1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử quân sự Việt Nam, các bác vào đây chiến tiếp nhé.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi meo-u, 09/12/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Câu Ánh nói trích ở quyển sử nào đấy, chắc sử triều Nguyễn à?
    Khả năng Ánh nhận định ra tình hình trận Rạch Gầm Xoài Mút trước khi Tây Sơn tập kích là có thể lắm. Ánh đánh trận toàn thua Tây Sơn băng những trận đánh vỗ mặt thì phải, hình như chưa bị phục kích bao giờ!
    Nếu Xiêm mà quyết ăn thua với Đại Việt thì Chân Lạp kiểu gì chả cháy thành vạ lây, có khi đánh nhau chán mỗi thằng chia nửa Chân Lạp rồi ấy. Như thế là chả hay quớ =D>=D>
    BoTienSuThangNammeo-u thích bài này.
  2. maison2510

    maison2510 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2009
    Bài viết:
    667
    Đã được thích:
    583
    Em nghĩ Xiêm chưa bình định được Chân Lạp vì phải cạnh tranh với chúa Nguyễn. Giờ các chúa Nguyễn đã không còn đủ lực thì việc bình định Chân Lạp có lẽ không khó.
    Với lại, nếu Xiêm thắng trận đó, khả năng dồn quân để chiếm trọn miền Nam là cao, thay vì đánh Mã hoặc Miến như bác nói.
    Với lại, ý em hỏi là nếu Xiêm chiếm được đất miền Nam (không hẳn là tất cả mà là 1 vùng đất nào đó) thì Nguyễn Ánh sẽ đuổi Xiêm về bằng cách nào khi tiền hết, quân cũng không mạnh.
    BoTienSuThangNam thích bài này.
  3. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    cậu thử kể cho tôi có quyển sử nào sau thời Nguyễn Ánh mà không phải sử nhà Nguyễn?
    nếu cần thì kể ra một số thư của giáo sĩ cho nó khách quan.
    lúc ở bên Xiêm Nguyễn Ánh đã biết vua Xiêm chẳng thực lòng gì với ông ta vì thế ông ta phải tính đường binh cho mình:
    Bấy giờ vua Xiêm lại đãi vua An Nam cách lịch sự, cùng bảo giao nghĩa với nhau và quyết đánh quân Tây Sơn. Vua An Nam đã biết tỏ các đều ấy là chước bề ngoài, vì hai vua Xiêm chẳng thật lòng cứu giúp mình. Vậy vua An Nam ở trong Bang Cóc, mà tuy rằng, chẳng phải giam lại hai vua ở lịch sự bề ngoài, song chẳng khác chi như phải giam vì rằng có kẻ rình chực canh giữ luôn.
    Hai vua Xiêm ra dấu như thể có ý giữ lời đã hứa, mà sai nhiều binh sĩ sang đánh giặc cho yên mà chia ra hai toán: một toán đi bộ, một toán đi thuỷ. Cháu đồng tông hai vua ấy, tên Triều Cẩn, thì làm quan đại tướng quân cai các toán ấy. Vua An Nam thì cũng có quan tướng An Nam, tên là ông Thê( Châu Văn Tiếp) , vua đã tình cờ gặp trong thành Bang Cóc.

    Trong một lá thư gửi linh mục J. Liot ngày 25 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Ánh phải than rằng:
    “Nay thì binh Xiêm đại tứ lỗ lược (thả sức cướp bóc), dâm nhân phụ nữ (hãm hiếp đàn bà con gái), lược nhân tài vật (lấy của cải người ta), túng sát bất dung lão thiếu (giết bừa không kể già trẻ), vậy nên Tây tặc binh thế nhật thịnh, Xiêm binh thế nhật suy (cho nên thế quân giặc Tây càng lúc càng thịnh còn thế quân Xiêm mỗi lúc một suy)”
    như vậy Nguyễn Ánh biết trước không thể dựa vào đám quân Xiêm này và nận định thế nào tụi này cũng thua . ông ta lui quân trước khi Xiêm thua ở Rạch Gầm
    Tay Sơn tập kích rồi nhưng không phải tập kích Nguyễn Ánh mà là tập kích Tống Phúc Hiệp trong trận đầu tiên Nguyễn Huệ xuất quân. Tây Sơn giả bộ giảng hòa cho mời Hiệp đến bàn chuyện phong Hoàng tôn Dương xong thì bất ngờ tập kích
    Xiêm muốn bình định phía nam đại việt thì bắt buộc phải nuốt xong Chân lạp. Chuyện này đòi hỏi thời gian rất dài vì không dễ mà nuốt được hết đất người ta. Triều Nguyễn để bình định xong Chân Lap phải trãi từ Gia Long, Minh Mạng Thiệu Trị mà chưa sáp nhập được trọn Chân Lạp vào lãnh thổ được.
    Huống chi Xiêm còn bận đánh nhau với Miến Điện và mã Lai. Những trận này đều do đối phương gây chiến trước, để giử yên bờ cõi buộc Xiêm phải đóng quân chủ lực ở vùng biên giới này để giử đất mình trước khi nghĩ chuyện lấy đất của thiên hạ
    Lần cập nhật cuối: 15/04/2015
    BoTienSuThangNam, hk111333OnlySilverMoon thích bài này.
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Không có chuyện Việt chiếm nổi Cam. Vì Cam và Lào là vùng đệm giữa Việt và Thái. Lào xưa có 4 tiểu quốc thì 2 theo Việt, 2 dựa Thái mà tồn tại. Cam cũng thế.

