1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử quân sự Việt Nam, các bác vào đây chiến tiếp nhé.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi meo-u, 09/12/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Cái dớp của Hollywood là mấy phim nào có á - phi làm nv chính đa số là fail hết, nhất là mấy phim hành động, lịch sử (Exodus mới đây làm về Ai Cập mà nguyên dàn main-sub toàn da trắng). Vì thế nên ít khi nó làm lắm, không khả thi, mà với tầm của phim này bỏ nhõn 30tr USD thì chả Hollywood nào nó nhận đâu ợ.
  2. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Cho xin cái nguồn thông tin với, chuyện này trước giờ tôi chưa biết đấy!
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Tống Dẹp các khê-động

    Bấy giờ, Quì còn lo việc chinh-phục lại miền khê-động và củng-cố các nơi căn-cứ ở Ung-châu. Ngày 19 tháng 4 (G. Th, DL 24-5, TB 274/8b), Quì sai tướng coi đạo quân hữu-đệ-nhất, là Lý Thật, đưa quân đi trước, xuống đóng tạm ở thành Ung, tuy rằng thành ấy bấy giờ chưa xây lại xong. Nhiệm-vụ Thật là phòng-bị quân Lý trở lại đánh Ung-châu, và giúp-đỡ các khê-động dọc biên-thùy (1-5, B. Th ; TB 275/1a).

    Quì lại sai Đào Bật và Khúc Trân mang các bằng-sắc vào các khê-động để chiêu-hàng các tù-trưởng.

    Đào Bật là một văn quan (5) có mưu-trí. Tới đạo Tả-giang, rồi được bổ coi Ung-châu. Bấy giờ, Ung-châu vừa mới bị phá, dân sống-sót còn trốn trong các động núi, chưa giám về nhà. Đào Bật một mình một ngựa, đem theo chỉ hơn trăm người, đi sâu vào khê-động. Trước hết, Bật tới Tả-giang, chiêu-dụ thổ-dân. Dân thấy thế, mới giám về làm ăn. Nhân đó, Bật điểm được 27.000 đinh-tráng. Bật mộ đinh-tráng ấy, chia làm ba hạng, lấy 20.000 người giao cho các tướng dùng. Phàm các việc vặt như giã gạo, mở đường, đẩy xe, đều dùng dân các động (TB 275/7b)

    Các tù-trưởng khê-động, thuộc Ung-châu trước đó đã theo ta. Nay nghe quân ta đã rút, và thấy quân Tống kéo tới, thì lần-lượt bỏ ta theo Tống : như tụi Nùng Quang-Lâm (1-5, B. Th), Nùng Thịnh-Đức, giữ cửa ải ở động Hạ-lôi (9-5, G. Ty, TB 275/5b), đều hàng Tống từ tháng năm. Cho đến Lưu Kỷ, thủ-lĩnh Quảng-nguyên, Tống cũng muốn dụ. Tống tin rằng Kỷ có lòng muốn hàng Tống, nhưng sợ vua Lý nên không giám làm. Vì vậy Tống định cách trừ-khử hay cám-dỗ Kỷ. (8-5, Q. Ho ; TB 275/5a)

    Khúc Chẩn là một võ-tướng có mưu-lược, được sai đi cùng hàng-tướng Nùng Tông-Đán tới đạo Hữu-giang.

    Nùng Tông-Đán, thủ-lĩnh động Lôi-hỏa, Vật-dương, Vật-ác, có lẽ vừa theo ta đánh Ung-châu, nay lại qui-thuận Tống (VII/2 và cth 5). Y được bổ chức đô-giám Quế-châu. Nhưng các con Tông-Đán vẫn theo Lưu Kỷ. Ngày mồng 3 tháng 6, ti tuyên-phủ nói đã sai Nùng Tôn-Đán tới Hữu-giang, kiểm-điểm đinh-tráng, để dự-bị đánh Lưu Kỷ, và đã sai phó-tướng đội quân tả-đệ-nhị, là Khúc Trân (IX/6), đoàn-kết và huấn-luyện các đinh-tráng ấy. Vua Tống hạ chiếu nói rằng : ” Tuy Tông-Đán đã hiệu thuận và là dũng-mãnh, nhưng các con y còn theo Lưu Kỷ. Ta sợ y có ý theo Kỷ nốt. Vậy nên chọn các viên-chức có mưu-lược theo Tông-Đán. Còn việc Khúc Chẩn quản hạt, thì phải cấp lương-tiền cho đủ. Nếu có thủ-lĩnh động nào có ý làm phản, phải lấy quân-pháp mà trừng trị ” (TB 276/1b)

