1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử quân sự Việt Nam, các bác vào đây chiến tiếp nhé.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi meo-u, 09/12/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Hôm nọ lap hỏng lại còn mất điện, giở Việt Nam văn hóa sử cương của cụ Đào Duy Anh ra vớ đc đoạn này:

    "... lại có 1 thứ thần là người thường mà chết bất đắc kì tử được giờ thiêng cũng được người ta thờ làm thần vì thế mà có những thần Ăn Trộm (Lộng Khê, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình)....
    .... Trong lễ vào đám hay vào hội của ít nhiều làng, có 1 nghi tiết đặc biệt gọi là hèm, người ta thường bày 1 trò để nhắc lại tính tình sự nghiệp hoặc sinh bình của vị thần làng thờ. Ví dụ khi vào đám lễ thần Ăn trộm thì ban đêm con trai con gái trong làng đốt đuốc đi xung quanh đình giả tìm kẻ trộm, trong khi ấy người thủ từ lấy tượng thần đưa qua lỗ ngạch, có ông Tiên Chỉ đứng chực sẵn ở phía ngoài nắm lấy cổ tượng thần đấm 3 đấm rồi bỏ lên kiệu rước lại vào đình ....."

    Chú thích: nghi lễ kia để diện lại ông trộm khoét vách nhà người ta ("đưa tượng thần chui qua lỗ ngạch"), bị dân làng bắt được đánh chết ("Ông tiên chỉ đứng chực sẵn ở phía ngoài nắm lấy cổ đấm 3 đấm"), đánh cho sướng tay xong bấm giờ biết ông trộm chết giờ thiêng nên lại phải thờ ("rồi bỏ lên kiệu rước lại vào đình").
    Thủ từ : gác đình, Tiên chỉ: người đứng đầu 1 làng, về danh phận cao hơn cả lý trưởng.
  2. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Em kiếm được bài này có nói đến một nghi vấn lâu nay về vai trò của 2 đạo thủy binh trong đại thắng quân Thanh năm Kỷ Dậu.
    Trước hết phải nhắc lại quan điểm của em 2 đạo thủy binh mới là lực lượng chủ lực khiến cho Tôn Sỹ Nghị phải bỏ chạy, và chạy như bị ma đuổi đến mất cả ấn tín, chạy qua biên giới rồi mà vẫn còn sợ mất mật - kéo cả làng cả tổng chạy theo hàng chục dặm nữa.
    Vậy Tôn Sỹ Nghị phải nghĩ rằng có một lực lượng rất lớn đánh bao vây tập hậu ông ta. Nếu ông ta không chạy nhanh thì sẽ bị bắt sống, chạy được rồi thì càng phải chạy nhanh vì quân đối phương hùng hậu đang đuổi sát nút. Chạy đến đâu cũng thấy quân đối phương chặn đầu, phải luồn rừng mà chạy ....
    Trong khi ông ta có trong tay 29 vạn quân. Kể cả tiên sinh A lú có nói kiểu gì thì quân xâm lược cũng không thể ít hơn quân ta được. Tại sao TSN lại chấp nhận thua sớm khi chưa thực sự giao chiến như vậy.

    Chỉ có một khả năng hiện thực. Đó là sự xuất hiện của 2 đạo thủy binh phía sau dải phòng ngự của TSN. Lại đánh đúng điểm yếu về thủy quân của quân Thanh.

    Về khoa học và lịch sử chúng ta cũng biết mùa đông có gió mùa Đông Bắc là mùa mà thủy quân không thể đi đội hình lớn từ Nam ra Bắc được. Đã có bài em nói rõ về vấn đề này.

    Chỉ có những thuyền nhỏ chèo bằng tay mới có thể bơi ngược gió. Bên Tây với thuyền buồm lớn và la bàn phát triển có thể đi ngược gió 45 độ. Sau đó đi zích zắc để đi ngược gió. Nhưng đó là tuyệt kỹ của dân Tây, dân Ta chắc không biết chiêu đó.

    Mà với những đội thuyển ít ỏi chèo tay thì khó có khả năng tạo đột biến trên chiến trường. Dù có móc lốp tốt tới mức nào.

