1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Witness, 02/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đầu năm 1971
    Với tham vọng cắt đứt tuyến vận tải chiến lược Hồ Chí Minh, đi đến cô lập hoàn toàn chiến trường miền Nam và để thử thách quân ngụy trong chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh, ngày 8 tháng 2, Mỹ - ngụy ồ ạt đổ quân ra Đường 9 Nam Lào. Phối hợp với hướng chính, quân đoàn 2 ngụy sử dụng sư đoàn 22 và 23 mở các cuộc hành quân lên vùng ba biên giới, quân đoàn 3 ngụy mở cuộc hành quân lớn sang Cam-pu-chia.
    Một thời cơ hiếm có cho các đơn vi chủ lực, địa phương đánh phá chương trình ?obình định nông thôn? của địch ở đồng bằng Khu 5 đã xuất hiện.
    Sáng ngày 1 tháng 2, một chiến dịch lớn phối hợp với chiến trường Đường 9 - Nam Lào đã nổ ra trên chiến trường Khu 5. Ờ phía nam, trung đoàn 12, sau một trận pháo kích bằng súng cối 82'' và đầu đạn A12, sân bay Gò Quánh (Phù Cát) bốc cháy; 120 tên giặc lái, nhân viên kỹ thuật, lính bảo vệ bị tiêu diệt. Trên đường số 19, tiểu đoàn 6 phục kích phá hủy 25 xe GMC chở hàng, diệt 60 lính Nam Triều Tiên đi hộ tống. Bọn thám báo, bảo an, dân vệ đi thăm dò và chốt giữ trong các ?oấp chiến lược? ven đường bị quét đi nhiều trung dội. tiểu đội, buộc chúng phải bỏ chạy vào các căn cứ. Đại đội 3 trung đoàn 2 bằng chiến thuật đặc công đã diệt gọn đồn Gò Hiệu, nằm sát quận ly Hoài Ân, có hơn một đại đội địch chốt giũ. Đặc biệt là trận đánh của ba chiến sĩ đặc công tiểu đoàn 40 tiêu diệt đồn Gò Thủ. Tổ này do phó tiểu đội trưởng Lê Ngọc Toán chỉ huy. Khi lọt được vào hàng rào thứ ba thì hai chiến sĩ bị thương. Còn lại một mình, Toán dùng toàn bộ thủ pháo, lựu đạn của ba người diệt gọn một trung đội dân vệ.
    Các đơn vi của tỉnh, huyện, du kích xã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội chủ lực, tiến công liên tiếp các chốt điểm ở các thị trấn, quận ly Bồng Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ..Tam Quan, Đập Đá.
    Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 2, một loạt vị trí địch ở các xã Mỹ Tài, Mỹ Đức, Mỹ Thọ, Mỹ Trinh, Mỹ Lộc tiếp tục bị đặc công và bộ binh trung đoàn 2 phối hợp với đặc công tỉnh, huyện san bằng. Lửa bốc cháy, soi sáng cả vùng đông Phù Mỹ
    Hiệp đồng với tiếng súng diệt chốt điểm của lực lượng vũ trang, hàng ngàn tiếng mõ tre, thùng thiếc, tiếng hô, tiếng thét... của đồng bào các địa phương vang lên ở khắp nơi. Bọn ngụy quân, ngụy quyền lại phải trải qua những giờ phút hãi hùng mà chúng đã gặp hồi đồng khởi chín, mười năm về trước.
    Bị đánh quá đau vào hệ thống các chốt điểm, một tiểu đoàn lính cộng hòa thuộc trung đoàn 41 ngụy được lệnh đi giải toà ở Phù Mỹ. Nhưng tiều đoàn này đã bị tiểu đoàn 1 trung đoàn 2 và các chiến sĩ bộ đội huyện, du kích xã chặn đánh ở xã Mỹ Lộc suốt năm ngày đêm. Trước sự thất bại của quân chủ lực. bọn lính bảo an, dân vệ ở các chốt điểm Gò Kê, Vạn Phú, Tân ốc không dám ở lại đồn ban đêm. Nắm chắc được sự hoang mang, dao động của địch, ban chỉ huy đấu tranh chính trịi huyện Phù Mỹ huy động quần chúng đến bao vây và nổi trống mõ ép mạnh ba đồn dịch kể trên. Không chịu nổi sự căng thẳng, sáng ngày hôm sau, bọn địch ở đồn Gò Kê và Tân ốc đã vác súng tháo chạy.
    Trưa ngày 7 tháng 2, một cánh quân giải tỏa khác của địch vừa vượt qua đường số 1, liền bị tiểu đoàn 2 trung đoàn 2 vận động chia cắt bắn cháy chín xe bọc thép, tiêu diệt hai đại đội bộ binh. Ba chiếc xe còn lại cố mở đường máu đưa số lính sống sót chạy về căn cứ Trà Quang. Cán bộ chỉ huy trung đoàn 2, sau khi để lại tiểu đoàn 3 và lực lượng cao xạ kèm quân cơ động Mỹ phía trên núi, đã tung toàn bộ lực lượng chiến đấu xuống đông Phù Mỹ. Một số cán bộ cơ quan cũng được trung đoàn huy động tỏa về các thôn xa cùng với địa phương, khẩn trương tổ chức các đội quân đấu tranh chính trị.
    Các tiểu đoàn 1 , 2, tiểu đoàn đặc công, tiểu đoàn pháo mặt đất cũng phân tán linh hoạt xuống các khu dồn, ấp chiến lược hỗ trợ cho cuộc diệt ác phá kềm của đồng bào.
    Ngày 12 tháng 2, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bình Định, một cuộc biểu tình khổng lồ đã nổ ra làm rung chuyển thị xã Quy Nhơn. Hơn ba vạn người trong thị xã kéo đến bao vây dinh tỉnh trưởng Bình Đinh và đập phá 30 xe quân sự khiến bọn ngụy quyền khiếp đảm. Cuộc biểu tình kéo dài sáu ngày đêm mới chấm dứt. Giữa lúc cuộc tiến công và nổi dậy đang ở giai đoạn rộ nhất. các trung đoàn nhận được điện của Bộ tư lệnh Quân khu : ?oMỹ - ngụy đang sa lầy trên chiến trường Nam Lào, ở Khu 5 chúng có nhiều sơ hở. Các cấp ủy đảng lãnh đạo đơn vi phải nhận rõ trách nhiệm, nỗ lực khắc phục khó khăn. khẩn trương tiến công nhanh, không kể đợt, không kể nhiều ít, thừa thắng xông lên để phối hợp với chiến trường lớn, đánh bại Mỹ -.ngụy?.
    Bức điện nhấn mạnh: ?oCác đồng chí chỉ huy cần vận dụng tốt phương thức tác chiến, phá vỡ thủ đoạn chốt điểm của địch, giải phóng từng mảng nông thôn. Chúng ta có nhiều khó khăn nhưng địch còn khó khăn gấpnhiều lần?
    Thế là từ ngày 20 tháng 2 trở đi, từ huyện Bình Khê, Phù Cát, An Nhơn ra đến Phù Mỹ, Hoài ân, Hoài Nhơn... không đêm nào không có đồn bốt địch bị ta tiến công bằng mọi hình thức, không ngày nào vắng các đội công tác vũ trang phát động nhân dân diệt trừ bọn ác ôn chỉ điểm. Các phương án tác chiến của bộ dội, dù chỉ diệt một tiều đội dân vệ hay một chốt lẻ cũng phải kèm theo yêu cầu phát động được quần chúng nồi dậy. Ngay các đơn vị đặc công chỉ quen ?ođánh bỏ? nay cũng xây dựng quyết tâm ?ođánh liên tục và bám trụ? để xây dựng phong trào.
    Trung tuần tháng 3, quân ngụy bị đánh bại ở chiến trường Đường 9 - Nam Lào. Tên đại tá Thọ chỉ huy lữ dù 3 và hàng ngàn sĩ quan, binh lính bị bắt sống...Bọn lính ngụy sống sót bám cả vào càng máy bay lên thẳng mong chạy thoát thân. Rõ ràng quân ngụy đã không thay thế được quân Mỹ, không thể đương đầu với Quân giải phóng như mong muốn của Ních - xơn, và chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh đang có nguy cơ bị phá sản.
    Tin chiến bại thê thảm ấy đã đánh một đòn khủng khiếp vào tinh thần binh lính ngụy trong các chốt điểm còn lại trên chiến trường Bình Định. Đêm ngày 2 tháng 4 , phát huy kết quả đợt 1, tiểu đoàn đặc công trung đoàn 2 đồng loạt tiến công các chốt điểm Gò Mang, Mỹ Trang, Gò Thủ, trụ sở hội đồng xã Mỹ Chánh. Các tiểu đoàn 1, 2, 3 tiến công tiêu diệt một số chốt ở xã Mỹ Trang. Mỹ Tài, Mỹ Trinh, đông và tây huyện Phù Mỹ. Trung đoàn 12 tiếp tục cầm chân bọn Nam Triều Tiên và bọn Mỹ đi giải tỏa ở khu vực phía nam tỉnh.
    Trong khi ấy, đồn bốt địch ở hầu hết các xã còn lại trong huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, một phần huyện Phù Cát, Bình Khê, Vĩnh Thành và phía nam tỉnh cũng đang bị bộ đội tỉnh, huyện, du kích xã bao vây, áp đảo. Thời cơ ra trận của ?ođội quân tóc dài? đã đến. Một trong những trận xuất sắc của đội quân ấy là trận tiến công cứ điểm Gò Cớ, xã Mỹ Đức. Gò Cớ là một chốt điểm kiên cố nằm giữa năm lớp rào, do một đại đội bảo an đóng giữ. Nhổ được Gò Cớ, hàng loạt chốt điểm độc lập khác ở xung quanh sẽ phải bỏ chạy hoặc đầu hàng. Vì thế, bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định quyết tâm nhổ Gò Cớ bằng được. Ngày 9, dưới sự chỉ huy trực tiếp của chính trị viên tỉnh đội Đinh Bá Tòng, 2.000 đồng bào đông Phù Mỹ mang gậy, đòn gánh, dao, cuốc kéo đến bao vây cứ điểm Gò Cớ.
    Trực tiếp làm hậu thuẫn cho trận đánh đặc biệt này là đại đội 1 đặc công trung đoàn 2 và đại đội 4 đặc công địa phương. Cứ sau một vài viên đạn cối của bộ đội rót vào hàng rào, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng hô của đồng bào lại nổi lên như sấm dậy. Thoạt đầu, bọn địch dùng cả súng liên thanh và hơi cay toan phá vây, nhưng thấy đồng bào ta mỗi lúc một xáp lại phía cổng đồn, chúng vội vã đóng cổng, kéo rào kẽm gai và thấp thỏm ngồi im trong các công sự. Suốt ngày, địch ở lì trong đồn, không dám ra ngoài lấy nước uống. Tên trưởng đồn xin gặp đại diện ta, nhưng cuộc thương lượng không mang lại kết quả . Nắm chắc bọn địch đang dao động, ban chỉ huy cuộc đấu tranh đề nghị bộ đội bắn đạn B40 và liên thanh vào đồn, đồng thời ra lệnh cho bà con cắm trại tại chỗ, chuẩn bi phương án cho ngày hôm sau.
