1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Witness, 02/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sephiroth2m

    sephiroth2m Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bài viết rất hay, xin cảm ơn và chờ những phần tiếp theo của bạn
  2. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 3
    NHỮNG THÁNG NĂM GIAN KHỔ NHẤT
    1. CHIẾN DỊCH VÙNG VEN​
    Sau đòn trời giáng năm 1968. Giôn-xơn đành phải quyết đinh không ra tranh cử tổng thống, ngừng ném bom miền Bắc Việt ''Nam và chấp nhận cuộc đàm phán bốn bên ở Pa-ri. Những giây phút cuối cùng trong Nhà trắng của Giôn-xơn thật ảm đạm. Y đã viết vào cuốn nhật ký. tự thú : ?oKết thúc năm 1968 , sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến tranh gay cấn nhất ở Việc Nam. Tôi thực sự không tin mình có thề sống sót nếu ở lại Nhà trắng một nhiệm kỳ nữa. Tình hình đen tối của chúng ta ở Việt Nam _ đã làm cho tôi căng thẳng suốt 1886 đêm, ít khi được ngủ trước hai giờ sáng... ?o.
    Báo chí Mỹ cũng phải chua cay bình luận ?oChiến trường Việt Nam là'' một nấm mồ không đáy chôn vùi danh tiếng biết bao tướng lĩnh và chính tri gia tài năng của Hoa Kỳ?
    Đúng: như vậy, chưa có một cuộc chiến tranh nào của Mỹ phải cho về vườn nhiều tướng lĩnh ?okiệt xuất và chính khách ?olỗi lạc?đến như thế.
    Cùng với các nhà chính trị. các tướng lĩnh bị hạ bệ, hàng chục vạn quân Mỹ đã bị bỏ xác trên chiến trường Việt Nam. Hàng chục vạn lính Mỹ khác đã trở thành tàn phê. Theo qui đinh của quốc hội Mỹ thì mỗi cuộc chiến tranh cục bộ? chỉ được huy động tối đa từ ba đến sáu sư đoàn. Vậy mà Ở Việt Nam, chúng đã phải sử dụng tới 10 sư đoàn, chưa kề hai sư đoàn đánh thuê . Nam Triều Tiên và hàng loạt các đơn vi chư hầu khác.
    Giôn-xơn đổ, đầu năm 1969, Ních-xơn lên thay. Ngay từ những giây phút đầu tiên bước vào Nhà trắng, để xoa dịu làn sóng chống chiến tranh đang dấy lên khắp nước Mỹ, y đã long trọng hứa sẽ rút dần quân dội Mỹ về nước. giao toàn bộ công việc cho quân đội Nam Việt Nam đảm nhiệm. Đó cũng là nội dung cơ bản của học thuyết ?oViệt Nạm hóa? chiến tranh, dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam. dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương hết sức thâm độc của y.-
    Hãy khoan nói tới sự thâm hiểm ?othay màu da xác chết? của học thuyết Ních-xơn, việc Ních-xơn phải cam kết rút dần. quân đội Mỹ về nước, kết thúc chiến lược ?ochiến tranh cục bộ? là một bước lùi, một thất bại hết sức cay đắng của Mỹ. Bốn -năm trước, Mỹ đã phải ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam Việt Nam, dùng không quân đánh phá dã man miền Bắc, hy vọng có thể cứu vãn được ngụy quân, ngụy quyền khỏi bi tan rã. Bây giờ cả đội quân kêu cứu và đội quân đi ứng cứu đều bi đánh tan tác thì khi chỉ còn một mình quân đội ngụy làm sao có thề tồn tại và đứng vững, trong lúc lực lượng của đối phương vẫn không ngừng lớn mạnh và phát triền cả về số lượng lẫn chất lượng ? Chỉ điều đơn giản đó cũng thấy rất rõ sự khập khiễng, mâu thuẫn trong học thuyết ?oViệt Nam hóa? chiến tranh của Ních-xơn.
    Đề tiến hành học thuyết kể trên, Ních-xơn đã ra lệnh cho quân Mỹ và quân Ngụy tiến hành ráo riết, liên tục kế hoạch ?obình đinh nông thôn? trên toàn bộ lãnh thổ nam Việt Nam. Biện pháp này được y đánh giá như là ?ochìa khóa? của chiến lược ?oViệt Nam hóa? chiến tranh.
    Song song với việc tìm diệt các đơn vi chủ lực Quân giải phóng và càn quét, đánh phá cơ sở cách mạng ở đồng bằng, bọn địch tiến hành một chiến dịch gom dân khốc liệt hơn nhiều trên một qui mô cũng lớn hơn nhiều. Chúng xúc tát dân ở vùng giáp ranh đổ xuống các thành phố, thị xã, thiết lập những khu dồn hàng vạn người rồi rót tiền của vào đó. Chỉ trong một thời gian ngắn. chúng đã biến những làng mạc vùng giáp ranh thành những vùng đất hoang vắng: Nếu như trước đây, trong chiến lược ?ochiến tranh cục bộ?, Giôn-xơn làm một thì bây giờ Ních-xơn ''làm mười. Nham hiểm hơn, Ních-xơn .còn chủ trương đánh cả vào những tập quán, đạo lý của người Việt Nam. ĐÓ cũng là một trong những chiếc chìa khóa lợi hài mà Ních xơn trao cho dội quân ?obình dinh? của y.
    Ở địa bàn Khu 5, sau những cuộc xúc tát dân khốc liệt lực lượng quần chúng làm chủ ở các thôn ấp từ một triệu rưỡi người chỉ còn năm mươi vạn. Do gặp quá nhiều khó khăn, các đơn vi chủ lực'' của quân khu cũng phải giảm bớt. Trong khi đó, lực lượng chủ lực của quân ngụy cứ mỗi ngày một tăng thêm. Mọi thủ đoạn tàn ác, xảo quyệt nhất địch đều đem ra áp dụng. Từ dụ dỗ, mua chuộc, vô hiệu hóa cơ sở cách mạng, dùng kinh tế đến việc dùng vũ- lực như trực thăng, thiết giáp, súng phun lửa, hóa chất độc, B.52... chúng cố gắng tạo nên sự tương phản giữa hai vùng. Một bên là chết chóc, bom đạn, đói khát'' một bên là yên tĩnh, no đủ... để đi đến mục đích then chốt là xóa sạch thế ?oda báo?ở đồng bằng tiến tới tiêu diệt tận gốc rễ phong trào cách mạng Khu 5.
    Bắt dầu từ cuối năm 1968. đầu 1969, cách mạng miền Nam nói chung, Khu 5 nói riêng lại phải đương đầụ với những thử thách mới. Không ít những cá nhân, bộ phận bị mê muội hoặc sa sút ý chí chiến đấu, dẫn tới việc đầu hàng địch. Nhiều chiến trường rơi vào hoàn cảnh đói cơm, thiếu đạn trầm trọng và kéo dài. Giành lại từng người dân, từng tấc đất trở thành nỗi day dứt không nguôi của mỗi chiến sĩ, cán bộ. đảng viên trên Chiến trưởng miền Trung. trong giai đoạn đó.
    Sư đoàn Sao Vàng, ngay sau khi đánh quỵ chiến thuật thiết xa vận của lữ.đoàn 173 Mỹ vào tháng 6 năm 1968 được lệnh hành quân cấp tốc ra Quảng Ngãi, tham gia chiến dịch X.2 của quân khu, có nhiệm vụ đánh thiệt hại sư đoàn 2 ngụy ở vùng Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, kìm chân sư đoàn 11 sư đoàn A-me rị-cơn ở vùng Mộ Đức, Đức Phố và giải phóng quận ly Sơn Hà, một quận ly miền núi tương tự như quận ly Minh Long. Riêng trung đoàn 12 vẫn được lệnh ở lại phía nam tỉnh Bình Định.
    Mở một chiến ''dịch lớn trên địa bàn toàn quân khu mùa thu năm 1968, Bộ từ lệnh Quân khu chủ trương đánh vào biện pháp chiến lược ?oquét và giữ? của Mỹ. Sau những thất bại thảm hại trong đợt Tổng tiến công mùa xuân của quân dân miền Nam, tướng Oét-mo-len đã bị Giôn-xơn cách chức và chiến lược ?otìm diệt? cửa y đã được thay thế bằng ?oquét và giữ? cùng với một viên tướng chỉ huy mới là A-bram.
    Thời gian này. sư đoàn Sao Vàng đã được bổ sung vũ khí, trang bị và hơn một ngàn chiến sĩ mới từ miền Bắc vào. Đậy là đợt bổ sung quân số, vũ khí lớn đầu tiên kể từ ngày sư đoàn được thành lập. Điều đó chỉ rõ ngoài sự nuôi dưỡng, đùm bọc cửa nhân dân miền Nam, nếu khộng có sự chi viện lớn lao của miền Bắc. các sư đoàn chủ lực Quân giải phóng rất khó có thể lớn mạnh được..Một đơn vị chủ lực chỉ có thề tồn tại. trưởng thành và chiến đấu thắng lợi khi có được hai yếu tố cơ bản có tính chất quyết định là dựa vào nhân dân địa phương và sự chi viện của hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa.
    Trước đợt bổ sung quân số, trang bị kể trên, chấp hành chỉ thị của Bộ tư lệnh Quân khu, sư đoàn đã thành lập xong tiểu đoàn đặc công 40, lấy đại đội 1 tiểu đoàn đặc công 300 của quân khu làm nòng cốt. Các trung đoàn cũng thành lập các đại đội đặc công và đã tranh thủ cho bộ đội tập luyện chiến thuật mới. Sự ra đời của các đơn vi đặc công đánh dấu một bước phát triển đáng kể của sư đoàn trong giai đoạn đó.