    Vậy lực lượng thủy binh xuất hiện tương đối lớn tới mức dọa được TSN ở đâu ra.

    Bài dưới đây của Việt kiều có giải thích từ các dữ liệu bên TQ là do lực lượng cướp biển theo nhà Tây Sơn. Họ không từ Nam ra mà đã ở sẵn ở Vịnh BB hay miền Nam TQ rồi. Thông tin này giải thích được có lực hượng hải quân nhà Tây Sơn xuất hiện vào mùa đông năm Kỷ Dậu và tên tuổi vô danh của các đô đốc.

    Mặc dù có nhiều ý kiến cũng là dạng ...suy luận đoán mò như em;-). Nhưng thông tin về đạo thủy quân trên là có giá trị. Còn những thông tin khác không bàn ở đây.

    Sau đây là bài của tác giả. Mời các cụ xem đường link. Các cụ nhớ cho em chỉ thích mỗi đoạn nói về hải chiến năm Kỷ Dậu thôi nhé, các đoạn khác thấy lằng nhằng thế nào ấy.
    "http://lmvn.com/truyen/?func=viewpost&id=aUdqBgK5Hc3NYu0OqJ9mClm0dMbm4oDN"
    macay3hoalongtrang thích bài này.
  3. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Bài này tớ đọc lâu lắm rồi!

    Tớ đã bảo cậu rồi, mặt trước bị vây, ngang hông bị xiên thì chỉ có chạy nhanh không chết mất xác, cánh quân đó cũng là 1 kiểu du binh Tây Sơn hay dùng thôi ( thời họ ra bắc đánh họ Trịnh, cũng chia ra thành nhiều toán tầm 8 90 người đi cướp chính quyền khắp nơi đấy! ) Mạn thuỷ quân Tây Sơn đánh hình như chỉ có quân của Lê Chiêu Thống, không có quân Thanh, còn nếu nâng cao quan điểm về cái sự "quan chọng" của cánh quân này chắc cánh quân vòng lên đốt 18 kho lương của quân Thanh nó còn xếp trên 1 bậc!
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bên bờ bắc sông Hồng có tới một nửa quân số của Tôn Sỹ Nghị nhé. Số lượng khủng khiếp dù là bất cứ nguồn nào tranh cãi nhau về quân số nhà Thanh.

    Vậy tại sao TSN đã qua sông, đã cắt cầu rồi mà vẫn sợ chạy mất mật khi chỉ có một nhúm lính đối phương móc lốp thế.

    Và chiến trận không diễn ra có 1 buổi sáng. Nó kéo dài từ 28 tết thì phải đến tận mùng 5 tết. Thời gian đó quá đủ để quân Thanh bố trí thế trận nhé.
  5. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Thường thì quân ở bờ nam sẽ nhiều hơn, phía bắc số lượng phu phen sẽ làm giảm chất lượng quân giặc thôi. Cánh quân Tây Sơn phụ trách móc lốp đó ko phải 1 nhúm đâu, chắc cũng cỡ 1 vạn, mà nó nhổ sạch kho lương của giặc thì chứng tỏ cánh quân đó rất có thực lực!

    Khi thua trận tan tành như thế thì chạy búa xua thế là hợp lý, nếu cánh thủy quân có đuổi kịp thì tác dụng truy kích là có chứ không thể là sức ép chính cho Nghị bỏ chạy được!

    Cung cách cầm quân của Nghị trong 5 ngày ít được ghi lại, hoặc ghi lại mà mình ko rõ, nhưng chắc chắn là có tính toán chứ không phải ngồi không rồi cong đít chạy như mấy sử gia bôi bác đâu!
  6. NicoLaRigoni

