1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Witness, 02/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    [F327 với 337 có mặt ở Lạng Sơn từ 28-2 rồi. F337 đánh nhau ở cầu Khánh Khê cũng khá ác liệt, vì thế mà sau chiến dịch sư đoàn mới được mang danh hiệu đoàn Khánh Khê.
    Hình như năm đấy E12 tổn thất nặng nhất trong toàn sư đoàn. D4 với D6 hầu như mất hết.
    Quân ở CPC rút về cũng khá nhanh đấy. Đầu tháng 3 là phần lớn F304, 325 với lữ tăng 203 QĐ2 đã có mặt ở miền Bắc rồi. Vài tiểu đoàn của 325 vẫn còn kịp lên đánh ở hướng Cao Bằng.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 01/07/2007
    [/quote] -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Cái này trong hồi kí của tướng Nguyên Chuông có nhắc đến. Hồi ấy đc LX ko vận 1 quân đoàn từ cam pốt về Thái Nguyên
  2. weingarten

    weingarten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Từ khoảng năm 87-88,F3 ko còn trấn giữ Lạng sơn nữa.Sư bộ F3 lui về đóng ở Lạng giang,huyện cực bắc của tỉnh Hà bắc.E12,E tiền tiêu của F3 đóng ở Hữu lũng huyện cực nam của Lạng sơn.Một vài nhân vật đặc biệt của F3 thời gian nàySư trưởng Nguyễn Như Hoạt - trong chiến tranh biên giới 1979,Nguyễn Như Hoạt làm liên lạc đại đội,gặp lúc C trưởng hy sinh,ông ta thay thế chỉ huy truyền đạt mệnh lệnh,cùng đơn vị hoàn thành nhiệm vụ trên giao.Sau chiến tranh được cử đi học và trở thành đại tá sư trưởng ở tuổi 38 trẻ nhất trong toàn quân vào thời điểm đóTrung tá Nguyễn Huy Du E trưởng E12 - trước khi F3 rút từ biên giới về,bộ trưởng bộ quốc phòng Lê Đức Anh đi thị sát biên giới,đã trực tiếp đánh điện hẹn gặp cá nhân trung tá Du, để nghe ông này báo cáo tình hình biên giới, bỏ qua các cấp quân đoàn,sư đoàn.
  3. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi mọi người, đợt vừa rồi phải đi công tác ở Tây Nguyên lâu quá nên không gửi bài được. Bây giờ xin tiếp tục
  4. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    3. BƯỚC NGOẶT CỦA MỘT CHIẾN TRƯỜNG
    Đôn quận, bắt lính là một trong những biện pháp chủ yếu của Mỹ, ngụy trong chiến lược ?oViệt Nam hóa chiến tranh?. Tính đến đầu năm 1971 quân ngụy đã được nhân lên một cách khủng khiếp. Từ 39 vạn tên vào cuối năm 1970 đã lên tới 48 vạn tên vào đầu năm 1971. Nơi nào cũng thấy nhung nhúc lính cộng hòa, bảo an, dân vệ. Bọn bảo an trước kia chỉ biên chế thành trung, đại đội, nay nâng lên liên đội, liên đoàn trang bị không khác gì chủ lực. Với một đội quân đông như vậy chúng ra sức thực hiện kế hoạch ?obình định?, củng cố và phát triển mạnh tại nông thôn
    Theo kế hoạch của bọn chuyên gia chiến lược Mỹ, từ năm 1970 trở đi sẽ là giai đoạn củng cố quân ngụy về các mặt. Ních-xơn chủ trương sẽ tăng cường tối đa cho quân ngụy để ?ovĩnh viễn bảo đảm thế quân sự vững chắc không ai có thể tiến công được?.
    Mặc dù quân đông, trang bị nhiều, quân ngụy vẫn không mạnh như Mỹ mong muốn. Chính vì thế, ngay cả bọn chỉ huy Mỹ cũng hoài nghi về kế hoạch chuyển giao cuộc chiến tranh cho quân ngụy.
    Như vậy, sự mâu thuẫn giữa chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh với khả năng thực tế của quân ngụy đang đặt học thuyết Ních-xơn trước những thử thách hết sức quyết liệt Trong khi đó, vào cuối năm 1970, 13 tiểu đoàn bộ binh, chín phi đoàn máy bay Mỹ đã buộc phải rút về nước. Những tên lính Mỹ còn lại thì bằng mọi cách, cố bảo toàn tính mạng, chờ ngày xuống tàu, chấm dứt những năm tháng đầy lo âu và sợ hãi trên các chiến trường nhiệt đới đầy khủng khiếp này.
    Để thay thế sự thiếu hụt do việc ngưng tác chiến của quân Mỹ, bọn ngụy quân, ngụy quyền rất chú trọng phát triển và sử dụng hệ thống chốt điểm hòng ngăn chặn lực lượng ta tràn xuống đồng bằng và để dễ dàng kìm kẹp dân chúng. Làng xã nào, ngọn đồi nào cũng thấy đồn bốt địch mọc lên như nấm dại. Sự giành giật từng người dân, từng tấc đất giữa ta và địch diễn ra thường xuyên trên chiến trường miền Trung. Có làng xã giải phóng đi, giải phóng lại hàng năm, bảy lần. Có chốt điểm đánh đi đánh lại hàng chục lần. Địch chốt, ta phá. Địch chốt lại, ta phá nữa. Sự phát triển của cách mạng miền Nam nói chung, của khu 5 nói riêng lặp đi lặp lại theo đường xoáy trôn ốc, sự lặp lại bao giờ cũng ở một thế phát triển cao hơn, đẩy quân đội ngụy nhanh chóng tới chỗ suy sụp.
    Tháng 7 năm 1970, do những khó khăn về quân số, lương thực. vũ khí và trang bị, Khu ủy, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 5 chủ trương chấn chỉnh lại các đơn vị chủ lực, tăng cường cho các đơn vị địa phương, kịp thời đối phó với âm mưu mới của địch. Từ chủ trương đó sư đoàn Sao Vàng, sau khi phân tán trung đoàn 22, một lần nữa lại thu hẹp với ý định khi nào có điều kiện sẽ nhanh chóng tập trung lại. Cụ thể là bộ tư lệnh sư đoàn chỉ giữ lại một số cán bộ chủ chốt, chuyển thành bộ phận tiền phương quân khu do sư đoàn trưởng Huỳnh Hữu Anh lúc này là Phó Tham mưu trưởng Quân khu phụ trách. Chính ủy sư đoàn Nam Khánh được điều về nhận công tác ở Cục chính trị quân khu. Các đại đội, tiểu đoàn trực thuộc giữ nguyên biên chế, tổ chức bổ sung cho hai trung đoàn 2 và 12. Một số khác bổ sung cho tỉnh đội Bình Định. Trung đoàn 2 có thêm ba tiểu đoàn pháo mặt đất, cao xạ và đặc công, do phó sư đoàn trưởng Việt Sơn làm trung đoàn trưởng, chủ nhiệm chính trị sư đoàn Nguyễn Ngọc Tiến làm chính ủy trung đoàn. Trung đoàn 12 có thêm tiểu đoàn công binh vẫn do trung đoàn trưởng Lê Chí Thuận và chính ủy Nguyễn Văn Vợi chỉ huy và vẫn đứng chân ở địa bàn cũ. Cùng lúc ấy quân khu điều tiểu đoàn đặc công (tiểu đoàn 7) của trung đoàn 12 bổ sung cho tỉnh Khánh Hòa. Thời điềm này, chiến trường Khu 5 chỉ còn bốn trung đoàn bộ binh tập trung là 2, 12, 21 và 38. Sư đoàn 2 được điều ra đường số 9 củng cố, chuẩn bị tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.