    Đêm ấy Phù Mỹ náo nức, sôi động lạ thường. Cùng với Gò Cớ, 12 chốt điểm khác của địch cũng bị vây bức theo kiểu cách đó. Hàng chục ban chỉ huy tổng hợp gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, huyện đội, xã đội các cán bộ đấu tranh chính trị binh vận... chụm đầu bàn bạc trong các vườn dừa. Xung quạnh các chốt điểm, đồng bào đốt đuốc, tiếp tục nổi trống mõ, hù dọa, kêu gọi địch đầu hàng. Thỉnh thoảng những tiếng nổ của đạn B.40, đạn cối lại giội vào căn cứ.
    Nửa đêm hôm ấy, bọn địch ở Gò Cớ lặng lẽ rút chạy. Tiếp đó 10 chốt điểm khác ở đông và tây huyện Phù Mỹ cũng rút chạy và đầu hàng. Thừa thắng, quần chúng như thác vỡ bờ, tràn ra vây ép các căn cứ địch ở dọc đường số 1
    Ở Hoài Nhơn, đồng bào các xã Hoài Thanh. Hoài Sơn, Hoài Hương, Hoài Châu, Hoài Hảo, Tam Quan...được các lực lượng vũ trang hỗ trợ đã nổi dậy phá các khu dồn Thiện Đức, Nhuận An, Thiện Chánh, đuổi bắt bọn thanh niên chiến đấu, phá đường số 1, bao vây, bức rút các chốt Núi Bé, Lộ Diêu. Diêu Quang, Quy Thuận...giải phóng gần một vạn dân. Đồng bào Nhơn Mỹ (An Nhơn) tước súng một trung đội dân vệ, đồng bào Cát Hanh (Phù Cát) phá nhiều khu dồn lớn giải thoát gần hai ngàn người.
    Cuối tháng 5, vùng giải phóng đã được mở rộng ở nhiều nơi, tạo thành một mạng liên hoàn từ núi xuống biển, từ thôn ấp này qua thôn ấp khác . Gần 11 vạn đồng bào đã đứng dậy làm chủ quê hương xây dựng củng cố chính quyền cách mạng. Chỉ tính riêng trong hai huyện Hoài Nhơn và Phù Mỹ, trong chiến dịch ?odiệt kẹp, giành dân, giành quyền làm chủ? đồng bào đã nổi dậy bức rút 90 đồn bốt, đưa hoạt động của lực lượng đấu tranh chính trị lên một đỉnh cao mới.
    Trước thực tế đó, tờ Diễn đàn thông tin quốc tế của Mỹ đã phải viết: ?oTỉnh Bình Định là một tỉnh dân số đông, diện tích lớn, là cái trụ cho bất cứ kế hoạch nào của chính phủ nhằm kiểm soát phần giữa của Việt Nam. Nhưng tỉnh Bình Định từ ba năm nay vẫn tồi tệ như bất cứ lúc nào trước đây, do sự kém cỏi của chính quyền và quân đội địa phương, (chỉ quân ngụy). Nó xếp vào hàng số 44 trong số 44 tỉnh ở Nam Việt Nam về mức độ bình định. Hiện nay đối phương tha hồ tung hoành ở nông thôn đầy dẫy những người vốn có cảm tình với ********* ...?.
    Với tham vọng cuối năm 1971 sẽ tiêu diệt trăm phần trăm lực lượng chính trị, quân sự của ta ở các thôn xã, tiến tới hoàn thành chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ năm 1969 đến 1971 đã dốc vào chương trình ?obình định nông thôn? không biết bao nhiêu công sức, tiền của. Chúng toan dùng hệ thống chốt điểm, ấp chiến lược, khu dồn. kết hợp với việc càn quét, đánh phá dai dẳng vùng giải phóng và các khu căn cứ để tách dân ra khỏi lực lượng vũ trang, bao vây, triệt cứ các cơ sở hậu cần, tiến tới diệt tận gốc rễ phong trào cách mạng. Thủ đoạn ấy của giặc bước. đầu đã gây cho cách mạng miền Nam biết bao khó khăn tổn thất. Ở một chiến trường vùng sâu như chiến trường Quảng Ngãi, Bình Định, để chống phá kế hoạch của địch, khẩu hiệu hành động của các chiến sĩ Sao Vàng là ?obám dân, bám đất?. Chính nhờ kiên trì chủ trương này, sư đoàn đã vượt qua được những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi, liên tiếp đánh bại hết thủ đoạn này đến thủ đoạn khác của giặc
    Hơn hai năm trụ bám kiên cường trên chiến trường Quảng Ngãi, Bình Định, các chiến sĩ Sao Vàng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình, tác chiến liên tục, vận dụng linh hoạt giữa cách đánh sở trường của bộ đội chủ lực kết hợp với sức mạnh của quần chúng, khi đánh tập trung trung đoàn, tiểu đoàn, khi phân tán nhỏ lẻ từng tiểu đội, trung đội, khi tiêu diệt những cứ điểm lớn, khi chỉ diệt một chốt nhỏ, một mâm tề điệp, thậm chí chỉ diệt một tên ác ôn.
    Địch toan dùng hệ thống chốt điểm dày đặc để ?obình định tại chỗ? sư đoàn trong điều kiện thiếu quân số, lương thực, thực phẩm, súng đạn đã vận dụng chiến thuật đặc công để tiến công những chốt điểm then chốt, tạo điều kiện cho quần chúng bao vây, bức rút các chốt điểm khác.
    Trong hội nghị quân chính quân khu tổ chức vào cuối năm 1971, đồng chí Tư lệnh Quân khu 5 đã lấy thực tế của chiến trường Bình Đinh để tổng kết rằng : ?oTrong một khu vực có 14, 15 chốt điểm, bộ đội chủ lực chỉ cần diệt bốn, năm chốt điểm quan trọng. Như vậy có thể rút ra công thức : cứ diệt một thì được ba. Nghĩa là diệt triệt để một mục tiêu then chốt thì địch sẽ bỏ chạy ba mục tiêu khác khi bị quần chúng bao vây?. Cũng thông qua chiến dịch này, tỉnh uỷ Bình Định đưa ra một dự kiến hết sức thiết thực cho việc sử dụng lực lượng sau này : Nếu chủ lực đánh mạnh có thế thuận lợi, thì một điểm trên dưới
    trung đội địch đóng giữ chỉ cần một trung đội du kích cộng với 500 quần chúng là có thể giải quyết được.
    Sự chín mùi của hình thức chiến dịch tiến công tổng hợp đã được thể hiện rất rõ, giành thắng lợi lớn trong mùa xuân và mùa hè năm 1971. Nó là tiền đề, là cơ sở cho việc giành thắng lợi rực rỡ trong đợt hoạt động xuân - hè năm 1972 của sư đoàn Sao Vàng và quân dân Bình Định, Quảng Ngãi.
    Hai năm 1970, 1971 còn là hai năm biểu hiện sáng ngời tấm lòng của nhân dân Bình Định, Quảng Ngãi đối với bộ đội *****, đối với cách mạng. Làm sao các chiến sĩ trung đoàn 12 có thể quên được những người chị quý mến, hy sinh thân mình vì bộ đội, vì cách mạng như chị Đào. Trong một trận đánh phối hợp phía nam đường số 19, mặc dù bị thương nặng, chị vẫn ráng sức cõng chiến sĩ B.40 Nguyễn Văn Tâm bị gãy nát đôi chân, luồn lách qua các chốt điểm địch về tới bệnh xá trung đoàn. Đồng chí Nguyễn Văn Tâm đã được cứu sống, còn chị Đào đã trút hơi thở cuối cùng vì vết thương xuyên bụng quá nặng
    Càng gian khổ, ác liệt, tình yêu thương nhân dân, yêu thương đồng đội càng sâu nặng. Các chiến sĩ trung đoàn 2 mãi mãi không thể quên tấm gương của Đỗ Văn Đạo. Trong một lần xuống đồng bằng lấy gạo, đơn vị gặp bọn Mỹ phục kích. Cách, một chiến sĩ trong tiểu đội bị thương nặng. Đạo quay trở lại tìm Cách và suốt trong chín ngày đêm luồn lách tránh những cuộc truy lùng ráo riết của địch, đói ăn ổi xanh, lá rừng, Đạo đã dìu Cách thoát khỏi vòng vây, trở về đơn vị an toàn.
    Hai năm qua, sư đoàn Sao Vàng đã tiêu diệt một lực lượng quan trọng quân sự địch, cùng với các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương làm tan rã ngụy quyền nhiều thôn ấp, cùng với quân dân toàn quân khu mở ra khả năng đánh bại chiến lược ?oViệt Nam hóa? của Mỹ - ngụy trên chiến trường Khu 5.
  2. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Chương 5:
    BẮC BÌNH ĐỊNH XUÂN HÈ 1972
    1. SỨC MẠNH MỚI
    Trong hai năm 1970 và 1971, chiến tranh ?oViệt Nam hóa? đã được Mỹ - ngụy đẩy tới đỉnh cao, nhưng chúng đã không đạt mục đích. Trái lại thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của ta ở Đường 9 -- Nam Lào đầu năm 197l đã giáng một đòn nặng nề vào cái công thức hỏa lực Mỹ + bộ binh ngụy. Và quyết tâm ?oĐánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào? của Đảng và Bác Hồ đã được khẳng định như một chân lý
    Năm 1969, Mỹ tiến hành rút quân thí điểm, năm 1970 rút từng đơn vi có chọn lọc, và sang năm 1971, quân Mỹ đã phải cuốn gói xuống tàu về nước. Trên chiến trường Khu 5, giữa năm l971 chỉ còn lại lữ đoàn 173 Mỹ và sư đoàn Mãnh Hồ - Nam Triều Tiên.
    Tình hình trên cộng với thắng lợi trực tiếp ở các chiến trường quân khu qua hai chiến dịch Xuân và Hè đã tạo cho quân dân Khu 5 một thế và lực mới ; việc hoạt động phân tán tránh những trận nhỏ, lẻ của chủ lực không còn thích hợp nữa.
    Cuối tháng 5 năm 1971 , các trung đoàn 2 và 12 sau khi đánh những trận cuối cùng trong đợt hoạt động Xuân - Hè ở bắc và nam tỉnh Bình Đinh được lần lượt rút lên vùng giáp ranh và hậu cứ củng cố, để lại phiá sau cả một vùng giải phóng liên hoàn rộng lớn .
    Thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng tháng 5 năm 1971 và Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6 năm 1971 . ngày 29 tháng 6 năm 1971 , Đảng uỷ Quân khu 5 quyết định thành lập thêm sư đoàn bộ binh 771 và tập trung lại sư đoàn 3 Sao Vàng sau một năm tạm thời phân tán. Bộ tư lệnh sư đoàn hầu hết là các đồng chí chỉ huy sư đoàn trước đây có thêm một số cán bộ từ quân khu về. Bộ tư lệnh gồm các đồng chí Huỳnh Hữu Anh. sư đoàn trưởng. Mai Tân. chính ủy; Việt Sơn, phó sư đoàn trưởng, Trần Bá Khuê, tham mưu trưởng, Nguyễn Ngọc Tiến, chủ nhiệm chính trị, Nguyễn Hữu Xuân chủ nhiệm hậu cần.