    Quì và Tiết ra sức chiêu-dụ man-dân. Chúng dùng lợi, dùng uy, dùng những kẻ thân-thuộc các tù-trưởng mà nhử. Có khi lại phao tin rằng kẻ nầy đã hàng, để dụ kẻ kia. Dần-dần thế-lực quân Tống ăn sâu vào các động ở trên đất ta. Các tướng ta như Hoàng Kim-Mãn và Sầm Khánh-Tân, coi Môn-châu, cũng ngầm hẹn qui-hàng (5-7, K. Vi, DL 5-8 ; TB 277/1a theo M.C Quách Quì).

    Nhưng ở sâu trong đất Tống, cũng còn một vài động không chịu theo. Như ở Hữu-giang, tụi thủ-lĩnh Thiệu-châu là Dương Tiên-Tiềm và Tiên-Hàm đều nói rằng nếu quân Tống tới đó thì chúng đánh lại. Muốn cho khỏi chậm việc tiến quân, và muốn tránh sự chúng vì bị áp-bức quá sẽ giao-kết với Giao-chỉ rồi đe dọa vùng Tương Đàm, vua Tống bảo : ” Nên để yên chúng (8-6, N. Th, TB 276/8a) ; nếu chúng có phản thì mới đánh (17-6, T. Su ; TB 276/10a) ; chứ đừng lưu đại-quân lại đó, kẻo chậm việc nam-thảo ”

    Trận Quảng-nguyên quân Tống bắt Lưu Kỷ

    Đầu tháng 10, đại quân Tống đóng ở Tư-minh (Ninh-minh ngày nay). Tư-minh, thuộc trại Vĩnh-bình, là trung-tâm-điểm để đi các cửa ải vào những châu Quảng-nguyên, Môn, Tô-mậu, và huyện Quang-lang. Quân Tống ở đó bảy mươi ngày. Quách Quì theo lệnh của tể-tướng mới, là Ngô Sung, đóng hành-doanh ở Bằng-tường (cạnh Tư-minh), đợi xem nên hành-động làm sao (TB 279/11a).

    Quì nói : “Quảng-nguyên là cổ họng của Giao-chỉ. Có binh-giáp mạnh đóng giữ đó. Nếu ta không đánh lấy trước, thì sau khi ta đi sâu vào đất chúng, quân ta sẽ bị đánh cả mặt trước và mặt sau. Lưu Kỷ đóng ở đó, là quan-sát-sứ của giặc, mà lại là chủ-mưu sự cướp Ung-châu. Nếu ta không bắt được nó, thì thanh-thế ta không thể nổi dậy”. (MC Quách Quì, theo TB 279/11a)

    Trước đó, Tống đã dụ Lưu Kỷ hàng (X/3) nhưng không được. Quách Quì sai viên phó-đô-tổng-quản Yên Đạt đem quân qua trại Thái-bình, vào châu Quảng-nguyên (TB 279/11a).

