1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử tâm lý học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi thiendialoi, 21/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thiendialoi

    thiendialoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử tâm lý học

    Vì mình mới tham gia diễn đàn này nên cũng không rõ trước đây các mem có ai đõ đã post vấn đề lịch sử (các mốc quan trọng của ngành tâm lý học ).
    Có chút đề nghị: bốn bác mod hoặc mem nào post bài về lịch sử tâm lý học được không.

    Rất mong học hỏi


  2. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về lịch sử tâm lý học là cả một...vấn đề!
    Hii Bắt đầu từ những nhân vật nầy nha!
    B.F Skinner
    http://www.sonoma.edu/psychology/images/skinnrsm.jpg
    C.G .Jung
    http://www.sonoma.edu/psychology/images/jungsm.jpg
    Ivan Pavlov
    http://www.sonoma.edu/psychology/images/pavlovsm.jpg
    Carl Rogers
    http://www.sonoma.edu/psychology/images/rogerssm.jpg
    Afred Adler
    http://www.sonoma.edu/psychology/images/adlersm.jpg
    Sigmund Freud:
    http://www.freud.org.uk/in516.jpg
    Nguyễn Khắc Viện:
    http://www.viethoc.org/images/user_pages/gshkk.jpg
    Phạm Minh Hạc:
    http://www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/khoagiao/giaoduc/051105/Image/i63_153548.j
  3. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0

    Sau đó là đến các trường phái (nguồn www.tamlyhoc.net/diendan )
    1) Trường fái fân tâm học do Sigmund Freud sáng lập.
    a) Thân thế sự nghiệp của SF:
    ông sinh năm 1856 và mất năm 1939. ông là bác sĩ thần kinh và tâm thần người Áo, gốc Do Thái. Ông sinh ra ở Tiệp Khắc. Từ nhỏ SF đã tỏ ra rất thông minh, có năng khiếu lạ lùng về ngôn ngữ. ông bắt đầu học trung học năm 9 tuổi và luôn đứng đầu lớp. năm 17 tuổi ông tốt nghiệp trung học hạng ưu. Năm 25 tuổi ông đỗ tiến sỹ y học, sau đó đi dạy và tham gia nhiều công trình nghiên cứu về tủy,nơron và bệnh thần kinh. Từ năm 1897 được đề nghị bổ nhiệm làm giáo sư đại học Viên. Ông là người sáng lập hội đồng fân tâm học tại Viên năm 1908. ông sáng lập ra hiệp hội fân tâm học quốc tế năm 1910 và lập nhà xuất bản fâm tâm học năm 1918.
    Các tác fẩm chính của ông : dự án về một nền tâm lý học khoa học và những nghiên cứu về bệnh Hysteri, Lý giải các giấc mơ, 3 tiểu luận về lý thuyết ********, vật tổ và sự cấm kỵ.
    b) Đối tượng nghiên cứu :
    quan tâm nghiên cứu vô thức để biết một cách khách wan tâm lý thực sự của con người. SF wan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần con người về bản chất là hiện tượng vô thức. vô thức là fạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người. mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương wan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức. trogn các loại vô thức thì đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt wan trọng trong tòan bộ đời sống tâm lý con người.
    c) Fương fáp nghiên cứu :
    Phân tích tâm lý người bệnh để tìm cho được nguồn gốc gây bệnh ẩn dấu sâu trong vô thức người bệnh. cách thức mà ông tiến hành là thôi miên để giúp người bệnh nhớ lại những điều đã trải wa. Việc giải tỏa tắc nghẽn trong tâm thần người bệnh sẽ làm cho bệnh thuyên giảm hoặc mất đi.
    d) Nội dung học thuyết :
    ông xác định bộ máy tâm thần con người bao gồm :
    1. cái nó bao gồm tất cả những cái gì con người có được từ khi mới sinh ra tức là tất cả những cái gì được quy định về mặt cấu tạo. cái nó chính là biểu hiện của cái di truyền, có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh của cá nhân. Cái nó và cái vô thức được ấn dấu sâu bên trong bộ máy tâm thần. những xung lực fát ra từ cái nó chính là năng lượng Libido và sức thôi thúc của Libido cắt nghĩa cho đa số hành vi con người. cái nó chứa đựng bản năng như đói, khát, tính dục và bản năng này được điều khiển bởi nguyên lý khóai lạc.