    Các đơn vị có trung đoàn 2, 12 và trung đoàn 21 (thay thế trung đoàn 22 trước đây). Trung đoàn 21 được thành lập vào đầu năm 1965 tại Quân khu 3. Ba tháng sau, trung đoàn vào chiến trường cùng với trung đoàn 1 thành lập sư đoàn 2 Quân khu 5. Từ đó, trung đoàn đã tham gia những trận đánh nổi tiếng trong hai mùa khô 1966 - 1 967 như điểm cao 62 ( Sơn Tịnh - Quảng Ngãi), tiêu diệt gần 800 tên Mỹ, trận tiêu diệt gọn tiểu đoàn ngụy ở Đức An (Quảng Nam), trận Đồng Dương, Kỳ Sơn (Quảng Nam), v.v. Từ năm 1968 trở đi, trung đoàn tham gia giải phóng chi khu quận ly Khâm-Đức cụm cứ điểm Thượng Đức, quận ly Minh Long, núi Chóp Chài và nhiều nơi khác trên địa bàn Quảng Ngãi, Quảng Nam.
    Trong lúc chiến trường quân khu gặp muôn vàn khó khăn thì trung đoàn 21 là một trong bốn trung đoàn chủ lực trụ lại hoạt động, lúc phân tán, khi tập trung đánh phá ?obình định? nông thôn của địch ở đồng bằng Quảng Ngãi. Trong trung đoàn đã xuất hiện nhiều cán bộ, chiến sĩ xuất sắc. Trong trận Đức An, chiến sĩ Vũ Văn Cấp bị đạn gãy tay đã nhờ đồng đội chặt đưt phần da thịt còn lại, tiếp tục xung phong. Chính tri viên đại đội Trần Lương cùng đơn vị quần nhau với một trung đoàn Mỹ suốt 32 tiếng đồng hồ trên điểm cao 62 (Quảng Ngãi). Trong tình thế đại đội có nguy cơ bị tiêu diệt vì lực lượng quá chênh lệch. Lương tình nguyện ở lại thu hút, đánh lạc hướng địch cho đơn vị rút lui. Anh hy sinh anh dũng bên đống xác giặc với chiếc máy diện thoại và khẩu súng đã giập nát. Trung tuần tháng 11 năm 1971, trung đoàn được lệnh về đội hình sư đoàn Sao Vàng.
    Cùng với trung đoàn 21; quân khu còn bổ sung cho sư đoàn ba tiểu đoàn . tiểu đoàn cao xạ 12,7, tiểu đoàn cối ĐKZ và tiểu đoàn công binh.
    Việc tập trung trở lại sư đoàn Sao Vàng, đánh dấu một bước ngoặt mới trong so sánh lực lượng giữa ta và địch ở địa bàn Khu 5 nói chung và chiến trường Bình Đinh nói riêng. Lúc này trong đảng ủy sư đoàn có hai ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng sư đoàn từ phương châm ?otác chiến tập trung, phân tán linh hoạt? ''theo yêu cầu ?odiệt kẹp giành dân? của địa phương chuyển lên tác chiến tập trung hợp đồng binh chủng quy mô vừa và lớn là cả một khoảng cách lớn, đòi hỏi phải có thời gian huấn luyện và thực hành từng bước. Ý kiến thứ hai cho rằng phải đưa ngay sư đoàn vào quỹ đạo tác chiến hợp đồng binh chủng để phù hợp với yêu cầu phát triền của chiến trường. Hai luồng ý kiến, phản ánh hai khuynh hướng được đem ra thảo luận trong cán bộ toàn sư đoàn. Cuối cùng Đảng ủy nhất trí với ý kiến thứ hai, nhưng nhấn mạnh : Khẩn trương ở đây không có nghĩa.là đốt cháy giai đoạn mà phải đi từng bước với tinh thần tích cực nhất cách mạng nhất. Đây là thắng lợi đầu tiên của sư đoàn. nhằm đặt nền móng cho việc tổ chức, huấn luyện đánh tập trung. hiệp đồng binh chủng sau này.
    Mặc dù tình hình trên chiến trường lúc đó vẫn liên tục xảy ra tác chiến nhưng Bộ tư lệnh Quân khu 5 dành hẳn cho sư đoàn Sao Vàng sáu tháng (từ tháng 7 đến tháng 12) để tập trung xây dựng, huấn luyện một thời kỳ dừng lại dài nhất xây dựng cơ bản nhất từ ngày thành lập sư đoàn đến nay. Nhưng tiến hành huấn luyện có bài bản cho một sư đoàn chủ lực, trong hoàn cảnh hầu như chưa có một hạt gạo dự trữ,. quân số, súng đạn, trang bị chưa đủ, sáu tháng trời chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi.Hoàn cảnh ấy, đòi hỏi đảng ủy và. bộ tư lệnh sư đoàn phải tính toán chính xác, tổ chức khoa học mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ trong năm 1972.
    Sư đoàn đặt việc chuẩn bi lương thực là trọng tâm số một, huấn luyện chiến thuật mới là then chốt và hoạt động liên tục giữ thế chiến trường là quan trọng. Theo tính toán của phòng tham mưu thì các đơn vi vận chuyển cho được lương thực, thực phẩm từ đồng bằng lên núi dự trữ ăn hết mùa mưa phải mất ba tháng, hai tháng tiếp theo dành cho huấn luyện quân sự, còn lại tháng cuối cùng, huấn luyện bổ sung, diễn tập và tổ chức đánh rút kinh nghiệm.
    Tháng 7, với những trận mưa đầu mùa, những đêm trăng trong suốt không gian, sư đoàn bước vào chiến dịch vận chuyển khổng lồ mà sau này các chiến sĩ thường gọi đùa là chiến dịch ?okiến tha mồi. Những dòng người, bằng nhiều con đường khác nhau, đổ xuống đồng bằng, tới các vùng giáp biển. Một lần nữa đồng bào Bình Đinh lại biểu lộ tấm lòng bao la của mình. Nhiều bà má, bà thím đã gánh gạo tới. gặp cán bộ địa phương la lối ầm ĩ: ?oTrời ơi, có vài chục ký gạo, mắc chi các chú trả tiền?. Nhân dân. và đồng bằng Bình Định là nguồn dự trữ lương thực vô tận đối với sư đoàn.
    Chiến dịch vận chuyển kéo dài liên miên hết ngày này qua ngày khác. Các mạng thông tin, trinh sát hợp pháp luôn được tung xuống đồng bằng nắm địch và bảo vệ tuyến hành lang vận chuyển.
    Ban ngày ở các cửa rừng Suối Son, Dốc Đài, Cát Hanh,Cải Hiệp, bắc đường số 19... đông vui như hội. Những buổi chiều mát trời. máy bay ít quần lượn, những cánh võng dăng kín rừng, bộ đội dân công, các đơn vi vận tải có nam có nữ được dịp làm quen với nhau. rồi hát, hò, ghi địa chỉ hò hẹn... Tối đến, từng đại đội. tiểu đoàn bám sát cán bộ địa phương, đến các thôn ấp nhận gạo. Chỗ trực tiếp lấy trong từng gia đình, chỗ ra đồng bới các ngôi mộ ngụy trang lên, bên dưới là gạo, là cá khô, mắm,muối:.. Mỗi đêm có hàng nghìn người tràn xuống đồng bằng lấy hàng. Nhiều chiến sĩ ghé thăm nhà chốc lát, rồi cõng gạo từ giã vợ con vội vã ra đi... Cứ như vậy, ngày nghỉ trên. núi, tối tràn xuống đồng bằng. Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Bình Đinh đã chỉ đạo ngành lương thực, bằng mọi biện pháp kiên quyết cấp đủ gạo và thực phẩm cho sư đoàn đúng kỳ hạn. Ngoài nhân dân cung cấp, các chiến sĩ còn có nguồn lương thực, thựcphẩm khá lớn của bọn lính Nam Triều Tiên. Mỗi ngày, cơ sở địa phương ta đã mua được của chúng hàng xe GMC gạo, thịt, cá hộp, máy thống tin và đôi khi cả vũ khí nữa. Chính Nguyễn Cao Kỳ trong hồi ký của y cũng phải cay đắng thừa nhận ?oở chợ Quy Nhơn, người ta có thể mua bất cứ món gì từ khẩu phần lương thực và quần áo của quân đội cho đến máy giặt và lựu đạn. Súng đã được bán từ 25 đến 30 đô-la một khẩu và nếu ai mua xe bọc thép hoặc máy bay lên thẳng thì việc đó cũng có thể dàn xếp được?
    Chiến dịch gạo diễn ra sôi nổi, nhưng không kém ác liệt Nhiều chuyến, bộ đội vai gùi, tay nổ súng đánh dịch.cướp đường mà đi. Hàng trăm chiến sĩ, đồng bào đă hy sinh. Có đồng bào mang thương tích suốt đời vì bị địch khảo tra. Có gùi gạo, gùi muối khi đổ vào kho còn đỏ loang vết máu.
    Vất vả gian khổ, ác liệt, nhưng bộ đội lúc nào cũng vui. Cán bộ, chiến sĩ, gái cũng. như trai luôn tìm mọi cách hợp lý hóa cách mang vác để đuổi, vượt năng suất của nhau. Chiến sĩ Nguyễn Sinh trung đoàn 2 vừa mang115 ki-lô-gam thì đêm sau chiến sĩ nuôi quân Đinh Xuân Chung đã gùi được 125 ki-lô-gam. Với bộ binh, năng suất ấy là đáng nể, nhưng đối với chiến sĩ vận tải, gùi 125 ki-lô-gam vẫn chưa được gọi là tuyệt đỉnh. Trong một chuyến hàng dột xuất, phó trung đội trưởng Nguyễn Minh Phụng, người thanh niên Bình Định, với dáng cao và gày đã mang 245 ki-lô-gam, gấp gần năm lần trọng lượng bản thân, nêu ký lục cao nhất trong sư đoàn.
    Những cô gái Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên... hay hát hay cười như Nguyễn Thị Liên, Mai Thi Mến, Nguyễn Thị Văn, Đinh Thị Ét (dân tộc Ba-na) không chịu kém nam giới. đã liên tiếp gùi từ 70 đến 115 ki-lô-gam, bền bỉ đi hết chuyến này sang chuyến khác.
    Cuối tháng 9, ?ochiến dịch gạo? kết thúc. Trong kho mỗi trung đoàn đã có từ 35ó đến 650 tấn lương thực, thực phẩm, bảo đảm cho bộ đội ăn no liên tục trong sáu tháng. Vậy mà, trước đó một năm, mỗi trung đoàn không sao dự trữ nổi vài ba trăm ki-lô-gam gạo.
    Gạo không những là vấn đề chiến lược mà nó chi phối ngay đến từng trận đánh của sư đoàn. Có nhiều chiến dịch vì thiếu gạo mà phải bỏ dở, phải rút bớt thời giàn.Thậm chí vì thiếu gạo lâu ngày. các chiến sĩ kiệt sức, phải ra lệnh bỏ trận địa.
    Nhìn những kho gạo ngồn ngộn, thơm phức mùi cám mới, các chiến sĩ càng tbấm thía sự chỉ đạo sát sao của cấp trên đã nắm bắt kịp thời tình hình chiến trường, công tác tổ chức lãnh đạo tài giỏi của đảng bộ, chính quyền và cơ quan tài - mậu (tài chính - mậu dịch) địa phương; và cảm thấy mình sung sướng được hoạt động và chiến đấu trên một vùng mà từ người già đến em nhỏ đều tận tâm với cách mạng. Sau này. tại đại hội mừng công chiến thắng năm 1972, trong danh sách tuyên dương những ngọn cờ đầu của sư đoàn, đảng ủy và bộ tư lệnh không quên ghi nhận em Nguyễn Thị Út 15 tuổi quê Mỹ Hiệp đã mua và chuyển 1000 ki-lô-gam gạo, thực phẩm cho sư đoàn Sao Vàng trong ?ochiến dịch gạo? khổng lồ này
  3. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đợt tập huấn quân sự cho 500 lượt cán bộ từ đại đội trở lên đã được tổ chức trong một khu rừng già ở thượng nguồn sông Côn. Lớp tập huấn chính tri đào tạo giáo viên cho đơn vi cơ sở của sư đoàn cũng đạt kết quả tốt.