    Lịch sử thì hơi loằng ngoằng. Miền Nam trước là một nước Đông Cam. Sau sáp nhập vào Việt. Còn Tây Cam tồn tại đến nay do đó là vùng đệm giữa Việt và Thái.

    Chỉ có thời Tây Sơn mới đủ sức nuốt cả Cam Lào. Có điều trời không cho Việt vì Nguyễn Huệ mất sớm.
    --- Gộp bài viết: 15/04/2015, Bài cũ từ: 15/04/2015 ---
    Miến Điện mới là kẻ thù truyền kiếp của Thái. Nói chung thời oánh nhau bằng vũ khí lạnh thì Miến luôn có ưu thế trước Thái. Bác cứ xem cái bản đồ thời giờ đất Miến có một dải bé tí phía Nam kéo dài mà Thái chẳng làm gì được là đủ biết.

    Thời Cam thịnh trị. Do dân Thái bị Miến đuổi phải dạt sang Cam, tiện thể thịt luôn cái đế quốc to vật Cam cổ xây Ăng co vát đấy thôi.
    BoTienSuThangNam thích bài này.
  5. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    đã bao giờ cậu nghĩ đến một điều: người dân sống dưới thời Tây Sơn hôm nay chiến tranh ngày mai chiến tranh, hôm nay bắt lính ngày mai bắt lính mà chiến tranh thì luôn cần tiền: thuế khóa lúc nào cũng phải nộp, chưa kể ly tán mất mát ruộng không cày được tình cảnh đó chắc là không dễ chịu. Chẳng thằng dân nào muốn chiến tranh cả.
    Huống chi Nguyễn Huệ ăn ở ra sao mà nhìn đâu cũng ra kẻ thù, nhìn đâu cũng ra đất cần chiếm. hết đòi đất Lưỡng Quảng của nhà Thanh lại thêm đất Gia Định của Ánh, hết tham vùng tây Cam mà lại mon men sang Lào và đòi tranh hùng với Xiêm. bây giờ ta nhìn đó là hay nhưng dân thời đó đối tượng trực tiếp của chiến tranh thì khổ không nói hết.
    Nhà Thanh thời Khang Hy hùng mạnh như vậy mà cuối đời KhangHy ngân khố chỉ còn vài triệu lạng bạc dân chúng đói khổ khắp nơi vì Khang Hy quá chú trọng vào các cuộc chiến: hết bình Tây tạng, Nội Mông lại bình Vân Nam Đài Loan lại chiến tranh với Nga và Triều tiên. Nếu Ung Chính không lên làm việc ngày 16 tiếng đến khi lao lực mà chết thì nhà Thanh đã sụp đổ lâu rồi.
    nếu chiếu qua thời Tây Sơn tình cảnh cũng thế thôi. Nguyễn Huệ mới chết Tây sơn đã loạn vì mầm mống nó đã có sẳn chẳng qua hào quang của những chiến thắng của Huệ che lấp đi mà thôi. Ánh từ chủ vùng đất Gia Định mà chỉ cần 10 năm sau Nguyễn Huệ chết làm chủ cả đất nước cho thấy Tây Sơn sụp đổ chỉ là chuyện tất yếu mà thôi. Cái gốc của nó là lòng dân đã lung lay rất nhiều rồi
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Thì em đã nói từ đầu roài. Do cơ chế nhà TS lỏng lẻo nên không biết cách cai trị, để dân khổ. Nhưng nói gì thì nói, do Nguyễn Huệ mất sớm nên TS mới sụp nhanh vậy. Thời gian quá ngắn ngủi không đủ để ổn định đất nước.

