1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử thành Nam. Các danh nhân văn hoá (mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 19/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Lịch sử thành Nam. Các danh nhân văn hoá (mục lục trang 1)

    Hôm nay mình quyết định mở ra topic này để các thành viên trong box chúng ta trao đổi thông tin cũng như những điều mình hiểu về các danh nhân Nam Định. Từ các trạng nguyên thời xưa, đến các tướng hay các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích mà bây giờ vẫn còn.

    Mục lục các Danh nhân đã post (sẽ update tiếp...)

    Trang 1:

    - Nguyễn Hiền
    - Trần Hưng Đạo
    - Phật Hoàng Trần Nhân Tông
    - Trần Tế Xương

    Trang 2

    - Trường Trinh
    - Trạng lường Lương Thế Vinh

    Trang 3

    - Nhà văn Nguyễn Khải
    - Phạm Văn Nghị
    - Nhà thơ Nguyễn Bính

    Trang 4

    - Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng
    - Nguyễn Khuyến
    - Viết thêm về Nguyễn Bính

    Trang 5

    - Viết thêm về Trần Hưng Đạo
    - Lê Đức Thọ
    - Nguyễn Ngọc Ký
    - Nhà thơ Vũ Cao
    - Nhà văn Nguyên Hồng
    - Trần Thủ Độ