    Công việc tiếp theo là phải xây dựng, tổ chức huấn luyện sư đoàn theo phương hướng tập trung. hợp đồng binh chủng, vận dụng chiến thuật thích hợp với biên chế và trang bị hiện nay để có thể giải phóng từng vùng đất vững dân hoàn chỉnh.
    Với các chiến trường Tri - Thiên, Tây Nguyên, chiến thuật bao vây tiến công liên tục và bao vây đánh lấn. không có gì xa lạ, nhưng đối với các chiến sĩ sư đoàn Sao Vàng hoạt động ở đồng bằng thì rất mới mẻ. Vì thế. việc tiếp thu chiến thuật đối với từng cán bộ, chiến sĩ không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả trong tư tưởng và công tác hậu cần. Có vây lấn được không và vây lấn như thế nào trong điều kiện bom pháo địch như thế ? Có đánh liên tục được không, có giải phóng chi khu, quận ly được không, với điều kiện trang bị còn ít ỏi của ta hiện nay (Chú thích: ?oThời gian này mặc dù được củng cố, nhưng trung bình mỗi đại đội chỉ có 45 tay súng. Hỏa lực lớn nhất của sư đoàn là hai khẩu cối 120 mm với 100 viện đạn?) Đã có không ít cán bộ, chiến sĩ cho rằng ?omèo nhỏ thì nên bắt chuột nhỏ? và ?oTa không thể so bì với chủ lực của Bộ ở Tây nguyên hoặc Nam Lào được?. Các đồng chí Võ Chí Công, Bí thư khu ủy. Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu, Nguyễn Xuân Hữu,Thường vụ Khu ủy. Nguyễn Nam Khánh, cục trưởng Cục chính tri quân khu, cán bộ các cơ quan quân khu gần hai tháng trời cùng sư đoàn nghiên cứu , chiến thuật, cách đánh ; xuống từng thao trường, từng sa bàn, nêu vấn đề, dựng tình huống và thảo luận. giải quyết cụ thể từng vướng mắc của bộ đội.
    Có lẽ không có năm nào, mùa huấn luyện nào lại sôi động, khẩn trương và hào hứng ''như mùa huấn luyện năm ấy. Mưa liên miên. thao trường lúc nào cũng ướt nhão. Hầu hết chiến sĩ chỉ còn một bộ quần áo, ngày tập ướt, đêm đốt lửa hong dưới hầm, sáng dậy lại mặc ra thao trường. Nhiều đồng chí bị thương, xin ra viện trước thời hạn, hoặc bị sốt rét đã dăng võng cạnh lớp học, cạnh sa bàn, không chịu bỏ dở buổi học chiến thuật. Ai cũng mong sớm được đánh lớn, tiêu diệt lớn giải phóng lớn.
    Trong học tập chiến thuật, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã nghiền ngẫm từng động tác, từng chi tiết, tìm ra cách xử lý thích hợp để nâng cao hiệu suất chiến đấu. Sau dây là một ví dụ.
    Trên thao trường, đang lúc bộ đội phát triển đánh vào trung tâm (căn cứ địch), chủ nhiệm chính tri sư đoàn chỉ xạ thủ B.40 Đoàn Ngọc Xưởng ra tình huống :
    - Hỏa điểm địch xuất hiện trước mặt, cách 15 mét đang bắn xả về hướng đồng chí.
    Người chiến sĩ nhanh nhẹn nằm xuống bắn nhưng địa hình dốc đứng không thể nằm bắn được.. Một thoáng suy nghĩ, anh đứng bật dậy ngắm vào lô cốt. Đội hình đơn vi tràn lên. Nhưng chủ nhiệm chính trị đã nói lớn :
    - Đồng chí trúng đạn khi đứng lấy đường ngắm.
    - Dẫu (hy sinh), tôi vẫn đứng bắn - Xạ thủ B.40 trả lời dứt khoát.
    - Nhưng đồng chí hy sinh mà hỏa điểm địch vẫn còn, coi như chưa hoàn thành nhiệm vụ - Chủ nhiệm nói.
    Cả thao trường im lặng và vấn đề được thảo luận sôi nồi mấy ngày liền trong đơn vị. Ngày thứ ba, Xưởng lên trình bày cách xử trí của mình. Anh nói : ?oTôi sẽ rèn luyện cách lấy đường ngắm từ tư thế nằm chuyển sang đứng bắn thật nhanh để khi bật dậy vừa tầm là bóp cò ngay, không cần phải ngắm nữa. Và, tình huống có thể diễn ra là : Trong khi đạn địch đang bay tới người tôi thì đạn của tôi cũng đang bay tới lô cốt địch. Tôi có thể hy sinh, nhưng mục tiêu địch cũng bị diệt?.
    - Đó, đó, cái chính là ở đó - Chủ nhiệm chính tri xúc động giải thích thêm cho mọi người : - Vấn đề đặt ra không phải sợ chết hay không sợ chết, càng không nên dựa vào lòng dũng cảm đề đánh ào, đánh ẩu. Mục tiêu của huấn luyện cũng như chiến đấu là phải tìm và rèn cho mình có được cách đánh tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ , nếu có phải hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ là sự hy sinh cao quý, !à biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu.
    Trong công tác chính tri, phát hiện, khêu gợi và khuyến khích tính năng động chủ quan của chiến sĩ trong huấn luyện và chiến đấu là một phương pháp có hiệu nghiệm đề củng cố lòng tin chiến thuật và rèn luyện trở thành người chiến sĩ có bản lĩnh là việc làm thường xuyên của cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị trong mùa huấn luyện năm ấy và cả về sau này.
    Gần kết thúc đợt huấn luyện cơ bản, trời vẫn mưa liên miên. Sáng nào ra thao trường, bộ đội cũng phải lấy gàu múc cạn nước trong các công sự. Trong khi bộ đội vẫn say sưa học tập chiến thuật bao vây tiến công liên tục và bao vây đánh lấn thì trưng đoàn trưởng trung đoàn 2, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 và một số cán bộ tham mưu đã bò tới sát đồn An Bảo ở xã Mỹ Lộc, Phù Mỹ, chuẩn bị cho trận đánh thử nghiệm chiến thuật. Kết quả của đợt huấn luyện sẽ được thể hiện một phần qua trận đánh này
    An Bảo là _một đồn nhỏ do đại đội bảo an số 190 đóng giữ. Ngoài đồn có hai đại đội cộng hòa đóng rải rác ở các khu vườn hoang. Sư đoàn quyết định sử dụng tiểu đoàn 3 do tiều đoàn trưởng Đoàn Mai Ngữ chỉ huy đánh trận này.
    Theo phương án. đại đội 3 được tăng cường năm đại đội hỏa lực để tiêu diệt cứ điểm An Bảo bằng chiến thuật tập kích hợp đồng binh chủng. Hai đại đội cộng hòa đứng ngoài sẽ do đại đội 1 và 2 của tiều đoàn tiêu diệt bằng chiến thuật vận động bao vây tiến công liên tục.
    Trước giờ nổ súng hai ngày, đại đội trưởng Đào Can đi chuẩn bi chiến trường về báo cáo trực tiếp với trung đoàn trưởng Vũ Quang Trắc : Đồn có ba lớp rào. Công sự và hỏa lực địch bố trí bình thường. Đại đội trưởng hứa trong vòng 30 phút đơn vị sẽ làm chủ trận địa Căn cứ vào kết quả đạt được trong đợt huấn luyện chiến thuật vừa qua, trung đoàn trưởng tin đại đội 3 có thể thực hiện được lời hứa.
  4. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Chiều ngày 9 tháng 2 năm 1971, tiểu đoàn xuất quân trong không khí phấn khởi.
    1 giờ ngày 10 tháng 2 hỏa lực của ta bất ngờ trút vào cứ điểm hàng trăm quả đạn cối, DKZ. Sáu khẩu cao xạ 12,8 quay nòng bắn vào cứ điểm. Lửa và khói bốc lên cuồn cuộn, tưởng chừng như cái đồn một chiều không quá năm chục mét ấy đã bị băm nát hoàn toàn.
    Hoả lực vừa dứt, bộ binh được lệnh xung phong. Nhưng các chiến sĩ vừa mới xông vào hàng rào thứ nhất, đạn địch trong đồn đã bắn chặn quyết liệt.
    Thấy hỏa lực địch vẫn còn rất mạnh, trung đoàn trưởng Vũ Quang Trắc đề nghị sư đoàn cho cối và ĐKZ bắn thêm 10 phút. nữa. Hỏa lực sư đoàn lại trút vào cứ điểm dồn dập. Nhưng khi hỏa lực ta vừa dứt thì hỏa lực địch từ trong các lôcốt lại xuất hiện, hầu như trận pháo kích dữ dội vừa qua không mảy may ảnh hưởng tới chúng. Cối, ĐKZ đã bắn trượt lô cốt. Một tình huống phức tạp nữa lại xảy ra :Mìn thổi đặt không đúng nên không phá được hàng rào,bộc phá hết. Hàng rào địch hiện lên hầu như nguyên vẹn. Trong tình huống bức bách ấy, đại đội trưởng ra lệnh dùng súng phun lửa để phá rào. Những luồng lửa dài đỏ rực, nóng bỏng phụt liên tiếp cho đến lúc chỉ còn súng không. Tiếc thay, đó là một mệnh lệnh không tỉnh táo của người chỉ huy. Làm sao xăng và crếp có thể làm nóng chảy được ba lớp rào thép gai. Sốt ruột, một vài tổ bộ binh cố gắng tìm cách lách qua hàng rào toan đánh tạt sườn địch, nhưng đã bị thương hoặc hy sinh.Trung đội trưởng Vũ Đình Quý, chỉ huy mũi chủ yếu cũng bị thương nặng giữa hàng rào.
    Trận đánh tạm dừng để xốc lại đội hình, rồi lại tiếp tục đánh, lại dừng... cho đến tối mịt. Đêm hôm ấy, sư đoàn ra lệnh cho trung đoàn phải dứt điểm trước 5 giờ ngày hôm sau. Suốt đêm, trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng và các trợ lý xuống giúp đại đội 3 tổ chức lại đội hình, thay đổi hướng đột phá. Nhưng cho đến 6 giờ sáng, đồn An Bảo vẫn như một chiếc gai nham nhở cắm vào mắt mọi người. Tình hình đó, buộc sư đoàn trưởng phải thay đổi chiến thuật. Đồng chí ra lệnh cho tiểu đoàn 3 tiến hành bao vây đánh lấn.
    Tới 15 giờ, hai tốp máy bay khu trục thay nhau ném bom xuống An Bảo. Pháo binh địch cũng giội đạn tới tấp xuống đội hình vây lấn của tiểu đoàn. Bom pháo dứt, khói tan. Đồn An Bảo chỉ còn là một bãi đất trống. Địch đã rút chạy ra đường số 1.Kết qua trận đánh, địch chết 24, số còn lại chạy thoát. ta - bi thương và hy sinh một số
    Ở trong xóm, tiểu đoàn 3 (thiếu) do phó tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khôi chỉ huy đã diệt 120 tên lính (Cộng hòa). Số còn lại, tháo chạy về đường số 1 . Trận đánh thể nghiệm chiến thuật đầu mùa huấn luyện gian khổ của sư đoàn dã diễn ra như vậy. Ba hôm sau, từ hội nghị rút kinh nghiệm trận đánh, chủ nhiệm chính tri sư đoàn Nguyễn Ngọc Tiến gọi điện cho phóng viên báo quân khu, nói rằng bài viết về trậnđánh An Bảo không nên gửi về tòa soạn.
