1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử quân sự Việt Nam, các bác vào đây chiến tiếp nhé.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi meo-u, 09/12/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Cái ý này chuẩn, tất nhiên thì học lâu thì phải hơn nhưng để đáp ứng thực tế chiến trường thì huấn luyện tấp tốc đôi ba tháng cũng có thể méo mó ra trận được là hợp lý. Người Việt mình làm cái gì lên đỉnh cao được thì cực hiếm, nhưng quanh quéo đủ dùng thì cực tài.
    Thế nên ai nói võ Tây Sơn nhất thiên hạ thì Mun đếch tin, nhưng nói võ Tây Sơn đáp ứng thực tế yêu cầu chiến trường đương thời tốt nhất thì Mun ưng lắm! Dạy lính ra trận nhanh, nhiều, tốt ( vừa vừa ), rẻ mới là "võ trận" hay, chứ đôi ba năm huấn luyện ra dăm ông super star đi đấu võ đài vẫn là vứt!
  2. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Định nghĩa hỏa hổ thì năm bè bảy mối, nhưng có 2 cái cơ bản:
    1. Là nó dùng trong quân đội Tây Sơn ở mức độ tràn làn, số lượng lớn.
    2. Dù ở dạng nào thì nó cũng là vũ khí sát thương hiệu quả tầm gần nhưng gây sát thương diện rộng, tác dụng giải tán đám đông, xé lẻ đội hình địch tốt. Sát thương cao, địch càng chụm càng chết.

    Nó có thể còn là cái tên người ta quen dùng cho nhiều loại vũ khí tự tạo của Tây Sơn cũng nên. Và nó rõ ràng là rất hiệu quả với đội hình cơ động và co giãn tốt của Tây Sơn.
    Ngoài cái trên còn có một giả thiết nữa về hỏa hổ: Là cái lao dài qua tầm gươm giáo, đầu gắn nhiều móc câu sắc nhọn, lại quấn thứ nhựa cháy dữ dội, cầm đẩy về phía quân địch, giặc mà dính ko thể gỡ ra, đành chịu chết cháy, đấy là thứ cụ Nguyễn Lương Bích sưu tầm. Dù nó là thứ này, hay ống phun nhựa cây, hay bắn đạn mảnh tầm gần, hay đẹp hơn là bắn đạn mảnh lại còn gây cháy thì tác dụng chủ yếu là như thế.

    Tất nhiên mấy cái "của ghẻ" đấy mà gắn cho cái mác tối tân thì quả thực quá buồn nôn. Chính xác nó là vũ khí công nghệ thấp, giá thành rẻ, tự chủ về công nghệ; có thể sản xuất đại trà với số lượng lớn, đem lại hiệu quả thực chiến cao. Và nói nó đơn giản nhưng ko phải ai cũng sử dụng được hiệu quả! Nó ko thay pháo to súng nhỏ, mà là thứ hiệu quả ở những vị trí, thời điểm mà 2 thứ này ko thể phát huy tác dụng tốt được. Nó hòa vào hệ thống vũ khí Tây Sơn thành một hệ thống trang bị chặt chẽ khoa học.
    Lần cập nhật cuối: 22/02/2014
  3. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    'Voi lửa' - cỗ 'xe tăng' khủng khiếp của vua Quang Trung



    [​IMG]
    Từ thời Hai Bà Trưng cho đến thời của Quang Trung - Nguyễn Huệ, một cuộc cách mạng đã diễn ra trong nghệ thuật sử dụng voi chiến của người Việt.
    Uy lực của những chiến binh khổng lồ
    Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, voi chiến luôn là đơn vị chiến đấu đặc biệt được các triều đại sử dụng trong chiến trận. Những con vật khổng lồ này vừa là phương tiện vận chuyển quân nhu, lương thực trong các cuộc hành quân, vừa là một chiến binh đầy dũng mãnh trên chiến trận.
    Được điều khiển bởi nài voi, voi chiến có thể trực tiếp tiêu diệt địch bằng cách dùng ngà, vòi, chân làm vũ khí. Những người lính trên mình voi có lợi thế về độ cao, tầm quan sát tốt, tỏ ra rất lợi hại với các mũi giáo dài và các loại vũ khí tầm xa như cung, nỏ. Đặc biệt, voi còn là khắc tinh của kỵ binh bởi loài ngựa có nỗi sợ hãi bản năng với chúng.
    Trong các cuộc đụng độ với những triều đại phương Bắc, voi chiến của người Việt đã nhiều lần chứng tỏ ưu thế của mình, khiến đối phương khiếp sợ.

