1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Witness, 02/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Witness

    Witness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng

    có pác nào có quyển lịch sử F3 QK5 post lên cho cả nhà cùng thưởng thức nào
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Gần 500 trang, gõ hay scan lên cũng ốm đòn Thôi mời bác đọc 1 đoạn về F3 trong chiến tranh biên giới :
    http://www9.ttvnol.com/forum/gdqp/476742/trang-4.ttvn
  3. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Em có, nhưng có ai hướng dẫn cho em với, đánh vào word rồi past vào có được không?
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Được thế thì quá tốt. Hoặc không, bác tìm những thông tin quan trọng, hay dễ xem, dễ đọc như bản đồ, phụ lục, thống kê v.v... để post lên cũng là quá được.
  5. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử hình thành và chiến đấu của Sư đoàn 3 Sao Vàng
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1984
    Trước những thất bại liên tiếp của quân nguỵ (đánh nguyên văn), tháng 3 và 5 năm 1965 hai sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 1 và 3 Mỹ đổ bộ vào Đà nẵng, Chu lai, lữ đoàn 1, sư đoàn dù 101 đến Cam ranh. Tháng 9 sư đoàn ?okỵ binh không vận? đến An khê (Gia lai). Tháng 10 sư đoàn ?oMãnh Hổ? nam Triều tiên vào Quy nhơn. Lữ đoàn 1, sư đoàn ?oRồng xanh? đổ bộ vào Tuy hào. Cùng với quân lính, vũ khí khổng lồ cúng vào theo: 1200 máy bay, 600 pháo, 855 xe tăng, xe bọc thép.
    Việc Mỹ đổ bộ vào Khu 5 làm cho tình hình so sánh lực lượng ta-địch thay đổi, đặt ra cho Bộ Tư lệnh Quân khu phải có những trận đánh tập trung và phải có những đơn vị lớn hơn, các sư đoàn chủ lực, cơ động mới có thể đấp ứng được đồi hỏi của phong trào cách mạng.
    Tháng 8 năm 1965, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho Khu 5 phải cố gắng xây dựng chủ lực là chính...Thời gian này, tuyến vận tải chiến lược ở Quân khu 5 đã được củng cố và mở rộng. Con đường mòn chiến lược xuyên rừng, xuyên biển lần lượt đến các chiến trường. Mức độ chi viện các mặt của Miền Bắc cho Khu 5 tăng lên. Hai trung đoàn bộ binh 21 và 22, một số tiểu đoàn hoả lực cùng một khối lượng lớn vật chất kỹ thuật được bổ xung cho Khu 5 đâng trên đường vào. Ở các vùng giải phóng, sau khi quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam, gần 5000 thanh niên các tỉnh Bình định, Gia lai, Quảng ngãi đã xung phong nhập ngũ, hàng vạn tấn gạo, thực phẩm cung cấp cho các đơn vị chủ lực đã được dân công chuyển đến các kho trạm dự trữ trên căn cứ.
    Những điều kiện để hình thành các sư đoàn chủ lực của Khu 5 đã chín muồi.
    Ngày 9/8/1865, thường vụ Đảng uỷ Quân khu đã họp ra Nghị quyết thành lập các sư đoàn chủ lực:
    Sư đoàn 2 với hai trung đoàn bộ binh 1 và 21 cùng một số tiểu đoàn trực thuộc. Sư đoàn phụ trách chiến trường chính của Quân khu từ bắc Quẩng ngãi đến Quẩng nam.
    Sư đoàn 3 với ba trung đoàn bộ binh 2, 12, 22, một tiểu đoàn pháo cối, một tiểu đoàn cao xạ 12,7ly, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn thông tin và một đại đội trinh sát. Địa bàn hoạt động chủ yếu là nam Quảng ngãi và Bình định.
    Về quân sự, vùắng đàon 3 hoạt động, núi, đồng bằng ven biển xen kẽ, thuận tiện cho việc triển khai lực lượng, vừa có lợi thế công, vừa vững thế thủ. Nó còn là nơi tiếp giáp giữa quân khu 1 và 2 nguỵ, ta có thể tạo thế chia cắt chiến lược hết sức lợi hại. Đứng chân ở vùng địa bàn Bình định, nam Quảng ngãi, sư đoàn 3 cùng một lúc đảm nhiệm hai nhiệm vụ quan trọng: đánh vào phía sau quân địch và cô lập chúng khi ta tiến công Tây nguyên, tạo thế chia cắt chiến dịch khi ta tiến công đồng bằng ven biển. Sư đoàn còn là lực lượng cơ động của quân khu khi cuộc tiến công phát triển về phía nam. Đó là một địa bàn trọng điểm của một chiến trường trọng điểm, nơi sư đoàn 3 Sao vàng ra đời và hoạt động trong suốt mười năm chiến đấu anh dũng, thắng lợi vẻ vang.
