1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử nhạc jazz ! Hãy đóng góp vì sự phát triển của mỗi chúng ta !

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi bluebeach, 15/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    xin nhắc lại ! Đây là bài của bạn Lissette mình chỉ up lại thôi ! Cám ơn bạn Lissette nhiều !
    Chương 9 : COOL (1950-1955)
    Sau Thế chiến lần thứ II, rất nhiều các nhạc sỹ bị ép buộc phục vụ trong quân đội giờ đây đã có đủ điều kiện vào các trường Đại học theo một chương trình lần đầu tiên xuất hiện của chính phủ Mỹ, G.I.Bill. Cùng lễ tốt nghiệp ra trường của mình, các nhạc sỹ này đã mang những thành tố mới đến với Jazz. Cool Jazz đối lập hẳn với thứ nhạc trước nó, Bop. Nếu như Bop nhanh và thay đổi bất thường, Cool lại rất đằm, giản dị, thoải mái(laid-back), và êm dịu. Bop Jazz có thể ví như những màu tươi sáng như đỏ và xanh, trong khi Cool Jazz là những màu nhạt ví dụ xanh nhạt.
    Những ảnh hưởng của nhạc cổ điển có thể thấy rõ qua một số nhạc cụ vào thời kỳ này. Một số các nhạc cụ giao hưởng như oboe, bassoon(kèn fagôt), sáo French, và các loại sáo khác đã tham gia vào buổi trình diễn Jazz. Cool chỉ có một điểm chung với Bop, đó là để nghe chứ không phải để nhảy.
    Với sự phát triển trong công nghệ thu âm, giờ đây các ca sỹ đã có thể ghi những bài dài hơn(trước là từ 2½ tới 3 phút), do vậy, các nhạc sỹ đã tự do hơn trong việc sáng tác và nhất là những đoạn ngẫu hứng của mình. Độ dài của cả bản nhạc và đoạn ngẫu hứng đã được co giãn hơn nhiều. Giới hạn về số khuông nhạc dần bị phá bỏ và đoạn solo của các nghệ sỹ thường kết thúc khi họ cảm thấy đấy là điểm kết thúc.
    Một trong những nhạc công nổi tiếng nhất của thời đó, Dave Brubeck (pianist/composer), đã nói về cuộc đời mình như sau:
    ?o?Trước đây mọi người luôn nói về tôi ?o Có lẽ anh ta có một dòng máu mang màu đen chảy trong người?. Tôi đã ở trường đại học, làm việc ở những nơi như Cool Corner ở Stockon, California. Tôi thường là người da trắng duy nhất ở trong câu lạc bộ. Không ai ở trường đại học có thể hiểu tại sao tôi lại làm việc ở đó?
    ?Tôi có ảnh trên trang nhất của Time năm 1954, rất nhiều người nghĩ là sự nghiệp của tôi bắt đầu với album Time out, nhưng tôi không bao giờ có thể quên được những năm đầu tiên quan trọng đến mức nào. khi nhóm tứ tấu [Dave Brubeck Quarrtet] đầu tiên thành lập?
    ?Tôi là người da trắng và đã biểu diễn khắp mọi nơi? Rất nhiều câu lạc bộ đã ngăn đôi với người da đen biểu diễn một bên và người da trắng ở một bên. Cũng không mất nhiều thời gian lắm để tấm màn đó có thể được xoá bỏ, tuy vậy tôi không chơi cho bất kỳ một câu lạc bộ nào khi vẫn còn phân biệt như thế?
    ?Giống như Ellington, Louis Armstrong, và Beethoven, những lời phê phán cũng làm tôi khó chịu. Tuy vậy, tôi đã chơi cùng với một nhóm đông các nghệ sỹ cũng bị phê phán, và khi họ chơi hết mình, thật là khó tưởng. Những lời chỉ trích đôi khi cũng tốt? ?