    Bộ chỉ huy Mặt trận Quảng Ngãi được thành lập, do đồng chí Lư Giang, sư đoàn trưởng sư đoàn Sao Vàng làm chỉ huy trưởng, đồng chí Phạm Viết Thuật (tức Biền) bí thư tỉnh ủy Quảng ngãi làm chính ủy. ''
    Chiến dịch mở màn vào ngày 22 tháng 8 và kết thúc vào ngày 5 tháng 10. Trong chiến dịch này, tuy không giải phóng được quận ly Sơn Hà, nhưng sư đoàn đã tiêu diệt được 2.546 tên Mỹ. ngụy,diệt gọn một tiểu đoàn và 10 đại đội, san bằng bốn cứ điềm, góp phần . cùng Mặt trận Quảng Ngãi tiêu diệt 8.921 tên địch,. bắn cháy 49 xe quân sự, có 25 xe thiết giáp, bắn rơi 17 máy bay, hỗ trợ cho 47 cuộc đấu tranh quy mô của 39.870 lượt đồng bào thi xã Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh nổi dậy đấu tranh giành quyền làm chủ.
    Thắng lợi của chiến dịch đã được . Đảng ủy mặt trận Quảng Ngãi đánh giá là ?oto lớn, toàn diện, có chất lượng cao... Đặc biệt dã đẩy phong trào chiến tranh nhân dân địa phương trên chiến trường Quảng Ngãi lên một. bước phát triển mới?,
    Bước sang năm 1969 . sư đoàn vãn được lệnh hoạt động ở hai khu vực chính : trung đoàn 2, 22 Ở Quảng Ngãi. trung đoàn 12 ở Bình Định.
    Trước những âm mưu và thủ đoạn nham hiểm khốc liệt của địch, sư đoàn gặp rất nhiều khó khăn về quân số. đạn, gạo. Trung đoàn 12 ở chiến trường phía nam có trận đánh trở về, cán bộ, chiến sĩ đã phải nhường nhau từng nắm ngô rang, từng hạt gắm ăn trừ bữa. Trung đoàn 2. 22 gần sự chi viện của quân khu hơn nhưng vẫn không sao khắc phục được những khó khăn ấy vì ngay Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu cũng đang đứng trước tình trạng đói gạo. đói muối gay gắt.
    Đề phối hợp với chiến trường chung và giải quyết những khó khăn thực tế đang diễn ra trên chiến trường. vào giữa tháng 2 năm 1969, Bộ tư lệnh Quân khu chỉ thị cho sư đoàn Sao Vàng khẩn trương hành quân thọc thẳng xuống vùng sâu, phối hợp với các lực lượng bộ đội tỉnh, huyện, du kích và nhân dân địa phương mở chiến dịch Xuân và Hè ở trung và nam tỉnh Quảng Ngãi. Đối tượng tác chiến chủ yếu vẫn là sư đoàn'' A-mê-ri-cơn Mỹ và sư đoàn 2 ngụy.
    Thực hiện chủ trương của quân khu, sư đoàn quyết định mở đợt hoạt động trên hai hướng. Hướng phía bắc ở vùng ven thi xã Quảng Ngãi với nhiệm vụ diệt ngụy. Hướng phía nam Ở MỘ Đức Đức Phổ với nhiệm vụ kèm Mỹ.
    Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 2, các chiến sĩ đặc công nổ phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch.. Cứ điểm GÒ Huỳnh, nơi đã bị đánh đi, đánh lại nhiều lần từ mùa thu năm trước, được chọn làm mục tiêu tiến công. 80 tên Mỹ và đại đội bảo an số 425 đóng trên căn cứ này đã bi đặc công sư đoàn tiêu diệt. Cùng lúc, lần lượt các vị trí
    Đồi Tranh, Gò Đa, Núi Chóp và hàng loạt cứ điểm khác cũng bi tiến công. ở Núi Chóp đại đội đặc công trung đoàn 22. đã đánh một trận xuất sắc, diệt gọn một đại đội Mỹ 80 tên, phá hủy ba khẩu pháo 105.
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tuyệt vời! Cám ơn bác themkienthuc.
  4. Witness

    Witness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    pa tôi hay kể chuyện hồi đánh nhau trong Bình Định cho tôi nghe. Có một lần tiểu đoàn của pa tôi đi phục kích một đoàn xe quân sự của địch trên quốc lộ 1A . toàn đội hình phục kích trải dài máy km. pa tôi nằm trong bộ phận chốt chặn hậu. đoàn xe của địch dài lê thê gồm ô tô chở quân , xe bọc thép và xe tăng xáp xếp theo đội hình hành quân. vì pa tôi nằm trong đội hình chốt chặn nên thấy đoàn xe địch đi qua hết xe này đến xe khác mãi ko hết nên rất sốt ruột. nhưng chờ mãi cuối cùng rồi cũng đến lúc được xả giận khi đoàn xe chỉ còn vài chiếc pa tôi với khẩu B41 làm luôn một xe chở đầy quân mở màn trận đánh trận đó tiểu đoàn của pa tôi làm thịt hơn trăm xe, trong đó riêng pa tôi lam thịt nguyên 1 xe trở đầy lính, 1 tăng và một M113 nhưng cũng tí toi vì con xe M113 ấy nguyên nhân là sau khi thịt được 1 xe chở quân và một tăng thì được lệnh rút lui. đang chạy thì như có linh tính quay đầu lại thì thấy lù lù mọt con M113 chạy ngay sau lưng chi cách độ 50 m ( nó chạy rất êm ) 2 ông đi cùng cầm AK thì một ông nhẩy luôn xuống hố bom còn một ông nữa cùng với pa em băng vào bụi tre gần đó thế mà bọn nó ko nhìn thấy mới tài cứ thế đi qua ngay trước mũi B41 của pa em mới tài và thế là số con xe đó được định đoạt pa em về được khen thưởng cái huy chương dũng sỹ diệt xe cơ giới
    10 năm trong rừng về vân lành lặn nguyên
  5. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Phối hợp với chủ lực, tiếng súng tiến công của quân dân Quảng Ngãi cũng rộ lên mạnh mẽ khắp nơi. Chỉ trong một đêm hàng chục đồn bốt, hàng trăm khu dồn từ trung đến nam tỉnh đã được giải phóng. Bà con náo nức ùa ra đường đón bộ đội, không khí sôi sục như những ngày đầu năm 1968. Đồng bào Ở các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành., Ở các vùng ngoại vi thi xã Quảng Ngãi cùng du kích tham gia đào hầm, hào chôn mìn, cất giấu tài sản, chuẩn bị đánh địch phản kích.
    5 giờ sáng ngày 23, giữa lúc bọn địch đang giội pháo xuống các vị trí vùa mới bi tiêu diệt thì một tiếng nổ long trời dậy lên ở phía bắc thi xã Quảng Ngãi. Cầu Châu Ổ, một cầu lớn nằm .trên đường số 1 bi đánh sập. Tham mưu trưởng tiểu đoàn công binh Nguyễn Hữu Quang, người chiến sĩ trinh sát đánh cầu Bồng Sơn năm 1966, sau khi. chỉ huy đánh sập cầu, trong một tình thế hiểm nghèo đã mưu trí giấu cả đại đội công binh ngay sát đội hình lùng sục của địch. Bản thân Quang cũng chui vào một búi cỏ dưới chân cầu, trước mặt một bốt gác đầy ắp lính ngụy. Sau đó, tiều đoàn công binh của Quang tiếp tục trụ lại đánh địch phản kích trên đường số 1 bắt sống một tên Mỹ. Con đường chi viện của địch từ nam ra bác tỉnh bi cắt đứt. Chớp thời cơ, các lực lượng vũ trang địa phương đột nhập vào yếu khu Trà Khúc và khu vực cảnh sát trong thị xã Quảng Ngãi. Đại đội bảo an bảo vệ khư vực này bi tiêu diệt gọn. Các đại đội đặc công, biệt động thành, du kích mật, tiểu đoàn đặc công quân khu... cũng tiến đánh trụ sở tình báo Mỹ và Ca-na-đa, làm chủ nhiều khu vực và đường phố trong thị xã.
    Sáng sớm ngày 23, tên chuẩn tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh sư đoàn 2 ngụy nhận được lệnh phải khai thông con .đường vào thị xã bằng mọi giá. Không còn cách nào khác, Toàn buộc phải tung ngay bốn tiểu đoàn bộ binh cùng với hai chi đoàn xe bọc thép di giải tỏa. Hôm sau ngày 24 tháng 2, Toàn ném thêm hai tiểu đoàn và một chi đoàn xe bọc thép chi viện cho cuộc hành quân. Nhưng cả sáu tiểu đoàn bộ binh và ba chi đoàn xe bọc thép từ trong thị xã đánh ra, ngoài Nghĩa Hành, Tư Nghĩa đánh vào đều bị các chiến sĩ trung đoàn 22 chặn đứng trên các cánh đồng và các làng mạc.
    Không khí chiến đấu sôi động ở khắp nơi làm bọn địch trong thị xã nhốn nháo. Thừa thắng, lực lượng vũ trang tỉnh và một bộ phận chủ lực cửa quân khu tiếp tục đánh chiếm thêm một số khu vực trong thị xã vào đêm 24 tháng 2.
    Suốt hai ngày, hai đêm liền, sư đoàn 2 ngụy vẫn không nhích thêm được một bước. tình huống đó buộc Toàn phải tung nốt số xe bọc thép còn lại hỗ trợ cho bộ binh, hòng đánh bật các chiến sĩ Sao Vàng ra khỏi ngoại vi thị xã. Nhưng hơn 40 xe tăng và xe bọc thép làm lá chắn cho tám tiểu đoàn bộ binh vẫn không xoay chuyển được cục diện. Bản thân Toàn cũng suýt bị toi mạng bởi một quả đạn cối 82 nổ gần.