    NicoLaRigoni Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    131
    cho nên mới nói địa hình Việt Nam vô củng hiểm trở
  7. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    http://www.hayhaytv.vn/xem-phim/phi...urrents-dai-thuy-chien-hd-31303236366E61.html
    Bộ phim này xem xong lên wiki thấy nó bám khá sát theo kịch bản wiki, mấy anh Nhật ảo vậy sao, làm 1 đống hỏa mai mà chú ý gì đến pháo lơn :)):)):)):)):))
    Em có 1 thắc mắc ko hề nhẹ là súng hỏa mai sao bọn Nhật toàn gếch 45 độ mà tỉa vậy, đạn hỏa mai em tưởng chỉ tác dụng khi bắn thẳng thôi chứ nhở :(:(
  8. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    Tôn Sỹ Nghị bỏ chạy mặc dù Đồn Ngọc Hồi án ngữ đại quân của Nguyễn Huệ trước mặt chưa bị phá theo tôi vì những nguyên nhân sau:
    Tôn Sỹ Nghị bất ngờ khi đồn Khương Thượng bị Đô Đốc Long phá và xiên ngang vào điểm trọng yếu trong khi đại quân Tây Sơn ở trước mặt nên ông ta lo rằng cánh quân của Đô đốc Long mới là quân chủ lực còn cánh quân của Nguyễn Huệ mới là hư trương thanh thế.
    đề đốc vân quý là Ô Đại Kinh theo nhiệm vụ thì phòng thủ Sơn Tây và nếu Thăng Long có biến thì đem quân ứng cứu nhưng Ô Đại Kinh không cứu mà bỏ chạy trước khiến cho Tôn Sỹ Nghị càng hoang mang cực độ.
    số quân Thanh trong trận này ít hơn nhiều so với con số 20-29 vạn mà sử ta đã nêu có thể là nằm trong khoảng 40 ngàn quân và mục đích và ý chí quyết tâm chiếm Đại Việt của nhà Thanh không rõ ràng. Bằng chứng là sau khi thua sạch quân, Tôn Sỹ Nghị chạy về nước nhưng không bị trách phạt hay giáng chức mà được phong là nhất đẳng mưu dũng công, là quân cơ đại thần và đảm nhận chức vụ Binh bộ thượng thư. Điều này khác hoàn toàn với số phận của bọn Mã Kỳ Phương Chính Vương Thông mã Anh nhà Minh sau khi thua trận trong cuộc chiến Lam Sơn chạy về nước đã bị cách chức tịch thu gia sản và tống giam vào ngục
    halosun thích bài này.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Về quân số TSN mang sang thì đã bàn nát nước cách đây vài chục trang rồi. Có vài điểm khách quan chuẩn thế giới để ta đánh giá:
    - Bên thua trận không bao giờ nói thật. Đặc biệt là quân số. Bao giờ cũng đổ cho quân thắng có quân số vượt trội. Chiến thuật ngu nhưng đơn giản "biển người". Các sổ sách báo cáo đều có thể làm đẹp lại theo chiều hướng ấy. Giữa thế kỷ 21 công nghệ số mà các đạo quân "người xanh lịch sự" của Nga mà không ai biết xuất xứ từ đâu nữa là việc trả lương của lính thời nhà Thanh.
    - Bên thắng trận có xu hướng nói thật về quân số đối phương. Nhưng trong thống kê luôn tính tổng số nhân lực chứ không phân chia lính chiến với lính hậu cần. Với khả năng thời phong kiến thì cứ 1 lính chiến 2 lính hậu cần. Đại khái lính chiến chất lượng cao nhà Thanh khoảng 10 vạn, lính hậu cần 20 vạn. Lưu ý luôn với các cụ lính hậu cần nhà Thanh cũng là "dân quân" ở các làng và phu mỏ. Về quân sự được học đâm chém cơ bản, chỉ là chưa tập trận đánh lớn thôi. Đặc biệt toàn là trai tráng khỏe mạnh "đầu gấu xóm" cả. Về chất lượng đánh nhau cũng không kém gì dân mới tuyển trên đường của Tây Sơn nếu không muốn nói là hơn. Vũ khí cũng không thiếu, còn xịn hơn nhiều nông dân nghèo ta đi nhập hội. Kỷ luật quân sự thì hơn hẳn. Đế quốc thời nào cũng vậy rồi.