    Một số các nghệ sĩ lớn cần phải kể đến trong thời kỳ này như : Miles Davis (trumpet); Gerry Mulligan (baritone saxophone); Stan Getz (Tenor Sax); Gil Evans (arranger); George Shering (piano); Paul Desmond (alto sax) [thành viên nhóm tứ tấu Dave Brubeck ]; Clark Terry (Fluegal Horn/ trumpet); Lee Konitz (alto sax), và John Coltrane (alto, tenor sax cũng là một nhạc sỹ tiên phong rất quan trọng).
    Dưới đây là một đoạn báo do Micheal Bourne viết để nói về nghệ sĩ nhạc Jazz, Gerry Mulligan :
    ?oMulligan nói ?oKhi tôi là một đứa trẻ, thế giới của tôi đã tràn ngập âm nhạc từ chiếc radio. Tôi yêu các ban nhạc này. Tôi yêu Jazz, yêu nhạc cổ điển, tất cả những gì tôi nghe được?
    Vậy thì lúc nào anh ta biết rằng anh ta là một nhạc sỹ ??? ?oDường như trong tôi đã có một ước muốn ngay từ nhỏ rằng tôi sẽ có một ban nhạc, tôi sẽ viết cho ban nhạc đó, sẽ chơi nhạc. Cho dù 100 năm, 1000 năm nữa niềm đam mê được viết những dòng nhạc sẽ không thay đổi?Tôi thực sự muốn vào trường học nhạc và học sáng tác nhưng tôi không có một cơ hội nào. Gia đình tôi nghĩ rằng tôi thật điên rồ, ?oNó chỉ nghĩ linh tinh và đến ngày nào đó nó sẽ kiếm được một ý nghĩ tử tế hơn?. Nhưng không, không bao giờ tôi thay đổi. Đối với tôi âm nhạc là tất cả.
    Vào cuối những năm 1940, Mulligan đã trở nên nổi tiếng với vai trò nhạc công chơi baritonre lẫn nhà soạn nhạc. Miles Davids đã nói rằng vào lúc đó Cool đã ra đời.
    Gia nhập vào một ban nhạc gồm có 9 thành viên, một sự thay đổi lớn đã xảy ra. ?o Tôi gia nhập vào một ban nhạc nhỏ vì tất cả các bạn tôi đều gia nhập vào các ban nhạc nhỏ. Đã hết thời của các ban nhạc lớn rồi.
    Với thuế ?onghệ thuật? của chính phủ, Hiệp hội Âm nhạc đình công, sự thay đổi trong ban nhạc, một số ra đi, Mulligan đau xót nhìn ban nhạc yêu mến của mình tan rã dần dần.
    Gerry Mullian đã không còn trẻ nữa, 61 tuổi [vào năm 1988] và ông biết rằng bọn trẻ giờ đây không còn chăm chú lắng nghe radio và mơ ước có một ban nhạc của riêng mình nữa ?oNếu không có sự nhiệt tình, bạn không thể làm được gì, nhất là âm nhạc, đó chỉ còn là một bãi rác mà thôi??
    Vào cuối thập kỷ 50, Jazz đã tiến đến giới hạn của các loại nhạc phổ thông và một loại nhạc mới, Rock ?~n?T Roll đã dần trở thành món ăn âm nhạc yêu thích của người dân Mỹ. Jazz tiến vào những vùng sâu hơn mà âm nhạc phổ thông dừng bước. Jazz đã thành một thứ nghệ thuật thực sự, của riêng người Mỹ, không chỉ thành công ở Mỹ mà còn là một mảng nổi bật trong bức tranh âm nhạc của toàn thế giới.
  2. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Chương 10 : Thời kỳ Tiền-Rock
    Vào những năm thập kỷ 40, Jazz, loại nhạc phổ biến nhất của người Mỹ đã có một bước chuyển đổi quan trọng. Từ loại nhạc đầu tiên của mình, Ragtime, Jazz đã có thể nhảy múa theo, Jazz đã nhanh chóng là loại nhạc phổ thông nhất. Nhưng vào thời kỳ Swing, Jazz đã chuyển sang hoà tấu, và khi Bop một lần nữa là một thể loại Jazz mới, mọi khả năng nhảy múa đã bay hơi hoàn toàn. Đây không phải là sự phát triển thụt lùi của Jazz nếu xét trên quan điểm âm nhạc, nhưng thực tế rằng, Jazz càng ngày càng khó nhảy theo và Bop đã bóp chết khả năng này.