    - Vì sao thế ạ ?-- Anh phóng viên ngạc nhiên
    - Vì không thể tuyên truyền được.
    - Vâng, tôi biết đây chỉ là một trận đánh thể nghiệm chiến thuật nên không nói địa danh. đơn vị mà chỉ đưa tin có tính chất biểu dương thôi. .
    - Ố không, không phải như vậy - Chủ nhiệm chính tri thấy đồng chí phóng viên vẫn chưa hiểu ý mình, liền giải thích :
    - Đó là một trận đánh tồi. Có thu vũ khí, bắt tù binh, làm chủ trận địa thật, nhưng theo yêu cầu chiến thuật thì chỉ là một con số không. Một trận đánh mà chuẩn bị chiến trường chủ quan, mang nặng tư tưởng dựa vào hoả lực, chiến thuật thì nhập nhằng, không đáng biểu dương một chút nào cả.
    Bài học của tiểu đoàn 3 nhanh chóng được phổ biến trong toàn sư đoàn. Các cuộc rút kinh nghiệm, trao đổi diễn ra sôi nổi khắp các đơn vi. Các thao trường lại sôi động ngày đêm. Những buổi huấn luyện bổ sung diễn ra thận trọng và nghiêm túc. Mọi người đều hiểu sâu sắc rằng : từ nay, đánh chiến thuật nào, phải hoàn toàn tuân theo quy luật và nguyên tắc của chiến thuật đó, nếu không, sẽ xảy ra thương vong vô ích . Trong một buổi chỉ đạo diễn tập, sư đoàn trưởng nói với phóng viên báo quân khu ?oCái thắng lợi của trận An Bảo đã không diễn ra trong trận đánh ấy, mà đang diễn ra trên thao trường?.
  5. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    2. GIẢI PHÓNG HOÀI ÂN
    Ngay từ khi các lực lượng vũ trang còn đang củng cố huấn luyện, phương án chiến địch Xuân - Hè năm 1972 của Quân khu 5 đã được hoàn thành.
    Từ nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương về nhiệm vụ quân sự, chính tri năm 1972. Thường vụ Đảng ủy Quân khu họp, khẳng định nhiệm vụ của toàn quân khu phải đẩy mạnh hơn nữa ba mũi tiến công: đòn tiêu diệt lớn của chủ lực, đòn nổi dậy của quần chúng ở đồng bằng và phong trào đấu tranh ở thành thi. Cụ thể sư đoàn 2 phối hợp với sư đoàn 320 và bốn trung đoàn độc lập khác mở chiến địch tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân cơ động của quân đoàn 2 ngụy và một bộ phận tổng dự bị quân ngụy đến cứu viện, giải phóng thi xã Công Tum nối liền các huyện ở phía tây đường số 14 giữa hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc. ở nông thôn đồng bằng và vùng giáp ranh; sư đoàn 711 và sư đoàn Sao Vàng cùng chủ lực địa phương và lực lượng chính trị của quần chúng thực hành chiến địch tiến công tổng hợp tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động của quân đoàn 2 và quân đoàn 1 ngụy, làm tan rã quân địa phương, phá vỡ các hệ thống kìm kẹp bằng chốt điểm cửa địch
    Địa bàn hoạt động trong mùa tiến công chiến lược 1972 của các chiến sĩ Sao Vàng lại vẫn là tỉnh Bình Đinh, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
    Xuân - Hè năm 1972, sư đoàn có hai nhiệm vụ chủ yếu : Một là cùng quân và dân tỉnh Bình Định mở chiến địch tiến công tổng hợp tiêu diệt một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, gồm cả cộng hòa, bảo an, dân vệ, chủ yếu là cộng hòa; phá vỡ hệ thống phòng ngự cơ bản của chúng, giải phóng quận Hoài Ân, hỗ trợ đắc lực cho phong trào nổi dậy của địa phương đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với toàn chiến trường. Hai là cắt đứt con đường vận chuyển chiến lược số 19 ở phía nam tỉnh.
    Phân tích cụ thể khả năng địch, ta, bộ tư lệnh sư đoàn quyết định sử dụng sư đoàn (thiếu trung đoàn 12) vào khu vực chính ở Hoài Ân. Trung đoàn 12 (thiếu tiểu đoàn 4 và hai đại đội đặc công) được tăng cường 1 đại đội đặc công quân khu cắt đường số 19 ở nạm tỉnh. Riêng tiểu đoàn 5 trung đoàn 21 tạm thời phối thuộc cho sư đoàn 2 giải phóng Ba Tơ (Quảng Nđãi).
    Cũng thời gian này, thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định tháng 9 năm 1971, các lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh đang có những cao trào thi đua sâu rộng và mạnh mẽ. :
    - Cao trào diệt và làm tan rã lớn quân ngụy.
    - Cao trào tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ ở nông thôn.
    - Cao trào đấu tranh chính trị ở thành thị. Các lực lượng vũ trang tỉnh được huấn luyện cơ bản về chiến thuật, kỹ thuật. Quần chúng nhân dân được tổ chức thành các tiểu đoàn, đại đội, có đủ dao, cuốc, hệ thống phát thanh, nội dung tuyên truyền đấu tranh với địch. Các mục tiêu tiến công, bao vây, bức rút, bức hàng được ấn định cụ thể. Phương án cơ bản của tỉnh chia làm hai khu vực. Khu vực phía bắc, kết hợp với đòn tiến công của chủ lực, quần chúng bảy xã ở Hoài Nhơn, Phù Mỹ với sự hỗ trợ của bộ đội huyện, du kích xã sẽ nổi dậy giải phóng hoàn chỉnh nông thôn, bao vây các thi trấn, quận ly. Khu vực phía nam, tập trung toàn bộ bộ đội tỉnh do ban cán sự tỉnh chỉ huy, tiến đánh một số cứ điểm địch, cắt đứt đường số 1 từ Phù Cát trở vào, mở rộng thêm vùng giải phóng, hỗ trợ trực tiệp cho đấu tranh chính trị của quần chúng trong thị trấn, thị xã... Một ban chi viện tiền phương do đồng chí phó chủ tịch tỉnh phụ trách được thành lập, chuyên lo cung cấp vận chuyển lương thực, thực phẩm cho các đơn vi chủ lực, địa phương. Các ban dân vận, địch vận, ban đấu tranh chính tri sôi nổi triển khai công việc làm dấy lên trong các tầng lớp nhân dân khí thế chuẩn bị ra quân đầy hào hứng và tin tưởng. Quyết tâm của tỉnh là năm 1972 sẽ đưa vùng giải phóng mở rộng như năm 1965 , năm sụp đổ của chiến lược ?ochiến tranh đặc bịệt?.
    Sau khi làm công tác tổ chức chiến đấu ở cấp sư đoàn và hiệp đồng tác chiến giữa tiến công và nổi dậy với địa phương, các trung đoàn lần lượt xuất quân.
    Trong một khu rừng vùng giáp ranh, chính ủy trung đoàn 2 Dương Minh Ngọ thay mặt đảng ủy và chỉ huy trung đoàn đọc thư kêu gọi của Khu ủy, Quân khu ủy và phát động phong trào thi đua, đuổi và vượt ngọn cờ đầu Đỗ Văn Đạo : ?oMột mình một súng cũng tiến công , đã nổ súng là xung phong tiêu diệt triệt để quân địch, đánh giặc hết sức mà yêu thương đồng đội cũng hết lòng?.
    Tiếp đó, trung đoàn trưởng Vũ Quang Trắc lần lượt trao cho ba trung đội trưởng bộ binh của ba tiểu đoàn 1 ,2, 3 mỗi người một khẩu súng AK có lưỡi lê và một cuộn dây trói tù binh.
    Cháu gái Võ Thị Hương, 9 tuổi. cha mẹ bị giặc chặt đầu vứt xuống giếng, còn hai em nhỏ cũng bị bom Mỹ giết hại, đã khóc nức nở, run run đôi tay gầy guộc trao cho đơn vi hai mảnh khăn tang.
    Trung đội trưởng Hà Đức Trọng tách khỏi hàng quân, nâng khẩu súng Ak và mảnh khăn tang trên tay thay mặt bộ đội hứa trước đảng ủy và chỉ huy trung đoàn sẽ cắm lá cờ chiến thắng tận sào huyệt kẻ thù,. xứng đáng với truyền thống vẻ vang của đơn vị, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
    Trên thao trường còn nồng mùi thuốc súng, các chiến sĩ trung đoàn 21 cũng sôi nổi hứa hẹn quyết lập công đầu.
    Bên suối Đá tượng, nơi từng đẫm máu bọn xâm lược Mỹ năm trước, tiểu đoàn đặc công 40 cũng vang lên lời hứa quyết tâm : ?oDù khó khăn. ác liệt đến mấy, tiểu đoàn cũng san bằng cứ điểm Gò Loi, mở màn thắng lợi chiến địch?.
    Ở cách sư đoàn gần trăm ki-lô-mét, các chiến sĩ trung đoàn 12 ở phía nam tỉnh cũng nhất loạt giơ tay hứa trước anh linh Bác Hồ : ?oSống, anh dũng chiến đấu trên đường 19, chết cũng anh dũng, vẻ vang trên đường 19?, quyết đánh giập đầu sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên. dựng lên những chốt thép trên đường số 19 theo yêu cầu của chiến địch.
    Cùng ra trận với sư đoàn lần này còn có các đồng chí sáng tác văn học. báo chí, họa sĩ, quay phim, chụp ảnh của quân khu:
    Khí thế tin tưởng, hào hùng bao trùm lên cả sư đoàn. Chưa có lần xuất trận nào lại to lớn, sôi động đối với sư đoàn như khi bước vào Chiến địch Xuân ?" Hè năm đó.
  6. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Vào những ngày quân dân miền Nam đang sôi nổi chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược này thì bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn thúc ép quân ngụy mở những cuộc thăm dò một loạt chiến trường như vùng Ba Bịên Giới, Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ, Trung Trung Bộ...Với những phương tiện trinh sát tối tân nhất, chúng vẫn không phát hiện được gì đáng kể. Điều đó làm cho Lầu năm góc yên tâm. Còn tên tổng thống bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu thì khẳng định : ?o********* đã quay về chiến thuật du kích chứ không thể đánh lớn. Những trận đánh nổi bật chỉ có thể nổ ra vào tháng 7 hoặc tháng 9?. Vào cuối tháng 3 năm 1972, Ních-xơn cho rằng chiến tranh ở Việt Nam đang tàn lụi. Và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của y sẽ thắng lợi. Một chân trời mới về cuộc rút quân trong danh dự của lính viễn chinh Mỹ đã hé mở. Một nhiệm kỳ tổng thống nữa, nhiệm kỳ kỷ niệm lần thứ 200 ngày thành lập Hợp chủng quốc Hoa.Kỳ sẽ làm rạng rỡ tên tuổi y. Nhưng chỉ một tháng sau, khi y kịp nhận ra quy mô tiến công của ta thì tình hình đã không thể đảo ngược được.