    2. cái tôi là cái trung gian giữa cái nó và cái bên ngoài. Về mặt nguồn gốc, cái tôi được xem là một fần của cái nó nhưng đã bị tách khỏi cái nó để tiếp xúc với cái bên ngoài. Khi đó cái tôi chống lại cái nó bằng cách giành quyền làm chủ những đòi hỏi xung lực và quyết định việc thỏa mãn hay chưa thỏa mãn ngay những đòi hỏi của xung lực. công việc của cái tôi là làm cho các ước muốn của cái nó fù hợp với cái thực tại tương ứng trongmôi trừơng vật lý. Cái tôi bị chi fối bởi nguyên lý thực tại vì nó làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó một cách thực sự chứ ko fải là tưởng tượng.
    3. cái siêu tôi là lực lượng đối lập với cái tôi, ngăn cản cái tôi trong wá trình fát triển, kìm hãm sự thỏa mãn của cái tôi.
    e) Đánh giá học thuyết :
    + ưu điểm :
    * đóng góp to lớn của SF là đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là những mặt wan trọng trong đời sống tâm lý con người.
    * Đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn fát triển nhân cách ( gồm 4 giai đoạn : lỗ miệng, hậu môn, âm vật và *********, cá nhân hướng đối tượng ra bên ngoài).
    * tư tưởng khoa học đúng đắn : TLH fải có 1 con đường riêng của mình. Sự xuất hiện của fân tâm học một cách khách wan làm cho TLH fát triển.
    * Fương fáp giải tỏa tâm lý đã được sử dụng khá rộng rãi, hiệu wả trong các bệnh viện tâm thần.
    + hạn chế :
    * Do wá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, SF đã ko thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, ko thấy được bản chất xã hội - lịch sử của các hiện tượng tâm lý người.
    * con người trong fân tâm học là con người cơ thể, con người sinh vật bị fân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, đối lập với xã hội.
    2 ) Tâm lý học nhận thức do Jean Piagie sáng lập
    a) Thân thế sự nghiệp của JP :
    ông sinh năm 1869 và mất năm 1989. sinh tại Nasaten. Là con 1 nhà sử học nổi tiếng. ông là một thần đồng khoa học, mới 10 tuổi ông đã có công trình nghiên cứu về chim sẻ trắng làm chấn động giới sinh học ở Tây Âu. Xuất thân từ 1 nhà sinh vật học, ông sớm nhận ra rằng các khoa học sinh vật có thể đóng góp wan trọng vào nhận thức luận nhưng muốn đi từ sinh vật học tới nhận thức luận fải wa tâm lý học.
    b) Đối tượng nghiên cứu :
    JP wan tâm nghiên cứu về trí tuệ, tư duy đặc biệt là tư duy của trẻ đang ngồi trên ghế nhà trườg.
    c) Fương fáp nghiên cứu :
    * wan sát trẻ trong khi chơi
    * thực nghiệm và trắc nghiệm
    * lâm sàng tâm lý
    d) Nội dung học thuyết :
    + Nét nổi bật trong học thuyết của ông là thuyết cân bằng hóa. Ông xem tư duy logic, tư duy tóan học có khả năng tạo ra sự cân bằng cao nhất. cân bằng tâm lý chính là sự bù trừ do các họat động của chủ thể trả lời các xâm nhập từ ngoài vào. Khi cơ thể có một nhu cầu nào đó, con người rơi vào trạng thái mất cân bằng. nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến căng thẳng, khó chịu. muốn làm cho trẻ fát triển nhận thức tư duy, suy nghĩ có tích cực thì fải làm cho trẻ mất cân bằng hay còn gọi là tình huống có vấn đề.
    + Các thao tác ở tất cả các trình độ đều nhằm thực hiện sự đồng hóa và điều ứng. Đồng hóa là wá trình chủ thể tiếp nhận khách thể vào cấu trúc hoạt động, tức là xử lý các tác động bên ngoài nhằm đạt một mục tiêu nào đó. Điều ứng là wá trình chủ thể đem cấu trúc họat động đã được tạo ra trước đó thích ứng theo khách thể. Đồng hóa và điều ứng tạo nên trí thông minh con người.