    Sau thế chiến lần thứ II, Mỹ lại nổi lên như một cường quốc có tiềm lực kinh tế rất mạnh. Người dân Mỹ sau những sự tàn phá về kinh tế trong lần thứ nhất phố Wall sụp đổ (Great Depression) và sự hỗn loạn trong thế chiến thứ II sẵn dàng bỏ tiền của mình ra để được vui vẻ.
    Sau năm 1950, xã hội Mỹ đã chia rõ thành 2 nhóm tuổi, những người trưởng thành và trẻ con. Nhưng vào đầu những năm 1950, một nhóm nhỏ đã bắt đầu hình thành ở Mỹ và một số nước phương Tây khác với từ ?oteenager?. Họ chưa trưởng thành nhưng không còn là trẻ con nữa, họ cần phải có tiếng nói và sự tôn trọng riêng cho mình. Thế hệ ?obaby-boom? (đa số sinh khoảng 1942-1964) đã bắt đầu gây ảnh hưởng lên nước Mỹ. Nước Mỹ thời đó khá giàu và thế hệ này không ít thì nhiều cũng đã bắt đầu làm những việc nhỏ và kiếm được không ít tiền.
    Các công ty thu âm vào cuối thập kỷ 40 và đầu thập kỷ 50 ở Mỹ có 3 bảng xếp hạng : Pop, Rhythm & Blue , Country and Western. Bảng xếp hạng Pop là bảng xếp hạng có quyền lực kinh tế nhất vì các công ty thu âm lớn thâu tóm nó. Các công ty này có một mạng lưới phát hành lớn trên khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới. Nhạc Pop thường bao gồm các ngôi sao lớn thận trọng và hát những bài hát mềm mại ( kể cả nhạc Jazz cũng chỉ là các bài hát mềm mại mà thôi). Lời thì thường chứa những cảm xúc(nói chung) của giới trung lưu da trắng, khá trong sạch và chẳng phê phán ai. Thời đó, Frank Sinatra, Bing Crosby, và Doris Day khá nổi tiếng với loại nhạc này.
    R&B là loại nhạc khó nuốt hơn với những lời trần tục, pha chút nhục dục, với những ca từ như muốn người nghe có thể cảm nhận ngay những gì mà ca sỹ hát S được dựa trên nền tảng giai điệu 12 nhịp của blue (cùng với nhiều thành tố khác của Jazz). Không giống như Pop, R&B có thể hát bất cứ những gì mà ca sỹ muốn nói, kể cả *** hay những công việc thường ngày. Phong cách này không phổ biến trên toàn đất Mỹ(giống như Pop) nhưng lại khá phổ biến ở các thành phố vùng phía nam. Các công ty thu âm ít khi động chạm đến loại nhạc này vì ca từ của nó cũng như việc phần lớn người da đen là nhạc công chính. Một số các công ty độc lập cũng phát hành R&B, nhưng các công ty này không thể có các đại lý rộng khắp trên cả nước như các công ty to, do vậy R&B cũng chỉ phát triển có giới hạn. Một số các nhạc sỹ nổi tiếng vào đầu những năm 50 là Joe Turner, Ray Charles, and Muddy Waters.
    Một trong các nghệ sỹ R&B nổi tiếng nhất là Muddy Waters. Muddy có một ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các loại nhạc lúc đó. Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của ông, ?oRollin?T Stone?, đã là tên của một ban nhạc Anh nổi tiếng, được Bob Dylan hát lại và là tên của một tạp chí âm nhạc nổi tiếng bây giờ.
    Bản xếp hạng thứ ba, C&W, khác với dòng nhạc đồng quê bây giờ rất nhiều. C&W cũng giống như R&B được các công ty con lúc đó sản xuất và phát hành đĩa. C&W được gọi là ?onhạc dân gian? lúc bây giờ (hill-billy)). Nó được những người da trắng tầng lớp thấp và trung bình nghe nhiều nhất ở miền Nam nước Mỹ. Nếu so sánh với nhạc đồng quê bây giờ, C&W khá thô kệch ,đơn giản. Không giống như R&B với chất Blues, C&W sử dụng các chất liệu dân ca miền Nam trong giai điệu và ca từ.