    (còn tiếp)
  6. jamespuong

    jamespuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    tự hào quê hương quá! Sư đoàn Sao Vàng sinh ra trên đất Quang Trung quả có khác !!!!
  7. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Sư đoàn Sao Vàng ra đời
    Trước ngày tập hợp trong đội hình chiến đấu của sư đoàn, các trung đoàn 2,12 đax có những trang sử chiến đấu hết sức oanh liệt.
    Trung đoàn 2 là trung đoàn chủ lực đầu tiên của quân khu, thành lập tháng 5 năm 1962, hoạt động chủ yếu ở Quảng Ngãi và Công Tum. Trung đoàn gồm 4 tiểu đoàn bộ binh: 90, 95, 20, 80, một tiểu đoàn pháo, cối, một đại đội đặc công.
    Ba tháng sau khi thành lập, trung đoàn đã đánh bại cuộc càn lớn bằng trực thăng của quân nguỵ tại Hà Niêu, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Trong trận này, tiểu đoàn 90 đã bắn rơi 12 máy bay lên thẳng , diệt gần 100 tên địch và là ngọn cờ đầu đánh bại chiến thuật ?otrực thăng vận? trong phong trào thi đua do quân khu phát động.
    Tháng 3 năm 1963, giữa lúc trung đoàn đang hoạt động ở Mò O, Trường an, Suối Loa (Quảng Ngãi) thì được lệnh quay về Long Lếch, nơi địch đang tập trung 3 sư đoàn mở một cuộc hành quân quy mô lớn nhằm tìm diệt cơ quan đầu não của Quân khu. Vừa hành quân đến vị trí tập kết, trung đoàn bước ngay vào vị trí chiến đấu, diệt một ban chỉ huy tiểu đoàn, một đại đội bộ binh, thu hai pháo 105mm, 6 xe quân sự, bẻ gãy một cánh quân càn quét của địch. Sau đó, trung đoàn được lệnh toả ra các hướng diệt kẹp, dành dân, hỗ trợ cho lực lượng nổi dấy của quần chúng.
    Tháng 12 năm 1964, quân khu quyết định mở đợt hoạt động An lão do trung đoàn 2 và tiểu đoàn 409 đặc công đảm nhiệm. Đây là đợt hoạt động đầu tiên của chủ lực quân khu 5, nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn sinh lực địch, giải phóng một khu vực hoàn chỉnh đông dân và trù phú ở vùng giáp ranh tỉnh Bình định, tạo điều kiện tiến xuống đồng bằng và đường số 1.
    Trong đợt hoạt động này, trung đoàn 2 sau 2 giờ chiến đấu đã tiêu diệt 11 vị trí địch. Sau đó chuyển sang phục kích đánh quân giải toả, trung đoàn đã bao vây tiêu diệt gần 600 tên địch, bắn cháy 5 xe M113, lần đầu tiên diệt được xe M113 của địch trên chiến trường này. Quận lỵ An Lão được hoàn toàn giải phóng.
    Chiến thắng An Lão đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bật của chủ lực quân khu. Lần đầu tiên, trên chiến trường Khu 5 xuất hiện phương thức tác chiến mới của bộ đội chủ lực, kết hợp bộ đội địa phương, dân quân du kích dưới hình thức đợt hoạt động với quy mô trung đoàn.
    Trong đợt hoạt động Xuân 1965, sau khi tiến công đồn Dương Liễu (bắc Phù Mỹ), diệt và bắt 195 tên địch, trung đoàn 2 lại bố trí trận địa phục kích ở đèo Nhông. Có kinh nghiệm chỉ huy đánh phục kích trong thung lũng An Lão, trung đoàn cho các đơn vị giãn thưa đội hình, nhử địch vào thế bố trí sẵn nên đã tiêu diệt gần hết chiến đoàn nguỵ, bắn cháy 10 xe M113, bắt sống 1 xe, bắn rơi 2 máy bay.
    Trận phục kích vận động ở đèo Nhông đã nêu một kỷ lục mới về tiêu diệt địch ngoài công sự, mở đầu cho thời kỳ đánh tiêu diệt lớn quân nguỵ trên chiến trường khu 5. Tiếp đó, trung đoàn 2 lại phục kích đánh thiệt hại nặng một chiến đàon dù nguỵ ở đường 7bis, cùng đơn vị bạn bao vây, bức rút quận lỵ Thuần Mẫn, giải phóng một vùng rộng lớn ở nam Tây Nguyên.
    Lịch sử trung đoàn 2 là lịc sử bám dân, bám đất, từ những trận đánh du kích trưởng thành lên và không ngừng lớn mạnh, càng đánh càng thắng và đã trở thành nòng cốt của sư đoàn 3 Sao vàng sau này.