    http://www.thpt-haibatrung-tthue.edu.vn/shareupload/fcke***or/image/Hai%20Ba%20Trung.jpg
    Người Việt đã sử dụng voi làm vũ khí chiến đấu từ thời Hai Bà Trưng.

    Kỹ thuật sử dụng voi chiến đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm. Nhiều nguồn sử liệu ghi nhận hình ảnh Hai Bà Trưng sử dụng voi chiến để đối đầu với quân Hán trong cuộc khởi nghĩa năm 40 sau công nguyên. Hình ảnh tương tự cũng được ghi nhận với Bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô. Có khả năng, voi chiến đã được sử dụng từ thời Hùng Vương dựng nước.
    Vào thời kỳ sau này, voi chiến đã lập chiến công trong trận đánh thành Ung Châu ở nước Tống (1075) của quân đội Lý Thường Kiệt. Sử Trung Quốc thuật lại, khi tướng Quách Quỳ của nhà Tống tiến tới huyện Quang Lang thì quân tiên phong nhà Lý do Thân Cảnh Phúc chỉ huy đã đem voi cản đường khiến quân Tống không thể tiến được. Người Tống vừa sợ hãi vừa nể phục voi chiến nước Việt. Sau chiến thắng trước quân Tống, trong một cử chị ngoại giao, nhà Lý đã dâng tặng vua Tống năm thớt voi để đổi lại việc quân Tống trả đất Quảng Nguyên cho ta.
    Vào thời nhà Trần, voi chiến đã tham gia đắc lực vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Trong cuộc kháng chiến này, tướng Dã Tượng (tên do Trần Hưng Đạo đặt, có nghĩa là voi rừng) là người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi chiến đã lập nhiều chiến công và được sử sách ghi danh như một dũng tướng của nhà Trần.
    Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Lê Lợi, mỗi đội quân khởi nghĩa thường trang bị 5 - 7 thớt voi, khiến cho quân Minh hết sức lo sợ. Vào thời kỳ hùng mạnh, số lượng voi của nghĩa quân lên đến cả nghìn con. Bình Ngô đại cáo viết "Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông cũng cạn" là cũng dựa vào thực tế này.
    Voi chiến tiếp tục được sử dụng phổ biến vào thời Trịnh, Nguyễn phân tranh, nhưng chỉ đạt được sự đột phá mạnh mẽ về cả chất và lượng vào thời Tây Sơn.