    Cuối năm 1970 , các đơn vi vừa tác chiến giữ thế chiến trường, vừa tranh thủ củng cố, huấn luyện. Các đảng bộ tiểu đoàn, trung đoàn đều tiến hành đại hội Đảng. tập trung giải quyết một vấn đề cơ bản là tìm phương thức hoạt động mới, cách đánh mới, kết hợp chặt chẽ với phong trào địa phương, giải phóng được liên xã, tiến tới giải phóng liên huyện. Đối tượng tác chiến chủ yếu của hai trung đoàn 2 và 12 trong giai đoạn này là các đoàn ?obình định? và bọn lính bảo an, dân vệ, lực lượng trực tiếp kìm kẹp cơ sở và phong trào cách mạng.
    Rút kinh nghiệm các đợt hoạt động trước, nhiều khi bộ đội chủ lực diệt gọn từng đại đội, tiểu đoàn địch mà dân trong các ?oấp chiến lược?, các khu dồn vẫn không bung ra được bao nhiêu. Nguyên nhân chính là do lực lượng điạ phương tại chỗ của ta chưa đủ sức tiêu diệt được lực lượng địa phương của địch. Từ đó muốn giải phóng dân, giải phóng đất, tạo thành một vùng giải phóng liên xã liên huyện, việc đầu tiên là phải đánh bại thủ đoạn các chốt điểm của địch. Nhưng ?onhổ chốt? là hình thức đánh địch trong công sự vững chắc, phải dùng đến khá nhiều xung lực, hỏa lực, trong khi xung lực và hỏa lực đang còn là một khó khăn lớn đối với hai trung đoàn 2 và 12.
    Làm thế nào để có thể giải quyết được những khó khăn đó? Đánh cách nào, bằng chiến thuật nào để có thể phá tan được thủ đoạn dùng chốt điểm kèm dân tại chỗ của địch?
    ?oPhải tinh nhuệ hóa một phần lực lượng. Phải vận dụng cách đánh của bộ đội đặc công?. Bộ tư lệnh tiền phương quân khu nêu ý kiến và được các đảng bộ thảo luận sôi nổi. Số đông ủng hộ ý kiến này vì từ khi ra đời đến nay, chiến thuật đặc công đã chứng tỏ nhiều chỗ mạnh tuyệt đối của nó. Bí mật, bất ngờ, chắc thắng và chỉ cần rất ít xung lực, hỏa lực, rất phù hợp với tình trạng phải dành dụm từng viên đạn và thiếu hụt quân số như hiện nay. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, một trung đoàn chủ lực mà đánh theo cách đánh của đặc công là thụt lùi về chiến thuật, là trái với phương châm xây dựng đơn vi chủ lực...
    Bình thường, một sư đoàn chủ lực đã từng đánh tập trung cỡ trung đoàn và sư đoàn thiếu trên một hướng chiến dịch mà lại vận dụng chiến thuật đặc công thì đúng là không thể chấp nhận được. Vì dù ưu việt đến đâu, chiến thuật đặc công vẫn có những hạn chế nhất định: Đánh nhanh, nhưng cũng phải rút nhanh và khó có thề chỉ bằng chiến thuật đặc công mà tiến hành được một chiến dịch dài ngày. Do đó, không thể nào giải phóng được những khu vực rộng lớn, đông dân cư được. Nhưng nếu xét về tương quan ta, địch, những khó khăn lúc đó của sư đoàn và thực tế đòi hỏi của chiến trường thì việc vận dụng chiến thuật đặc công trong một số bộ phận là đúng đắn. Đây là một chọn lựa linh hoạt của Bộ tư lệnh tiền phương quân khu cũng như của đảng bộ hai trung đoàn 2 và 12.
  5. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Trong một hội nghị bàn về chiến thuật, đồng chí Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5 đã nói : Chúng ta phải cố gắng vận dụng cho tốt cách đánh của đặc công vì quân số vũ khí ta quá ít mà nhiệm vụ chính trị lại rất nặng.
    Chấp hành chỉ thị của Bộ tư lệnh Quân khu, vào những ngày cuối năm 1970. ngoài các đơn vi đặc công chuyên môn như tiểu đoàn 40, đại đội 71 và 72. hai trung đoàn 2 và 12 đều chọn trong mỗi tiểu đoàn bộ binh một đại đội rút ra huấn luyện đánh đặc công, còn lại tiếp tục huấn luyện đánh vận động tiến công, tập kích, phục kích từ đại đội đến trung đoàn thiếu. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ và các phân đội nhỏ phải nắm chắc được cách đánh của đặc công.
    Xen vào chương trình huấn luyện quân sự, các đơn vị thường xuyên tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn ?obình định tại chỗ? nham hiểm của địch, phê phán tư tưởng ngại ác liệt, bi quan và giải quyết tư tưởng : bộ đội chủ lực tại sao cứ đánh mãi bọn bảo an, dân vệ, không tìm chủ lực địch mà đánh?. Sự kết hợp giữa huấn luyện chiến thuật và sinh hoạt chính trị, tư tưởng đã đẩy khí thế các đơn vị lên một bước mới.
    Thời gian này, dưới sự chỉ đạo của Khu ủy, tỉnh ủy Bình Định chủ trương phát huy triệt để bạo lực cách mạng của quần chúng với khởi nghĩa của binh lính địch, làm tan rã lực lượng kìm kẹp của địch. Cùng với lực lượng chủ lực, tỉnh ủy khẩn trương chuẩn bị lực lượng xung kích nòng cốt, lực lượng dự bị và lực lượng lãnh đạo chỉ huy cho các đội quân, các hướng hoạt động. Cờ, băng, khẩu hiệu, truyền đơn, hồ sơ, cáo trạng xử lý bọn ác ôn cùng với các tổ cứu thương, thông tin, tiếp tế được chuẩn bi, tổ chức ở nhiều thôn xã trên tất cả các vùng trọng yếu của tỉnh.