    Dự kiến tình hình có thể xảy ra, sư đoàn trưởng Lư Giang ra lệnh cho các đơn vi chuẩn bị chuyển sang phương án 2 : Đón đánh lữ đoàn 11 sư đoàn A-mê-ri-cơn Mỹ từ phía nam ra chi viện cho quân ngụy ở ''thi xã. Mặt khác, vẫn bí mật điều phần lớn trung đoàn 22 từ thôn Sơn Lộc, Sơn Nam xã Nghĩa Thắng chuyển qua thôn Diễn Trang, La Châu, tạo thế bất ngờ mới, tiếp tục bám đánh sư đoàn 2 ngụy.
    Ở hai thôn nhỏ này, ba tiểu đoàn ngụy cùng với hai chi đoàn xe bọc thép đang sống dở chết dở, bị bồi tiếp một quả đấm thứ hai đành phải kéo nhau ra khỏi Điền Trang. Hai cánh quân khác cũng bị các tổ đặc công, pháo binh, bộ binh trung đoàn 22 đánh thiệt hại lớn ở gần quận ly Nghĩa Hành. Đến đây, tên chuẩn tướng Toàn không còn lực lượng đề tiếp tục ném vào cuộc giải tỏa vùng ven Quảng Ngãi được nữa. Lực lượng duy nhất mà Toàn trông đợi từng giờ có thể giúp y thoát khởi vũng lầy ở ngoại vi thi xã Quảng Ngãi là lữ đoàn 11 thuộc sư đoàn A-mê-ri-cơn Mỹ. Nhưng lữ đoàn này cũng đang bị trung đoàn 2 tiến công liên tục và bị giam chân ở vùng Mộ Đức. Đức Phổ.
    Hiếm có những trận đánh xuất sắc như trận đánh đêm 25 tháng 2, chỉ có 12 chiến sĩ đặc công của đại đội đặc công trung đoàn 2 do đại đội trưởng Đức Sâm và chính tri viên Phạm Hồng Thái chỉ huy, trong 15 phút đã diệt sạch 105 tên Mỹ trên cứ điểm núi Xương Rồng. Ngày hôm sau, đặc công sư đoàn đánh tiếp vào sở chỉ huy tiểu đoàn 3 lữ đoàn 11 Mỹ tại Gò Hội. Mấy ngày sau, Gò Hội, núi Xương Rồng lại bị đặc công và pháo binh sư đoàn và đặc công trung đoàn 2 tiến công lần thứ ba rồi lần thứ tư, thứ năm. Núi Xương Rồng trở thành núi ?oXương Mỹ?. Còn Gò Hội cũng trở thành gò chôn xác quân xâm lược.
    Ớ quận ly Mộ Đức, Đức Phổ, Ở các khu dồn Thạch Bi, Vĩnh Thuận, cầu Sát, nam Sông Vệ các ?oấp chiến lược? Mỹ Trang, Chợ Cung... cũng bị trung đoàn 2 phối hợp với lực lượng vũ trạng địa phương tiến công. Gần 200 cán bộ ?obình định?và dân vệ, ác ôn bị bắt và bi diệt.
    Cùng với bộ đội chủ lực, các tổ du kích, những đội công tác vũ trang địa phương, trận đánh nào, chiến dịch nào cũng có mặt. Họ tham gia chặn một mũi, một hướng, hoặc chốt lại, thành lập chính quyền ở các thôn ấp mới được giải phóng.
    Các chiến sĩ trung đoàn 2 còn nhớ mãi cô gái giao liên Nguyễn Thị Minh 1 7 ruồi, đẹp nết, đẹp người. Minh không chỉ là một chiến sĩ giao liên dũng cảm, thông thạo địa hình mà còn là một chỉ huy xuất sắc. Có lần đang dẫn đường gặp địch, Minh đã đề ra phương án phản kích giúp cán bộ chỉ huy tiều đoàn diệt gần hết một đại đội thám báo Mỹ. Ngoài những đặc tính ấy, Minh còn -có một trí nhớ kỳ lạ. Cô đã chỉ chính xác hàng trăm quả mìn ở nhiều loại địa hình khác nhau trong đêm tối. Các chiến sĩ trung đoàn thường gọi cô bằng cái tên thân mật Út Minh )) hoặc ?oCô em út cửa trung đoàn?
    Từ quận ly Mộ Đức, Đức Phổ, chiến sự lan dần ra các khu vực Thanh Lâm, Trà Câu... quân Mỹ buộc phải co dần thành từng cụm và di chuyển liên tục để tránh những đòn pháo kích và nhũng trận tập kích nhỏ, hiểm hóc của các đơn vi đặc công. Chúng đã bị kèm chặt không còn khả năng.. nống lên phía bắc giải tỏa cho thị xã theo sự kêu cứu của Nguyễn Văn Toàn được nữa.
    Trước tình hình đó. tên tỉnh trưởng Qủang Ngãi đành phải ra lệnh cho quân ngụy rút bỏ ngót hai chục đồn bốt, cứ điểm, dồn lực lượng về bao quanh các khu vực ven thị xã và đường số 1 .
    Theo dõi từng biến động. di chuyển của các đơn vi địch, bộ tư lệnh sư đoàn quyết định đưa trung đoàn 2 (thiếu tiều đoàn 1) từ phía nam ngược lên phía bắc phối hợp với trung đoàn 22 quyết đánh cho trung đoàn 4. trung đoàn 5 ngụy quỵ hẳn ở khu vực ven thị xã. Tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 2 sẽ cùng với các đơn vị của quân khu và địa phương tiếp tục kìm chân lữ đoàn 11 sư đoàn A me ri-cơn Mỹ ở Mộ Đức, Đức Phổ, không cho chúng hành quân lên phía bắc.
    Như vậy là cho đến đầu tháng 5 năm 1969 . mặt trận Quảng Ngãi vẫn hình thành hai khu vực : Phía thị xã diệt ngụy, phía nam tỉnh kèm Mỹ.
    Giữa lúc quân chủ lực địch ở Quảng Ngãi đang trong tình trạng khốn đốn thì Đảng ủy và Bộ chỉ huy Mặt trận Quảng Ngãi cho đội quân chính trị và binh vận xuất hiện. kết hợp tài tình với những trận đánh của lực lượng vũ trang, đúng vào ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tại thị xã Quảng Ngãi đã bùng gậy ngọn lửa đấu tranh sôi sục của 8.000dồng bào đòi Mỹ rút quân, đòi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải đền bù tài sản do bom đạn Mỹ gây ra. Hàng vạn đồng bào ở .các huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh... cũng nổi dậy đạp đổ rào gai, đốt cháy ấp chiến lược trở về làng cũ. Hàng trăm tên chỉ điểm, cán bộ ngụy quyền bị bắt.
    Vùng giải phóng ngày càng được mở rộng. Thanh niên nam nữ ở các thôn-xã nô nức lên đường tòng quân. Chỉ tính riêng hai huyện Sơn Tịnh và Nghĩa Hành, trong vòng ba tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch đã có 2.000 người tạm biệt quê hương gia nhập Quân giải phóng và đi dân công hỏa tuyến.
    Bị mất một vùng đất dai và dân cư rộng lớn giữa đồng bằng là điều đắng cay nhất đối với quân Mỹ và quân ngụy ở Quảng Ngãi. Cái đau không chỉ ở quân số bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới hơn một vạn tên mà còn ở phong trào cách mạng địa phương, phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển, uy hiếp trực tiếp kế hoạch ?obình định nông thôn?, ?orút quân trong danh dự của Mỹ. Tính từ đầu năm cho dấn hết tháng 3 năm 1969, đã có gần một vạn dân ở các khu dồn được giải phóng, hai vạn khác đứng lên làm chủ. 40 khu dồn ?oấp chiến lược? bị phá. Sư đoàn Sao .Vàng và các lực lượng Quảng Ngãi đã cùng toàn quân khu, toàn miền tiến công và nổi dậy nổi dậy và tiến công, đánh vào hơn 400 mục tiêu quân sự.
    Thắng lợi của chiến dịch Xuân 1969 trên chiến trường Quảng Ngãi mang sắc thái rõ rệt của một chiến dịch tiến công tổng hợp. Chiến dịch đã khẳng định vai trò to lớn của nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương. Cũng giống như mùa xuân năm 1968 trên chiến trường Bình Định, khi có sư đoàn Sao Vàng kèm Mỹ, diệt ngụy, các lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân Quảng Ngãt táo bạo tiến.công thẳng vào trung tâm thị xã Quảng Ngãi và nhiều thi trấn khác nằm dọc theo đường số 1.
    Trong chiến dịch này, lần đầu tiên các đơn vi đặc công của sư đoàn ra quân và đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đợt hoạt động nào đặc công cũng được giao nhiệm vụ mở màn và trận đánh nào cũng đánh thắng. Với chiến thuật đặc công, nhiều vị trí địch bị đánh đi đánh lại bốn, năm lần liên tục trong một thời gian ngắn mà chúng không thề nào đối phó nổi.
    Thực tế sinh động của đợt tác chiến mùa xuân trên chiến trường Quảng Ngãi không chỉ có ý nghĩa thiết thực là tạo được thế đứng vững chắc của các lực lượng vũ trang ta ở đồng bằng mà còn có ý nghĩa khẳng định phương thức tác chiến của sư đoàn Sao Vàng trong giai đoạn ?odiệt kẹp giành dân? trên địa bàn Bình Định trong những năm 1970, 1971 sắp tới.
