1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử sư đoàn không quân 371 (1967 - 2007)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi selene0802, 09/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Sau một năm vừa xây dựng, huấn luyện, vừa tham gia chiến đấu, lực lượng không quân tiêm kích của ta đã phát triển và trưởng thành. Từ lúc chỉ đánh ban ngày, không quân đã làm cả nhiệm vụ đánh đêm. Từ những ngày đầu chỉ với những chiếc MIG-17 rồi cải tiến thành MIG-17 đánh đêm, chúng ta đã có thêm MIG-21 rất hiện đại, rất ưu việt. Nhưng MIG-21 thời kì đầu đánh chưa có hiệu quả, cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy, phi công, kĩ sư hàng không, thợ máy và các lực lượng khác đã tập trung nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân ở mọi góc độ khác nhau của thực trạng trên. Nhất là ngày 29 tháng 6 năm 1966, khi máy bay F-105 ném bom kho xăng Đức Giang, nhìn cột khói khổng lồ và ngọn lửa bốc cao, không riêng chỉ những người trực ở sân bay Nội Bài mà tất cả phi công MIG- 21, chỉ muốn được xuất kích đánh địch ngay nhưng chưa có lệnh của cấp trên, tất cả vẫn phải chờ đợi.
    Thời kỳ này, MIG-21 tạm dừng xuất kích để tập trung nghiên cứu, rút kinh nghiệm tìm nguyên nhân để đánh thắng. Trong các cuộc họp, các phim chụp từ máy bay chiến đấu trở về đều được in tráng để đưa vào bình giảng. Những phi công trực tiếp thực hiện trận đánh dù thất bại hay thành công cũng đều phải tường trình lại cụ thể, tỉ mỉ từng giai đoạn của trận đánh, tình huống xảy ra, hiện tượng quan sát được cũng như cách xử trí của người lái. Qua các cuộc trao đổi rút kinh nghiệm nghiêm túc, các cấp lãnh đạo và cơ quan chuyên môn đã đi đến kết luận bước đầu: Nguyên nhân chính làm cho MIG-21 chưa đánh thắng là do chưa phát huy được tính năng kỹ thuật của máy bay để có cách đánh phù hợp. Trong các trận đánh, phi công, nhất là số mới chuyển loại từ MIG- 17 sang và cả các cán bộ chỉ huy vẫn đều áp dụng chiến thuật của MIG - 17 cho MIG - 21. Trong khi đó, âm mưu của địch vô cùng xảo quyệt, thủ đoạn lại luôn thay đổi. Vì vậy, chiến thuật cũ không thể áp dụng cho loại máy bay mới được, muốn đánh thắng, MIG-21 phải có chiến thuật đánh của MIG-21. Phi công không chỉ có dũng cảm, táo bạo, thông minh mà trước hết phải nắm thật chắc tính năng kỹ thuật của máy bay. Đây là những yếu tố rất quan trọng để bảo đảm cho MIG-21 đánh thắng. Qua các cuộc nghiên cứu, trao đổi, cơ quan lãnh đạo cũng rút ra được những kinh nghiệm bước đầu như chọn thời cơ cất cánh, chọn mục tiêu, độ cao bay và chiến đấu thích hợp cho MIG-21, cách dẫn MIG-21 vào tiếp cận mục tiêu. Trên cơ sở đó phương án chiến đấu của MIG-21 được bổ sung thêm nhiều nội dung mới. Một đợt huấn luyện cho MIG-21 theo phương án chiến đấu mới được gấp rút tổ chức.
    MIG-21, sau một thời gian rút kinh nghiệm và huấn luyện theo cách đánh mới lại tiếp tục được vào trực chiến. Theo phương án, MIG-21 sẽ chặn đánh địch ngay tại vùng trời trên và khu vực xung quanh sân bay là chủ yếu. Trung đoàn 921 sẽ tổ chức cho MIG-21 đánh một số trận theo phương án mới để rút kinh nghiệm tiếp, bổ sung kịp thời cho các phương án, cách đánh đã được chuẩn bị.