    + Theo JP có 4 giai đoạn fát triển tri thức đó là giai đoạn cảm giác vận động, giai đoạn tiền thao tác tư duy, giai đoạn tư duy cụ thể, giai đoạn fát triển tư duy trừu tượng.
    e) Đánh giá học thuyết :
    + Ưu điểm : Nghiên cứu tâm lý con người, nhận thức con người trong mối wan hệ với môi trường, với cơ thể, não bộ. Fát hiện ra nhiều sự kiện có giá trị trong các vấn đề tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ. Xác định được nhiều ffáp nghiên cứu cho tâm lý.
    + Hạn chế :
    * coi nhận thức con người như là sự nỗ lực của ý chí để đưa đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể nhằm thích nghi, cân bằng với thế giới.
    * tư duy fát triển theo 4 giai đoạn. Tuy nhiên trong thực tế có một số trẻ fát triển rất sớm hya rất chậm về tư duy.
  4. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    3 ) Tâm lý học hành vi do John Watson sáng lập
    a) Thân thế sự nghiệp :
    JW sinh năm 1878 và mất năm 1958 tại miền Nam nước Mỹ. tôn giáo là đề tài chính trong tuổi thơ ấu của ông vì mẹ ông là một người rất sùng đạo. ngược lại, cha ông là người luôn say sỉn. xự xung khắc vợ chồng cuối cùng đã khiến cha ông bỏ vợ con năm 1891.Watson rất gắn bó với cha nên sự ra đi này đã biến ông thành một đứa trẻ quậy fá. Ông được bổ nhiệm làm giáo sư khi khi ông chưa đầy 30 tuổi. từ 1908, watson theo đuổi thuyết hành vi và say mê ngiên cứu nhiều fản ứng hành vi trên động vật, đặc biệt là ở chuột.
    b) đối tượng nghiên cứu :
    ông đi sâu ngiên cứu hành vi
    c) fương fáp nghiên cứu :
    wan sát thực nghiệm, thử nghiệm.
    fản xạ có điều kiện, báo cáo bằng lời.
    d) Nội dung học thuyết :
    * TLH hành vi tuyên bố ko wan tâm đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ wan tâm đến hành vi của tồn tại người. đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi. Hành vi được xem là tổ hợp các fản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
    * Theo ông có 4 lọai hành vi : hành vi bên ngoài, hành vi bên trong, hành vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Theo ông mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này.
    * Wan sát cũng như giảng giải hành vi đều fải tuân theo công thức S - R . Trong đó S là kích thích, R là fản ứng. Kích thích có thể là một tình huống tổng wát của môi trường hay mộy điều kiện bên trong nào đó của sinh vật. fản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ.
    * Với công thức S - R, ông đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc " thử - sai" làm nguyên tắc khởi thuỷ điều khiển hành vi.
    e) Đánh giá học thuyết :
    + ưu điểm : Wan tâm nghiên cứu hành vi, TLH hành vi đã trở thành một khoa học khách wan và chuyển sang fía chủ nghĩa duy vật.
    + hạn chế :
    * thay đổi mục tiêu chính của TLH từ việc mô tả các tình trạng của ý thức sang việc tiên đóan và kiểm soát hành vi.
    * làm cho hành vi bên ngoài trở thành nội dung hầu như duy nhất của TLH. Gạt bỏ khái niệm ý thức ra khỏi TLH.
    * đồng nhất hành vi con người và hành vi động vật.
    4) Tâm lý học Gestalt được khởi xướng do ba nhà tâm lý người Đức là Wertheimer, Koffka, Kohler.
    a) Thân thế sự nghiệp của ba ông :
    + Wertheimer (1880 - 1943). Học trung học đến 18 tuổi rồi học đại học luật, sau đó chuyển sang hướng wan tâm sang triết học. ông đậu bằng tiến sỹ hạng ưu năm 1904 về sự fát hiện nói dối. sau đó ông giảng dạy tại các trường đại học.
    + Koffka : ( 1886 - 1941) : đậu tiến sỹ ở đại học Berlin năm 1908. Năm 1924 ông sang Mỹ và giảng dạy tại đây cho đến khi wa đời.