  6. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Một mình một hướng, trung đoàn 12 hoạt động ở phía nam tỉnh Bình Định từ mùa hè năm 1968 đến tháng 5 năm 1969 đã được một năm. Biết bao gian khổ, ác liệt và vinh quang đã đến với trung đoàn. Ngay sau khi các đơn vi bạn lên đường ra Quảng Ngãi, một trận đánh quyết liệt giữa các chiến sĩ trung đoàn bộ trung đoàn 12 và sư đoàn ?oMãnh Hổ? Nam Triêu Tiên đã diễn ra ở Núi Bà, Phù Cát.
    Nắm được phân lớn lực lượng sư đoàn Sao Vàng đã rút khỏi Bình Định, tên chi huy sư đoàn ?oMãnh Hổ? ra lệnh mở một cuộc hành quân lớn vào khu vực Núi Bà. Trưa ngày 20 tháng 6 kết hợp với máy bay ném bom và pháo biển đánh phá dữ đội, bọn lỉnh Nam Triều Tiên ồ ạt tấn công vào trung đoàn bộ trung đoàn 12. Những trận đánh không cân sức đã diễn ra trên khắp các sườn núi.
    Giữa tình hình gay cấn đó. cán bộ chỉ huy trung đoàn nhận được một bức điện khẩn của quân khu điều gấp trung đoàn ra Phù Mỹ đánh địch. phối hợp với chiến trường chung. Sau khi nhận được bức điện, thường vụ đảng ủy trung đoàn hội ý chớp nhoáng và quyết đinh trung đoàn trưởng Nguyễn Duy Hồng và chính ủy Nguyễn Vãn Vợi sẽ cùng với một số cán bộ tác chiến, một tổ trinh sát vượt khỏi vòng vây địch ra ngoài trước để chỉ huy đơn vi và chuẩn bi kế hoạch hành quân. Phó trung đoàn trưởng Nguyễn Duy Thương và chủ nhiệm chính trị Hoàng Hữu Phĩa sẽ ở lại chỉ huy trung đoàn bộ và các đơn vi trực thuộc tiếp tục đánh địch.
    Đêm hôm ấy. các cán bộ chỉ huy và tổ trịnh sát phải để nhiệm vụ lên trên hết cố nén mọi xúc động. nhưng nước mắt vẫn trào ra ôm hôn từng người trong cơ quan rồi lặng lẽ ra khỏi vòng vây của địch. lòng đầy day dứt vì phải tạm biệt anh em trước tình hình gay cấn.
    Sang ngày thứ hai vòng vây của bọn lính Nam Triều Tiên mỗi ngày một thít chặt: Như một con thú tìm thấy mồi, tên tư lệnh sư đoàn :Mãnh Hổ? hấp tấp rút quân ở một số nơi khác tăng thêm cho cuộc vây ráp Núi Bà. Xung quanh công sự của các chiến sĩ trung đoàn bộ và trạm xá, hàng trăm tên lính đánh thuê gục ngã bởi đạn tiểu liên M79, M72. lựu đạn. và dao găm, lưỡi lê dao phay nhà bếp... của chiến sĩ ta.
    Sang ngày thứ ba những cuộc giáp chiến lại xảy ra gay gắt xung quanh các gộp đá. công sự. Tham mưu trưởng Hoàng Xuân Dĩnh bi một mảnh lựu đạn phạt gãy tay phải đã bình tĩnh chuyển súng ngắn qua tay trái, bắn chết hai tên địch đang xông tới. đinh bắt sống mình. Phó tham mưu trưởng Trọng vươn người ném một quả lựu đạn. một tên địch ở ngay sát nách đã bắn anh ngã gục. Trưởng ban cán bộ Phúc Ấm, trưởng ban bảo vệ Xuân Viên, trợ lý tổ chức Trần Xuân Ba. Nguyễn Công Sô đã quần lộn với địch bằng súng ngắn và lựu đạn xung quanh mấy tảng đá lớn và đã anh dũng hy sinh bằng viên đạn súng ngắn sau chót cửa mình, quyết không để giặc bắt
    Cuộc chiến đấu quyết liệt của trung đoàn bộ trung đoàn 12 và các đơn vị trực thuộc đã thu hút, giam chân toàn bộ lực lượng cơ động Nam Triều Tiên vào một phía tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các đơn vị khác trong trung đoàn kịp thời tổ chức hành quân lên phía tây đường số 1 xóa sổ tiểu đoàn 3 trung đoàn 41 ngụy và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác ở Mỹ Hiệp. Sau chiến dịch, trung đoàn được tặng thưởng huân chương Quân công hạng ba. Tiểu đoàn 5 vinh dự được nhận lá cờ thưởng thêu dòng chữ ?oĐơn vi diệt nhiều quân Nam Triều Tiên nhất? của Bộ tư lệnh Quân khu.
    Bước sang mùa xuân năm 1969 , trung đoàn được lệnh chặn đánh giao thông, cắt đứt con đường chiến Iược 19 (con đường còn gắn bó lâu dài và ác liệt với trung đoàn trong những năm sau này) để phối hợp với chiến trường toàn quân khu.
    Hơn một năm ở lại chiến trường Bình Dịnh, cùng với các lực lượng vũ trang địa phương đảm nhiệm một hướng chiến dịch của quân khu, trung đoàn 12 đã trụ bám vững chắc giữa vòng vây dày đặc của địch, độc lập tổ chức những trận đánh sát nách các căn cứ của quân Mỹ, quân Nam Triều Tiên và đã liên tiếp thu được thắng lợi.
    Có thể nói : ?okiên cường trụ bám, độc lập tác chiến. tự lực. tự cường? là những nét đặc sắc của trung đoàn 12 và cũng là truyền thống quý báu cửa sư đoàn Sao Vàng. Trong giai đoạn hoạt động này, phần lớn lương thực, thực phẩm, thuốc men... trung đoàn 12 đều dựa vào dân. Nhân dân ở đông và tây đường số 1, nam và bắc đường
    số 19, mặc dù bị địch ?obình định? tàn khốc. vẫn che chở và nuôi dưỡng từng cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn. Những trận đánh đã được thai nghén trong lòng dân, và những chiến công của trung đoàn cũng bắt đầu từ đó.
    *
    Ngày mồng 3 tháng 9 năm 1969, một ngày mà toàn Đảng. toàn dân ta không bao giờ quên. Bác Hồ kính yêu đã đi xa. Nỗi đau của các chiến sĩ Sao Vàng năm đó là nỗi đau của những người con đang chiến đấu ở nơi xa, đột ngột nghe tin người Cha thân yêu đã mất tại quê nhà.
    Đêm hôm ấy cả sư đoàn không ngủ. Những chiến sĩ lớn tuổi, từng theo Bác vượt qua hai cuộc kháng chiến gian khổ, nhiều người không ghìm được đã ôm ghì chiếc đài bán dẫn trước ngực khóc nức lên. Những chiến sĩ trẻ thì nằm khóc lặng lẽ trên võng. Sáng dậy mắt người nào cũng thâm quầng. Có đau xót nào hơn khi nhìn tấm ảnh Bác đang mỉm cười âu yếm với mình như mọi lần mà phải nói lời vĩnh biệt. Những năm tháng gian khổ, ác liệt vừa qua, dù ở xa nhưng hình ảnh Bác luôn ở trong trái tim chiến sĩ. Có mùa xuân nào, cán bộ, chiến sĩ không xúm quanh chiếc đài bán dẫn trong một hang đá hoặc một chiến hào để nghe Bác chúc tết, mừng xuân mà cảm thấy như đang quây quần quanh Bác. Dù gian khổ, ác liệt nhưng mỗi lần nghe thơ Bác, nghe lời kêu gọi của Bác mỗi chiến sĩ thấy mình lớn lên, sức mạnh và lòng tin được nhân lên để chiến thắng kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn. Biết bao cán bộ chiến sĩ của sư đoàn trước khi ngã xuống vẫn hô vang: ?oBác Hồ muôn năm?. Thế mà giờ đây Bác không còn nữa... Ai cũng thấy day dứt và ân hận vì chưa làm trọn được điều Bác mong mỏi không nguôi : Giải phóng miền Nam, đón Bác vào thăm phần đất máu thịt của Tổ quốc, phần đất luôn luôn nằm trong trái tim? cửa Bác phần đất mà . (( Nếu cộng tất cả nỗi đau của hai mươi triệu đồng bào miền Nam tại thì đó là nỗi đau của tôi?
    Ngày mồng 3 tháng 9, trái tim vĩ đại ấy đã ngừng đập .
    Trong những cánh rừng khô trụi vì hóa chất độc Mỹ, nơi sư đoàn Sao Vàng trú quân, trời mưa tầm tã. Thiên nhiên như cũng đang đau nỗi đau của con người. Nhiều chiến sĩ đã lặng lẽ đi hai ba ngày đường lên núi cao, đào rễ hương, tìm củ trầm về sấy khô làm nhang thắp trên bàn thờ Bác.
    Nụ cười của Bác, hơi ấm và mùi thơm dịu ngọt từ bát hương trầm lan tỏa khiến mọi ''người đều cảm thấy Bác vẫn dang ở rất gần họ, mãi mãi ở bên họ, ấm áp, yêu thương.
    Mùa thu năm ấy trở nên hết sức cao cả và thiêng liêng. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn đều thấy mình đã nhận được một phần phẩm chất, một phần sức mạnh của Bác để lại Đó là ý chí đi tới thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Mỹ.