    Trang 6

    - Trần Thái Tông
    - Nhạc sĩ Đặng Thế Phong
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    2. Nguyễn Hiền
    Nguyễn Hiền (1234 - ?) đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
    Dưới triều Trần, đời vua Trần Thái Tông khoa thi năm Đinh Mùi (1247) có sự kiện lạ, làm cả triều đình và bàn dân thiên hạ kinh ngạc, đó là Nguyễn Hiền đoạt học vị trạng nguyên khi mới 12 tuổi, trở thành trạng nguyên đầu tiên và trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam. Cùng năm đó có Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ Bảng nhãn và Đặng Ma La 14 tuổi đỗ Thám hoa. Đây cũng là khoa thi đầu tiên trong lịch sử đặt ra danh vị Tam khôi.
    Có lần Nguyễn Hiền đã gỡ bí cho cả triều đình, vua Trần giao cho ông chức Thượng thư bộ công (đứng đầu một bộ phụ trách việc xây dựng các công trình lớn). Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền đổi thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Nguyễn Hiền vốn quê làng Hà Dương .
    Cậu bé Hiền mồ côi cha, phải cùng mẹ sống trong một túp lều thuộc khuôn viên chùa làng. Nương nhờ cửa Phật, nhà sư dạy cho cậu bé chữ thánh hiền, mỗi buổi phải học xong mười tờ giấy.
    Khi đọc sách, chỉ cần liếc qua, Nguyễn Hiền đã thuộc làu. Ban đêm, không có tiền mua dầu thắp, chú tiểu Nguyễn Hiền bắt đom đóm, bỏ vào vỏ trứng làm đèn, nấu sử sôi kinh. Năm 11 tuổi, Nguyễn Hiền đã đọc hết pho sách của nhà chùa.
    Nguyễn Hiền thi đình, đỗ trạng nguyên lúc mới 13 tuổi. Tại lễ triều kiến các vị tân khoa, nhà vua Trần Thái Tông (1225-1258) thấy trạng quá nhỏ tuổi, bèn hỏi:
    - Trạng nguyên học với ai?
    - Thưa, tự học, chỗ nào không biết thì hỏi sư ông.
    Thấy trạng chưa biết cách xưng hô, nhà vua lệnh cho trạng về quê quán, hẹn ba năm sau sẽ cho vào triều và được phong quan.
    Cậu "trạng non" - dân làng quen gọi một cách thân mật - về quê, vẫn ở chùa và làm ruộng. Được ít lâu, sứ thần Tàu sang tấu trình nhà vua một bài thơ, thách nhân tài nước Nam giải.
    Bài thơ 4 câu, 5 chữ, như sau:
    Lưỡng nhật bình đầu nhật
    Tứ sơn điên đảo sơn
    Lưỡng vương tranh nhất quốc
    Tứ khẩu tung hoành giang.
    Vua và cả triều đình không ai giải nổi nghĩa. Vua phải sai quân quan đưa kiệu lọng cờ quạt vời Trạng Hiền vào triều. Vừa đến Thăng Long, Trạng Hiền vào chầu ngay. Chỉ liếc qua bài thơ, cậu trạng non liền nói:
    - Câu đầu có hai chữ nhật (ngày). Đọc xuôi, đọc ngược, hai chữ đó đều bằng đầu nhau. Câu thứ hai, đọc ngược, đọc xuôi, đọc ngang, đọc dọc gì đi nữa thì cũng do bốn chữ sơn (núi) ghép lại mà thành. Câu thứ ba là hai chữ vương (vua). Hai chữ vương, đọc dọc và đọc ngang đều ở trong bốn cạnh. Bốn cạnh dính liền nhau tượng trưng biên giới của một nước. Câu thứ tư là bốn chữ khẩu (miệng), đọc ngang, đọc dọc cũng giống nhau. Bốn chữ khẩu dính vào nhau.
    Tóm lại cả bốn câu thơ chỉ tả một chữ điền (ruộng).
    Lời giải của ông trạng non làm cho cả triều đình mát mặt, còn sứ thần chỉ đành bái phục sự thông minh của người dân đất Việt.
    (bài viết được st)
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Bữa rồi về quê. Tớ với Hoài Lụt ngồi ôn lại lịch sử của cụ Trần Hưng Đạo. Thật ra thì THĐ không phải sinh ra và lớn lên ở Nam Định mà sinh ra và lớn lên ở Hải Dương cơ. Nhưng quê nội của THĐ ở Nam Định, và bây giờ, người Nam Định mìn cứ bảo ông ấy quê ở NĐ. Chả rõ thế nào nhỉ? Tớ cũng đọc nhiều bài viết nhưng để xem tổng hợp được những gì đã
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    1. Tướng Trần Hưng Đạo
    Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay.
    [​IMG]
    (Chắc không một người con Nam Định này không biết tượng này. Hì hì, tớ cũng có mấy bức hình chụp với mấy người bạn khi ra bắc tại đây nhưng thui, chả post nữa)
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 21:49 ngày 19/03/2007
  6. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Gian -"not Giang, Xinvơ!!! Nguyên văn chữ Hán như sau :
    .-平頭-
    >>山>?'山
    .Z
    >>口縱橫-"
    Tiếp đi nhé
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Cái này bạn phải đọc qua 1 chút về lịch sử nhà Trần. Quê gốc tổ tiên của các vua Trần ở Thái Bình (Hưng Hà) nhưng sớm chuyển về Tức Mặc Phủ Thiên Trường Trấn Sơn Nam (nay là ngoại thành Nam Định) làm ăn sinh sống (nghe đâu là làm nghề đánh cá) và phủ Thiên Trường cũng chính là thủ đô kháng chiến của nước ta trong các thời kỳ chống quân Nguyên Mông. Nói Trần Hưng Đạo là con của Trần Liễu (Em Trần Cảnh) quê cụ Liễu là ở Nam Định ta nên NGUYÊN QUÁN của đức Thánh Trần phải là NAM ĐỊNH. Còn Hải Dương là đất phong của ngài. Tất cả dinh thự, phủ đệ của ngài đều nằm ven sông Lục Đầu Giang dựa vào Côn Sơn (Nay thuộc huyện Chí Linh Hải Dương ). Như vậy đức Thánh vẫn là người Nam Định ta là thế