    Bắc Bình Định gồm hai huyện : Hoài Ân, Hoài Nhơn và bắc huyện Phù Mỹ, rộng khoảng 500 ki-lô-mét vuông. Đây là một địa bàn quan trọng, có cửa bịển Tam Quan và hơn 50 ki-lô-mét đường số 1 chạy qua. Tại khu vực này, địch có ba quận ly, thị trấn : Tam Quan, Bồng Sơn, Hoài Ân với hai trung đoàn cộng hòa (40, 41 ) thuộc sư đoàn 22 ngụy, một đến ba chi đoàn xe tăng, xe bọc thép, 42 khẩu pháo. Ngoài ra, còn bốn liên đội và 50 đại đội báo an, 200 trung đội dân vệ, thanh niên chiến đấu
    Chiến địch Xuân 1972 của sư đoàn Sao Vàng mang tên ?oĐ6? dự kiến có sáu trận đánh chính, trong đó Gò Loi là trận mở màn, Hòn Bồ. là trận then chốt và quận ly Hoài Ân là trận đánh kết thúc. Sau đó tùy tình hình mà phát triển.
    Trong lúc các đơn vị đang hối hả hành quân thì bỗng nhiên đêm ngày 7, các đồn bốt địch ở Hoài Ân nổi lên báo đọng. Cứ điểm Gò Loi được tăng thêm một đại đội thám báo, nâng số lính trong cứ điểm lên 280 tên. lộ rồi chăng? Tại sao địch lại báo động đột ngột như vậy
    - Có thể do các ?obố? vận tải đi ?orấm? đạn lộ liễu quá chăng? Dưới đơn vị, các chiến sĩ xì xào, bàn tán, lo ngại. Còn bộ tư lệnh sư đoàn, qua các nguồn tin trinh sát và cơ sở của địa phương thì bịết rằng địch đang chuẩn bị càn quét, thăm dò theo quy luật thông thường của chúng ở nam Hoài Ân. Đây là điều kiện để trận đầu ta tiêu diệt lớn quân địch, thường vụ đảng ủy sư đoàn kết luận, và ra lệnh cho các đơn vị nổ súng đúng kế hoạch Sở chỉ huy sư đoàn được chuyển xuống dốc Sung, phía đông Gò Loi. Sư đoàn trưởng và chủ nhiệm chính trị trực tiếp xuống tiểu đoàn đặc công kiểm tra và chỉ huy trận mở màn.
    Gò Loi là một cứ điểm kiên cố vào bậc nhất trong những cứ điểm lớn ở bắc Bình Định do quân Mỹ xây dựng từ năm 1966. Đó là ngọn đồi không cao lắm, nhưng đỉnh đồi nhọn như nón úp. Ba mặt chân đồi là bùn lầy và cỏ rậm. Từ chân đồi lên đỉnh có ba tầng lô cốt, hầm, hào bao quanh như những vành khăn. Tầng này cách tầng , kia một bờ dốc cao ba mét dựng đứng và một lớp rào bùng nhùng bao khoanh nằm giữa hai lớp rào đơn. Xung quanh cứ điểm là 14 lớp rào, chưa kể các bãi mìn và vật chướng ngại bao bọc bốn phía rộng hàng trăm mét. Cứ điểm có sân bay lên thẳng và đường nhựa chạy vòng quanh lên tới đỉnh, một hệ thống hầm ngầm có thể để được cả xe Ô tô, dự trữ đạn được, thực phẩm để cầm cự hàng tháng nếu bị bao vây. Mấy năm qua, nhiều lần. các đơn vị bộ đội chủ lực cũng như địa phương muốn tiêu diệt Gò Loi nhưng không đủ điều kiện. Tên đại úy Ngô Huỳnh, chỉ huy liên đội bảo an đóng trong cứ điểm thường huênh. hoang rằng: ?oBao giờ nước sông Kim Sơn chảy ngược, ********* mới lấy được Gò Loi?. Chiếm được GÒ Loi, Hoài Ân sẽ mất một tiền đồn quan trọng và sẽ giáng một đòn nặng nề vào tinh thần binh lính ngụy trong vùng.
    Để bảo đảm chắc thắng cho trận . đánh, ngay từ khi huấn luyện, bộ tư lệnh sư đoàn đã cử chủ nhiệm chínhtri Nguyễn Ngọc Tiến, chủ nhiệm đặc công Trần Văn Quảng cùng một số cán bộ có nhiều kinh nghiệm huấn luyện và chiến đấu xuống trực tiếp chỉ đạo tiểu đoàn đặc công.
    Ban đầu, sư đoàn định dùng tiểu đoàn đặc công tiêu diệt Gò Loi bằng hai phương án. Một là mật tập hoàn toàn. Hai là nếu bị lộ giữa hàng rào thì chuyển sang tập kích bằng xung lực và hỏa lực. Qua huấn luyện. phương án trên bộc lộ những vấn đề chưa chặt chê. Như vậy, đặc công phải chuẩn bị cả hai chiến thuật trong một trận, đòi hỏi phải trang bị thêm súng đạn cồng kềnh rất trở ngại với thủ đoạn chiến thuật đặc công: Nhưng chỉ xác đinh một phương án đối với một cứ điểm kiên cố như vậy liệu có thỏa đáng không Đêm ngày trăn trở với những câu hỏi đó, cuối cùng bộ tư lệnh sư đoàn quyết định : chỉ sử dụng một phương án duy nhất cho đặc công : phương án mật tập. Đồng thời dùng tiểu đoàn 3 bộ binh sẵn sàng đánh theo phương án hai : vây lấn Gò Loi nếu đặc công bị lộ không diệt gọn. Như vậy là các tình huống đặt ra được giải quyết triệt để và mọi đơn vi được khẳng đinh về chiến thuật của mình để ra sức huấn luyện. Đây là một quyết định chính xác, không những sẽ loại trừ được mọi bịểu hiện nhập nhằng trong tư tưởng, tổ chức,mà còn tạo nên sự nỗ lực cao độ, khắc phục mọi khó khăn trong chuẩn bị chiến trường và huấn luyện bộ dội.
    Tiểu đoàn trưởng Lâm Quang Lự, đại đội trưởng trinh sát Đinh Nhu Hoàng đã ăn gạo rang, uống nước ruộng, đội cỏ khô nằm mấy tuần lễ liền giữa hàng rào cứ điểm Gò Loi để điều tra tình hình địch, xác định từng vị trí đặt súng và từng màu sắc nguỵ trang cho chiến sĩ. Phó trung đội trưởng thông tin Trần Văn Ngân nằm phục hết đệm này qua đêm khác trước vọng gác địch đề nghiên cứu cách kéo đường dây điện thoại vắt qua xà ngang cổng đồn vì đường nhựa không thể đào lên được... Mọi người đều hiểu, trong chiến đấu không thề nhân nhượng một sai sót nào đối với yêu cầu của chiến thuật. Mọi sai sót đều phải trả giá và đương nhiên là bằng chính sinh mạng của những người tham chiến. Đánh cứ điểm Gò Loi là một điển hình về kiên định chiến thuật, và khổ công chuẩn bị, huấn luyện.
    Đêm ngày 8, cả sư đoàn hồi hộp theo dõi từng thay đổỉ nhỏ trong cứ điểm Gò Loi. 1 giờ sáng, trận đánh bắt đầu. Cả cứ điểm địch phút chốc lóe sáng, bốc cháy và rung chuyển như một kho đạn đang bị phá hủy. Từ sáu hướng, bóng các chiến sĩ lao vút lên trong những chớp lửa, chia cắt Gò Loi thành nhiều mảnh nhỏ. Đại đội trưởng Lương Ngọc Chiến, sau khi đánh tung hai lớp rào cuối cùng, dẫn đầu mũi chủ yếu đánh thốc lên sở chỉ huy địch. Tiểu đoàn trưởng Lâm Quang Lự dẫn tổ hỏa lực chiếm lô cốt đầu cầu kìm các hỏa điểm địch cho các mũi phát triển sâu vào bên trong.
    Nhờ có hệ thống hầm ngầm, lô cốt kiên cố. bọn địch sau phút bàng hoàng ban đầu đã hồi phục. Chúng dồn về các khu vực còn lại dùng lựu đạn phản kích. Tên liên đội trưởng và tên phó quận trưởng Hoài Ân ***g lộn thúc lính chống cự. Ba chiếc lô cốt vừa bị ta đánh lướt lại quét đạn ra xối xả.
    Ở lô cốt phía bắc, chờ địch thay băng đạn, chiến sĩ Trịnh Xuân Bái, nhảy vọt lên nhét thủ pháo loại hai ki-lô gam vào lỗ châu mai. Chiếc lô cốt nảy lên trong một tiếng nổ lớn, khói phát ra đen nGòm. Khắp các vị trí trong cứ điểm. các chiến sĩ đang dồn địch vào thế chết. Bịết không thể cứu vẫn được, tên liên đội trưởng dẫn theo một tiểu đội lén lút chui đường ngầm ra ngoài chạy thoát về Gò Dê. Tên phó quận trưởng dồn số lính còn lại lên tầng cao nhất, tung lựu đạn ra tới tấp. Tổ trưởng thọc sâu Đỗ Văn Cần hy sinh ngay dưới chân lô cốt. Chính tri viên tiểu đoàn Nguyễn Quang Phụ và đại đội trưởng Lương Ngọc Chiến dẫn đầu năm chiến sĩ lao tới. Nhưng vừa bám được thành lô cốt thì lựu đạn địch đã đẩy Phụ nđã vật xuống. Người cán bộ thông minh và mẫn cán ấy đã hy sinh.
    Từ lô cốt đầu cầu, tiểu đoàn trưởng Là ra lệnh tung đại đội dự bị vào hợp sức với các bộ phận của Lê Cương, Trịnh Xuân Bái. Đoàn Ngọc Xưởng... san bằng các ổ đề kháng còn lại. Vào phút thứ hai mươi cửa trận đánh, đại đội trưởng Lương Ngọc Chiến đã cắm được lá cờ truyền thống của tiểu đoàn lên đỉnh chiếc lô cốt ba tầng. Lá cờ chỉ còn một mảnh nhỏ. đẫm máu tổ trưởng Đỗ Văn Chân.Cũng đêm hôm ấy. trung đoàn 2 và 21 đã quét sạch quân địch từ chốt Đồi Đá. Bàu Sen,. Phú khương xuống tới Gò Thị, Đồng Bịch, Gò Dê, khu gia binh và cầu Bến Vách. dồn số địch còn lại vào nđã ba Tận Thành để tiêu diệt.Cứ điểm Gò Loi, ?o cánh cửa thép ?o phía tây-nam bị đập nát khiến bọn địch trong quận lỵ Hoài Ân hết sức hoang mang. Chúng điên cuồng gọi máy bay và pháo oanh tạc xuống các vi trí đã mất. nhưng không bao giờ, vĩnh viễn không bao giờ chúng còn có thể trở lại vùng đất ấy được nữa.
    Liên tiếp trong hai ngày 10 và 11 , bọn địch ở quận ly Hoài Ân tung bốn đại dội bảo an và hàng chục tốp trực thăng tới giải tỏa Gò Loi. Nhưng cả bốn đại đội đều bị tiêu diệt, 12 trực thăng bị bắn rơi, trong đó có một chiếc còn nguyên vẹn ở cánh đồng Vĩnh Hòa. Tên giặc lái chiếc máy bay này bị trúng đạn.