    ‘Voi lửa’ của vua Quang Trung
    Vào các thời kỳ trước, voi chiến thường được sử dụng làm lực lượng đột kích với số lượng tương đối hạn chế cho mỗi mũi tiến công. Phải đến thời Tây Sơn, voi chiến mới được sử dụng tập trung với số lượng lớn.
    Đặc biệt, Nguyễn Huệ đã biến voi thành những chiếc “xe tăng”, mang theo cả đại bác và hỏa pháo trên lưng. Sử nhà Thanh viết: "Quân giặc đều dùng voi chở đại bác xông ra trận" và "Trên lưng mỗi con voi có ba, bốn tên giặc chít khăn đỏ, ngồi ném tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp nơi, đốt cháy cả người nữa".
    Voi vốn là loài sợ lửa và tiếng nổ lớn, việc huấn luyện được những con vọi chịu đựng được môi trường chiến đầu khắc nghiệt như vậy thể hiện trình độ quân sự rất đáng nể của các nài voi và tướng lĩnh Tây Sơn.
    Với những trang bị như vậy, voi chiến của Nguyễn Huệ đã biến thành một lực lượng hỏa lực cơ động có sức mạnh đột kích đáng sợ. Đến lúc này, đội quân voi của Nguyễn Huệ đã hội đủ cả 3 yếu tố chiến thuật: cơ động, đột kích và hỏa lực. Đây thực sự là một cuộc cách mạng so với các thời kỳ trước đó.
    Trận đánh nổi tiếng của đội voi Tây Sơn là trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789). Trong trận đánh này, 100 voi chiến do nữ tướng Đô đốc Bùi Thị Xuân chỉ huy đã đánh tan tác đội kỵ binh đông đảo của quân Thanh, góp phần làm nên chiến thắng vang dội trong lịch sử Việt Nam.
    Bên cạnh việc trang bị hỏa lực cho voi, một yếu tố khác cũng làm tăng cường đáng kể sức mạnh của đội voi chiến Tây Sơn là sự ra đời của những chiến hạm khổng lồ Định Quốc. Với khả năng chở được voi, những chiến hạm này khiến cuộc hành quân xuyên Việt của đội voi diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều bằng đường biển.
    Khi nhà Nguyễn kiểm soát toàn bộ nước Việt, lực lượng voi chiến tiếp tục được duy trì trong quân đội. Tuy nhiên, kể từ đây voi chiến dần trở nên lạc hậu trước sức mạnh khủng khiếp của hỏa lực phương Tây. Mất vai trò trên chiến trận, chúng chỉ còn là những con vật mang tính biểu tượng, được sử dụng trong các nghi lễ hay mua vui cho quan lại và dân chúng trong những cuộc chiến với hổ tại Hổ Quyền. Thời kỳ huy hoàng của những chiến binh khổng lồ đã kết thúc.
    Q.L (tổng hợp)
    http://vndefence.info/tin/thoi-phong-kien/2280/Voi-lua---co-xe-tang-khung-khiep-cua-vua-Quang-Tru/
  4. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    Chú ý thì thấy, sử Việt toàn là gian hùng, tiểu nhân, ngụy quân tử nhĩ !
  5. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Chú ý thì thấy con mẹ con hôm qua dùng toàn lỗ trên không dùng lỗ dưới đúng là lưỡi gian hùng mà.
    Lần cập nhật cuối: 07/03/2014
  6. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    cãi nhau với giả khựa làm gì bác
  7. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Cứ thấy voi là lại nghĩ ngay đến voi Pơ si. Đầu óc dạo này loạn xừ mất rồi.
    Bác chỉ đc cái khéo bao biện, làm gì có cái võ nào mà học dăm tháng đã thành tài. Học võ (hay đúng hơn là 1 dạng huấn luyện quân sự) dăm ba tháng rồi ném ra trận rồi đánh nhau thắng thì đầy, nhưng bác lại quy hết công lao cho võ Tây Sơn.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Đánh nhanh đánh mạnh, đó là điểm đặc biệt về phép dụng binh của Quang Trung. Nếu như Hưng Đạo Vương sở trường về lối đánh “đoản binh” để chống lối “trường trận” hay Lê Lợi với phép “dĩ dật đãi lao”, chuyên đánh du kích thì Quang Trung trái hẳn, rất sở trường lối đánh “trường trận”. Đó là lối đánh “vận động chiến”, “trận địa chiến”. Đó là lối đánh của một kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Quang Trung luôn tỏ ra thế mạnh.

    Thế mạnh là nhờ ở quân số, hỏa lực, phương tiện và mưu kế (chiến thuật chiến lược).

    [​IMG]

    Trước hết về quân số, Nguyễn Huệ thật có tài huấn luyện rất mau chóng các tân binh để biến thành các chiến binh có khả năng chiến đấu cao.

    Khi ra Bắc đại phá quân Thanh, Nguyễn Huệ đã qua Nghệ An và Thanh Hóa lấy thêm quân lính đến tám vạn người (1).