    Mối quan hệ giữa tỉnh ủy, tỉnh đội với các trung đoàn chủ lực trong tình hình mới càng thêm khăng khít, sắt son. Hai đảng bộ như một, đói no, gian khổ cùng chia sẻ Nhiều lần đồng chí bí thư tỉnh ủy trực tiếp đến giảng bài về kinh nghiệm tổ chức và phát động quần chúng cho bộ đội, còn cán bộ chỉ huy các trung đoàn cùng với ban chỉ huy tỉnh đội cũng thường xuyên phối hợp lo kế hoạch huấn luyện, tác chiến cho cả hai lực lượng. Dưới cơ sở, các cơ quan huyện, xã nhiều khi cùng cơ động, ở sát bên cạnh cán bộ chỉ huy tiểu đoàn, đại đội. Thật hiếm có mối quan hệ nào lại chặt chẽ, gắn bó như mối quan hệ giữa hai cơ quan, hai lực lượng như mối quan hệ giữa tỉnh ủy, tỉnh đội Bình Đinh với sư đoàn Sao Vàng trong giai đoạn bản lề hết sức quan trọng này.
    Ngày 20 tháng 12 năm 1970, đại đội 3 tiểu đoàn 3 trung đoàn 2 được lệnh đánh một trận nhỏ, tiêu diệt điểm chốt Cầu Cương trên đường số 1 để thể nghiệm chiến thuật. Trận đánh đã thu được kết quả mỹ mãn. Toàn bộ quân địch chốt ở Cầu Cương bị tiêu diệt gọn trong năm phút. Thắng lợi của đại dội 3 mở ra một thời kỳ ?odiệt chốt, phá kẹp, giành dân? hết sức sôi động trên chiến trường Bình Đinh.
  6. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đầu năm 1971
    Với tham vọng cắt đứt tuyến vận tải chiến lược Hồ Chí Minh, đi đến cô lập hoàn toàn chiến trường miền Nam và để thử thách quân ngụy trong chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh, ngày 8 tháng 2, Mỹ - ngụy ồ ạt đổ quân ra Đường 9 Nam Lào. Phối hợp với hướng chính, quân đoàn 2 ngụy sử dụng sư đoàn 22 và 23 mở các cuộc hành quân lên vùng ba biên giới, quân đoàn 3 ngụy mở cuộc hành quân lớn sang Cam-pu-chia.
    Một thời cơ hiếm có cho các đơn vi chủ lực, địa phương đánh phá chương trình ?obình định nông thôn? của địch ở đồng bằng Khu 5 đã xuất hiện.
    Sáng ngày 1 tháng 2, một chiến dịch lớn phối hợp với chiến trường Đường 9 - Nam Lào đã nổ ra trên chiến trường Khu 5. Ờ phía nam, trung đoàn 12, sau một trận pháo kích bằng súng cối 82'' và đầu đạn A12, sân bay Gò Quánh (Phù Cát) bốc cháy; 120 tên giặc lái, nhân viên kỹ thuật, lính bảo vệ bị tiêu diệt. Trên đường số 19, tiểu đoàn 6 phục kích phá hủy 25 xe GMC chở hàng, diệt 60 lính Nam Triều Tiên đi hộ tống. Bọn thám báo, bảo an, dân vệ đi thăm dò và chốt giữ trong các ?oấp chiến lược? ven đường bị quét đi nhiều trung dội. tiểu đội, buộc chúng phải bỏ chạy vào các căn cứ. Đại đội 3 trung đoàn 2 bằng chiến thuật đặc công đã diệt gọn đồn Gò Hiệu, nằm sát quận ly Hoài Ân, có hơn một đại đội địch chốt giũ. Đặc biệt là trận đánh của ba chiến sĩ đặc công tiểu đoàn 40 tiêu diệt đồn Gò Thủ. Tổ này do phó tiểu đội trưởng Lê Ngọc Toán chỉ huy. Khi lọt được vào hàng rào thứ ba thì hai chiến sĩ bị thương. Còn lại một mình, Toán dùng toàn bộ thủ pháo, lựu đạn của ba người diệt gọn một trung đội dân vệ.
    Các đơn vi của tỉnh, huyện, du kích xã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội chủ lực, tiến công liên tiếp các chốt điểm ở các thị trấn, quận ly Bồng Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ..Tam Quan, Đập Đá.
    Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 2, một loạt vị trí địch ở các xã Mỹ Tài, Mỹ Đức, Mỹ Thọ, Mỹ Trinh, Mỹ Lộc tiếp tục bị đặc công và bộ binh trung đoàn 2 phối hợp với đặc công tỉnh, huyện san bằng. Lửa bốc cháy, soi sáng cả vùng đông Phù Mỹ
    Hiệp đồng với tiếng súng diệt chốt điểm của lực lượng vũ trang, hàng ngàn tiếng mõ tre, thùng thiếc, tiếng hô, tiếng thét... của đồng bào các địa phương vang lên ở khắp nơi. Bọn ngụy quân, ngụy quyền lại phải trải qua những giờ phút hãi hùng mà chúng đã gặp hồi đồng khởi chín, mười năm về trước.
    Bị đánh quá đau vào hệ thống các chốt điểm, một tiểu đoàn lính cộng hòa thuộc trung đoàn 41 ngụy được lệnh đi giải toà ở Phù Mỹ. Nhưng tiều đoàn này đã bị tiểu đoàn 1 trung đoàn 2 và các chiến sĩ bộ đội huyện, du kích xã chặn đánh ở xã Mỹ Lộc suốt năm ngày đêm. Trước sự thất bại của quân chủ lực. bọn lính bảo an, dân vệ ở các chốt điểm Gò Kê, Vạn Phú, Tân ốc không dám ở lại đồn ban đêm. Nắm chắc được sự hoang mang, dao động của địch, ban chỉ huy đấu tranh chính trịi huyện Phù Mỹ huy động quần chúng đến bao vây và nổi trống mõ ép mạnh ba đồn dịch kể trên. Không chịu nổi sự căng thẳng, sáng ngày hôm sau, bọn địch ở đồn Gò Kê và Tân ốc đã vác súng tháo chạy.
    Trưa ngày 7 tháng 2, một cánh quân giải tỏa khác của địch vừa vượt qua đường số 1, liền bị tiểu đoàn 2 trung đoàn 2 vận động chia cắt bắn cháy chín xe bọc thép, tiêu diệt hai đại đội bộ binh. Ba chiếc xe còn lại cố mở đường máu đưa số lính sống sót chạy về căn cứ Trà Quang. Cán bộ chỉ huy trung đoàn 2, sau khi để lại tiểu đoàn 3 và lực lượng cao xạ kèm quân cơ động Mỹ phía trên núi, đã tung toàn bộ lực lượng chiến đấu xuống đông Phù Mỹ. Một số cán bộ cơ quan cũng được trung đoàn huy động tỏa về các thôn xa cùng với địa phương, khẩn trương tổ chức các đội quân đấu tranh chính trị.
    Các tiểu đoàn 1 , 2, tiểu đoàn đặc công, tiểu đoàn pháo mặt đất cũng phân tán linh hoạt xuống các khu dồn, ấp chiến lược hỗ trợ cho cuộc diệt ác phá kềm của đồng bào.