    Sau Lễ tang Bác, mệnh lệnh hành quân chiến đấu ?oĐền ơn Bác? được phổ biến xuống các đơn vị. Các chiến sĩ dính băng tang trên ngực áo, súng khoác vai, lặng lẽ hành quân. Nỗi đau đang trở thành niềm tin và sức mạnh trong trái tim của họ.
  7. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    2. ĐÁNH SÂU VÀO LÒNG ĐỊCH
    Tháng 2năm 1969, sư đoàn nhận được lệnh quân khu trở lại Bình Định.
    Thế là lại tạm xA những vùng đất, những con người cùng chia ngọt sè bụi hơn một năm ròng khốc liệt. Dọc đường chuyỂn quân, đồng bào Kinh, Thượng lưu luyến tiễn đưa. Tạm biệt những làng quê trù phú và anh dũng ven thi xã, tạm biệt dòng sông Trà... Tạm biệt những vùng đất mà hàng trăm chiến sĩ trong sư đoàn đã nằm lại vĩnh viễn ở đó. Đội ngũ hôm nay trở về Bình Định có vắng đi vài trăm chiến sĩ, nhưng đã có thêm nhũng chiến sĩ mới, những chiến sĩ trẻ măng vừa giật đổ rào gai ấp chiến lược, những học sinh, thanh niên trốn ngụy bắt lính trong thị xã, thi trấn tìm ra vùng giải phóng.
    Vượt qua những chặng đường núi cao, rừng rậm, sư đoàn tạm thời tập kết tại khu vực dốc An Toàn ở thượng nguồn sông Côn. Đồng chí Đặng Thành Chơn (tức Tám Lý) bí thư tỉnh ủy Bình Định cùng với một số cán bộ trong tỉnh đã lên tận đỉnh dốc đón các chiến sĩ như đón những người thân đi chiến đấu xa trở về.
    Ngay buổi chiều hôm đó, chính ủy sư đoàn thay mặt cán bộ, chiến sĩ báo cáo với đồng chí bí thư tỉnh ủy kết quả và sự trưởng thành của đơn vi qua một năm chiến đấu và xây dựng trên chiến trường Quảng Ngài. Một cuộc họp liên tịch giữa bộ tư lệnh sư đoàn Sao Vàng và tỉnh ủy Bình Định được tiến hành sau đó để quán triệt chủ trương ?odiệt kẹp giành dân?T của Khu ủy và Quân khu ủy 5.
    Các đồng chí tỉnh ủy cho biết sau khi sư đoàn ra Quảng Nãai, tại chiến trường Bình Định chỉ còn trung đoàn 12 hoạt động ở một địa bàn quá rộng, vì vậy không thể kiềm chế được những thủ đoạn nham hiểm của địch trong thời điểm chúng tập trung sức ?obình đinh cấp tốc?, ?~bình định bổ sung? ở những địa bàn trọng điểm. Tháng 4 năm 1969, chúng làm thí điểm ở một số khu vực An Thái. Hoài Mỹ, Chánh khoan, Tân Phụng, rồi thực hiện đồng loạt trong toàn tỉnh. Tình hình trên gây cho tỉnh vô vàn khó khăn, tổn thất. Hầu hết những vùng giải phóng trong những năm 1967; 1968 đều bị đich chiếm lại. Chúng còn lấn sâu hơn lên vùng giáp ranh, đóng chốt trên các núi cao, càn quét, đánh phá dai dẳng những khu hậu cứ, cắt đứt các trục đường vận chuyển nối liên với đồng bằng.
    Tuy vậy, tấm lòng người dân Bình Định bao giở cũng như bao giờ, luôn kiên trung, bất khuất, sống chết với cách mạng, với sự nghiệp giải phóng đất nước. Cơ sở cách mạng ở các nơi vẫn còn, vẫn vững vàng. Hiện nay. tỉnh đang rất cần một lực lượng vũ trang đủ sức làm nòng cốt cho phong trào địa phương đánh phá ?obình đinh? của địch. Giữ vững được vùng địa bàn Bình Đinh là giữ vững được thế chia cắt chiến dịch, chiến lược đối với địch trên toàn chiến trường Trung Trung Bộ.
    Đến lúc ấy. nhiều cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn mới hiểu rõ hơn vì sao quân khu lại điều gấp sư đoàn trở lại Bình Định.
    Cũng trong cuộc họp này, một kế hoạch tác chiến của Mặt trận Bình Định trong chiến dịch Xuân Hè 1970 gấp rút được hình thành.
    Theo phương án chung của quân khu, chiến dịch nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, kéo chủ lực Mỹ ngụy lên vùng giáp ranh, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang địa phương diệt kẹp, giành dân ở đồng bằng. Ở mặt trận Quảng Đà, bộ đội chủ lực sẽ mở chiến dịch Thượng Đức, sư đoàn 2 tiến đánh Hiệp Đức. Sư đoàn Sao Vàng, kết hợp với bộ đội địa phương Bình Định khôi phục và mở rộng vùng giải phóng trong toàn tỉnh.
    Tin bộ đội Sao Vàng đã về chẳng mấy chốc được đồng bào xung quanh các xã Mỹ Hiệp, Mỹ Lộc, Hoài Hảo Hoài Châu... loan cho nhau rất nhanh. Nhiều bà cụ chống gậy đến tận nơi xem có dụng bộ đội Sao Vàng đã về không ? Chi em phụ nữ từ vùng nông giáp biền giả di chợ gánh hàng chục gánh rau xanh, cá tươi cùng với đường, sữa, chè, thuốc lên làm quà cho đơn vị. Các cuộc gặp mặt giữa quân và dân diễn ra thật cảm động. Đồng bào kể cho các chiến sĩ nghe tội ác của kẻ thù trong thời gian sư đoàn đi vắng. những ai còn, ai mất, những kẻ nào trở mặt phản bội , những người lính cộng hòa nào tỉnh ngộ quay về với nhân dân. Nước mặt, nụ cười niềm vui và hy vọng tràn đầy trong những lần gặp gỡ đó
    Một căn bộ hỏi : ?oTại saọ đồng bào biết chúng tôi ở đây? Câu trả lời thật đơn giản: ?oCác chú giấu được địch chứ giấu sao được đồng bào. Mong đợi các chứ hoài rồi nên các chú về là đồng bào biết ngay !?. Một bà cụ nói : ?oThấy quân nó ác quá, làm dữ quá, đồng bào biết thế nào rồi các cọn cũng phải về?
    Theo phương án cơ bản, trung đoàn 2 sẽ đánh quân địch ở huyện Phù Mỹ Trung đoàn 22 kìm và tiêu hao lữ đoàn 173. Trung đoàn 12 vẫn chiến đấu ở phía nam tỉnh. Đối tượng tác chiến chủ yếu là bọn bảo an, dân vệ đóng chốt kẹp dân.
    Cho đến lúc xuất quân, đảng ủy và bộ tư lệnh sư đoàn vẫn còn phải tính toán rất căng thẳng về tình hình cụ thể của các đơn vị. Hiện tại, mỗi đơn vi chỉ có 50 phần
    trăm cơ số đạn dược, làm sao có thể chiến đấu liên tục trong một thời gian dài ? Hơn nữa, sau một năm chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn ở chiến trường Quảng Ngãi, bộ đội chưa được nghỉ ngơi, củng cố
    Với tình hình ấy, trang bị ấy sức lực ấy... vẫn đòi hỏi ở lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong sư đoàn phải tổ chức làm sao cho bộ đội đánh thắng, đánh thắng không chỉ một trận mà phải thắng liên tục. Có như vậy mới đập được cái vỏ cứng bên ngoài của địch và đủ sức thọc sâu, đánh phá bên trong hậu phương của chúng. Hơn ai hết, đảng ủy sư đoàn thấu hiểu tâm tư từng chiến sĩ lúc này: Tuy khó khăn, gian khổ nhưng họ muốn đem tất cả sức mình giành lại cơ ngơi đã được xây dựng bằng công sức và xương máu của đồng đội và đồng bào trong suốt năm năm trên đất Bình Định.
    Suy tính mãi cân nhắc mãi, câu trả lời cuối cùng và duy nhất vẫn là dân. Phải giành lấy dân, dựa vào dân. Cái gì sư đoàn không có, dân sẽ có. Dân mãi mãi là nguồn tiếp sức vô tận của sư đoàn.
    Bằng cách dùng lực lượng vừa và nhỏ luồn lách đánh bọn địch phục kích rải rác trên núi. buộc chúng phải co lại sau một tuần, trung đoàn 2 và 22 đã đưa lọt phần lớn lực lượng xuống vùng ven, thuộc hai huyện Phù Mỹ. và Hoài Nhơn.
    Bắt đầu từ. tháng Í năm 1970., những trận đánh nhỏ lẻ liên tịếp diễn ra. Qua nhiều trận bị ta tập kích, phục kích, quân địch đã phải rút khỏi các cửa khẩu suối Son, Dốc Dài, Mỹ Hiệp.
    Đêm ngày 3 tháng 1 năm 1970 đại đội đặc công trung đoàn 22 tiến công chớp nhoáng điểm chốt Gò Ú ở Hoài Nhơn. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Bộ đội được lệnh rút. Bùi Đức Sơn rút sau cùng, phát hiện còn một hầm ngầm bí mật của địch. Dù chỉ một mình, anh vẫn quyết tâm dùng chai cháy, lựu đạn bó lại thay bộc phá lần xuống đường hầm sâu để đánh địch. Dây cháy chậm của lựu dạn ngắn nên Sơn chưa lên khỏi miệng hầm thì khối lựu đạn và chai cháy nổ hất anh ra xa. Tỉnh dậy. đơn vi đã lui quân hết, anh bò ra khỏi hàng rào thì gặp bác Bảy Hồ ở xóm bên ra xem còn anh em nào bi thương sót lại không (đây là việc làm thường luyện của đồng bào Hoài Nhơn sau khi ta đánh đồn). Bác Bảy Hồ cõng anh đuổi theo đơn vi.