    Với hơn 10 ngày tuyển binh và kể từ ngày bắt đầu tuyển (ngày 29 tháng 11 Mậu Thân tới Nghệ An) cho tới ngày ra trận, trong vòng chỉ khoảng 01 tháng trời, đồng thời phải chuyển quân một khoảng đường dài hàng mấy trăm cây số mà lính ấy ra trận đánh giặc lại hay, như vậy thực là ngoài sức tưởng tượng. Giáo sĩ Le Roy đã tả đạo quân Quang Trung thì gồm cả người già lão, trẻ con trông giống một toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh. Ấy thế mà đạo quân khốn khổ ấy lại tàn sát được đạo quân Trung Hoa (2).

    Hồi Lê Lợi khởi nghĩa, Ngài cũng tuyển lính tráng ở các xứ Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. Nhà nào có ba người thì một người làm quân, thuế khóa giao dịch đều miễn trong ba năm” (3). Sang đời Lê Thánh Tông phép tuyển binh rất rõ ràng chu đáo...

    Còn Nguyễn Huệ thì việc tuyển binh có phần gắt gao hơn. Trong bức thơ đề ngày 12-5-1787, giáo sĩ Longer gửi ông Blandin viết: “Người bạn đồng sự trẻ của chúng tôi bắt buộc phải chạy bởi người ta bắt tất cả mọi người phải đi đánh nhau từ 15 tuổi trở lên. Những người già, đàn bà góa, và con gái cũng bắt đi sửa cầu, đường xá” (5).

    Một giáo sĩ khác viết: “Họ (quân Nguyễn Huệ) đã phá hủy ở đây tất cả những ngôi nhà thờ đẹp nhất của chúng ta cùng tất cả những ngôi chùa và bắt các sư tăng cầm khí giới ra trận (6).

    Việc kiểm soát đi lại rất gắt gao và khoa học nên sự trốn lính rất khó khăn. Giáo sĩ Doussaint gửi thư cho ông Blandin ngày 16-6-1788 viết:

    “Rất khó đi lại, kẻ nào không có “thẻ” sẽ bị bắt giữ và bị tù: mõ làng bắt buộc phải dựng lên 2 hay 3 căn nhà nhận dấu (tay) của người qua lại. Với phương tiện này, họ bắt được hết tận suất đinh (7).

    Với cách tuyển binh như trên, nên quân của Nguyễn Huệ lúc nào cũng có quân số đông đảo, hàng trăm ngàn người, rất cần thiết để dùng lối đánh vũ bão.

    Về hỏa lực, Quang Trung có khí giới lợi hại nhất là ống phun lửa tục gọi là Hồ lửa và lực lượng xung kích lợi hại nhất là voi trận (8). Chính Tôn sĩ Nghị trước khi tiến quân sang đã ban 8 điều quân luật để dặn dò quân sĩ. Trong đó có nói: “Người Nam đánh trận hay dùng sức voi. Lối đó nội địa (Trung Hoa) không quen, nên hễ gặp phải, ắt phải chạy trước để tránh…”

    Họ chỉ dùng các “ống phóng” làm lợi khí. Thứ lợi khí ấy cũng gọi là Hồ lửa. Trong khi 2 bên giáp nhau, trước hết họ dùng vật ấy đốt cháy quần áo người ta, để cho người ta phải lui…” (9).

    Về loại ống phun lửa từ đời Lê Thái Tổ đã thấy nói đến. Mỗi về trang bị ống lửa hạng đại tướng quân 1 cái, hạng lớn 10 cái, hạng nhỏ 80 cái (10). Chắc loại ống phun lửa này còn sơ khai không tân tiến được như loại “Hổ lửa” sau này.

    Ngoài ra các khí giới khác chắc cũng dùng như khí giới ở thời Lê Trung Hưng như kiếm, kích, giáo, mộc, đao, súng, thuốc đạn. Hoặc như nỏ bắn đá, súng báng gỗ, súng bọc da, tên lửa thuốc lửa, đạn lửa, thuốc mù (11).

    Về súng, quân đội Quang Trung trang bị các loại súng tay như súng chim (12), súng đại bác.