    + Kohler ( 1887 - 1967) : đậu tiến sỹ năm 1909 tại đại học berlin. 1910 -1913 cộng tác với hai người trên trong việc nghiên cứu để cho ra đời fong trào hình thức. từ 1921 công tác tại các trường đại học ở Đức. Năm 1935 sang giảng dạy tại Mỹ cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 1958.
    b) Đối tượng nghiên cứu :
    Nghiên cứu tâm lý nói chugn nhưng nhấn mạnh vào tri giác, tư duy, những khác biệt hành vi trí tuệ giữa người và động vật.
    c) Nội dung học thuyết :
    * quy luật hình và nền : khi ta tri giác thì bao giờ cũng có một fần của trường tri giác nổi bật lên, đậm nét, rõ ràng và có ý nghĩa còn những vật xung wanh thì mờ nhạt, ko có ý nghĩa giữa chúng có sự tách biệt tương đối tạo nên cái gọi là hình và nền. về wan hện giữa hình và nền, các nhà tâm lý học Gestalt cho rằng, hình là cái được sắp xếp gần hơn nền bởi tính hiệu wả của định vị chủ wan. Cái trước hết là nền, hình có đổi được ko là nhờ nền. do các nền khác nhau mà cùng có một hình có thể cảm nhận khác nhau.
    * quy luật tương wan : tri giác fản ánh các mối wan hệ giữa vật này với vật kia. Gần với quy luật hình và nền còn có quy luật tương wan, đó là sự tương wan trong không gian.
    * quy luật bổ sung : theo quy luật này tri giác bao giờ cũng có xu hướng làm cho hình ảnh tri giác được hòan chỉnh, trọn vẹn, đẹp mắt.
    * quy luật tính gần gũi : các sự vật có tính chất giống nhau về độ lớn, hình dáng, màu sắc ? tức là có tính gần gũi về một fương diện nào đó, thường có khuynh hướng nhóm lại, tách ra khỏi các sự vật khác.
    * quy luật về tính ko đổi : hình ảnh do tri giác tạo ra có tính chất ổn định. sở dĩ như vậy là vì tất cả các hiện tượng tâm lý đều tuân theo quy luật của thuyết đồng cấu đồng hình. Hình ảnh tâm lý vốn có cấu trúc trọn vẹn, cấu trúc này ko fải do sự vật hiện tượng gây nên mà do yếu tố tâm lý vốn có trong não gây nên.
    * quy luật bừng hiểu: Giống như hiện tượng mà người ta vẫn thường gọi là Orika.
    d) Đánh giá học thuyết :
    + Ưu điểm : nêu bật được đặc điểm riêng biệt của wá trình tư duy đó là tính tích cực của chủ thể nhằm giải quyết vấn đề như tính sáng tạo của tư duy, quy luật fân tích, tổng hợp. các quy luật mà các nhà gestalt tìm ra hiện nay vẫn được tiếp tục ngiên cứu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
    Trong xu hứơng TLH hiện đại ngày nay còn có nhiều khái niệm có nguồn gốc từ Gestalt như hướng thông tin, điều khiển?
    + hạn chế : fủ nhận vai trò của hoạt động thực tiễn, của ngôn ngữ, đánh đồng họat động trí tuệ giữa người và động vật. Lý giải tâm lý như là một trường đặc biệt kiểu trường từ, trường điện, trường hấp dẫn trong vật lý học. chỉ tính đến sự fát triển tâm lý theo con đừơng tiến hóa của thế giới động vật. Nhiều thuật ngữ và khái niệm của fái này còn mơ hồ vì vậy khó đưa vào thực nghiệm như : hình thức, luật Pragnanz, trực giác, cân bằng và mất cân bằng ý thức.
    5) Tâm lý học nhân văn do Carl Roger và Abraham Maslow sáng lập.
    a) Đối tượng nghiên cứu :
    tâm lý học nhân văn fát triển những học thuyết về nhân cách, nghiên cứu về tâm lý học trị liệu lấy cá nhân làm trung tâm.
    b) Fương fáp nghiên cứu :
    điều trị lấy cá nhân làm trung tâm.
    c) Nội dung học thuyết :
    * fê fán TLH hành vi : nghiên cứu tâm lý con người mà bỏ wa các tâm lý ý thức, kinh nghiệm. Xem con người như là một cỗ máy.
    * fê fán fân tâm học : nghiên cứu tâm lý mà chỉ tập trung vào những rối lọan cảm xúc.