    70 tên địch lẩn trốn dưới hầm ngầm bị Sơn tiêu diệt sạch .
    Sự xuất hiện đột ngột của sư đoàn Sao Vàng ở đồng bằng Bình Định lần này làm cho bọn địch hết sức lúng túng. Chúng huy động trực thăng, xe bọc thép và lính Mỹ
    phản ứng quyết liệt hòng đẩy sư đoàn trở lại rừng núi. Sau khi phát hiện được trung đoàn bộ trung đoàn 22 ở gộp đá ông Hương, địch dùng bom đạn bắn phá dữ dội suốt 48 tiếng đồng hồ. Dứt phi pháo, lính Mỹ chia thành nhiều tốp vòng trong vòng ngoài, dùng thụốc nổ đánh sập các cửa hang, dùng lựu đạn hóa học ném xuống các
    khe sâu, làm ô nhiễm các mạch nước và: gọi loa chiêu hồi. Trải qua hai ngày đêm trụ bám quyết liệt, trung đoàn bộ 22, với sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Lê chí Thuận
    đã dũng cảm đánh địch, thọc đội hình xuống hẳn đồng bằng, tiếp tục chỉ huy các tiểu đoàn, giam chân địch ở Hoài Nhơn tạo điều kiện cho trung đoàn 2 tiến công địch
    ở Phù Mỹ.
    Ở phía nam tỉnh, trung đoàn 12 cũng nổ súng hiệp đồng với phía bắc, bất ngờ tiến công bọn Nam Triều Tiện ở Bình Khê và Vĩnh Thành phá toang một mảng ấp chiến lược hai bên trục đường số 19, 12 chiến sĩ đặc công trung đoàn đã táo bạo lọt qua tám lớp rào. tập kích chi khu quận ly Vĩnh Thành, diệt một số địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Những trận đánh xuất sắc kể trên đã làm náo động cả hai quận Bình Khê và Vĩnh Thành .
    Để tạo được thế đứng chân ban đầu ở đồng bằng, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. hàng trăm người khác bị thương, chưa kể đến sự tổn thất của
    các lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân. Nhưng điều lớn nhất, cơ bản nhất trong giai đoạn này sư đoàn đã đạt được là sợi dây giữa dân với cách mạng. giữa
    dân với sư đoàn đã được nối liền, mặc dầu cơ sở bị địch chà xát khốc liệt.
  8. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Để phù hợp với tính chất hoạt động mới và tăng cường lực lượng địa phương trong giai đoạn đánh phá ?obình định nông thôn? của địch, tháng 2 năm 1970 quân khu quyết định phân tán trung đoàn 22 của sư đoàn Sao Vàng, bổ sung cho các tỉnh đội. Tiểu đoàn 7 ra Quảng Ngãi, tiểu đoàn 8 ra Bình định, tiểu đoàn 9 vào Phú Yên. Số còn lại bổ sung cho hai trung đoàn 2, 12 và sư đoàn bộ. Đây là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lích sử trung đoàn: Tham gia thành lập sư đoàn tháng 9 năm 1965, trung đoàn 22 đã đánh những trận xuất sắc ở Minh Long, Chợ Cát,. Thành Sơn, Ở khu đồi Xuân Sơn, và mới đây đã trụ bám đánh địch liên tục trên chiến trường Quảng Ngãi
    Như những hạt giống mà sư đoàn đã ướm trồng trong lửa đạn, trung đoàn 22 đã tỏa đi khắp quân khu, tặng cường thêm sức mạnh cho nhiều đơn vị vũ trang địa phương. Tạm biệt đội hình sư đoàn, các chiến sĩ trung đoàn 22 không khỏi lưu luyến và xúc động. nhưng mọi người đều hiểu rằng, dù chiến đấu ở chiến trường nào, phẩm chất và truyền .thống của ?oBộ đội Sao Vàng? mãi mãi sẽ là sức mạnh và niềm tin của họ.
    Sau khi trung đoàn 22 rút đi sư đoàn chỉ còn 2 trung đoàn 2, 12 và các đơn vi trực thuộc. Qua đợt hoạt động tạo bàn đạp thắng lợi, sư đoàn phối hợp với các lực lượng tỉnh Bình Định, quyết định đẩy chiến dịch Xuân- Hè lên cao điểm nhằm khôi phục lại phong trào cách mạng của huyện Phù MỸ. Hoài Nhơn và một số khu vực ở phía nam tỉnh.
    Trọng đợt hoạt động cao điểm này. trung đoàn 2 và tiểu đoàn đặc công làm lực lượng chủ yếu tiêu diệt tiểu đoàn 3 ngụy .đang tham gia bình đinh ở Phù Mỹ. Mặt
    khác. sư đoàn dùng một phần lực lượng còn lại kìm kéo tiêu hao quân cơ động của lữ đoàn 173 và lữ đoàn 2 sư đoàn 4 bộ binh Mỹ ở vùng hậu cứ trên núi phía nam tỉnh, trung đoàn 12, một mặt tiếp tục đánh giao thông trên đường chiến lược 19. một mặt dùng từng đại đội tinh gọn luồn sâu vào vùng địch, ngày giấu quân dưới hầm bí mật của nhân dân, đêm bật dậy đánh địch. Phương châm hoạt động của sư đoàn thời gian này là ?okìm Mỹ diệt ngụy. phá kẹp, giành dân?.
    Với sở trường đánh điểm diệt viện, sư đoàn chọn cứ điểm Núi Lá (tây Phù Mỹ) làm ngòi nổ cho đợt 2 của chiến dịch.
    Nửa đêm 31 tháng 3. tiểu đoàn đặc công của sư đoàn nổ súng tiến công Núi Lá. Sau 10 phút. phần lớn các mục tiêu quan trọng trên cứ điểm lần lượt bi tiêu diệt. Nhưng bọn địch đã dồn sức chống cự ở khu vực còn lại. Các mũi, các hướng đang phát triển đều bi chặn đứng lại. Bỗng một chiến sĩ từ phía sau lao vọt lên tay cầm ống bộc phá nói : ?oCác anh tránh ra để tôi lên?. Một ánh chớp lóe sáng cùng với một tiếng nổ dậy đất. Tổ thọc sâu vội vã lao tới. Người xung kích phá cửa mở ấy là Vũ Đức Long. Long bị sức ép của bộc phá đẩy bật xuống một đoạn hào. Mồm, một tai ứa máu. Nhưng vừa tinh dậy, Vũ Đức Long đã như một con sóc thoắt chỗ này, thoắt chỗ khác diệt liên tiếp 12 mục tiêu địch. Hết lựu đạn, thủ pháo, Long chạy ra, chạy vào cửa mở ba bốn lần dưới làn đạn dày đặc của địch, lấy thêm đạn giải quyết mục tiêu cuối cùng trên cứ điểm.
    15 phút sau, toàn bộ tiểu đoàn 3 ngụy (thiếu) và 1 một trung đội khác thuộc trung đoàn 41- ngụy đã bị các chiến sĩ tiều đoàn đặc công tiêu diệt. Lửa bốc cháy dữ đội cho đến sáng.
    Trận đầu, trận then chốt đã thắng giòn giã. Núi Lá mất kéo luôn cả tuyến phòng ngự phía tây của địch ở Phù Mỹ lung tay theo. Đây là,trận đánh tập trung tiểu đoàn đầu tiên của đặc công, một kinh nghiệm tốt trong việc sử dụng lực lượng đặc công của sư đoàn Sao Vàng.
    Cùng với Núi Lá. một loạt 15 cứ điểm, trận địa pháo, quận ly... từ bắc xuống nam tỉnh bị sư đoàn và các đơn vi bộ đội địa phương tiến công dồn dập. Tin thắng trận
    liên tiếp bay về sở chỉ huy sư đoàn và phương án đón đánh quân giải tỏa gấp rút được hình thành.
    Ngày 5 tháng 4, một tiểu đoàn Mỹ thuộc lữ đoàn 173 đổ xuống khu vực rừng dầu Cát Sơn và khu dồi tranh Mỹ Hiệp, thực hiện âm mưu giải tỏa từ xa. Nhưng bộ tư lệnh sư đoàn đã dự kiến được tình huống này. Cả bọn Mỹ cũ lẫn bọn vừa đổ xuống đều bi tiểu đoàn 3 trung đoàn 2 kìm chân tại chỗ. Trong khi đó, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 đã thọc xuống đông Phù Mỹ tiến công một loạt ấp chiến lược ở các xã Mỹ Đức, Mỹ Chánh, Mỹ Thọ...diệt và bắt sống hàng trăm tên bảo an, dân vệ, cán bộ bình đinh Không còn cách nào khác, ngày 8 tháng 4, địch Ở Phù Mỹ đành phải tung 11 xe bọc thép và GMC cho một đại đội bộ binh đi cứu viện. Nhưng bọn đi cứu viện mới đến đoạn đường giáp giới giữa hai xã Mỹ Chánh, Mỹ Thọ đã bị đại đội 2 tiểu đoàn 2 phục kích tiêu diệt.
    Càng về cuối mùa hè, cách đánh của bộ đội, du kích cũng táo bạo, mưu trí và linh hoạt. Bọn ngụy quyền xã, ấp cán bộ bình định nông thôn ở nhiều nơi, ban đêm đã phải bỏ trốn vào Quy Nhơn, Bồng Sơn và các quận ly ban ngày mới dám ló mặt ra trụ sở hội đồng xã. Không khí các vùng quê dịu dần, đồng bào đã bàn tán công khai về chuyện nổi dậy phá khu dồn trở về làng cũ ở những vùng ?ongày địch đêm ta?, nhiều chiều đã thấy xuất hiện những cô du kích dội mũ tai bèo. Xách súng đi tuần tra.