    Quan trọng nhất là khi dàn quân đánh trận, số lượng nhiều luôn có lợi. Dù lính không được tập nhiều thì cứ đơn giản là xông lên chém bừa. Quân nông dân mới tuyển trên đường cũng được Nguyễn Huệ sử dụng ở trung quân như vậy.
    - Giải thích của bác về bất ngờ ở đồn Khương Thượng theo tôi chưa thuyết phục. Theo nhiều nguồn thì trận đánh đồn KT kéo dài cả ngày. Theo nguồn ngắn nhất là Hoàng Lê NTC thì cũng nửa ngày. Sau đồn đó còn cả thành Thăng Long to vật án ngữ rồi mới đến đại bản doanh TSN ở bờ Nam sông Hồng.
    Quan trọng nhất là vật chướng ngại nước lớn - Sông Hồng. Tác chiến hiện đại thế kỷ 21 nhưng dòng sông luôn là chướng ngại vật ghê gớm của bên tiến công. Theo lý thì chỉ cần qua sông là TSN có thể ung dung đi về nếu không muốn đánh nhau. Dù chỉ còn vài vạn quân còm. Còn đúng lý thì TSN phải dựa vào Sông Hồng để bảo trợ cho Lê Chiêu Thống lập nước riêng. Chia đôi quốc gia Nam Bắc như thời Trịnh Mạc.
    Nhưng tại sao TSN lại chạy như ma đuổi. Còn không dám đi đường chính, nơi đã chuẩn bị sẵn hàng chục kho trạm có trang bị và lương thảo đầy đủ cho cả đạo quân nếu phải rút về. Phải chạy đường núi rơi cả ấn kiếm. Nếu như không phải là có một đạo quân móc lốp hùng hậu - hay giả vờ hùng hậu cắt đường sao.
    - Việc TSN về không bị đi tù mà vẫn giữ chức cao thì có nhiều nguyên nhân. Một là TSN chịu khó chạy chọt đút lót. Sử có nói Hòa Thân thấy TSN mang cả hòn ngọc to như cái bàn cướp được ở nước ta đi đút lót Càn Long. Hai là Càn Long già rồi, việc thừa nhận thất bại là điều sỉ nhục. Và quan hệ ngoại giao khôn khéo của ta sau chiến thắng Kỷ Dậu cho phép nhà Thanh bưng bít thất bại thành chiến thắng. Sử công khai ai cũng biết về hình thức vua QT sang chầu Càn Long nhân dịp thượng thọ. Mà đã chiến thắng thì không lẽ đi bỏ tù đại tướng. Phải phong ông ta chức gì đó to to nhưng không có thực quyền để đẹp mặt chứ. Cái chức binh bộ thượng thư hữu danh vô thực làm sao kiếm ăn bằng Tổng đốc Lưỡng Quảng.
    OnlySilverMoon thích bài này.
  10. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Các nguồn nói quân số nhà Thanh mang sang có vài vạn (4 đến 5 vạn) hình như không học sử. Tổng đốc Lưỡng Quảng và tổng đốc Vân Quý. Vậy là 3 tỉnh, mỗi tỉnh có diện tích và dân số to gấp đôi nước ta bây giờ chứ đừng nói miền Bắc. Nhà Thanh thì không bị nạn binh đao, về kinh tế thời Càn Long được gọi là thịnh trị. Nghĩa là không có dịch bệnh mất mùa đói kém, dân không bị chết đói chết dịch hàng loạt. Dân số không thể nói là ít được, tương ứng với số lính có thể huy động. Ta so sánh với nước ta thời đó. Miền Bắc vừa trải qua dịch bệnh, dân số chết đói hơi bị nhiều. Miền Trung với miền Nam chiến tranh liên miên. Đến mức dân không buồn đánh nhau nữa. Ai mạnh thì lên nắm chính quyền dù chỉ có một nhúm quân như lúc Nguyễn Huệ ra bắc lần đầu. Sau đó quân Tây Sơn cai trị miền Bắc chỉ với quân số 1 vạn (nhiều quá thì hóa ra số lượng 4 vạn quân Thanh tiên sinh A lú đưa ra là trò cười à). Túm lại quân số huy động để đánh nhau cạn kiệt tới mức báo động. Nhưng các bên tham chiến vẫn có thể huy động hơn chục vạn quân. Vậy số quân Thanh phải là bao nhiêu.

Chia sẻ trang này