    Ngày 12 tháng 2, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bình Định, một cuộc biểu tình khổng lồ đã nổ ra làm rung chuyển thị xã Quy Nhơn. Hơn ba vạn người trong thị xã kéo đến bao vây dinh tỉnh trưởng Bình Đinh và đập phá 30 xe quân sự khiến bọn ngụy quyền khiếp đảm. Cuộc biểu tình kéo dài sáu ngày đêm mới chấm dứt. Giữa lúc cuộc tiến công và nổi dậy đang ở giai đoạn rộ nhất. các trung đoàn nhận được điện của Bộ tư lệnh Quân khu : ?oMỹ - ngụy đang sa lầy trên chiến trường Nam Lào, ở Khu 5 chúng có nhiều sơ hở. Các cấp ủy đảng lãnh đạo đơn vi phải nhận rõ trách nhiệm, nỗ lực khắc phục khó khăn. khẩn trương tiến công nhanh, không kể đợt, không kể nhiều ít, thừa thắng xông lên để phối hợp với chiến trường lớn, đánh bại Mỹ -.ngụy?.
    Bức điện nhấn mạnh: ?oCác đồng chí chỉ huy cần vận dụng tốt phương thức tác chiến, phá vỡ thủ đoạn chốt điểm của địch, giải phóng từng mảng nông thôn. Chúng ta có nhiều khó khăn nhưng địch còn khó khăn gấpnhiều lần?
    Thế là từ ngày 20 tháng 2 trở đi, từ huyện Bình Khê, Phù Cát, An Nhơn ra đến Phù Mỹ, Hoài ân, Hoài Nhơn... không đêm nào không có đồn bốt địch bị ta tiến công bằng mọi hình thức, không ngày nào vắng các đội công tác vũ trang phát động nhân dân diệt trừ bọn ác ôn chỉ điểm. Các phương án tác chiến của bộ dội, dù chỉ diệt một tiều đội dân vệ hay một chốt lẻ cũng phải kèm theo yêu cầu phát động được quần chúng nồi dậy. Ngay các đơn vị đặc công chỉ quen ?ođánh bỏ? nay cũng xây dựng quyết tâm ?ođánh liên tục và bám trụ? để xây dựng phong trào.
    Trung tuần tháng 3, quân ngụy bị đánh bại ở chiến trường Đường 9 - Nam Lào. Tên đại tá Thọ chỉ huy lữ dù 3 và hàng ngàn sĩ quan, binh lính bị bắt sống...Bọn lính ngụy sống sót bám cả vào càng máy bay lên thẳng mong chạy thoát thân. Rõ ràng quân ngụy đã không thay thế được quân Mỹ, không thể đương đầu với Quân giải phóng như mong muốn của Ních - xơn, và chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh đang có nguy cơ bị phá sản.
    Tin chiến bại thê thảm ấy đã đánh một đòn khủng khiếp vào tinh thần binh lính ngụy trong các chốt điểm còn lại trên chiến trường Bình Định. Đêm ngày 2 tháng 4 , phát huy kết quả đợt 1, tiểu đoàn đặc công trung đoàn 2 đồng loạt tiến công các chốt điểm Gò Mang, Mỹ Trang, Gò Thủ, trụ sở hội đồng xã Mỹ Chánh. Các tiểu đoàn 1, 2, 3 tiến công tiêu diệt một số chốt ở xã Mỹ Trang. Mỹ Tài, Mỹ Trinh, đông và tây huyện Phù Mỹ. Trung đoàn 12 tiếp tục cầm chân bọn Nam Triều Tiên và bọn Mỹ đi giải tỏa ở khu vực phía nam tỉnh.
    Trong khi ấy, đồn bốt địch ở hầu hết các xã còn lại trong huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, một phần huyện Phù Cát, Bình Khê, Vĩnh Thành và phía nam tỉnh cũng đang bị bộ đội tỉnh, huyện, du kích xã bao vây, áp đảo. Thời cơ ra trận của ?ođội quân tóc dài? đã đến. Một trong những trận xuất sắc của đội quân ấy là trận tiến công cứ điểm Gò Cớ, xã Mỹ Đức. Gò Cớ là một chốt điểm kiên cố nằm giữa năm lớp rào, do một đại đội bảo an đóng giữ. Nhổ được Gò Cớ, hàng loạt chốt điểm độc lập khác ở xung quanh sẽ phải bỏ chạy hoặc đầu hàng. Vì thế, bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định quyết tâm nhổ Gò Cớ bằng được. Ngày 9, dưới sự chỉ huy trực tiếp của chính trị viên tỉnh đội Đinh Bá Tòng, 2.000 đồng bào đông Phù Mỹ mang gậy, đòn gánh, dao, cuốc kéo đến bao vây cứ điểm Gò Cớ.
    Trực tiếp làm hậu thuẫn cho trận đánh đặc biệt này là đại đội 1 đặc công trung đoàn 2 và đại đội 4 đặc công địa phương. Cứ sau một vài viên đạn cối của bộ đội rót vào hàng rào, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng hô của đồng bào lại nổi lên như sấm dậy. Thoạt đầu, bọn địch dùng cả súng liên thanh và hơi cay toan phá vây, nhưng thấy đồng bào ta mỗi lúc một xáp lại phía cổng đồn, chúng vội vã đóng cổng, kéo rào kẽm gai và thấp thỏm ngồi im trong các công sự. Suốt ngày, địch ở lì trong đồn, không dám ra ngoài lấy nước uống. Tên trưởng đồn xin gặp đại diện ta, nhưng cuộc thương lượng không mang lại kết quả . Nắm chắc bọn địch đang dao động, ban chỉ huy cuộc đấu tranh đề nghị bộ đội bắn đạn B40 và liên thanh vào đồn, đồng thời ra lệnh cho bà con cắm trại tại chỗ, chuẩn bi phương án cho ngày hôm sau.
    Đêm ấy Phù Mỹ náo nức, sôi động lạ thường. Cùng với Gò Cớ, 12 chốt điểm khác của địch cũng bị vây bức theo kiểu cách đó. Hàng chục ban chỉ huy tổng hợp gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, huyện đội, xã đội các cán bộ đấu tranh chính trị binh vận... chụm đầu bàn bạc trong các vườn dừa. Xung quạnh các chốt điểm, đồng bào đốt đuốc, tiếp tục nổi trống mõ, hù dọa, kêu gọi địch đầu hàng. Thỉnh thoảng những tiếng nổ của đạn B.40, đạn cối lại giội vào căn cứ.
    Nửa đêm hôm ấy, bọn địch ở Gò Cớ lặng lẽ rút chạy. Tiếp đó 10 chốt điểm khác ở đông và tây huyện Phù Mỹ cũng rút chạy và đầu hàng. Thừa thắng, quần chúng như thác vỡ bờ, tràn ra vây ép các căn cứ địch ở dọc đường số 1
    Ở Hoài Nhơn, đồng bào các xã Hoài Thanh. Hoài Sơn, Hoài Hương, Hoài Châu, Hoài Hảo, Tam Quan...được các lực lượng vũ trang hỗ trợ đã nổi dậy phá các khu dồn Thiện Đức, Nhuận An, Thiện Chánh, đuổi bắt bọn thanh niên chiến đấu, phá đường số 1, bao vây, bức rút các chốt Núi Bé, Lộ Diêu. Diêu Quang, Quy Thuận...giải phóng gần một vạn dân. Đồng bào Nhơn Mỹ (An Nhơn) tước súng một trung đội dân vệ, đồng bào Cát Hanh (Phù Cát) phá nhiều khu dồn lớn giải thoát gần hai ngàn người.