    Thấy tình hình ngày một xấu đi ở Bình Định, bọn chỉ huy quân khu 2 ngụy vội vã điều trung đoàn 40 và trung đoàn 41 đang ở Cam-pu-chia về. Hai trung đoàn này vừa bị đánh tơi tá ở Xtung Tiếng và Cra-chê. Chúng thống nhất với lữ đoàn 173 Mỹ một kế hoạch đánh phá thâm hiểm : quân Mỹ sẽ thọc sậu lên hậu cứ buộc sư đoàn Sao Vàng phải quay về đối phó, còn quân ngụy nhanh chóng ổn định tình hình ở Phù Mỹ, Hoài Nhơn.
    Nhưng một lần nữa chúng đã tính sai. Hậu cứ của sư đoàn Sao Vàng và tỉnh Bình Định. lúc này đẫ ở giữa đồng bằng. thậm chí ở ngay trong thị trấn, thị xã. Quân Mỹ nhảy lên núi chỉ làm mồi cho lực lượng cao xạ 12,8 đang đợi chúng. Trong bốn ngày đầu từ 3 đến 6 tháng 5 các trận địa phòng không sư đoàn đã bắn rơi 18 trực thăng. Khẩu đội của Nguyễn Đình Chới nêu một kỷ lục mới : trong bốn giờ bắn rơi bảy máy bay lên thẳng.
    Ở đồng bằng, các tiểu đoàn bộ binh tiếp tục đánh mạnh vào quân chủ lực nguỵ và bảo an, dân vệ; phá ấp chiến lược , phá khu dồn. Nhưng do lực lượng mỏng lại căng ra trên một địa bàn rộng, lực lượng địa phương còn yếu nên khi bộ đội vừa rút đi, bọn địch đã líp lại như cũ. BỘ tư lệnh sư đoàn nhận thấy, muốn hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phải quét sạch bọn dân vệ, bảo an, bọn ngụy quyền thôn, xã và bọn ác ôn bình định. Không diệt được bọn này, quần chúng khó nổi dậy, có nơi không dám nổi dậy. Do đó, đối tượng tác chiến trước mắt của các chiến sĩ Sao vàng không phải là quân chủ lực Mỹ, nguỵ, Nam Triầu Tiên mà là bọn lính bảo an, dân vệ, bọn ngụy quyền ác ôn. Nhưng muốn diệt được chúng, phải có cách đánh và phương thức hoạt động phù hợp. Hơn nữa, ngoài bọn hoạt động công khai, còn dày đặc những loại chỉ điểm chìm gài trong dân dưới nhiều hình thức trá hình khác nhau. Bọn này hết sức thâm độc và nguy hiềm, chúng thường được mệnh danh
    là ?okẹp của kẹp?.
    Muốn hoàn thành nhiệm vụ hết sức gian khổ và phức tạp kể trên, mỗi chiến sĩ phải làm tốt hai chức năng : vừa là người lính chủ lực có kỹ năng chiến đấu cao, vừa là người cán bộ phong trào giỏi. Sau khi nghiên cứu tình hình, đảng ủy và bộ tư lệnh sư đoàn Sao Vàng chủ trương lấy đại đội làm cơ sở, phối hợp với địa phương và du kích luồn sâu hơn nữa vào vùng địch kiểm soát. Khi cần, đại đội có thể phân tán thành từng tổ làm công tác quần chúng. Mặt khác sư đoàn vẫn dành một phần lực lượng cơ động. sẵn sàng đánh tập trung tiểu đoàn hoặc tiểu đoàn tăng cường để phòng địch đi giải tỏa.
    Nhiều cán bộ, chiến sĩ hiểu thấu đáo thủ đoạn xảo quyệt của địch, đã vận dụng sáng tạo nhiều cách đánh có hiệu quả cao. tìm diệt bằng được bọn ngụy quyền, ác ôn.
    Đêm 4 tháng 6 đại đội trưởng Võ Thành Khuê phụ trách một tổ ba chiến sĩ lọt vào khu vực nhà hội dồng xã Lý Hòa, huyện Phù Mỹ, 8 giờ sáng, theo lệ thường bọn cán bộ hội đồng xã mới từ quận ly phóng xe hon da tới. Chờ cho cả bọn 11 tên bước vào trong nhà, Khuê và ba chiến sĩ ập tới: Trong năm phút cả một mâm tề xã bị diệt gọn: Cũng một đêm ?olót?T quân tương tự, Khuê đã chỉ huy năm chiến sĩ diệt sạch một trung đội bảo an ở sân nhà cụ Ba Hiển giữa ấp Gò Dưa, xã Mỹ Hiệp.
    Những trận đánh nhỏ, lẻ, bất ngờ và liên tục như vậy gây kinh hoàng cho bọn tề, điệp, ác ôn. Lúc nào và ở đâu chúng cũng nơm nớp lo bị đánh. Chúng vội vã thay đổi quy luật làm việc đi lại, nhưng vẫn không thoát chết vì đã có hàng ngàn con mắt dõi theo từng bước đi của chúng. Đó là những cặp mắt của nhân dân.
    Nhờ có những cặp mắt tinh tường đó, tiểu đội trưởng trinh sát Đỗ Văn Đạo cùng với hai du kích đã đột nhập vào giữa ấp chiến lược xã Mỹ Đức, bắt sống tên thượng sĩ ác ôn. sau đó lập phiên tòa phát động bà con vạch tội rồi tuyên án tử hình tại chỗ. Có lần đi trạm xã về gặp địch, Đỗ Văn Đạo đã dùng chiến thuật nghi binh một mình bắt sống bảy tên ác ôn, chỉ điểm và bảo an đang trốn trong một căn hầm. Khi bị dẫn đi chúng mới ngớ người ra vì anh Giải phóng còn trẻ măng và chỉ có một mình. Năm ấy, ĐỖ Văn Đạo mới 20 tuổi đời, ba tuổi quân. Người Đạo nhỏ nhắn, nhưng khi xung trận, Đạo không kém gì những tay xung kích từng trải. Có trận, anh đã một mình một mũi tiến công dịch, lấy xác chúng làm công sự đánh tan cả một đại đội cộng hoà trên cách đồng Vạn Thiết .
    Cách đánh của Võ Thành Khuê, Đỗ Văn Đạo không lâu đã trở thành phổ biến trong sư đoàn. Nhờ đó, phong trào diệt ác, phá kèm ở các địa phương. phát triển chưa
    từng thấy. Các xã đều thành lập các đội diệt ác. Du kích diệt ác, các cụ già diệt ác, các em nhỏ cũng tham gia diệt ác. Ở xã Hoài Thanh, Hoài Nhơn đã thành lập đội diệt ác của các em nhỏ gọi là đội ?ochim én?. Ỏ xã Hoài Thanh có tên Huấn độc ác khét tiếng. Đội ?ochim én? giao cho Đào nhiệm vụ diệt tên ác ôn ấy. Và một buổi sáng sớm, Đào đã có mặt trên con đường từ quận lỵ về xã. Khi tên Huấn đi gần tới, Đào bình tĩnh quăng lựu đạn. Tên Huấn chết. Bọn dân vệ cạnh đó đổ xô lại bắt Đào. Chúng dẫn em về nhà hội đồng đánh đập tàn nhẫn. Hết tra tấn lại dụ dỗ. lừa phỉnh, nhưng Đào không hé răng khai báo những đồng đội ?ochim én? của mình. Bất lực, một tên ác ôn gầm lên : ?oMày muốn sống hay muốn chết?. Đào trả lời : ?oTao muốn sống để giết hết bọn mày cho đồng bào bớt khổ?. Thằng ác ôn lại hỏi ?o Được, tao sẽ cho mày chết, một là dầm đầu mày xuống nước hai là buộc chân vào sau xe Ô tô kéo đi cùng đường, mày chọn cách nào?. Đào thản. nhiên trả lời : ?oCả ha.i cách bay muốn làm cách nào thì làm? Và bọn ác ôn đã chọn cách thứ hai.
    Buổi tối, chính quyền địa phương và đội ?ochim én? làm lễ truy điệu Đào. Bác Hai, bố Đào cũng có mặt. ông không khóc và dẫn theo một em gái 11 tuổi, ông nói với đồng chí bí thư xã : ?oCon tôi còn nhỏ những đã làm'' được việc như người lớn. Tiếc là nó chưa làm được bao nhiêu dã phải chết. Tôi còn đứa con thứ, xin các đồng chí kết nạp nó vào đội ?ochim én?thay chị nó?. Cao đẹp thay, kiên cường thay những con người xứ dừa Bình Định, những con người mà từ em bé đến cụ già lúc nào cũng không tiếc thân mình vì sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng đất nước. Được những con người như vậy làm chỗ dựa, làm sao sư đoàn không trưởng thành nhanh chóng và chiến thang vẻ vang!
    Trong thời gian này, rất khó phân biệt được đâu là trận đánh của bộ đội chủ lực. của bộ đội địa phương; các tổ ?odiệt ác?. các đội ?ochim én?T. Nhiều tên ác ôn đã phải xin chuyển vùng hoặc xin thôi việc. Nhiều nơi, quần chúng lấy thế đó để mặc cả với địch, đòi tự do đi lai chống bắt lính, chống khủng bô. Thế kìm kẹp ở các thôn xã phía bắc lỏng gần và đã đến lúc cần có những trận đánh tập trung, tiêu diệt sinh lực địch lớn hơn, giáng những đòn đau hơn váo chương trình ?~bình định cấp tốc?T, của Mỹ - ngụy.