    Một vài loại C&W lúc đó là Western Swing, hillbilly boogie, honky-tonk(mà sau này kết hợp với Blues tạo ra Rockability) và blue grass.
    Những teenager người Mỹ bắt đầu tìm kiếm những dấu ấn riêng của mình và đơn giản là đã tìm được thứ âm nhạc dựa trên sự kết hợp của cả 3 loại nói trên. Vào thập kỷ 50, phần lớn những teenager da trắng trung lưu chưa chấp nhận được những ca từ gợi tình của R&B nhưng lại thích thú với âm nhạc của nó. Và để xoá nhoà ranh giới đó, các nhạc sỹ da trắng đã vay mượn âm thanh của R&B để kết hợp với những ca từ thuần khiết của Pop. Một số những ca sỹ da trắng cũng bắt đầu nổi danh với C&W, do vậy, ảnh hưởng của C&W lên dòng nhạc popular lúc đó cũng tăng lên. Dần dần các ca sỹ bắt đầu quen với sự kết hợp này và một dòng nhạc mới đã được khai sinh. Theo rất nhiều tài liệu lịch sử, 1955 là năm đánh dấu sự ra đời của một dòng nhạc phổ thông mới ở Mỹ mà được biết với tên Rock ?~n?T Roll.
    Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của ông, ?oRollin?T Stone?, đã là tên của một ban nhạc Anh nổi tiếng, được Bob Dylan hát lại và là tên của một tạp chí âm nhạc nổi tiếng bây giờ.
    tên đầy đủ của bài hát là "Like a rolling stone"
    Được bluebeach sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 15/02/2006
  3. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Chương 11 : Bill Haley và the Comets
    Năm 1954, Holywood đã cho ra đời bộ film mang tên Năm The Blackboard Jungle. Bộ film này ngay lập tức đã thức tỉnh ý thức nổi loạn của tầng lớp xã hội mới, teenager. Nhạc nền của bộ film là bài ?oRock Around the Clock? do Bill Haaley và the Commets thực hiện. Ngọn lửa sục sôi của Rock ?~n?T Roll đã bắt đầu được nhóm lên.
    Bill Haley là một ca sỹ hát nhạc C&W. ?oRock Around the Clock? được kết hợp bởi ba thứ nhạc phổ thông nhất lúc bấy giờ(Pop, R&B, C&W). Giai điệu, cách hoà âm được lấy từ R&B, lời được sáng tác theo phong cách của Pop, nhưng cây đàn guitar steel và tiếng trống lách cách(clicks) là của C&W chính hiệu S.
    Một thời gian ngắn sau khi ?oRock Around the Clock? xuất hiện, Bill Haley đã cho ra đời ?oDim,Dim the Light?. Bài hát này ngay lập tức đứng đầu bảng xếp hạng R&B(một điều chưa từng xảy ra với các ban nhạc của người da trắng). Bill Haley cũng đã ?ocover? lại bài ?oShake, Rattle and Roll? theo phong cách R&B. (từ ?ocover? được hiểu là khi một ca sỹ hát lại một bài khác đã từng được hát trước đó của một ca sỹ khác).
    Cho đến năm 1957, Bill Haley có nguy cơ không còn được yêu thích ở Mỹ nhưng lại tìm được những khán giải mới của mình ở Anh. Ông đã có một tour lưu diễn rất thành công và còn trụ được ở phong độ cao thêm một vài năm nữa.
    Cho dù có rất nhiều ca sỹ biểu diễn thành công hơn Bill Haley, nhưng ông là người đầu tiên gõ vào cánh cửa âm nhạc để tiến đến Rock, tạo ra một cơ hội cho các nghệ sỹ khác mở toang nó.
  4. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Thế đã nhỉ !
    mọi người đọc nhé, mai mình lại post tiếp !
  5. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0