    Còn nói chuyện đánh nhau thì bên nào cũng kéo dài lê thê cả. Nguyễn Ánh cũng oánh nhau với thời gian ngang bằng nhà TS chứ có kém gì. Các cụ trường kỳ kháng chiến như Lê Lợi thì cũng thế.
    BoTienSuThangNam thích bài này.
  7. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    cụ Lê Lợi kháng chiến là chính nghĩa chống ngoại xâm nên dân theo. Nguyễn Ánh đánh tuy lâu nhưng Nguyễn Ánh có cả vùng phương nam trù phú làm hậu phương, dân có ruộng để cày cấy và vùng đất này sau khi Ánh làm chủ Gia Định thì dân không còn bị nạn chiến tranh ly tán nửa. Hơn nửa Ánh đánh theo kiểu giặc mùa. được mùa gió thì đánh hết mùa gió thì lui mà đánh trong 10 năm.
    vùng đất chủ của Huệ là vùng miền trung, vùng này ruộng ít và xấu lại thường bị thiên tai nên canh tác không nhiều, dân chúng đói khổ nhưng lại là vùng bắt lính chủ lực của Huệ nên dân càng thêm khổ. Vùng phiá bắc lòng người chưa quy phục vì đây là đất cũ của triều lê hơn nữa vùng này vừa trãi qua binh đao đói khổ thời lê Trịnh sau đó Tây Sơn đến rồi lại quân Thanh đến suốt ngày chiến tranh chỉ trong thời gian ngắn, sau đó Tây Sơn lại tập trung lực lượng và thuế khoá chuẩn bị công xuống Phương nam đánh Nguyễn Ánh nếu xong sẽ thêm những vùng đất mới như Chân lạp, lào, ... tham vọng của Huệ là không có điểm dừng
    những cuộc chiến này trừ cuộc chiến chống Thanh là có chính nghĩa dân còn theo, những cuộc chiến trước và sau đều là nội chiến, tính chất không còn chính nghĩa nửa, huống chi nó lại diễn ra quá nhiều và mật độ dày đặc gây tổn thương nguyên khí trầm trọng
    BoTienSuThangNamhk111333 thích bài này.
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Em đọc bài của cụ thì thấy 2 phe...chẳng khác gì nhau trong chuyện tuyển quân tuyển lương;-) hơn 10 năm ròng. Oánh nhau đương nhiên phải bắt lính thu thuế roài. Chỉ có điều do Nguyễn Huệ mất đi, bên Tây Sơn đấu đá nội bộ nên tự suy yếu thôi.
    BoTienSuThangNam thích bài này.
  9. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    Tây Sơn từ khi thành lập cho đến đạt dược đỉnh cao năm 1789 trong khoảng 13 năm xảy ra hàng trăm trận, càng về sau càng tăng dần và dồn dập. đặc biệt là những trận đánh vào Gia Định, đánh Xiêm, đánh chúa Trịnh và đánh quân Thanh Tây Sơn huy động từ vài vạn cho đến 10 vạn quân mà chỉ diễn ra trong khoảng mấy năm. Dân chúng nào chịu nổi? huống chi ruộng đất ở vùng miền trung không tốt và quá ít, dân chúng phải phiêu bạt khắp nơi kiếm ăn mà suốt ngày chiến tranh thì dân chúng không bất mãn mới lạ.
    Nguyễn Ánh lúc đầu quân không nhiều chỉ chừng vài nghìn quân.Điều cốt lõi quyết định thắng lợi của Nguyễn Ánh là ông ta có 1 miền nam trù phú làm căn cứ sau khi chiếm được Gia Định và xây dựng lực lượng từ đây. Ông ta không còn lo vấn đề thuế khóa và lương thực vì dân chúng làm ăn canh tác và trao đổi mua bán với Chân lạp Xiêm la và các tàu buôn phương tây để gây dựng lực lượng. Đây là điều khác biệt
    Tây Sơn đấu đá nội bộ ngay từ lúc đầu khi Huệ còn sống. Huệ không giải quyết được mâu thuẩn giữa mình và Nhạc. Trận quyết chiến giữa Huệ và Ánh ở Gia định tuy không diễn ra nhưng nếu diễn ra có thể Huệ nhân cơ hội đó mà lấy luôn đất của Nhạc thì mâu thuẩn còn trầm trọng nửa.
    sau khi Huệ mất, Tây Sơn chỉ đấu dá lúc đầu khi mâu thuẩn giửa Đắc Tuyên Văn Dũng và Diệu nhưng sau cái chết của Đắc Tuyên thì Dũng và Diệu hòa nhau Tây Sơn không còn mâu thuẩn nào đáng kể. vấn đề chính của tây Sơn là lòng dân bất mãn và phong kiến hóa quá nhanh và khủng khiếp. mấy ông tướng nông dân của tây Sơn khi có quyền lực trong tay, được hưởng giàu sang phú qúy thì đột nhiên chẳng còn hăng hái giết giặc lập công nửa.
    BoTienSuThangNamhk111333 thích bài này.
  10. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Mưa nhiều chả làm ăn được gì, đầu tư tiền làm ăn thì sập ko ngóc đầu lên được.
    Bác nào có file sách quyển sử ký Tư Mã Thiên trọn bộ của Trần Quang Đức dịch cho em xin nhé, nghều quá ứ có tiền mua. [-([-(
    BoTienSuThangNam thích bài này.

Chia sẻ trang này