses too

    As we go marching, marching, we bring the greater days
    The rising of the women means the rising of the race
    No more the drudge & idler, ten that toil where one reposes
    But a sharing of life''s glories - bread & roses, bread & roses!

    James Oppenheim


    Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882 - 1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts.

    8 tháng 3 năm 1914

    Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.

    Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas đệ nhị phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng 10 ở Nga.

    21 tháng 4 năm 1944 Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Tư năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848 tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d?TArc

    Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm dều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.

    1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.

    8 tháng 3 1975, Liên Hiệp quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ

    Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới.

    Ngày 8 tháng 3 trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia.

    Brot und Rosen

    Wenn wir zusammen gehen, geht mit uns ein schöner Tag,
    durch all die dunklen Küchen und wo grau ein Werkshof lag,
    beginnt plötzlich die Sonne uns''re arme Welt zu kosen,
    und jeder hört uns singen: Brot und Rosen. Brot und Rosen! ...

    Wenn wir zusammen gehen, kommt mit uns ein bess''rer Tag.
    Die Frauen, die sich wehren, wehren aller Menschen Plag.
    Zu Ende sei: daY kleine Leute schuften für die GroYen.
    Her mit dem ganzen Leben: Brot und Rosen! Brot und Rosen!



    Du Pain et des Roses

    Pendant que nous marchons par cette splendide journée
    Un million de cuisines sombres et d''usines sont arrêtées
    Toutes touchées par l''éblouissement d''un soleil soudain
    Au son de nos voix qui scandent «Des roses et du pain!»


    Pendant cette marche, nous luttons aussi pour les hommes
    Aussi enfants des épouses et mères que pour eux nous sommes
    Nous ne travaillerons pas éternellement à la sueur de nos fronts
    Le c"ur a faim lui aussi : du pain, mais aussi des roses nous voulons


    © http://vietsciences.free.fr Võ Thị Diệu Hằng
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3
    Hỡi anh em.
    Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.
    Thưa anh em.
    Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.
    Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?
    Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.
    Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.
    Mang những dụng cụ ?ogiết người hàng loạt? như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.
    Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.
    Hỡi anh em.
    Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.
    Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.
    Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?
    Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.
    Tóm lại, hãy dùng ?ogậy bà đập lưng bà?. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.
    Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!
    Boysaigon trích lục từ văn bản của bác Lê Hoàng (Thanh Niên Online)
  3. mechatronics_HCM

    mechatronics_HCM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2003
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Híc híc, bộ anh boy muốn tiêu đời hay sao mà lại viết thế này chời
    Được mechatronics_HCM sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 06/03/2006
  4. tican_saigon

    tican_saigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Hic hic Boy ơi , có để di chúc gì lại không. Mình thấy mấy ngày tới chắc Boy không ổn rùi.

    Các bạn nữ thông cảm nhé " Tức nước vở bờ ấy mà "
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Happy Women''s Day dear 81Saigon''s ladies and... women !!!
  6. vequocdoan

    vequocdoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    755
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mùng 8 tháng 3
    Chị em phụ nữ đi ra đi vào
    Trên tay cầm củ su hào
    Mồm thì lẩm bẩm nên xào hay kho
    Chiều chiều bìm bịp kêu chiều
    Lấy vợ thì cũng lấy liều mà thôi
    Ban ngày làm việc tả tơi
    Ban đêm hầu vợ, phận tôi đêm trường
    Nằm chung thì bảo.....chật giường
    Nằm riêng lại bảo.....tơ vương con nào
    Lãng mạn thì bảo.....tào lao
    Đứng đắn lại bảo.....người sao hửng hờ
    Khù khờ thì bảo.....giai tơ
    Khôn lanh thì bảo.....hái mơ bao lần
    Cả đời cứ mãi phân vân
    Tơ lòng con gái biết mần sao đây
  7. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Giỏi, giỏi ghê lắm lão boy ạ!

Chia sẻ trang này