    Yên Đạt là một vũ tướng đã lập được nhiều công ở Diên-châu, trong khi đánh Hạ. Lúc y vào bái-từ để theo Quách Quì xuống miền nam, vua Tống Thần-tông có dặn : “Khanh, danh-vị đã cao, bất-tất phải tự mình xông-pha tên đạn. Khanh chỉ nên khuyến-khích tướng-sĩ mà thôi”. Đạt cuối đầu cảm-tạ và tâu : “Tôi nhờ uy vua đi dẹp giặc. Tuy chết cũng không sợ ” (TS 349)

    Lúc được lệnh vào Quảng-nguyên, Yên Đạt đem theo một tướng giỏi, tên là Tu Kỷ giúp mình (TB 284/4a). Đường vào Quảng-nguyên hiểm-trở, nhưng quân Tống đông. Lưu Kỷ sai quân cự-chiến. Dân-gian họp nhau chống lại. Vùng bắc Quảng-nguyên, có Hoàng Lục-Phẫn ngăn được quân Tống, không để chúng cướp phá động mình. Nay còn có đền thờ y ở làng quán là làng Lũng-định, ở phía bắc phủ Trùng-khánh (ĐNNTC). Quân Lưu Kỷ cũng chống-cự rất hăng, làm cho tiền quân Yên Đạt lâm nguy. Đạt muốn đem quân cứu. Một tiểu-tướng hầu gần thưa rằng : “Tướng-công nên tính đến việc mình trước, rồi sẽ tiến quân”. Đạt trả lời “Quân ta đánh đã lâm-nguy. Ta há có lòng nào lo tự bảo-toàn sao !”. Rồi hạ lệnh rằng : “Ai bàn đóng doanh lại không tiến quân thì sẽ bị chém.” Đạt liền đem đại-quân tới cứu. Quân sĩ Tống bị vây, thấy vậy đều phấn-khởi. Chúng kêu to lên rằng : “Quan thái-úy đã tới ! “. Quân Lưu Kỷ bèn giải vây và lui. (TS 349)

    Yên Đạt biết cơ khó lòng bắt được Lưu Kỷ, bèn định dùng mưu căÙt vây-cánh của y. Đạt phao tin rằng Lưu Kỷ đã nhận lời theo Tống và hẹn ba ngày nữa sẽ ra hàng. Các khê-động tưởng thật, đều theo Tống. Lưu Kỷ sợ thế cô-lập. Ba ngày sau cũng đem gia-thuộc và các động-trưởng ra hàng. Ấy là ngày Bính-tuất mồng 4 tháng 12 (DL 1-1-1077; TS 15). Quì bắt được 5.000 quân của Kỷ và cứu được 3.000 quân bị Kỷ bắt trước đó (Theo lời tâu ngày 4-12, B. Tu, DL 1-1-1077; TB 279/11a). Đạt lại thu được một vạn hộc lương và dân các động cung-nạp thêm 20 vạn hộc. Thế là đỡ cho Tống được 10 ngày lương (TB 283/16b). Yên Đạt sai đốt phá các động để phòng sự quân ta tập kích (MKBĐ).

    Ti chiêu-thảo báo về, vua Tống hạ chiếu rằng : “Nếu vì đại-binh tới gần cõi, cho nên Lưu Kỷ bất-đắc-dĩ mới hàng, thì hãy đem Lưu Kỷ và gia-quyến về kinh-đô ” (4-12, B. Tu, DL 1-1-1077; TB 279/11a).

    Bảy ngày sau, các tì-tướng, như Nùng Sĩ-Trung và Lư Báo thủ-lĩnh động Bát-tế ở châu Cổ-nông cũng ra hàng, rồi cũng bị đem về Biện-kinh cả (Theo lời tâu 11-12, Q. Ti, DL 8-1-1077; TB 279/11a).

    Yên Đạt đem quân vào sau đến đâu? Châu Quảng-nguyên là tỉnh Cao-bằng ngày nay. Cổ-tích trong vùng có thành Na-lữ, cách tỉnh-lị chừng hơn 10 cây-số về phía tây-bắc. Theo sách Bắc-thành địa-chỉ, thành ấy do Trương Hương làm tiết-độ-sứ đời Đường đắp lên, rồi sau Nùng Tồn-Phúc cũng ở đó. Có lẽ Lưu Kỷ cũng đóng quân ở đó chăng, và Yên Đạt đã đem quân tới gần Na-lữ.