    Chẳng thấy ai vậy nhỉ !!!!!!
    Thôi, cứ túc tắc vậy !
  6. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Chương 12 : Elvis Aaron Presley
    ?oWhoa, hãy nhìn đây này, tôi không biết anh chàng ăn chơi nào đã ở đây, nhưng đã có ai đó mở cánh cửa này rồi?---Jerry Lee Lewis
    Một vài năm trước các nghệ sỹ da đen có công lớn trong việc hỉnh thành Rock ?~n?T Roll, nhưng không may mắn bởi mầu da của mình, họ đã không được để ý tới và không nhận được sự động viên cũng như ghi nhận mà họ đáng được hưởng. Các công ty thu âm muốn những tài năng âm nhạc người da trắng có đủ uy tín để làm bật lên những âm thanh mới của Rock ?~n?T Roll. Và Elvis Aaron Presley xuất hiện.
    Một vài người nói rằng âm nhạc của Elvis mang chất ?oda đen?, và nếu có thế thì các công ty thu âm đã kêu gọi tùm lum mọi người phản đối âm nhạc của anh mất rồi. Không những Elvis có một giọng ca xuất sắc (mà một số các ca sỹ hát nhạc Rock không thể có được) mà anh còn nhảy rất cừ. Elvis nhảy tới nỗi mà nhiều người có tuổi ghê sợ anh ta(nhưng họ kinh sợ bao nhiêu thì các teenager lại thích bấy nhiêu). Cùng với không khí sẽ được thưởng thức những ?otrái cấm?, lại thêm khi Elvis xuất hiện trên truyền hình trong chương trình The Ed Sullivan Show, anh chỉ được quay từ phần thắt lưng trở lên khiến cho các teenager lại càng khao khát muốn nhìn vậy phần dưới đấy như thế nào nhỉ SS
    Elvis đã xuất hiện đúng thời điểm và đúng chỗ cần một người như anh. Gặp được những người quan trọng như Sam Phillips(Sun Records) và sau đó là ?oColonel? Tom Parker (người sau này trở thành ông bầu của anh) đã thúc đẩy sự nghiệp của anh rất nhiều.
    Khi Tom Parker bắt đầu nhận làm ông bầu cho Elvis, sự nghiệp của anh đang xuống dốc trầm trọng. Ông đã nảy sinh và thực hiện ý nghĩ làm cho Elvis xuất hiện mọi nơi, ký hợp đồng thu âm mới với RCA, hợp đồng đóng film, và quan trọng là hát trên TV. Parker đã là người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của một môi trường mới, TV.
    Elvis bị gọi đi lính năm 1958, và trước sự ngạc nhiên của mọi người, anh đã gia nhập quân đội không chút lưỡng lự. Sau hai năm anh đã được giải ngũ trong vinh quang, và khi trở về, anh đã nổi tiếng hơn ai hết. Elvis tiếp tục đóng film và thu âm cho đến năm 1960, năm anh giã từ Rock.
    Trong suốt sự nghiệp của mình Elvis đã có 45 đĩa vàng, và quan trọng hơn, anh đã mở cánh cửa tới Rock cho mọi người, da trắng lẫn da đen. Rock ?~n?T Roll đã trở thành một câu chuyện lớn.
  7. CuGoiLa

    CuGoiLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Để có một cái nhìn tổng quát và dễ dàng hơn về sự phát triển của jazz các bạn có thể tham khảo biểu đồ sau
    [​IMG]
  8. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác cugoila nhé !
    Em đang định biên tập lại tài liệu này để mọi người đọc có hứng thú hơn, chứ để chữ chi chít như thế này chẳng hứng thú gì cả !
    Nhưng dự định từ lâu rồi mà mãi chưa thực hiện được, vì nhiều kiến thức và tài liệu phải tìm quá trời. Có ai giúp mình một tay không
    Vì tài liệu này rất hay và bổ ích, nên mình sẽ quyết tâm biên tạp lại để cho nó hoàn thiên hơn. Sẽ trình bày lại sáng sủa hơn, bắt mắt hơn có hình minh hoạ, nhạc minh hoạ và chút bình luận nữa ! hic , cả núi công việc !
    sẽ cố gắng bắt đầu tiến hành ! Vì tình yêu với nhạc jazz !

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  9. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Thật là tuyệt vời !
    Mình đã có bộ Jazz History để minh họa cho mớ text to đùng kia ! Nào, nhâm nhi chút jazz nhé
    Jazz History Vol.1 - Boogie Blues & Bop 1939-1955 - CD 1
    [​IMG]