    Cuối tháng 5, vùng giải phóng đã được mở rộng ở nhiều nơi, tạo thành một mạng liên hoàn từ núi xuống biển, từ thôn ấp này qua thôn ấp khác . Gần 11 vạn đồng bào đã đứng dậy làm chủ quê hương xây dựng củng cố chính quyền cách mạng. Chỉ tính riêng trong hai huyện Hoài Nhơn và Phù Mỹ, trong chiến dịch ?odiệt kẹp, giành dân, giành quyền làm chủ? đồng bào đã nổi dậy bức rút 90 đồn bốt, đưa hoạt động của lực lượng đấu tranh chính trị lên một đỉnh cao mới.
    Trước thực tế đó, tờ Diễn đàn thông tin quốc tế của Mỹ đã phải viết: ?oTỉnh Bình Định là một tỉnh dân số đông, diện tích lớn, là cái trụ cho bất cứ kế hoạch nào của chính phủ nhằm kiểm soát phần giữa của Việt Nam. Nhưng tỉnh Bình Định từ ba năm nay vẫn tồi tệ như bất cứ lúc nào trước đây, do sự kém cỏi của chính quyền và quân đội địa phương, (chỉ quân ngụy). Nó xếp vào hàng số 44 trong số 44 tỉnh ở Nam Việt Nam về mức độ bình định. Hiện nay đối phương tha hồ tung hoành ở nông thôn đầy dẫy những người vốn có cảm tình với Cộng sản ...?.
    Với tham vọng cuối năm 1971 sẽ tiêu diệt trăm phần trăm lực lượng chính trị, quân sự của ta ở các thôn xã, tiến tới hoàn thành chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ năm 1969 đến 1971 đã dốc vào chương trình ?obình định nông thôn? không biết bao nhiêu công sức, tiền của. Chúng toan dùng hệ thống chốt điểm, ấp chiến lược, khu dồn. kết hợp với việc càn quét, đánh phá dai dẳng vùng giải phóng và các khu căn cứ để tách dân ra khỏi lực lượng vũ trang, bao vây, triệt cứ các cơ sở hậu cần, tiến tới diệt tận gốc rễ phong trào cách mạng. Thủ đoạn ấy của giặc bước. đầu đã gây cho cách mạng miền Nam biết bao khó khăn tổn thất. Ở một chiến trường vùng sâu như chiến trường Quảng Ngãi, Bình Định, để chống phá kế hoạch của địch, khẩu hiệu hành động của các chiến sĩ Sao Vàng là ?obám dân, bám đất?. Chính nhờ kiên trì chủ trương này, sư đoàn đã vượt qua được những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi, liên tiếp đánh bại hết thủ đoạn này đến thủ đoạn khác của giặc
    Hơn hai năm trụ bám kiên cường trên chiến trường Quảng Ngãi, Bình Định, các chiến sĩ Sao Vàng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình, tác chiến liên tục, vận dụng linh hoạt giữa cách đánh sở trường của bộ đội chủ lực kết hợp với sức mạnh của quần chúng, khi đánh tập trung trung đoàn, tiểu đoàn, khi phân tán nhỏ lẻ từng tiểu đội, trung đội, khi tiêu diệt những cứ điểm lớn, khi chỉ diệt một chốt nhỏ, một mâm tề điệp, thậm chí chỉ diệt một tên ác ôn.
    Địch toan dùng hệ thống chốt điểm dày đặc để ?obình định tại chỗ? sư đoàn trong điều kiện thiếu quân số, lương thực, thực phẩm, súng đạn đã vận dụng chiến thuật đặc công để tiến công những chốt điểm then chốt, tạo điều kiện cho quần chúng bao vây, bức rút các chốt điểm khác.
    Trong hội nghị quân chính quân khu tổ chức vào cuối năm 1971, đồng chí Tư lệnh Quân khu 5 đã lấy thực tế của chiến trường Bình Đinh để tổng kết rằng : ?oTrong một khu vực có 14, 15 chốt điểm, bộ đội chủ lực chỉ cần diệt bốn, năm chốt điểm quan trọng. Như vậy có thể rút ra công thức : cứ diệt một thì được ba. Nghĩa là diệt triệt để một mục tiêu then chốt thì địch sẽ bỏ chạy ba mục tiêu khác khi bị quần chúng bao vây?. Cũng thông qua chiến dịch này, tỉnh uỷ Bình Định đưa ra một dự kiến hết sức thiết thực cho việc sử dụng lực lượng sau này : Nếu chủ lực đánh mạnh có thế thuận lợi, thì một điểm trên dưới
    trung đội địch đóng giữ chỉ cần một trung đội du kích cộng với 500 quần chúng là có thể giải quyết được.
    Sự chín mùi của hình thức chiến dịch tiến công tổng hợp đã được thể hiện rất rõ, giành thắng lợi lớn trong mùa xuân và mùa hè năm 1971. Nó là tiền đề, là cơ sở cho việc giành thắng lợi rực rỡ trong đợt hoạt động xuân - hè năm 1972 của sư đoàn Sao Vàng và quân dân Bình Định, Quảng Ngãi.
    Hai năm 1970, 1971 còn là hai năm biểu hiện sáng ngời tấm lòng của nhân dân Bình Định, Quảng Ngãi đối với bộ đội *****, đối với cách mạng. Làm sao các chiến sĩ trung đoàn 12 có thể quên được những người chị quý mến, hy sinh thân mình vì bộ đội, vì cách mạng như chị Đào. Trong một trận đánh phối hợp phía nam đường số 19, mặc dù bị thương nặng, chị vẫn ráng sức cõng chiến sĩ B.40 Nguyễn Văn Tâm bị gãy nát đôi chân, luồn lách qua các chốt điểm địch về tới bệnh xá trung đoàn. Đồng chí Nguyễn Văn Tâm đã được cứu sống, còn chị Đào đã trút hơi thở cuối cùng vì vết thương xuyên bụng quá nặng
    Càng gian khổ, ác liệt, tình yêu thương nhân dân, yêu thương đồng đội càng sâu nặng. Các chiến sĩ trung đoàn 2 mãi mãi không thể quên tấm gương của Đỗ Văn Đạo. Trong một lần xuống đồng bằng lấy gạo, đơn vị gặp bọn Mỹ phục kích. Cách, một chiến sĩ trong tiểu đội bị thương nặng. Đạo quay trở lại tìm Cách và suốt trong chín ngày đêm luồn lách tránh những cuộc truy lùng ráo riết của địch, đói ăn ổi xanh, lá rừng, Đạo đã dìu Cách thoát khỏi vòng vây, trở về đơn vị an toàn.