    Vậy, đầu tháng chạp, Quảng-nguyên đã mất. Ý Triệu Tiết là sau khi lấy được Quảng-nguyên, bảo Yên Đạt theo đường tắt xuống Thăng-long, tức là đường qua Bắc-cạn, Thái-nguyên ngày nay. Tiết nói rằng : “Đường tắt từ Quảng-nguyên đến Giao-châu (Thăng-long) chỉ 12 trạm. Theo đường ấy rất tiện-lợi. Ta nên xuất-kỳ bất-ý, đem quân đi đường ấy mà đánh úp. Như thế, vừa bằng sông, vừa bằng bộ, ba đường tiến đánh, thế giặc phải chia. Chắc ta sẽ thắng ” (TS 332 và TB 279/21b). Ba đường nói trên, có lẽ là đường Quảng-nguyên, đường Lạng-châu và đường thủy từ Bạch-đằng vào.

    Quách Quì không bằng lòng kế ấy,và bảo Yên Đạt khi đánh xong Quảng-nguyên, phải trở lại trại Vĩnh-bình, hội với đại-binh ở vùng Tư-minh, Bằng-tường. Yên Đạt bèn đúng lời hẹn, bỏ Quảng-nguyên và rút quân về phía đông.

    Nhưng bấy giờ còn chừng một vạn quân ta đóng ở động Hạ-liên và Cổ-lộng. Hai châu này ở phía nam Quảng-nguyên, trên đường Cao-bằng, Thái-nguyên ngày nay. Hạ-liên là đất Ngân-sơn (8).

    Trong khi lui quân, Yên Đạt sợ bị quân ta đánh úp. Bèn sai Khúc Chẩn quản 3.000 quân kỵ đóng lại, dương-ngôn rằng sắp qua các động ấy để vào đánh lấy Thăng-long. Đạt lại tha tù-binh, quê ở các châu ấy, để chúng về kể truyền tin bịa ấy. Vì thế, quân ta không dám động, chỉ ở lại giữ thế thủ mà thôi (TB 279/22a).

    Yên Đạt rút quân được vô sự. Còn Khúc Chẩn ở lại sau.

    Trận biên-thùy : Thân Cảnh Phúc lui vào rừng đánh du kích (ko thấy chép bị Tống giết)

    Đại-quân Tống bấy giờ ở vùng Tư-minh, Bằng-tường, phía bắc châu Quang-lang thuộc nước ta.

    Ngày 11 tháng 12 (Q. Ti, DL 8-1-1077) Quách Quì đem quân qua biên-giới (Hội-yếu và TB 279/11a). Đại-quân chắc theo đường qua cửa ải Nam-quan và tiến về ải Chi-lăng, tức là đường Hà-nội Nam-quan ngày nay.

    Mặt tây, Khúc Chẩn rời bỏ Quảng-nguyên, tiến quân sang đông-nam, lấy Môn-châu (TB 279/11a) một cách dễ-dàng, vì các tướng giữ vùng ấy là Hoàng Kim-Mãn và Sầm Khánh-Tân đã ngấm ngầm thông với Tống từ trước (9).

    Mặt đông, quân ở các châu Lộc, Tư-lăng tiến vào châu Tô-mậu. Viên châu-mục là Vi Thủ-An, đã bị viên chúa trại Vĩnh-bình là Dương Nguyên-Khanh dụ trước. Cho nên quân Tống chiếm Tô-mậu dễ-dàng (TB 281/8a).

    Mặt giữa, quân tiền-phong vượt núi ở phía nam sông Ô-bì, tiến tới huyện Quang-lang. Ngày nay phía nam tỉnh Lạng-sơn, còn có làng Quang-lang trên đường thiên-lý, phía nam Ôn-châu. Chắc rằng đời Lý, huyện-lỵ Quang-lang đóng tại đó. Từ phía bắc xuống đó, phải qua nhiều đèo ải, như đèo Kháo-Mẹ, Kháo-Con, rồi qua làng Nhân-lý, ở bên cạnh Làng-giai hay Đồng-mỏ. Đời Lê, Nhân-lý là một trạm lớn, và đèo Kháo-Mẹ, Kháo-Con là hiểm nhất trên đường này.