    List
    1. Boogie Woogie Stomp - Albert Ammons

    2. Summertime - Sidney Bechet

    3. Round Midnight - Thelonious Monk

    4. Topsy - The Ike Quebec Swing Seven

    5. Tin Tin Deo - James Moody''s Modernists

    6. Blues For Clarinets - Jimmy Hamilton & The Duke''s Men

    7. It Could Happen To You - J. J. Johnson

    8. Our Delight - Fats Navarro & Tadd Dameron

    9. Lady Sings The Blues - Herbie Nichols

    10. Safari - Horace Silver

    11. Old Stack O`Lee Blues - The Bechet-Nichols Blue Five

    12. After You`ve Gone - James P. Johnson''s Blue Note Jazzmen

    13. Message From Kenya - Art Blakey And Sabu
    for you ! (pass vẫn như mọi khi )
  10. smiles_future

    smiles_future Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Nhạc jazz, như những trái chuối, cần được tiêu dùng tại chỗ. Có Trời biết được rằng ở Pháp có những đĩa nhạc jazz, và còn có những người mô phỏng jazz đầy u sầu. Nhưng đó chỉ là cái cớ để nhỏ vài giọt nước mắt cùng đám người nghiêm chỉnh.


    Tôi đã khám phá nhạc jazz tại châu Mĩ, như tất cả mọi người. Vài xứ sở có những trò vui mang tính dân tộc, những xứ sở khác thì không. Có trò vui mang tính dân tộc khi đám đông buộc bạn tuyệt đối giữ im lặng trong nửa đầu của cuộc trình diễn, và rồi gào thét và giậm chân trong nửa sau.
    Nếu bạn chấp nhận định nghĩa đó, thì không có trò vui mang tính dân tộc tại Pháp, có lẽ chỉ trừ cảnh chợ trời và các cuộc bán đấu giá. Ở Ý cũng không có, có lẽ chỉ trừ cảnh trộm cắp: người ta im lặng chăm chú theo dõi nhưng để mặc tên trộm (nửa đầu) thế rồi người ta giậm chân la lên ?oĂn trộm, ăn trộm!? trong khi tên trộm chạy trốn (nửa sau). Ngược lại, ở Bỉ có trò đá gà, ở Đức có trò ma cà rồng, ở Tây Ban Nha có đấu bò. Tới Nữu Ước thì tôi hiểu ra rằng nhạc jazz là trò vui mang tính dân tộc của người Mĩ.
    Ở Paris nhạc jazz dùng để khiêu vũ, nhưng đó là một sai lầm; người Mĩ không khiêu vũ trong tiếng nhạc jazz: để khiêu vũ, người Mĩ có một loại nhạc đặc biệt, cũng được dùng trong những lễ ban thánh thể lần đầu tiên và trong hôn nhân, mà họ gọi là music by Muzak [*]. Trong các căn hộ, khi người ta mở các vòi nước, thế là Muzak phát ra nhạc: tán tỉnh, nước mắt, và khiêu vũ. Ta tắt vòi nước, và Muzak ngưng phát nhạc: ta để cho những người chịu lễ ban thánh thể và những tình nhân được vào giường ngủ.
    Tại quán Nick?Ts Bar ở Nữu Ước, người ta vui vầy theo phong cách dân tộc. Nghĩa là người ta ngồi trong một căn phòng đầy khói thuốc, bên cạnh những người lính thuỷ, những người lực lưỡng, những gái điếm không thẻ hành nghề, những bà quí phái. Những bàn, những ngăn. Không ai lên tiếng. Những lính thuỷ đi từng nhóm bốn người. Với niềm hiềm thù chính đáng, họ nhìn các chàng trai bảnh bao tới ngồi vào các ngăn cùng các cô ả. Họ cũng muốn có các cô ả dành cho họ, nhưng họ không có. Thế nên họ ngồi uống, và họ lì lợm; các cô ả cũng thật lì lợm: các cô cũng uống, và không hề lên tiếng. Không một ai lên tiếng, không một ai cử động, nhạc jazz được tấu lên. Quán bar chơi nhạc jazz từ mười giờ tới ba giờ sáng.
    Tại Pháp, các nhạc công jazz là những người tao nhã với vẻ mặt mờ xỉn, mặc sơ mi lùng thùng, cổ quấn khăn quàng. Nếu bạn chán chẳng buồn nghe nhạc, lúc nào bạn cũng có thể nhìn ngắm các nhạc công jazz và học lấy những bài học về sự thanh lịch. Còn tại quán Nick?Ts Bar, bạn được khuyên là không nên nhìn ngắm các nhạc công jazz: họ cũng xấu xí chẳng khác nào những nhạc công của một giàn nhạc giao hưởng. Khuôn mặt xương, để râu mép, mặc áo vét tông, áo cổ nửa-cứng (ít ra là vào lúc bắt đầu buổi diễn) và cái nhìn của họ thì chẳng chút mượt mà. Nhưng những bắp thịt cuồn cuộn làm gồ lên những tay áo sơ mi của họ.
    Họ chơi nhạc. Mọi người lắng nghe. Không một ai mơ mộng. Nhạc Chopin khiến ta mơ mộng, hoặc nhạc André Claveau cũng thế. Nhưng nhạc jazz của quán Nick?Ts Bar thì không thế. Nó mê hoặc người nghe, người nghe chỉ nghĩ về nó mà thôi. Nhạc không một chút an ủi vỗ về. Nếu bạn bị cắm sừng, thì rời quán bar trở về bạn vẫn là kẻ bị cắm sừng, không chút niềm âu yếm. Không có cách nào để nắm tay người bạn gái ngồi cạnh và để cô ấy hiểu được qua chỉ một ánh mắt rằng âm nhạc đang nghe diễn dịch được cái trạng thái tâm hồn của bạn.