    Địch ở Hoài Ân đang hết sức nguy ngập. Tuy thế, lính cộng hòa, lực lượng mà sư đoàn Sao Vàng đang nóng lòng chờ đợi vẫn không chịu ra giải tỏa. Ở các trung đoàn. có người chép miệng cho rằng. phương án phục kích đánh trung đoàn 40 nguỵ không khéo bị ?o khê ?o. Cũng có người nghĩ tới một phương án . khác. Nhưng bộ tư lệnh sư đoàn kiên quyết giữ phương án cũ. Trung đoàn 2 vẫn ở vị trí chờ đợi, còn trung đoàn 21 và tiểu đoàn 4 được lệnh đánh ép mạnh phía bắc và đông-bắc Hoài Ân, thúc trung đoàn 40 nhanh chóng nhảy vào tham chiến. Bị ta đánh ép mạnh, sáng ngày 12, bọn địch buộc phải thành lập chiến đoàn đặc nhiệm 40 gồm hai tiểu đoàn bộ binh và một chi đoàn xe bọc thép đi giải tỏa Gò Loi. Vừa thấy bọn lính cộng hòa xuất hiện, bộ tư lệnh sư đoàn ra lệnh cho trung đoàn 2 và một bộ phận trung đoàn 21 vừa nổ súng vừa rút bỏ ngỏ phía đông-bắc Gò Loi cho địch tràn lên. Trưa ngày 13, địch theo đường số 3A thọc lên chiếm dãy điểm cao Hòn Bồ, khu vực Gò Dê và nđã ba ''Tân Thành.
  7. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Con mồi đã vào bẫy, chỉ còn chờ thời cơ chín muồi để sập xuống. Ngày 14, trung đoàn trưởng trung đoàn 2 báo cáo lần cuối cùng quyết tâm của trung đoàn, tiêu diệt chiến đoàn 40 tại khu vực Hòn Bồ bằng chiến thuật vân động bao vây tiến công liên tục. . Tư lệnh sư đoàn đồng ý và hỏi trung đoàn có yêu cầu gì thêm trong trận đánh ?o ra mắt ?o chiến thuật này không
    - Báo cáo sư đoàn trưởng, tất cả đã được chuẩn bị đầy đủ.
    - Nhưng đây là trận ?o thí điểm ?o thứ hai đấy anh Trắc nhé - Sư đoàn trưởng nhắc.
    Một thoáng, cả trung đoàn trưởng và sư đoàn trưởng đều nhớ đến trận đánh An Bảo hồi tháng 2. Bài học không thành công của trận đánh ấy, hôm nay gợi lại cho các đồng chí chú ý hơn nữa về công tác tổ chức. chỉ huy, hiệp đồng chiến đấu...Làm việc với trung đoàn 2 xong, sư đoàn trưởng ra lệnh cho tiểu đoàn 4 trung đoàn 12 đánh chiếm núi Lại Khánh và cầu Giáo Ba, không cho địch từ Bồng Sơn lên. Hoài Ân xuống và cử tham mưu trưởng Trần Bá Khuê xuống tăng cường chỉ huy trung đoàn 2, phó sư đoàn trưởng Việt. Sơn xuống trung đoàn 21 .
    Phương án tiêu diệt chiến đoàn đặc nhiệm 40 ngụy đã được chuẩn bị hoàn chỉnh. 24 giờ đêm hôm ấy. sau khi nắm lại tình hình, nhận thấy sở chỉ huy tiểu đoàn địch đã lên mỏm 2 dãy Hòn Bồ, chứ không còn ở Gò Dê như trước, sư đoàn trưởng quyết định chuyển hướng tiến công chủ yếu của tiểu đoàn 2 từ Gò Dê lên mỏm 2 dãy Hòn Bồ. Sự thay đổi đột ngột này khiến tiểu đoàn 2 không kịp xoay lại đội hình. Trung đoàn trưởng quyết định dùng đại đội đang ở hướng quan trọng làm nhiệm vụ chủ yếu thay đại đội 2. Mệnh lệnh của sư đoàn được trung đoàn 2 chấp hành nghiêm túc trước giờ nổ súng. Trận đánh bắt đầu vào mờ sáng ngày 15 tháng . 4. Bọn địch chưa kịp ăn cơm sáng đã bị cối, DKZ ta bắn dồn dập: Các mũi, các hướng của tiểu đoàn 2 vượt lên, áp sát mục tiêu Trận đánh diễn ra rất nhanh. Địch bỏ chạy khỏi mỏm 3 lên mỏm 2 của dãy Hòn Bồ. Đại đội trưởng Bùi Văn Êm lập tức cho hai trung đội bám sát gót địch tiến công sang mỏm 2. Sau gần một giờ giành giật quyết liệt đại đội đã dồn địch lên mỏm đồi cuối cùng. Ở chân Hòn Bồ. tiểu đoàn thứ hai của địch cũng bị các chiến sĩ chia cắt, vây chặt. Không những chúng không chi viện được cho cánh quân trên núi mà bản thân cũng đang khốn quẫn. 12 chiếc xe bọc thép không dám tiến vào, nằm chết gí ở đầu làng Khoa Trường cho súng máy bắn lên ?o yểm trợ ?o. Chiến đoàn 40 ngụy đang ở trong thế cô lập và bị chia cắt với hậu phương của chúng. Bõng đài kỹ thuật sư đoàn bắt được điện của địch gửi cho chiến đoàn 40 : ?o Cho con cái về quận ?o. Thời cơ tiêu diệt chiến đoàn 40 đã đến. Sư đoàn trưởng điện gấp cho trung đoàn 2, báo tin địch chuẩn bị rút khỏi Hòn Bồ, và ra lệnh mở đợt công kích toàn diện. Khẩu cối 120 của sư đoàn lúc ấy lại đĩnh đạc nhả đạn lên mỏm cao nhất của dãy Hòn Bồ. Đại đội 1 phát triển khá vất vả vì sườn núi dựng đứng, đại liên địch quét xuống như vãi mạ. Đang ở thế giằng co ở sườn phía đông thì phó chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Thanh Hồng kịp thời dẫn trung đội tăng cường của đại đội 2 đánh thọc từ phía tây-nam tới. Quân địch không còn cố thủ được nữa, vội vã xô nhau tháo chạy về phía bắc. Một toán quân khác tụt xuống khu mả vôi. Nhìn thấy đường nhựa trước mặt, tên đại đội trưởng mừng rơn, hô đồng bọn chạy tắt về phía Khoa Trưởng. Bỗng một tiếng thét ?o Hàng sống, chống chết ?o vang lên từ một bụi cây, và trung đội trưởng Hà Đức Trọng cùng các chiến sĩ lăm lăm súng AK bật lê sáng quắc đã ở trước mặt chúng. Cho đến tối hôm ấy, chiến đoàn đặc nhiệm 40 ngụy đã bị xóa sổ. Hàng trăm tên bị tiêu diệt, hàng chục tên khác bị bắt làm tù binh. Trận đánh vận dụng chiến thuật bao vây tiến công lên tục lần đầu tiên đã thắng lợi giòn giã. Những băn khoăn của một số người cho rằng với hỏa lực pháo mang vác, địa hình phức tạp, quân số có hạn trong điều kiện chiến trường Bình Định không thể áp dụng được chiến thuật này đã được giải đáp. Trước ngày chiến trường bắc Bình Định nổ súng hai tuần lễ, mặt trận Tây Nguyên đã đồng loạt tiến công địch mạnh mẽ..và chiến thắng vang dội. Già nửa sư đoàn 22 ngụy, đối tượng tác chiến chủ yếu của sư đoàn Sao vàng đang bị bao vây, tiêu diệt Ở Công Tum. Hầu hết lực lượng cơ động của quân đoàn 2 và tổng dự bị ngụy bị thu hút vào khu vực này. Trong khi đó; hướng tiến công thứ hai của tỉnh Bình Định do lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt đã tiến đánh hàng loạt chốt kẹp dân của bọn bảo an, dân vệ, giải phóng hoàn toàn năm xã ở Bình Khê, 30 thôn ở Tuy phước. Trung đoàn 12 từ ngày 11 tháng 4 đã cắt đứt đường số 19, giam chân toàn bộ sư đoàn ?o Mãnh Hồ Nam Triều Tiên tại đó. Ở phía bắc tỉnh, đêm ngày 14, hai tiểu đoàn đặc công 403, 406 giáng đòn thiệt hại nặng nề xuống chi khu TamQuan và căn cứ Đệ Đức, nơi đặt sở chỉ huy trung đoàn 40 ngụy. Tình hình trên cho phép bộ tư lệnh sư đoàn Sao Vàng khẳng định : Địch không còn. khả năng phản kích chiếm lại các vị trí đã mất ở tây-nam Hoài Ân thậm chí việc bảo vệ các căn cứ thiết yếu còn lại của chúng cũng hết sức khó khăn. Từ. khi mất Gò Loi, Hòn Bồ và bị và cắt ở khu vực Lại Khánh, quận ly Hoài Ân như cá nằm trên thớt. Một số tên ác ôn và bọn cố vấn Mỹ ở quận vội vã lên trực thăng về Quy Nhơn. Huyện ủy Hoài Ân kịp thời chỉ đạo các cơ sở vận động bà con phá khu dồn, trở về làng cũ. Theo lược đồ-chiến địch, tới trận thứ sáu, sư đoàn mới dứt điểm Hoài ân. nhưng trước những diễn bịến thuận lợi sư đoàn báo cáo quyết tâm với quân khu : giải phóng Hoài Ân trong hai ngày 18 và 19 tháng 4. Tư lệnh Quân khu đồng ý và chỉ thị cho sư đoàn, từ lúc này, dùng vô tuyến điện thường xuyên liên lạc với quân khu, không làm việc theo phiên, giờ như trước nữa: Bộ chỉ huy Mặt trận Bình Định cũng chỉ thị cho hội đồng chi viện tiền phượng tập trung lực lượng và ưu tiên mọi mặt cung cấp cho sư đoàn thực hiện phương án . Từ đêm 16 đến đêm 17, khu vực quận ly Hoài Ân luôn luôn. sôi động. Pháo địch hầu như không lúc nào ngừng nổ ở các nđã ba, các bến lội và trên các con đường. Nhưng xung quanh quận ly, bộ đội ta không lúc nào ngừng di chuyển, đào công sự, thiết bị trận địa hỏa lực. Sư đoàn chủ trương bằng các hình thức chiến thuật vận động tiến công, tập kích hợp đồng binh chủng sẽ bóc toàn bộ cái vỏ cuối cùng xung quanh quận ly vào ngày 18. Đêm 18. tiểu đoàn 3 trung đoàn 2 sẽ tiến hành vây lấn và giải phóng quận ly vào ngày hôm sau (19-4). Mờ sáng ngày 18, các trung đoàn 2, 21, tiểu đoàn 4 trung đoàn 12, tiểu đoàn 14 công binh, tiểu đoàn đặc công đã nổ súng đánh chiếm một loạt chốt điểm và ?o ấp chiến lược ?o bao quanh quận ly. Các trận đánh diễn ra quyết liệt dai dẳng. Bọn địch dốc sức chống trả. Ở đồi 75, đồi Tranh, Núi Một, địch kéo cả pháo 105 và xe bọc thép cùng một tiểu đoàn cộng hòa ra phản kích. Ờ Núi Một, trong tình thể hiểm nghèo nhất, hàng rào không đứt, địch quạt đại liên chặn cửa mở. phó trung đội trưởng Đinh Xuân Toan đã nằm áp bụng lên hàng rào kẽm gai rồi'' hô ?o trung đội hãy đạp lên lưng tôi mà nhảy vào ?o.Chiếc cầu dẻo dai kỳ lạ ấy đã đưa nhanh bộ đội tràn lên tiêu diệt cứ điểm địch. .Xạ thủ B40 Đinh Văn Xuất đứng thẳng trong mưa đạn bắn tan hai khẩu đại liên cho đồng đội xung phong. Không sức mạnh nào có thể ngăn cản được ý chí và quyết tâm giải phóng của những người chiến sĩ ấy. Tại khu vực đồi 75, Truông Sỏi, địch. ta chia nhau từng mỏm đồi nhỏ, chiến đấu suốt ngày trong bom, pháo ác liệt. Đói khát đến khô người. Trời sắp tối, trung đoàn 2 báo cáo xin tạm dừng để xốc lại lực lượng, sáng hôm sau đánh tiếp. Đồng chí Tư lệnh Quân khu vẫn theo dõi trận đánh qua đài, ra lệnh ?o phải đứt .điểm Truông Sỏi và đồi 75 trước khi trời tối mới diệt được quận lỵ trong ngày mai ?o. Thế là lại đánh tiếp. Sư đoàn trưởng quyết định chi viện thêm năm quả cối 120 đã yểm hộ cho bộ binh tiến công. 19 giờ ngày 18 tháng 4, trung đoàn 2 làm chủ toàn bộ khu vực Truông Sỏi, đồi 75, Núi Một. Trung đoàn 21 và tiểu đoàn đặc công đã tiêu diệt và làm chủ cầu Giáo Ba, Núi Bụt, Du Tự, Thanh Tú, thu nhiều vũ khí, đạn dược, trong đó có hai khẩu pháo 105 với hàng ngàn viên đạn. Nhận được tin này, sư đoàn trưởng chỉ thị ngay cho chủ nhiệm hậu cần và tiểu đoàn trưởng pháo mặt đất nhanh chóng đưa hai khẩu pháo 105 ra, gấp rút thành lập đại dội pháo xe kéo như dự kiến, kịp thời tham gia chiến địch. Chiều ngày 18, khi chiến sự đang diễn ra ác liệt ở Truông Sỏi, đồi 75, Tư lệnh Quân khu điện hỏi :Địch bây giờ thế nào
    - Chúng ném bom dữ dội xuống các khu vực vừa mất, hàng binh khai chúng đang cố thủ chờ viện binh.