    Hai năm qua, sư đoàn Sao Vàng đã tiêu diệt một lực lượng quan trọng quân sự địch, cùng với các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương làm tan rã ngụy quyền nhiều thôn ấp, cùng với quân dân toàn quân khu mở ra khả năng đánh bại chiến lược ?oViệt Nam hóa? của Mỹ - ngụy trên chiến trường Khu 5.
  7. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đang post thì lại bào là "không phù hợp" là sao?
    Đầu năm 1971
    Với tham vọng cắt đứt tuyến vận tải chiến lược Hồ Chí Minh, đi đến cô lập hoàn toàn chiến trường miền Nam và để thử thách quân ngụy trong chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh, ngày 8 tháng 2, Mỹ - ngụy ồ ạt đổ quân ra Đường 9 Nam Lào. Phối hợp với hướng chính, quân đoàn 2 ngụy sử dụng sư đoàn 22 và 23 mở các cuộc hành quân lên vùng ba biên giới, quân đoàn 3 ngụy mở cuộc hành quân lớn sang Cam-pu-chia.
    Một thời cơ hiếm có cho các đơn vi chủ lực, địa phương đánh phá chương trình ?obình định nông thôn? của địch ở đồng bằng Khu 5 đã xuất hiện.
    Sáng ngày 1 tháng 2, một chiến dịch lớn phối hợp với chiến trường Đường 9 - Nam Lào đã nổ ra trên chiến trường Khu 5. Ờ phía nam, trung đoàn 12, sau một trận pháo kích bằng súng cối 82'' và đầu đạn A12, sân bay Gò Quánh (Phù Cát) bốc cháy; 120 tên giặc lái, nhân viên kỹ thuật, lính bảo vệ bị tiêu diệt. Trên đường số 19, tiểu đoàn 6 phục kích phá hủy 25 xe GMC chở hàng, diệt 60 lính Nam Triều Tiên đi hộ tống. Bọn thám báo, bảo an, dân vệ đi thăm dò và chốt giữ trong các ?oấp chiến lược? ven đường bị quét đi nhiều trung dội. tiểu đội, buộc chúng phải bỏ chạy vào các căn cứ. Đại đội 3 trung đoàn 2 bằng chiến thuật đặc công đã diệt gọn đồn Gò Hiệu, nằm sát quận ly Hoài Ân, có hơn một đại đội địch chốt giũ. Đặc biệt là trận đánh của ba chiến sĩ đặc công tiểu đoàn 40 tiêu diệt đồn Gò Thủ. Tổ này do phó tiểu đội trưởng Lê Ngọc Toán chỉ huy. Khi lọt được vào hàng rào thứ ba thì hai chiến sĩ bị thương. Còn lại một mình, Toán dùng toàn bộ thủ pháo, lựu đạn của ba người diệt gọn một trung đội dân vệ.
    Các đơn vi của tỉnh, huyện, du kích xã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội chủ lực, tiến công liên tiếp các chốt điểm ở các thị trấn, quận ly Bồng Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ..Tam Quan, Đập Đá.
    Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 2, một loạt vị trí địch ở các xã Mỹ Tài, Mỹ Đức, Mỹ Thọ, Mỹ Trinh, Mỹ Lộc tiếp tục bị đặc công và bộ binh trung đoàn 2 phối hợp với đặc công tỉnh, huyện san bằng. Lửa bốc cháy, soi sáng cả vùng đông Phù Mỹ
    Hiệp đồng với tiếng súng diệt chốt điểm của lực lượng vũ trang, hàng ngàn tiếng mõ tre, thùng thiếc, tiếng hô, tiếng thét... của đồng bào các địa phương vang lên ở khắp nơi. Bọn ngụy quân, ngụy quyền lại phải trải qua những giờ phút hãi hùng mà chúng đã gặp hồi đồng khởi chín, mười năm về trước.
    Bị đánh quá đau vào hệ thống các chốt điểm, một tiểu đoàn lính cộng hòa thuộc trung đoàn 41 ngụy được lệnh đi giải toà ở Phù Mỹ. Nhưng tiều đoàn này đã bị tiểu đoàn 1 trung đoàn 2 và các chiến sĩ bộ đội huyện, du kích xã chặn đánh ở xã Mỹ Lộc suốt năm ngày đêm. Trước sự thất bại của quân chủ lực. bọn lính bảo an, dân vệ ở các chốt điểm Gò Kê, Vạn Phú, Tân ốc không dám ở lại đồn ban đêm. Nắm chắc được sự hoang mang, dao động của địch, ban chỉ huy đấu tranh chính trịi huyện Phù Mỹ huy động quần chúng đến bao vây và nổi trống mõ ép mạnh ba đồn dịch kể trên. Không chịu nổi sự căng thẳng, sáng ngày hôm sau, bọn địch ở đồn Gò Kê và Tân ốc đã vác súng tháo chạy.
    Trưa ngày 7 tháng 2, một cánh quân giải tỏa khác của địch vừa vượt qua đường số 1, liền bị tiểu đoàn 2 trung đoàn 2 vận động chia cắt bắn cháy chín xe bọc thép, tiêu diệt hai đại đội bộ binh. Ba chiếc xe còn lại cố mở đường máu đưa số lính sống sót chạy về căn cứ Trà Quang. Cán bộ chỉ huy trung đoàn 2, sau khi để lại tiểu đoàn 3 và lực lượng cao xạ kèm quân cơ động Mỹ phía trên núi, đã tung toàn bộ lực lượng chiến đấu xuống đông Phù Mỹ. Một số cán bộ cơ quan cũng được trung đoàn huy động tỏa về các thôn xa cùng với địa phương, khẩn trương tổ chức các đội quân đấu tranh chính trị.
    Các tiểu đoàn 1 , 2, tiểu đoàn đặc công, tiểu đoàn pháo mặt đất cũng phân tán linh hoạt xuống các khu dồn, ấp chiến lược hỗ trợ cho cuộc diệt ác phá kềm của đồng bào.
    Ngày 12 tháng 2, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bình Định, một cuộc biểu tình khổng lồ đã nổ ra làm rung chuyển thị xã Quy Nhơn. Hơn ba vạn người trong thị xã kéo đến bao vây dinh tỉnh trưởng Bình Đinh và đập phá 30 xe quân sự khiến bọn ngụy quyền khiếp đảm. Cuộc biểu tình kéo dài sáu ngày đêm mới chấm dứt. Giữa lúc cuộc tiến công và nổi dậy đang ở giai đoạn rộ nhất. các trung đoàn nhận được điện của Bộ tư lệnh Quân khu : ?oMỹ - ngụy đang sa lầy trên chiến trường Nam Lào, ở Khu 5 chúng có nhiều sơ hở. Các cấp ủy đảng lãnh đạo đơn vi phải nhận rõ trách nhiệm, nỗ lực khắc phục khó khăn. khẩn trương tiến công nhanh, không kể đợt, không kể nhiều ít, thừa thắng xông lên để phối hợp với chiến trường lớn, đánh bại Mỹ -.ngụy?.