    Nhạc thì khô khan, dữ dội, nhẫn tâm. Không vui, không buồn, mà phi nhân. Như những tiếng ríu rít tàn ác của những con chim mồi. Những nhạc công bắt đầu đổ mồ hôi, người này kế người kia. Trước nhất là người thổi kèn trôm-pét, rồi đến người chơi pi-a-nô, rồi đến người thổi kèn trôm-bôn. Người chơi công-trơ-bát có vẻ như sử dụng nhạc cụ một cách máy móc.
    Nhạc không nói về tình yêu, nhạc không an ủi. Nhạc dồn dập. Như khi người ta vội vã lên xe điện ngầm hoặc ăn vội trong quán ăn tự động. Cũng chẳng phải bài hát xa xưa của những người nô lệ da đen. Người ta tự làm lem luốc, những người nô lệ da đen ấy. Cũng chẳng phải giấc mộng con buồn bã của những người Mĩ bị chính những máy móc của họ nghiền nát. Chẳng phải tất cả những thứ đó: có một người to lớn đang căng ***g ngực theo sát cây trôm-bôn qua những diễn tiến của nó, có một người chơi pi-a-nô dáng vẻ không thương xót, một người chơi công-trơ-bát gảy những dây đàn của mình mà không nghe những người khác. Họ gửi gắm tới phần tốt đẹp nhất trong con người bạn, phần khô khan nhất, phần tự do nhất, cái phần vốn chẳng thiết gì giai điệu cũng như khúc nhạc dạo trước lẫn sau bài hát, mà chỉ muốn sự bùng vỡ đinh tai nhức óc của khoảnh khắc.
    Họ đòi hỏi bạn, họ không ru đưa, vỗ về bạn. Như thanh truyền, như trục mô-tơ, như con quay đang quay. Họ vỗ đập, quay cuồng, họ nghiến răng kèn kẹt, và nhịp điệu nảy sinh. Nếu bạn lì lợm, trẻ trung và tươi mát, thì nhịp điệu sẽ bám chặt lấy bạn và rung lắc bạn. Bạn nhảy lên tại chỗ, mỗi lúc mỗi nhanh hơn, và người bên cạnh bạn cũng nhảy lên cùng bạn; đó là một điệu nhảy vòng tròn quỉ quái. Người thổi trôm-bôn đổ mồ hôi, bạn cũng đổ mồ hôi, người thổi trôm-pét đổ mồ hôi, bạn đổ mồ hôi nhiều hơn nữa, thế rồi bạn cảm nhận rằng có một điều gì đó vừa nảy sinh trên bục biểu diễn; những nhạc công jazz không còn giữ dáng vẻ ban đầu: họ vội vã, họ trao đổi cho nhau sự vội vã của họ, họ có dáng vẻ bị ám ảnh và căng thẳng, tưởng chừng như họ tìm kiếm một điều gì đó.
    Một điều gì đó như niềm hoan lạc tính dục. Và cả bạn nữa, bạn cũng bắt đầu tìm kiếm một điều gì đó, và bạn bắt đầu la hét. Cần phải la hét; ban nhạc đã trở thành một con quay kếch xù: nếu bạn dừng lại, con quay cũng ngừng quay và đổ xuống. Bạn la hét, họ gảy những dây đàn, họ thổi những cây kèn, họ bị ma ám, bạn bị ma ám, bạn la hét như người sản phụ đang sinh nở. Người thổi trôm-pét chạm vào người chơi pi-a-nô và truyền nỗi ám ảnh sang người này, như thể vào thời của Mesmer [**] với những chiếc chậu gỗ của ông ta. Bạn la hét không ngừng. Cả một đám đông mặc sức la hét, người ta chẳng còn nghe nữa ngay cả tiếng nhạc jazz, người ta nhìn những con người trên bục diễn, người ta đang mặc sức đổ mồ hôi, người ta muốn quay quanh chính mình, muốn la hét tới chết, muốn đập vào mặt người bạn gái kế bên mình.
    Và rồi đột nhiên tiếng nhạc jazz ngưng bặt, con bò mộng bị hạ sát, con gà trống già nhất đã chết. Thế là hết. Dù sao bạn cũng đã uống cạn li uýt-ki của mình trong khi đang la hét, mà không hay. Cậu bồi bàn vẻ mặt vô cảm thay cho bạn li khác. Bạn ngây người trong chốc lát, bạn phấn chấn lên, bạn nói với cô bạn ngồi cạnh: Không tồi! Nàng không trả lời bạn, và rồi mọi chuyện lại tái diễn. Đêm đó bạn không ********, bạn cũng chẳng hề thấy tự xót thương mình, bạn cũng chẳng thể say xỉn, bạn cũng không đánh lộn gây đổ máu, và dường như bạn vừa trải qua một cơn cuồng cảm không duyên cớ, bởi khúc nhạc mạnh dần đó làm bạn co giật, giống như cuộc tìm kiếm nóng nảy và hão huyền một niềm hoan lạc. Bạn ra khỏi đó, hơi mòn mỏi, hơi say, nhưng trong một trạng thái tĩnh lặng suy kiệt, như thể sau những hao tổn lớn về năng lượng thần kinh.
    Nhạc jazz là thú tiêu khiển mang tính dân tộc của Hiệp Chủng Quốc.

    (Phạm Kiều Tùng dịch)
    Đọc bài này thấy hay hay. Post lên cho mọi người cùng đọc

Chia sẻ trang này