    Các súng đại bác dùng để phòng thủ, hay dùng để tấn công bằng cách cho voi chở như lời Ngụy Nguyên chép trong sách Thánh Vũ Ký: “Giặc (Tây Sơn) đều chở đại bác bằng voi mà xông vào trận.” (13)

    Súng đại bác đã được chúa Nguyễn ở Nam Hà dùng từ lâu và đã nhờ người Bồ Đào Nha lập xưởng đúc súng ở Phú Xuân. Trong một tập du ký viết về Nam Hà vào năm 1749, ông Le Poivre có cho biết chung quanh phủ chúa Nguyễn có tới 1200 khẩu đại bác mà phần lớn là súng của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Súng thì (không bắn được tới 6 phát và phần lớn đạn không cùng một cỡ (14). Mỗi khẩu đội gồm 6 người (15)…

    Voi có nhiều ở Cao Nguyên Trung Phần. Tây Sơn cũng như Nguyễn Huệ ở gần đất có voi, nên việc lập tượng binh rất dễ dàng. Các triều đại trước kia cũng phần lớn lấy voi ở miền đất giáp Chiêm Thành để làm voi chiến, “Hiến Tông, (Lê) năm Cảnh Thống thứ hai (1499), ra lệnh cho quân dân địa phương Quảng Nam, (16) ai bắt được voi công thì báo cho ba ty khám thực, cứ bắt được 1 con thì được kể 20 người công đầu và 20 người công phụ mà thưởng cho theo thứ bực” (17). Xem thế, việc bắt voi làm voi trận vào thời Lê này còn khó khắn lắm. Thời Trịnh Nguyễn phân ranh, Chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phía nam, gồm các vùng Cao Nguyên, nên việc kiếm voi rất dễ dàng. Vì thế, Chúa Nguyễn lúc nào cũng có sẵn hàng trăm voi trận như giáo sĩ Delacourt có nói ít nhất là 400 voi trận (Ar-M. E, Coch 740, tlđd). Lực lượng tượng binh của Nguyễn Huệ không rõ cả thảy được bao nhiêu, nhưng cũng phải tới hằng trăm thớt voi trận. Sách Liệt Truyện chép: “Binh đắc thắng được hơn 10 vạn, voi trận mấy trăm thớt.” Vua Quang Trung duyệt binh sĩ ở trên doanh. Vua Quang Trung thân cỡi voi ra doanh trại ủy lạo quân sĩ rồi hạ lệnh tiến phát (18).

    Dùng voi trận rất lợi nhưng cũng rất hại. Vì nếu không khéo, chính voi ấy lại giết quân mình dễ dàng, làm quân mình thua trận mau hơn. Như trận Tập kích Bích Kê, quân Tây Sơn la hét, gây tiếng động làm voi quân chúa Nguyễn có tới hơn 40 con sợ hãi, chạy tán loạn, đạp lên quân sĩ Chúa Nguyễn chết nhiều hơn là quân Tây Sơn giết. (19)

    Thời đó, người ta thấy hầu như Nguyễn Huệ chỉ sử dụng voi trận ở chiến trương miền Trung và Bắc, còn miền Nam thì không. Sử sách không thấy nói tới việc mang voi vào đánh Gia Định. Có lẽ vì những lần mang quân vào đánh Gia Định, Nguyễn Huệ điều đi bằng đường biển, không tiện mang theo voi, một phần vì voi trận chỉ thích hợp với chiến trường miền nhiều rừng núi, chứ không hợp với miền nhiều đồng lầy như ở miền Nam.

    Nguyễn Huệ ít khi dùng ngựa mà luôn luôn cỡi voi, lúc đưa đám ma vua Lê Hiển Tông cũng cỡi voi, lúc duyệt binh rồi đến khi ra trận cũng vậy.