    Bức điện nhấn mạnh: ?oCác đồng chí chỉ huy cần vận dụng tốt phương thức tác chiến, phá vỡ thủ đoạn chốt điểm của địch, giải phóng từng mảng nông thôn. Chúng ta có nhiều khó khăn nhưng địch còn khó khăn gấpnhiều lần?
    Thế là từ ngày 20 tháng 2 trở đi, từ huyện Bình Khê, Phù Cát, An Nhơn ra đến Phù Mỹ, Hoài ân, Hoài Nhơn... không đêm nào không có đồn bốt địch bị ta tiến công bằng mọi hình thức, không ngày nào vắng các đội công tác vũ trang phát động nhân dân diệt trừ bọn ác ôn chỉ điểm. Các phương án tác chiến của bộ dội, dù chỉ diệt một tiều đội dân vệ hay một chốt lẻ cũng phải kèm theo yêu cầu phát động được quần chúng nồi dậy. Ngay các đơn vị đặc công chỉ quen ?ođánh bỏ? nay cũng xây dựng quyết tâm ?ođánh liên tục và bám trụ? để xây dựng phong trào.
    Trung tuần tháng 3, quân ngụy bị đánh bại ở chiến trường Đường 9 - Nam Lào. Tên đại tá Thọ chỉ huy lữ dù 3 và hàng ngàn sĩ quan, binh lính bị bắt sống...Bọn lính ngụy sống sót bám cả vào càng máy bay lên thẳng mong chạy thoát thân. Rõ ràng quân ngụy đã không thay thế được quân Mỹ, không thể đương đầu với Quân giải phóng như mong muốn của Ních - xơn, và chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh đang có nguy cơ bị phá sản.
    Tin chiến bại thê thảm ấy đã đánh một đòn khủng khiếp vào tinh thần binh lính ngụy trong các chốt điểm còn lại trên chiến trường Bình Định. Đêm ngày 2 tháng 4 , phát huy kết quả đợt 1, tiểu đoàn đặc công trung đoàn 2 đồng loạt tiến công các chốt điểm Gò Mang, Mỹ Trang, Gò Thủ, trụ sở hội đồng xã Mỹ Chánh. Các tiểu đoàn 1, 2, 3 tiến công tiêu diệt một số chốt ở xã Mỹ Trang. Mỹ Tài, Mỹ Trinh, đông và tây huyện Phù Mỹ. Trung đoàn 12 tiếp tục cầm chân bọn Nam Triều Tiên và bọn Mỹ đi giải tỏa ở khu vực phía nam tỉnh.
    Trong khi ấy, đồn bốt địch ở hầu hết các xã còn lại trong huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, một phần huyện Phù Cát, Bình Khê, Vĩnh Thành và phía nam tỉnh cũng đang bị bộ đội tỉnh, huyện, du kích xã bao vây, áp đảo. Thời cơ ra trận của ?ođội quân tóc dài? đã đến. Một trong những trận xuất sắc của đội quân ấy là trận tiến công cứ điểm Gò Cớ, xã Mỹ Đức. Gò Cớ là một chốt điểm kiên cố nằm giữa năm lớp rào, do một đại đội bảo an đóng giữ. Nhổ được Gò Cớ, hàng loạt chốt điểm độc lập khác ở xung quanh sẽ phải bỏ chạy hoặc đầu hàng. Vì thế, bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định quyết tâm nhổ Gò Cớ bằng được. Ngày 9, dưới sự chỉ huy trực tiếp của chính trị viên tỉnh đội Đinh Bá Tòng, 2.000 đồng bào đông Phù Mỹ mang gậy, đòn gánh, dao, cuốc kéo đến bao vây cứ điểm Gò Cớ.
    Trực tiếp làm hậu thuẫn cho trận đánh đặc biệt này là đại đội 1 đặc công trung đoàn 2 và đại đội 4 đặc công địa phương. Cứ sau một vài viên đạn cối của bộ đội rót vào hàng rào, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng hô của đồng bào lại nổi lên như sấm dậy. Thoạt đầu, bọn địch dùng cả súng liên thanh và hơi cay toan phá vây, nhưng thấy đồng bào ta mỗi lúc một xáp lại phía cổng đồn, chúng vội vã đóng cổng, kéo rào kẽm gai và thấp thỏm ngồi im trong các công sự. Suốt ngày, địch ở lì trong đồn, không dám ra ngoài lấy nước uống. Tên trưởng đồn xin gặp đại diện ta, nhưng cuộc thương lượng không mang lại kết quả . Nắm chắc bọn địch đang dao động, ban chỉ huy cuộc đấu tranh đề nghị bộ đội bắn đạn B40 và liên thanh vào đồn, đồng thời ra lệnh cho bà con cắm trại tại chỗ, chuẩn bi phương án cho ngày hôm sau.
    Đêm ấy Phù Mỹ náo nức, sôi động lạ thường. Cùng với Gò Cớ, 12 chốt điểm khác của địch cũng bị vây bức theo kiểu cách đó. Hàng chục ban chỉ huy tổng hợp gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, huyện đội, xã đội các cán bộ đấu tranh chính trị binh vận... chụm đầu bàn bạc trong các vườn dừa. Xung quạnh các chốt điểm, đồng bào đốt đuốc, tiếp tục nổi trống mõ, hù dọa, kêu gọi địch đầu hàng. Thỉnh thoảng những tiếng nổ của đạn B.40, đạn cối lại giội vào căn cứ.
    Nửa đêm hôm ấy, bọn địch ở Gò Cớ lặng lẽ rút chạy. Tiếp đó 10 chốt điểm khác ở đông và tây huyện Phù Mỹ cũng rút chạy và đầu hàng. Thừa thắng, quần chúng như thác vỡ bờ, tràn ra vây ép các căn cứ địch ở dọc đường số 1
    Ở Hoài Nhơn, đồng bào các xã Hoài Thanh. Hoài Sơn, Hoài Hương, Hoài Châu, Hoài Hảo, Tam Quan...được các lực lượng vũ trang hỗ trợ đã nổi dậy phá các khu dồn Thiện Đức, Nhuận An, Thiện Chánh, đuổi bắt bọn thanh niên chiến đấu, phá đường số 1, bao vây, bức rút các chốt Núi Bé, Lộ Diêu. Diêu Quang, Quy Thuận...giải phóng gần một vạn dân. Đồng bào Nhơn Mỹ (An Nhơn) tước súng một trung đội dân vệ, đồng bào Cát Hanh (Phù Cát) phá nhiều khu dồn lớn giải thoát gần hai ngàn người.
    Cuối tháng 5, vùng giải phóng đã được mở rộng ở nhiều nơi, tạo thành một mạng liên hoàn từ núi xuống biển, từ thôn ấp này qua thôn ấp khác . Gần 11 vạn đồng bào đã đứng dậy làm chủ quê hương xây dựng củng cố chính quyền cách mạng. Chỉ tính riêng trong hai huyện Hoài Nhơn và Phù Mỹ, trong chiến dịch ?odiệt kẹp, giành dân, giành quyền làm chủ? đồng bào đã nổi dậy bức rút 90 đồn bốt, đưa hoạt động của lực lượng đấu tranh chính trị lên một đỉnh cao mới.