    Các sách và sử Tống đều nói rằng quân Quách Quì đánh bại quân Lý ở ải Quyết-lý, rồi thừa-thắng lấy huyện Quang-lang. Sách MKBĐ lại nói rõ rằng : Quách Quì phá ải Quyết-lý ở huyện Quang-lang. Xem đó, ta có thể đoán rằng ải Quyết-lý tức là Nhân-lý ngày nay, nó ở về phía bắc Quang-lang, cách chừng 15 cây-số.

    Vậy Quách Quì sai quân tiến tới huyện Quang-lang. Quân Lý chặn ở ải Quyết-lý. Đó là tiền-quân của phò-mã Thân Cảnh-Phúc. Quân Lý đem voi chống lại. Quì sai Yên Đạt (TB 284/4a), Trương Thế-Cự tiến đánh (TB 279/11a). Tu Kỷ đi tiên phong, Tu Kỷ đưa quân đi lén tới, giết được 66 quân ta (TB 284/4a). Nhưng bị voi cản đường, quân Tống không thể tiến. Quì sai quân cung-tiễn-thủ lấy nỏ bắn vào voi. Lại sai lấy mã-tấu chém vòi voi. Voi sợ, quay chạy, dẫm xéo lên quân Lý. Quân Lý tan vỡ. Quyết-lý mất. Quân Tống tràn đến huyện Quang-lang. (TB 279/12b)

    Sách Quế-hải-chí (theo lời SK, nhưng sách QHNHC không chép) kể chuyện rằng : “Viên tri-châu Quang-lang là phò-mã, bị thua, bèn trốn vào trong bụi cỏ. Thấy quân Tống đi lẻ-loi thì ra giết chết, hoặc bắt về chặt ra mà ăn. Người ta cho là một vị thiên-thần “. Phò-mã nầy chắc chính là Thân Cảnh-Phúc coi châu Lạng. Vậy sau trận Quyết-lý, Cảnh-Phúc rút lui vào rừng động Giáp, rồi du-kích hậu-phương quân Tống. Rình lúc bất-ngờ, đánh úp quân địch làm chúng rất sợ-hãi.

    Tuy Cảnh-Phúc không những không theo gương các thủ-lĩnh các châu khác qui-hàng giặc, mà còn đổi thế thủ ra thế-công bằng du-kích, nhưng thế cũng không ngăn nổi đại-quân Tống đang ồ-ạt băng ngàn, tràn xuống miền nam. Các phủ Lạng-châu và Phú-lương đang sắp qua những ngày quyết-liệt.

    Sách Lý Thường Kiệt - Hoàng Xuân Hãn
    live_love_vn, OnlySilverMoonhk111333 thích bài này.
  4. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    Thân Cảnh Phúc hy sinh trong một trận chiến ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Hiện nay ở vùng này vẫn còn rất nhiều đền thời vị phò mã áo chàm này
  5. MafiaMichelHung

    MafiaMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    93
    nói chung đánh qua đất khựa là tư tưởng tiến bộ còn thắng hay bại là chuyện thường của nhà binh=))=))=))
  6. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    đánh qua đất Trung Quốc ngoài Lý Thường Kiệt ra còn có Nùng Trí Cao và Phạm Tử Nghi. Với lại đánh qua Trung Quốc chỉ được tiếng chứ không lấn được miếng đất nào. Sao bằng chúa Nguyễn mở cõi xuống Phương nam đánh đến đâu thu đất về đến đó nhờ đó mà cả miền nam trù phú giờ mới về tay ta
  7. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Anh phán đến đâu là tôi thấy tù tội đến đấy, dù anh hiểu biết thì có nhưng tư duy thì tồi ko mê được!
    Mục đích chiến dịch là đánh tan phương tiện chiến tranh phục vụ cho cuộc xâm lược nước ta của giặc. Phá được thành, đốt được lương thực. Thế là mục tiêu hoàn thành rồi! Ngày đấy nước mình nhỏ bằng cái lỗ mũi mày bày đặt đi tranh chiếm đất đai với Tàu thì kể ra cũng hài hước! :)):)):)):))
  8. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Về thời Lý, có thể đến cả Trần Lê, thực ra những vùng biên giới vẫn gần như là những vùng tự trị, chính quyền trung ương quản địa bàn rất nhỏ. Thế nên chuyện các tù trưởng ko có lập trường là chuyện bình thường!
    Điều mình phân vân là đường hướng chiến tranh của Lý Thường Kiệt, chọn Như Nguyệt là điểm quyết chiến mang tính chiến lược liệu có phải là tối ưu không nhỉ? [-([-(
    Vì nhưng tù trưởng ở trên thân cô thế cô, lại bị dụ dỗ hoặc bao vây kịch liệt thì kiểu gì mà chả hàng. Nếu có biện pháp hữu hiệu hơn với các động biên giới thì mọi chuyện có khi đã khác!
  9. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    đó là do anh không biết chứ không phải là ta chưa từng tranh chiếm đất đai của Tàu. Thời Lê Thái Tổ lên ngôi sau khi đánh đuổi được giặc Minh ông đã thu nhận 4 động trước kia thuộc lảnh thổ nhà Tống và nhà Nguyên 4 động là Tư Lẫm, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù. bốn động nêu trên đều thuộc trấn Như Tích vốn là đất Trung Hoa ít nhất từ đời Tống. Trấn này nằm cách Khâm Châu (Quảng Đông) 160 dặm về phía Tây và cách Châu Vĩnh An của Đại Việt 20 dặm. Đây là một vùng núi cao, địa thế hiểm trở. Đầu đời Tống các động này dã đặt các chức động trưởng để trông coi và sang đời Minh, niên hiệu Hồng Vũ năm đầu (1368), vua Minh lại đặt chức Tuần Ti ở Như Tích để thống lĩnh các động này một cách chặt chẽ hơn. Như đã trình bày về hai châu Quy, Thuận, các động trưởng dọc biên giới Việt –Trung thường tuỳ theo tình hình thực tế mà thay đổi thái độ thần phục đối với Trung Hoa hoặc Đại Việt.
    chỉ đến triều Mạc Đăng Dung vì cần sự hòa hiếu và ổn định tình hình trong nước mà vua Mạc đã đồng ý trả lại 4 động này cho nhà Minh. Hành động này bị các sử gia triều Lê phê phán là cắt đất tổ tiên dâng cho giặc.
    tôi nói ra chẳng phải mục tiêu tranh luận gì với anh. Tôi chỉ muốn nói đánh sang Trung Quốc chỉ được tiếng mà thôi chứ không có lấn được miếng đất nào. Mà việc lấn đất này là không cần thiết và không có giá trị về kinh tế lắm. Mà trừ việc cụ Lý sang đánh phá khâm Châu và Ung Châu là mục đích ngăn chiến tranh còn hai hành động đánh Tống của Nùng Trí Cao và đánh Minh của Phạm Tử Nghi không phục vụ gì cho Đại Việt. Nùng Trí Cao đánh là để lập quốc riêng chưa kể Nùng Trí Cao còn dâng hai châu Quy Hoá và Thuận An cho nhà Tống mãi sau không cách nào đòi được, còn Phạm Tử Nghi đánh là để đòi Mạc Chính Trung Đại Việt không được hưởng lợi gì mà còn suýt bị nhà Minh động minh về sau Phạm Tử Nghi bị nhà Lê giết
    Lần cập nhật cuối: 24/03/2015
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    4 Động Tư Lẫm, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù và 2 động Vật Dương và Ác là một số động quân Tống chiếm sau khi hòa với Nhà Lý rút binh về. Nhà Lý phải dùng ngoại giao, sai sứ sang đòi , phải mất 3,4 đời vua nhà Tống mới trả lại 2 động Vật Dương và Ác vẫn ko trả 4 động kể trên. Triều Lê ta dùng uy chiêu dụ dc 4 động, nhà Minh làm ngơ, sang thời nhà Mạc , Mạc Đăng Dung dân biểu xin hàng lại xin cắt 4 động đó trả về Trung Quốc
    OnlySilverMoon thích bài này.

Chia sẻ trang này