    Vì thích dùng voi, nên Nguyễn Huệ đã tạo ra tượng binh rất lợi hại. Sách Cương mục chép về Nguyễn Huệ dùng voi đánh quân Thanh: “Hồi trống canh năm sớm hôm sau, Văn Huệ xăn tay áo đứng dậy, đốc thúc bản bộ lùa quân rầm rộ tiến lên. Chính Văn Huệ tự mình đốc chiến, cho hơn trăm voi khỏe đi trước. Tờ mờ sáng, quân Thanh lùa toán quân kỵ tinh nhuệ ồ ạt tiến. Chợt thấy bầy voi, ngựa quân Thanh đều sợ hãi, hí lên, bỏ chạy, ***g lộn quay về, chà đạp lẫn nhau. Giặc lại lùa voi xong đến, quân Thanh, trong cơn gấp rút, không cứu nhau được, ai nấy rút vào trong đồn lũy để cố thủ. Bốn mặt đồn lũy quân Thanh đều cắm chông sắt, súng và tên bắn ra như mưa. Giặc dùng những bó rơm to lớn để che đỡ mà lăn xả vào rồi quân tinh nhuệ tiến theo sau. Kẻ trước ngã, người sau nối, thảy đều trổ sức liều chết mà chiến đấu. Các lũy quân Thanh đồng thời tan vỡ và quân Thanh đều chạy. Giặc đến được đồn Nam Đồng, thừa thắng, ập lại giết chết quân Thanh bị chết bị thương đến quá nửa.” (20)

    Voi trận của Nguyễn Huệ thật là một lực lượng xung kích rất lợi hại, chẳng khác nào như lực lượng “xe tăng thiết giáp” thời nay, khiến cho quân Nguyễn Huệ thêm dũng mãnh.

    Tài dùng binh của Nguyễn Huệ
    halosun thích bài này.
  9. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Thong dong nghe điếm già A lú nói về sự tự ti dân tộc của 1 lũ học giả rỗi lờ, thôi đành đào cái topic này lên cho vui vậy. Mun thì ngại viết, thôi xin trích đây những thứ anh em nên đọc 1 lần trong đời, những thứ đơn giản này sẽ làm thay đổi suy nghĩ của ae đấy.
    Đầu tiên là bức thư 1 tên man rợ da đỏ gửi cho tổng thống Mỹ. Trong nó là 1 nhân sinh quan, 1 sự khác lạ với lối nghĩ Tây phương. Hơn hết, nó là minh chứng sống động ko phải 1 nền văn minh thấp kém sẽ sinh ra 1 dân tộc man rợ, vô văn hóa!

    http://conankun.yourme.net/t1452-buc-thu-cua-vi-thu-linh-da-o-chuyen-the-tu-thu-viet-tay
    Lần cập nhật cuối: 25/05/2014
  10. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Bạn đặt vấn đề như thế là hiểu đc định nghĩa cơ bản.
    Mình đang đả kích cái lối tự tin ngu xuẩn của 1 bộ phận người. Coi 1 nền văn minh thấp kém là ko có gì, đại để chúng nó nghĩ kém văn minh mặc nhiên là 1 dân tộc nhược tiểu, ngu dốt. Điều đó ko đúng.

    Nhưng văn hóa lâu đời chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ chính là xây dựng 1 xã hội đủ văn minh để tồn tại. Vì 1 dân tộc ko đủ văn minh thường sẽ bị tuyệt diệt. Sự học hỏi văn minh Trung Hoa là tất yếu để tồn tại, là lựa chọn tốt nhất của cha ông ta trong hoàn cảnh bấy giờ.

    Tương tự, ứng với tình hình hiện nay, tự hào có nền văn hóa lâu đời là xác định bộ mặt của đất nước. Còn xây dựng đất nước lớn mạnh thì còn phải dựa vào những giá trị của 1 nền văn minh. Đại để, những thứ như đường hướng lãnh đạo, cung cách xây dựng đất nước, tổ chức, quản lý, đào tạo con người, .... nó tượng trưng cho 1 xã hội văn minh, nó mới là tác nhân quyết định.

    Túm lại 2 khái niệm đó ko độc lập tồn tại, nhưng ko thể đánh đồng. Thông thường 1 dân tộc văn minh có 1 nền văn hóa phong phú, ngược lại 1 dân tộc có nền văn minh kém phát triển vẫn có 1 nền văn hóa riêng biệt, có những góc cạnh riêng. Post trên là ví dụ 1 nhân sinh quan sâu sắc ( 1 ví dụ của 1 nền văn hóa đặc sắc ) sinh ra trong 1 xã hội rất chi là kém văn minh. :):):)

Chia sẻ trang này