    * điểm chính của TLH nhân văn là tập trung vào tính biệt loại của con người.
    * theo Maslow, các nhu cầu con người được xắp xếp theo thứ bậc. các nhu cầu càng thấp trong thứ bậc, chúng càng cơ bản và càng giống với nhu cầu của lòai vật và ngược lại.
    * ông đưa ra thang thứ bậc nhu cầu của con người gồm : nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu yêu thương, nhu cầu tôn kính và nhu cầu tự mình thực hiện.
    * Có những wan điểm lạc wan về con người, nhấn mạnh tính tích cực, độc đáo của con người. họ cho rằng con người có khả năng tự điều khiển số fận của mình.
    d) Đánh giá học thuyết :
    + Ưu điểm : Đóng góp chính của dòng tâm lý học này là việc nó mở rộng lĩnh vực của tâm lý học, thổi một sức sống mới vào tâm lý học. Nó nghiên cứu toàn thể con người.
    + hạn chế : Mô tả về con người giống như mô tả của văn học, thi ca hay tôn giáo. Nó fê bình các dòng tâm lý khác nhưng chúng đều đã có những cống hiến wan trọng cho sự cải thiện số fận con người là mục tiêu chính mà TLH nhân văn theo đuổi.
    6) Tâm lý học Maxit :
    Được khởi xướng bởi 3 nhà tâm lý học Nga là Vugotski, Leonchiep, Rubinstein. Họ đã ngiên cứu những tác fẩm của Mác- Lenin và lấy chủ nghĩa này làm fương fáp luận để xây dựng nền TLH Macxit. Dòng tâm lý này chủ trươgn :
    * con người là tồn tại xã hội, tồn tại lịch sử, tồn tại lý trí, tồn tại lao động, tồn tại có tình cảm.
    * xem hành vi và tâm lý được xét trong wá trình hoạt động và fạm trù họat động có vai trò to lớn và wan trọng trong nền tâm lý học Macxit. Họat động là chìa khóa tìm hiểu, đánh giá, hình thành và điều khiển tâm lý.
    * về ý thức, dòng tâm lý này chủ trương ý thức được sản xuất ra bởi các mối wan hệ xã hội giữa con người với thế giới xung wanh. Ý thức được tạo bởi bởi tồn tại xã hội tức là cuộc sống thực, các wan hệ thực của con người và chính ý thức là tổ thành của cuộc sống đó, wan hệ đó. Họat động giao lưu tạo ra tâm lý, ý thức và ngôn ngữ.
    * TLH Macxit fân tích sự fát triển của tâm lý wa 10 giai đoạn gồm bào thai, sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trưởng thành, trung niên và già lão.
    7) Wilhelm Wundt ( 1832 - 1920). Người Đức.
    Ông tuy sống trong bầu ko khí trí thức của hai bên gia đình nội ngoại nhưng ông luôn là một con người nhút nhát, e dè và sợ các tình huống mới. năm đầu tiên của ông ở trunmg học ông ko có bạn bè, luôn mơ mộng, thường xuyên bị thầy cô đánh đập và fải ở lại lớp. sau khi tốt nghiệp trugn học ban triết học ông ghi danh vào chương trình chuẩn bị y khoa năm 1855. năm 24 tuổi ông đến Berlin và quyết định theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu sinh lý học thực nghiệm thay vì tiếp tục ngành y. Sau một năm, ông làm trợ tá fòng thí nghiệm. sau đó ông đã giảng khóa đầu tiên về tâm lý học như là một khoa học tự nhiên và viết cuốn sách đầu tay của ông " những đóng go`p hướng tới 1 lý thuyết về cảm wan tri giác ". ông là người đã sáng lập ra TLH năm 1879.
    * Đối tượng nghiên cứu : Wundt wan tâm nghiên cứu cảm giác, tri giác và ý thức.
    * Fương fáp : Thí nghiệm, thực nghiệm, nội wan ( tức là tự wan sát, tự thể nghiệm trong chính mình).
    * Nội dung học thuyết : Tòan bộ tâm lý học của Wundt xuất fát từ wan niệm coi con người là một thể thống nhất tâm vật lý.
    Hii, để tìm hiểu và trao đổi thêm, mời bác đến www.tamlyhoc.net/diendan để chúng ta cùng được trao đổi nhiều hơn!

Chia sẻ trang này