    Khác với trung đoàn 2, trung đoàn 12 (trung đoàn 18, đại đoàn 325 thời kháng chiến chống Pháp) ra đời trên mảnh đất Bình-Trị khói lửa, hoạt động chủ yếu ở Quảng bình, một chiến trường vùng sau lưng địch, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, gồm 2 tiểu đoàn 274 và 436.
    Từ ngày thành lập (1947) cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc trung đoàn đã tham gia nhiều chién dịch, đánh thắng nhiều trận oanh liệt, điển hình là chiến dịch Lê Lai (12-1949) và trận thắng Xuân Bồ (5-1950).
    Trong trận Xuân Bồ, các chiến sĩ tiểu đoàn 436 (nay là tiểu đoàn 5) và 274 (nay là tiểu đoàn 4) đã chiến đấu rất dũng cảm và táo bạo với một binh đoàn ứng chiến Âu-Phi. Trận đánh kéo dài và hết sức quyết liệt. Trong tình thế khó khăn, lực lượng ít so với địch, các chiến sĩ đã chuyển từ phòng ngự sang chủ động phản kích. Áau trận này, trung đoàn 12 tham gia chiến dịch Phan Đình Phùng (5-1950), chiến dịch Nam Đông (1952) rồi chiến dich Đông Xuân (1953-1954), dù ở chiến trường nào, trung đoàn cúng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    Hoà bình lập lại, từ chiến trường hạ Lào, trung đoàn trở về Quảng bình. Tháng 2-1965, được lệnh lên đường vào chiến trường khu 5, kịp thời tham gia đợt hoạt động hè ở nam Tây Nguyên. Trong đợt hoạt động này, trung đoàn đã hoành thành nhiệm vụ cắt đứt hai con đường chiến lược số 7 và 19, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng.
    Sở trường của trung đoàn 12 là đánh vận động tiến công, cắt giao thông nằm sâu trong lòng địch.
    Không giống như hai trung đoàn 2 và 12 có một bề dày lịch sử và chiến công, trung đoàn 22 được thành lập ở miền bắc hè năm 1965 trong cao trào thi đua chống Mỹ cứu nước của quân dân ta thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 11. Cán bộ của trung đoàn hầu hết đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp. Vào đến chiến trường, trung đoàn được bổ sung thêm tiểu đoàn 8 thuộc trung đoàn 1 chủ lực quân khu. Tiểu đoàn này trưởng thành từ phong trào cách mạng quân khu 5, đã tham gia chiến thắng ở Kỳ Sanh, Việt An và chiến thắng Ba Gia lịch sử. Có thể nói trung đàon 22 là biểu tượng của sự kết tinh giữa hai lớp người trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến, hai miền Nam-Bắc của Tổ Quốc.
    Ba trung đoàn, ba sắc thái khác nhau, khi cùng nhau tập họp trong đội hình sư đoàn là vốn quý báu để viết nên nhứng trang sử vẻ vang của sư đoàn Sao vàng sau này.
    (còn tiếp)
  8. Witness

    Witness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    hay quá pác post tiếp đi
  9. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Ngày 2 tháng 9 năm 1965, ngày kỷ niệm lần thứ hai mươi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, tại khu rừng Bà Bơi, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, lễ thành lập sư đoàn 3 đã diễn ra giản dị và trang nghiêm với sự có mặt của đại diện cán bộ và chiến sĩ ba trung đoàn 2, 12, 22, đại diện các đảng bộ và đoàn thể tỉnh Bình Định, huyện Hoài Ân. Bộ Tư lệnh sư đoàn gồm các đồng chí Giáp Văn Cương, sư đoàn trưởng, Đặng Hoà, chính uỷ, Huỳnh Hữu Anh, phó sư đoàn trưởng kiêm tham mưu trưởng, Nguyễn Nam Giới Phó chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị.
    Gần 1000 người, cả trong và ngoài hội trường đều chăm chú láng nghe, đều thấy như ý chí, tình cảm và nguyện vọng của mình đang được các đồng chí chỉ huy sư đoàn và đại diện tỉnh đảng bộ nói lên bằng những lời sâu sắc nhất, tâm huyết nhất.
    Kết thúc buổi lễ, khẩu hiệu hành động: ?oTrung thành-Anh dũng-Ra trận là chiến thắng- Gặp địch là tiêu diệt-Quyết tâm-Quyết chiến-Quyết thắng giặc Mỹ xâm lược? được mọi người hô vang như một lời thề.
    Sau này Quyết tâm, Quyết chiến, Quyết thắng là mật danh của ba trung đoàn 2, 12, 22.