    - Chúng sẽ chạy đấy, Địch không còn lực lượng nào để chi viện cho Hoài Ân nữa. Trung đoàn 42 và 47 đang bị ta vây đánh ở Ngọc Tú và đông Tân Cảnh. Đường số 1 bắc Quy Nhơn, đường số 19 vẫn bị cắt. Trung đoàn 40 đang củng cố. Các đồng chí đưa ngay lực lượng vào vây lấn Hoài Ân
    Thường vụ đảng ủy sư đoàn nhận định : Địch còn ngoan cố, nhưng hoang mang, cô lập. có nhiều khả năng rút chạy. Quận ly Hoài Ân là một căn cứ vững chắc nhưng ta có thể vây lấn với tốc độ nhanh, chứ không lấn dũi như phương án ban đầu.
    Lúc này, tiểu đoàn 3 trung đoàn 2 đang áp sát phía nam quận ly. tiểu đoàn 9 trung đoàn 21. tiểu đoàn 4 trung đoàn 12 đã chiếm lĩnh phía dông - bắc quận ly. 3 giờ sáng ngày 19 , trong quận bùng lên 5 đám cháy lớn. kéo theo những tiếng nổ. Tham mưu trưởng sư đoàn điện hỏi trinh sát, thông tin và tiển đội ở gần địch nhất xem đó là hiện tượng gì. nhung không đơn vi nào bịết một cách cụ thể. Cuối cùng, cơ sở hùyện ủy Hoài Ân cho bịết địch đang phá kho tàng và tập trung xe pháo hướng ra cửa chính phía đông.
  8. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Thế là đã rõ. Địch chuẩn bị tháo chạy. Sư đoàn trưởng kiềm tra lại các hướng vây lân rồi ra lệnh tiến công Lúc đó, ủy ban quân quản huyện Hoài Ân do chủ nhiệm chính trị sư đoàn làm chủ tịch cũng vừa thành lập xong. Tổ văn thư làm việc thâu đêm, kịp thời in ấn những tài liệu, mệnh lệnh và lời kêu gọi của ban quân quản.
    Bên ngoài, ánh chớp và tiếng nổ giật lên từng hồi, Ngay từ những loạt cối, ĐKZ đầu tiên, ba xe pháo và hai kho xăng, đạn của địch đã trúng đạn bốc cháy. Các tiểu đoàn siết chặt vòng vây quanh quận ly. Hốt hoảng, tên quận trưởng vội vã cho bảy xe bọc thép và một đại đội bộ binh đánh ra cổng chính phá vây Chiếc xe đi đầu vừa trườn lên bãi trống đã bị chiến sĩ B.40 Nguyễn Đăng Minh trung đoàn 21 bắn bay khẩu 12.7 trên xe. Cả đoàn xe và bộ binh quay lộn trở lại. Phía tiểu đoàn 3, tiểu đoàn trưởng Đoàn Mai Ngữ và chính tri viên Nguyễn Văn Nhỉ quyết định dùng bộc ''phá phá rào. đánh thẳng vào trong quận. Hai tiểu đoàn 1 và 2 từ phía thôn Đức Long, đồi 75. Núi Một cũng được lệnh tràn xuống các thôn An chiểu, An Hậu chi viện cho tiểu đoàn. Bịết không thể cố thủ được nữa, tên quận trưởng Hoài Ân gọi máy bay ném bom xuống xung quanh hàng rào và ra lệnh tháo chạy. Địch bung ra khỏi quận ly sớm hơn dự kiến. Sư đoàn trưởng lệnh cho trung đoàn 21 và tiểu đoàn 4 trung đoàn 12 xuất kích chặn địch lại, không cho tên nào thoát khỏi thung lũng Hoài Ân. Gần một ngàn tên lính và 11 xe bọc thép chạy thục mạng, tràn ra giữa cánh đồng. Trung đoàn trưởng Nguyễn Thí và chính ủy trung đoàn 21 Nguyễn Định Phương huy động cả chiến sĩ nuôi quân, vận tải. y tá.... ra đánh địch ở các hướng.Cầu Giáo Ba bị đánh sập từ hôm trước, địch ùn lại trên con dường độc đạo, hai bên là cánh đồng lúa nước. Hỏa lực các cỡ tới tấp giội xuống đầu chúng. Đám hỗn quân giạt tứ tung như bèo gặp gió xoáy. Từ các hướng, bộ đội ta xáp tới. Ơ bờ sông Kim Sởn,chiến sĩ Đặng Thành Kính được đồng đội chi viện, vượt qua làn đạn địch, bắt sống một xe M113 và hàng chục tên lính đang bám vào xe chống cự. Vừa đánh, các chiến sĩ ta vừa kêu gọi địch đầu hàng. Tù binh mới đầu rải rác dăm, mười tên, sau đông dần, cuối cùng kết thành bầy trên mặt dường. Những chiếc xe bọc thép không còn người lái vẫn nổ máy ầm ĩ. Tên đại úy Ngô Huỳnh, liên đội trưởng liên đội bảo an 48, sau khi thoát chết ở Gò Loi, sang chỉ huy liên đội bảo an số 24 ở cứ điểm Đồi Tranh. Với tám lớp rào và bãi mìn bảo vệ, có lô- cốt. hầm hào vừa được củng cố, hắn hy vọng có thể cầm cự đề tìm đường thoát về Bồng Sơn như đã trốn thoát ở Gò Loi. Nhưng khi hai chiếc trực thăng bay tới chi viện cháy đỏ như hai bó đuốc trước mắt hắn và những quả đạn cối nổ dồn dập ở. xung quanh thì niềm hy vọng của hắn vụt tất Như một con thú bị trọng thương, hắn kéo xác tên lính bắn đại liên sang một bên, vồ lấy súng, nghiến răng siết cò như điên dại. Nhưng một vầng lửa màu da cam của chiến sĩ B.40 Bùi Văn Tám đã kết thúc cuộc đời làm chó săn ác ôn khét tiếng của hắn.Từ 11 giờ ngày 19 tháng 4 năm 1972 , hơn ba vạn đồng bào Hoài Ân sống trong ách kìm kẹp của địch đã được hoàn toàn giải phóng. Cũng từ buổi trưa ngày hôm ấy, Hoài Ân vĩnh viễn nằm trong vùng giải phóng và trở thành một bàn đạp rất quan trọng của chiến trường Khu 5 sau này. Ngay chiều hôm ấy, sư đoàn trưởng Huỳnh Hữu Anh điện về quân khu xin đánh tiếp Bồng Sơn, Đệ Đức tiến tới giải phóng toàn huyện Hoài Nhơn. Nhưng Tư lệnh Quân khu đã trả lời : ?o Dùng một bộ phận vây ép Bồng Sơn, tập trung lực lượng nhanh chóng diệt Bình Dương, giải phóng bắc Phù Mỹ ?o. Bức điện có phần bất ngờ đối với sư đoàn, vì lúc này điều kiện giải phóng Hoài Nhơn thuận lợi hơn Phù Mỹ. Nhưng tin ở tầm nhìn khái quát và quyết định đúng đắn của quận khu, nên mệnh lệnh được thi hành triệt để. Hai tiếng đồng hồ sau khi nhận lệnh, đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường do phó sư đoàn trưởng Việt Sơn phụ trách đi gấp xuống đông Phù Mỹ. Tiếng súng ở Hoài Ân đã dứt, nhưng ở phía Hoài Nhơn, . Phủ Cát, Vĩnh Thành và phía nam tỉnh vẫn nổ giòn giã. Ngày 20 tháng 4, tỉnh ủy Bình Dinh điện cho sư đoàn Sao Vàng : Địch Ở Quy Nhơn đang nhốn nháo trước việc mất Hoài Ân. Khí thế quần chúng phát triển rất mạnh. Bộ đội tỉnh, huyện đang đánh quân địa phương địch. Du kích và nhân dân khắp các huyện đang nổi dậy tước vũ thí bọn dân vệ, truy bắt ác ôn và ngụy quyền cấp xã. Đồng bào Kinh, Thượng đã bao vây bức rút quận ly Vĩnh Thành. Quần chúng đang nổi dậy uy hiếp quận lỵ An Nhơn. Ta có nhiều triển vọng đề giải phóng lớn hơn khi sư đoàn tiếp tục đánh mạnh hướng đó. Ngay đêm hôm ấy, phương án giải phóng bắc Phù Mỹ của Bộ chỉ huy Mặt trận Bình Định với phương thức kết hợp tiến công của chủ lực, bộ đội địa phương và nổi dậy của quần chúng đã được báo cáo về quân khu phê chuẩn.
  9. alao

    alao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Ôi, dài lắm bác ạ. Nghe nói sư đoàn 3 cũng bị tổn thất khá nặng trong cuộc chiến biên giới 1979, có phải không bác?
    Còn một điều em không hiểu: địa hình ở tỉnh Cao Lạng phần lớn là vùng núi, sao quân TQ chọn nơi đó là hướng tấn công chính chứ không phải là những vùng với địa hình bằng phẳng hơn để họ có thể đưa các lực lượng cơ giới hoá mà,như Quảng Ninh chẳng hạn. Đồng thời, Quảng Ninh cũng phải là hướng phòng ngự chính của quân ta, tại sao hả các bác?
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác mở bản đồ ra xem lại hệ thống đường xá ở các tỉnh biên giới đi.

Chia sẻ trang này