    Sau khi phát hiện một điều gần như thành quy luật máy bay Mỹ cất cánh từ Thái Lan sang đánh khu vực Thái Nguyên đều bay theo hướng bay Phú Thọ, bắc Tam Đảo, thậm chí đã có những lần chúng bay lướt qua cả khu vực sân bay Nội Bài, trung đoàn quyết định đón đánh địch ngay trên vùng trời Nội Bài. Phương án được triển khai và được tập luyện khá chu đáo. Chọn đánh địch ngay tại vùng trời sân bay sẽ phát huy được lợi thế, phi công ta thuộc địa hình sẽ giành được thế chủ động, bất ngờ. Mặt khác, được đài chỉ huy cất, hạ cánh ở sân bay và các đài bổ trợ hướng dẫn quan sát địch, được dẫn dắt, chỉ huy, xử trí khi xuất hiện các tình huống phức tạp.
    Ngày 7 tháng 7 năm 1966, mạng ra đa phát hiện nhiều tốp máy bay Mỹ cất cánh từ Thái Lan có hướng bay về phía Thái Nguyên. Được lệnh của Quân chủng, Trung đoàn 921 cho biên đội MIG-21 trực chiến gồm Nguyễn Nhật Chiêu và Trần Ngọc Xíu cất cánh. Sau khi ổn định độ cao, hai chiếc MIG-21 được dẫn vào khu chờ.
    Đúng như dự kiến, những tốp F -105 từ Thái Lan sang đã xuất hiện sau dãy núi Tam Đảo. Gần giống như những bọn đi đánh trước, những chiếc F -105 này khi bổ nhào cắt bom cũng bay qua Nội Bài. Lập tức, từ khu chờ, hai chiếc MIG-21 lao tới bất ngờ, khiến địch kinh hoàng không kịp đối phó, đội hình hỗn loạn. Ở thế thuận lợi, Trần Ngọc Xíu đưa ngay một chiếc gần nhất vào vòng ngắm rồi ấn nút phóng tên lửa. Máy bay địch trúng đạn, bùng cháy, rơi ngay tại chỗ. Hai chiếc MIG-21 được lệnh tăng tốc độ, thoát ly khỏi khu vực chiến đấu. Bọn tiêm kích Mỹ đi hộ tống cũng không kịp ứng phó. Biên đội bay về sân bay Gia Lâm và hạ cánh an toàn.
    Trận đánh đã thực hiện đúng theo phương án đề ra: Bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, bảo toàn lực lượng. Mặc dù trong trận này, ta chỉ bắn rơi một chiếc nhưng đây là trận đầu tiên MIG-21 bắn rơi máy bay có người lái của Mỹ bằng tên lửa. Do trận đánh diễn ra nhanh chóng đến mức bất ngờ nên tuy có thể rút ra được một số kinh nghiệm nhưng cũng chưa có đủ điều kiện để khẳng định cách đánh tương đối hoàn chỉnh cho MIG-21. Ví dụ, tên lửa tuy bắn trúng mục tiêu nhưng cự ly phóng đã có thể xác định chắc chắn là ở tầm có hiệu quả chưa? Những thắc mắc nảy sinh sau trận đánh đã được giải đáp phần nào khi biên đội MIG-21 gồm Vũ Ngọc Đỉnh, Đồng Văn Song bắn rơi một chiếc F -105 trong trận đánh ngày 11 tháng 7 năm 1966, trên vùng trời Sơn Dương, Tuyên Quang. Nhưng dẫu sao đây cũng chỉ là những trận thắng ban đầu.
    Vẫn còn những tranh cãi: Nên tiếp tục cách đánh quần vòng ở độ cao thấp như MIG-17 hay dứt khoát phải thay đổi hoàn toàn bằng cách đánh mới, nhưng thay đổi như thế nào cho phù hợp thì các cuộc tranh luận đều chưa đi đến thống nhất.
    Ngày 12 tháng 7 năm 1966, trong tổng hợp kết quả chiến đấu 6 tháng đầu năm 1966 báo cáo Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không- Không quân đã bắn rơi 206 máy bay địch. Không quân bắn rơi 14 chiếc, đánh chìm 3 tàu biệt kích; không quân vận tải thả dù tiếp tế cho các đơn vị trên các mặt trận được 97 tấn hàng hoá vũ khí.
  2. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Người Việt ngồi hàng đầu ở giữa là chú Nguyễn Hồng Nhị
    Người đứng thứ 5 hàng thứ 2 từ trái qua là chú Vũ Ngọc Đỉnh
    Nguồn ảnh:caravanviet.com, thành viên Bống Bang
    Được selene0802 sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 15/07/2009
  3. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0

    Phi công Nguyễn Nhật Chiêu
    Ảnh: Đoàn Công Tính
    Nguồn: xin xem Properties
    Được selene0802 sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 15/07/2009
  4. nguoibaove

    nguoibaove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này