    Ra đời trong bối cảnh quân nguỵ đang tan rã, quân Mỹ và chư hầu đang vội vàng nhảy vào miền nam, các sư đoàn chủ lực của quân khu 5 có nhiệm vụ tiếp tục đánh cho nguỵ quân, nguỵ quyền sụp đổ và đánh phủ đầu quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu vừa mới nhảy vào cho đến khi thắng lợi hoàn toàn. Sự ra đời của các sư đoàn chủ lực của Khu 5 không chỉ phản ánh sự phát triển tất yếu của chiến tranh nhân dân mà còn đáp ứng rất đúng lúc, rất kịp thời cuộc chiến tranh giải phóng đang trên đà thắng lợi.
    Riêng với địa bàn Quảng Ngãi ?" Bình Định, việc xuất hiện một sư đoàn chủ lực chứng tỏ sự lớn mạnh của phong trào cách mạng. Đêm ngày 2 tháng 9, đảng uỷ sư đoàn họp phiên dầu tiên để thảo luận, quán triệt tính chất và nhiệm vụ của sư đàon. Hội nghị nhất trí với trên xác định sư đoàn 3 là sư đàon cơ động của quân khu 5. Trước mắt sư đoàn nhận nhiệm vụ chiến đấu chủ yếu ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắc Lắc, lấy Bình Định, Quảng Ngãi làm hậu cứ.
    Để luôn nhớ tới lời thề thiêng liêng của cán bộ chiến sĩ trước quốc kỳ, đảng uỷ sư đoàn đề nghị quân khu cho sư đoàn được mang tên ?ođoàn Sao Vàng?. Lấy hình ảnh ?oSao Vàng?, đảng uỷ muốn nhắc cán bộ chiến sĩ hãy dũng cảm chiến đấu vì lá cờ vinh quang của Tổ quốc, vì một nước Việt Nam độc lập và thống nhất.

    Cuộc giáp mặt đầu tiên với sư đoàn ?oKỵ binh bay? - Lời giải đáp từ trận thắng Thuận Ninh
    Tháng 9 năm 1965, sư đoàn không vận số 1 Mỹ, còn được gọi là sư đoàn ?okỵ binh bay? bắt đầu đổ bộ vào bờ biển Quy Nhơn. Sư đoàn này có trên 1 vạn quân, 455 máy bay, biên chế thành 3 lữ đoàn. Mỗi đại đội có 180 lính được trang bị vũ khí hiện đại như AR15, cối cá nhân M79...Chỉ huy sư doàn là tướng hai sao Ki-na, người đã từng tham gia cuộc đổ bộ ở Nooc-man-di và được phong quân hàm đại tá lúc 24 tuổi.
    Trong cuộc họp đầu tiên với ban chỉ huy quân khu 2 nguỵ, Ki-na yêu cầu quân nguỵ phải nối cho được các con đường chiến lược số 1, 19, 14 để cho quân Mỹ triển khai lực lượng. Nhưng sau khi nghe Vĩnh Lộc, tư lệnh quân khu báo cáo về tình trạng bi đát của quân nguỵ, Ki-na đành đồng ý với đề nghị của Vĩnh Lộc: quân Mỹ sẽ đánh thông đường 19, 14 còn quân nguỵ đánh thông đường số 1 từ Quy Nhơn đi Quảng Ngãi.
    Chỉ với nhiệm vụ đó cũng đã quá nặng nề đối với quân khu 2 nguỵ. Lộc vội vã kéo toàn bộ sư đoàn 22 ở Tây Nguyên xuống và xin thêm một số tiểu đoàn biệt động và lính thuỷ đánh bộ, liên tiếp mở các cuộc càn quét vào các thôn ấp dọc hai bên đường số 1. Đi đến đâu chúng cũng tuyên truyền ầm ĩ về sức mạnh của quân Mỹ và không ngớt rêu rao về thế chủ động chiến trừng đã thuộc về chúng. Chúng lập ra nhiều cụm chiến đấu hai đến ba tiểu đoàn ở Phù Cát, Phù Mỹ, Bồng Sơn, từ đó bung ra đánh phá. Thấy chỉ đụng độ với bộ đội địa phương và du kích, chúng huenh hoang tuyên bố: ?o********* không còn đủ sức tập trung quân để tiến công nữa. Quân lực Việt nam Cộng hoà sữ đánh tới tận sào huyệt của chúng.?
    Chính lúc bọn địch đang hò hét thì tại một địa điểm ở vùng căn cứ phía tây tỉnh Quảng Nam, Bộ tư lệnh quân khu 5 đã phát lệnh chiến đấu số 1 về chiến dịch Đông 1965 trong toàn quân khu.
  10. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Trường Sơn ơi.
    Gõ mỏi quá, có cách nào để post nhanh hơn không?

Chia sẻ trang này