    Trước thực tế đó, tờ Diễn đàn thông tin quốc tế của Mỹ đã phải viết: ?oTỉnh Bình Định là một tỉnh dân số đông, diện tích lớn, là cái trụ cho bất cứ kế hoạch nào của chính phủ nhằm kiểm soát phần giữa của Việt Nam. Nhưng tỉnh Bình Định từ ba năm nay vẫn tồi tệ như bất cứ lúc nào trước đây, do sự kém cỏi của chính quyền và quân đội địa phương, (chỉ quân ngụy). Nó xếp vào hàng số 44 trong số 44 tỉnh ở Nam Việt Nam về mức độ bình định. Hiện nay đối phương tha hồ tung hoành ở nông thôn đầy dẫy những người vốn có cảm tình với Cộng sản ...?.
    Với tham vọng cuối năm 1971 sẽ tiêu diệt trăm phần trăm lực lượng chính trị, quân sự của ta ở các thôn xã, tiến tới hoàn thành chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ năm 1969 đến 1971 đã dốc vào chương trình ?obình định nông thôn? không biết bao nhiêu công sức, tiền của. Chúng toan dùng hệ thống chốt điểm, ấp chiến lược, khu dồn. kết hợp với việc càn quét, đánh phá dai dẳng vùng giải phóng và các khu căn cứ để tách dân ra khỏi lực lượng vũ trang, bao vây, triệt cứ các cơ sở hậu cần, tiến tới diệt tận gốc rễ phong trào cách mạng. Thủ đoạn ấy của giặc bước. đầu đã gây cho cách mạng miền Nam biết bao khó khăn tổn thất. Ở một chiến trường vùng sâu như chiến trường Quảng Ngãi, Bình Định, để chống phá kế hoạch của địch, khẩu hiệu hành động của các chiến sĩ Sao Vàng là ?obám dân, bám đất?. Chính nhờ kiên trì chủ trương này, sư đoàn đã vượt qua được những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi, liên tiếp đánh bại hết thủ đoạn này đến thủ đoạn khác của giặc
    Hơn hai năm trụ bám kiên cường trên chiến trường Quảng Ngãi, Bình Định, các chiến sĩ Sao Vàng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình, tác chiến liên tục, vận dụng linh hoạt giữa cách đánh sở trường của bộ đội chủ lực kết hợp với sức mạnh của quần chúng, khi đánh tập trung trung đoàn, tiểu đoàn, khi phân tán nhỏ lẻ từng tiểu đội, trung đội, khi tiêu diệt những cứ điểm lớn, khi chỉ diệt một chốt nhỏ, một mâm tề điệp, thậm chí chỉ diệt một tên ác ôn.
    Địch toan dùng hệ thống chốt điểm dày đặc để ?obình định tại chỗ? sư đoàn trong điều kiện thiếu quân số, lương thực, thực phẩm, súng đạn đã vận dụng chiến thuật đặc công để tiến công những chốt điểm then chốt, tạo điều kiện cho quần chúng bao vây, bức rút các chốt điểm khác.
    Trong hội nghị quân chính quân khu tổ chức vào cuối năm 1971, đồng chí Tư lệnh Quân khu 5 đã lấy thực tế của chiến trường Bình Đinh để tổng kết rằng : ?oTrong một khu vực có 14, 15 chốt điểm, bộ đội chủ lực chỉ cần diệt bốn, năm chốt điểm quan trọng. Như vậy có thể rút ra công thức : cứ diệt một thì được ba. Nghĩa là diệt triệt để một mục tiêu then chốt thì địch sẽ bỏ chạy ba mục tiêu khác khi bị quần chúng bao vây?. Cũng thông qua chiến dịch này, tỉnh uỷ Bình Định đưa ra một dự kiến hết sức thiết thực cho việc sử dụng lực lượng sau này : Nếu chủ lực đánh mạnh có thế thuận lợi, thì một điểm trên dưới
    trung đội địch đóng giữ chỉ cần một trung đội du kích cộng với 500 quần chúng là có thể giải quyết được.
    Sự chín mùi của hình thức chiến dịch tiến công tổng hợp đã được thể hiện rất rõ, giành thắng lợi lớn trong mùa xuân và mùa hè năm 1971. Nó là tiền đề, là cơ sở cho việc giành thắng lợi rực rỡ trong đợt hoạt động xuân - hè năm 1972 của sư đoàn Sao Vàng và quân dân Bình Định, Quảng Ngãi.
    Hai năm 1970, 1971 còn là hai năm biểu hiện sáng ngời tấm lòng của nhân dân Bình Định, Quảng Ngãi đối với bộ đội *****, đối với cách mạng. Làm sao các chiến sĩ trung đoàn 12 có thể quên được những người chị quý mến, hy sinh thân mình vì bộ đội, vì cách mạng như chị Đào. Trong một trận đánh phối hợp phía nam đường số 19, mặc dù bị thương nặng, chị vẫn ráng sức cõng chiến sĩ B.40 Nguyễn Văn Tâm bị gãy nát đôi chân, luồn lách qua các chốt điểm địch về tới bệnh xá trung đoàn. Đồng chí Nguyễn Văn Tâm đã được cứu sống, còn chị Đào đã trút hơi thở cuối cùng vì vết thương xuyên bụng quá nặng
    Càng gian khổ, ác liệt, tình yêu thương nhân dân, yêu thương đồng đội càng sâu nặng. Các chiến sĩ trung đoàn 2 mãi mãi không thể quên tấm gương của Đỗ Văn Đạo. Trong một lần xuống đồng bằng lấy gạo, đơn vị gặp bọn Mỹ phục kích. Cách, một chiến sĩ trong tiểu đội bị thương nặng. Đạo quay trở lại tìm Cách và suốt trong chín ngày đêm luồn lách tránh những cuộc truy lùng ráo riết của địch, đói ăn ổi xanh, lá rừng, Đạo đã dìu Cách thoát khỏi vòng vây, trở về đơn vị an toàn.
    Hai năm qua, sư đoàn Sao Vàng đã tiêu diệt một lực lượng quan trọng quân sự địch, cùng với các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương làm tan rã ngụy quyền nhiều thôn ấp, cùng với quân dân toàn quân khu mở ra khả năng đánh bại chiến lược ?oViệt Nam hóa? của Mỹ - ngụy trên chiến trường Khu 5.
  8. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Sao mấy bài của tớ không lên được vậy?
  9. architecto

    architecto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Bạn hiền, những chữ hơi nhạy cảm như c-ộng s-ản, đ-a nguyên..v.v..thì sửa đi một tẹo.
    Được architecto sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 11/07/2007
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Có 1 số từ "nhạy cảm" sẽ bị bộ lọc tự động chặn, tỷ như "+ sản" chẳng hạn. Các bác cắt dán thì chịu khó nhìn lại 1 lần ko thì bài sẽ tự teo, MOD cũng ko cứu được.
    Chào thân ái và quyết thắng!

Chia sẻ trang này