  9. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Trong lúc các đơn vị ở phía bắc tỉnh đang tiến công vào chương trình bình đinh của địch thì ở phía nam. đêm 3 tháng 6, trung đoàn 12 được lệnh tiến công trường sĩ quan dân vệ ở Gò Trám, Phù Cát. Trường này thông thường có từ năm đến bảy đại đội học viên, mỗi đại đội . trên 100 tên. Sau khi tốt nghiệp, chúng được điều về các đồn dân vệ, các ấp chiến lược và các khu dồn, trực tiếp kìm kẹp phong trào cách mạng. Trường còn đào tạo cán bộ dân vệ cho một số tỉnh Tây Nguyên, nên được bọn tướng tá quân khu 2 ngụy quan tâm đặc diệt. Sau khi nhận nhiệm vụ, cán bộ. chỉ huy tiểu đoàn đặc công hạ quyết tâm ?oquyết diệt gọn mục tiêu địch?. Tiểu đoàn chỉ chọn 32 chiến sĩ vào trận đánh. Sắp đến giờ xuất phát, bỗng có tin địch tăng cường
    thêm một đại đội học viên, nhưng tiểu đoàn vẫn giữ vững quyết tâm chỉ đề nghị trung đoàn cho hỏa lực kèm cứ điểm Gò Trạm và trận địa pháo Tân Hoả khi đơn vi rút.
    23 giờ 45 phút, bằng hai hướng chia thành sáu mũi nhỏ các chiến sĩ bí mật cắt hàng rào. xông vào tiêu diệt các mục tiêu đã định. Đội trưởng Đinh Xuân Hoàng chỉ huy hướng chủ yếu, sau ba phút đã đánh chiếm trung tâm chỉ huy. Đội hình dày, lại bị đánh bất ngờ, địch chết như ngả rạ. Đánh chiếm được ba phần tư khu vực thì bị
    địch dùng lựu đạn và súng máy kìm lại. Mũi trưởng và một số anh em thương vong. Trong khi đó. hướng thứ yếu phát triển rất thuận lợi. Phó chính tri viên đại đội Nguyễn Quang Đạm đưa đội hình vào khu vực bọn sĩ quan huấn tuyến giữa lúc chúng còn đang ung dung xem ti vi. Trong năm phút, trung đội trưởng Hoàng Xuân
    Điện đã chỉ huy một tổ diệt 20 mục tiêu phía sau sở chỉ huy tiểu đoàn địch. Sau 15 phút, toàn bộ trận địa đã bị ta đánh nát, lửa bốc cháy dữ đội. Xét thấy trận đánh đã
    có thể kết thúc. tiểu đoàn cho hỏa lực kèm các trận địa pháo địch chung quanh và ra lệnh lui quân. 405 tên sĩ quan và học viên sĩ quan dân vệ chết và bị thương là một tổn thất nặng nề cho chương trình bình định nông thôn của địch.
    Kết hợp với những trận đánh đặc công quy mô tiểu đoàn, trung đoàn 12 tổ chức những trận nhỏ lẻ, chặn đánh giao thông dịch trên đường số 19. Con đường chiến lược quan trọng này luôn luôn bị cắt đứt. Trong tháng 5, tiểu đoàn 6 đã diệt ba đoàn xe, phá hủy 104 chiếc GMC chở đầy hàng quân sự từ tổng kho hậu cần Quy Nhơn
    lên tiếp viện cho các tỉnh Tây Nguyên. Xác xe, xác lính rải đầy đường. Trung đoàn 12 còn tổ chức nhiều trận đánh thọc sâu vào các cứ điểm và ấp chiến lược thuộc xã Cát Hiệp, Cát Hanh Phù Cát, An Mỹ (An Nhơn), khu 2 (tỉnh Gia Lai), diệt gọn 10 trung đội bảo an, dân vệ chỉ điểm và hai đoàn bình đinh nông thôn của địch.
    Cũng như Võ Thành Khuê, Đỗ Văn Đạo, đại đội trưởng đặc công Bùi Đức Sơn đã xuất quỷ nhập thần, đánh nhiều trận táo bạo giữa ban ngày. Một lần Sơn được
    giao nhiệm vụ khử tên Hiếu một tên cảnh sát ác ôn ở Phù Cát.
    Một buổi chiều. tên Hiếu vừa phóng xe hon đa từ xã về quận ly Phù Cát thì gặp một thanh niên ăn vận ngang tàng, miệng vắt vẻo một điếu Sa lem, giơ tay ngoắc lại: ?oDạ thưa, có phải anh hai là Hiếu không ạ?-Người thanh niên lễ phép hỏi.
    - Có việc chi đó chú em Tên cảnh sát đúng lúc vui nhếch mép cười hỏi lại.
    Biết chắc chắn đó là địch thủ của mình, người thanh niên, bằng một động tác thành thạo, rút khẩu súng ngắn giấu ở lưng qúần chĩa thẳng vào ngực tên Hiếu bóp cò.
    ?oCắc? đạn không nổ. Không hề luống cuống, bằng một động tác thuần thục, anh lên viên đạn thứ hai và bắn liền ba phút. Tên Hiếu ngã gục xuống mặt đường còn người thanh niên thì nhanh nhẹn lẻn vào một ấp nhỏ gần đó. Sự việc diễn ra nhanh đến nỗi chính tên lính ngồi sau xe hon đa đi bảo vệ tên Hiếu và đồn bảo an bên cạnh cũng không kịp phản ứng. Anh thanh niên đó là Bùi Đức Sơn. Sơn còn là một trinh sát viên giỏi nhiều lần, anh cải trang làm lính ngụy. ngang nhiên lọt vào đồn địch điều tra từng con hào, lô cốt. ụ súng... bổ sung cho phương án tác chiến của trung đoàn.
    Bằng những trận đánh lớn, vừa và nhỏ, đánh tập trung và phân tán, trong xuân- hè năm 1970, sư đoàn đã góp phần đẩy phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng lên một bước mới. ba con xã Hoài Thanh, Hoài Tân, Hoài Hương..:. đã khiêng người chết lên đồn địch đấu tranh hai, ba ngày liền, buộc địch phải bồi thường thiệt hại. Ngay trong thị xã Quy Nhơn, nơi có hàng trăm đầu mối *********, kìm kẹp của địch cũng dấy lên phong trào đấu tranh của học sinh, trí thức và quần chúng lao động chống bắt lính, đòi quân Mỹ rút về nước. Đặc biệt, ngày 8 tháng 12 năm 1970, tại thị xã Quy Nhơn đã nổ ra cuộc biểu tình của bốn vạn người, phần lớn là học sinh, sinh viên, công chức, phản đối lính Mỹ bắn chết em học sinh Nguyễn Văn Minh. Đoàn người vừa hô váng các khẩu hiệu chống Mỹ - Thiệu. vừa xông vào trụ sở ngụy quyền, đập nát nhiều thiết bị của chúng. Ở những vùng xa căn cứ địch, đồng bào công khai trấn áp bọn *********. gọi con em trong hàng ngũ địch trở về, thành lập
    các đội du kích đề phòng sự phản kích của địch. Mùa xuân và mùa hè 1970 từ thế bất lợi ban đầu, sư đoàn đã biết kết hợp có hiệu quả giữa chủ lực và địa phương, tập trung, phân tán linh hoạt, hợp lý, vận dụng các chiến thuật một cách có hiệu quả, bước đầu đã đánh vỡ một số mắt xích chủ yếu trong hệ thống kìm kẹp của địch ở đồng bằng.
    Nếu xét đơn thuần về mặt quân sự, một sư đoàn chủ lực phải.phân tán đánh nhỏ lẻ, thậm chí đánh theo cách đánh của du kích, biệt động, không tổ chức những trận đánh tập trung lớn có thể coi là một khuyết điểm lớn. Nhưng xét tình hình thực tế, tương quan ta, địch. Yêu cầu nhiệm vụ chính trị bức thiết của địa phương là phải đánh bại kế hoạch bình địnhcủa địch, giành đất, giành dân, giành quyền làm chủ, củng cố và xây dựng lực lượng tại chỗ cho phong trào cách mạng địa phương. tạo
    điều kiện cho đánh to thắng lớn tiếp đó, cộng với những khó khăn không khắc phục ngay được về quân số, đạn, gạo ở vùng sư đoàn đang hoạt động, việc sư đoàn chuyển đối tượng tác chiến từ đánh quân chủ lực Mỹ, ngụy, Nam Triều Tiên sang tiêu diệt bọn kìm kẹp tề điệp trong một thời điểm nhất định là hoàn toàn đúng đắn và chính xác.
    Trong suốt quá trình hoạt động của mình, sư đoàn luôn luôn lấy việc giải phóng dân, giải phóng đất tiêu diệt sinh lực địch làm mục tiêu chủ yếu nên bằng mọi cách khi phân tán, lúc tập trung, khi đánh nhỏ lẻ thậm chí năm hầm như du kích để tạo thế, khi đánh tập trung hiệp đồng binh chủng mở toang từng mảng lớn,uy hiếp trực tiếp quân địch ở các thi xã, thị trấn.Trong tình hình thực tế của chiến trường, chính nhờ
    có chủ trương thích hợp, linh hoạt và đúng đắn đó. Sư đoàn đã.tồn tại và lớn mạnh để lập nên những chiến công vang dội.

  10. Witness

    Witness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    hay quá mong pác cứ thế phát huy tiếp cho anh em nhờ

Chia sẻ trang này