  8. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Phật Hoàng Trần Nhân Tông còn sống mãi trong lòng dân ​
    I. THÂN THẾ
    Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm - Sinh ngày 11-11 năm Mậu Ngọ (1258) là con trưởng của Đức Vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng Thái Hậu. Khi mới sinh toàn thân màu da như vàng ròng - sáng chói. Vua cha đặt tên là Phật Kim. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ghi: "Được tinh anh của Thánh Nhân, đạo mạo thuần tuý, nhan sắc như vàng ròng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng... Vai bên tả có một nốt ruồi đen, các nhà tướng số cho rằng: ngày sau sẽ gánh vác việc lớn.
    Từ nhỏ Trần Nhân Tông đã sùng kính Đạo Phật - Năm 16 tuổi (1274) được Vua Thánh Tông phong làm Hoàng Thái tử. Ngài không chịu, muốn nhường cho em, nhưng vua cha không chấp nhận. Cũng trong năm này Nhân Tông đã kết duyên cùng với trưởng nữ là Quyên Thánh công chúa (con Hưng Đạo Vương) Duyên cầm sắt tuy hài hoà nhưng lòng Thái tử hình như muốn thoát tục. Một đêm vào giờ Tý, ngài đã vượt thành ra đi, định lên Yên Tử sơn tìm Đạo, khi đến chùa Đông Cứu thì trời hửng sáng, thân thể mệt mỏi, Nhân Tông vào nghỉ trong tháp của Chùa. Vị sư thấy người thanh niên tướng mạo khác thường, tỏ lòng ái mộ bèn dọn cơm thiết đãi. Hôm sau, Thái hậu thuật lại ý định xuất gia của đông cung Thái tử. Vua Thánh Tông sai quần thần tìm kiếm, khi phát hiện thấy ở chùa Đông Cứu; quần thần mời Thái tử về cung và sau đó ngài lên ngôi.
    II. SỰ NGHIỆP
    Năm 20 tuổi (1278) - Nhân Tông lên ngôi lấy hiệu là Thiệu Bảo (ngày 22-10 năm Mậu Dần). Khi lên ngôi, dù có của cải quyền hành Vua vẫn giữ mình thanh tịnh. Thường đêm ngài nghỉ ở Chùa Tư Phúc. Một hôm nằm nghỉ trong chùa Vua mộng thấy từ rốn mình mọc lên một hoa sen lớn như bánh xe, trên có Đức Phật vàng. Bên cạnh có người chỉ vào vua hỏi "Biết Đức Phật này chăng"? đó là Đức Biến Chiếu Thế Tôn. Sau khi tỉnh mộng ngài bèn thuật lại cho Vua cha nghe. Thánh Tông cho là chuyện lạ thường. Từ đó Vua chay tịnh, long nhan hơi gầy. Thượng Hoàng trông thấy bèn hỏi lý do. Nhân Tông thưa rõ ý định xuất trần. Thượng Hoàng khóc nói: "cha nay đã già, chỉ trông cậy vào con, nếu con mà như thế thì sự nghiệp của tổ tông sẽ như thế nào?" Cả hai cha con đều rưng rưng nước mắt.
    Từ đó Vua hết lòng chăm lo việc trị nước an dân chỉ đạo các vương hầu và toàn dân thực hiện "Phú quốc cường binh sách" của Trần Hưng Đạo thực hiện đối sách ngoại giao rất khôn khéo với nhà Nguyên. Khước từ mọi yêu sách láo xược của họ, tống giam cả sứ giả, tổ chức hội nghị Bình Than năm 1282 và hội nghị Diên Hồng năm 1284. Cương quyết chống Nguyên - Mông, mặc dù lúc ấy họ đã diệt nhà Nam Tống thống trị toàn bộ Trung Quốc.
    Với cương vị là người lãnh đạo tối cao của nhà nước, đồng thời còn là tướng trực tiếp chỉ huy các trận đánh, người đã 2 lần đánh bại quân siêu cường 5 châu 4 biển, lập nên lịch sử hào hùng chói lọi nhất của dân tộc, làm rạng rỡ cả non sông nước Việt, làm rạng danh các tướng lĩnh như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão... Sau chiến tranh Ngài có chính sách khuyến khích sản xuất, khoan thư sức dân miễn thuế khoá, lao dịch cho dân, có sách lược rất khôn ngoan để duy trì hoà bình với quan điểm cự Bắc hoà Nam, phù hợp với thời thế và lòng người, nên thời Trùng Hưng là thời kỳ dân giàu nước mạnh, nước Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á, các sử gia trong và ngoài nước đã nhận định về cuộc chiến thắng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Trần Nhân Tông như sau:
    - Nhà vua anh minh.
    - Tướng tá tài giỏi
    - Quân dân một lòng, cả nước ra sức
    - Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
    III. XUẤT GIA
    Nhà vua đã kế thừa được sự nghiệp của các bậc tiền nhân và nhận rõ chỉ có trí tuệ Phật mới đưa đất nước và con người lên đỉnh cao của hạnh phúc, mới đem đến sự sống an lành cho dân tộc. Nhà vua thấy rõ chỉ có Ánh Đạo Vàng mới xoá bỏ bất công và thù hận. Vì thế, năm Quý Tỵ (1293) Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng.
    Đến năm 1295, Ngài đến Chùa Vũ Lâm, huyện Yên Khánh (nay là huyện Hoa Lư - Ninh Bình) tập sự xuất gia. Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ xuất gia cho ngài. Cảnh sống đạo của ngài được thể hiện qua bài thơ Trăng:
    Đèn chong chênh chếch bóng sách đầy giường,
    Đêm vắng song thu lác đác sương
    Thức dậy tiếng chày đâu chẳng biết
    Trên cành hoa quế nguyệt ***g gương.
    Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1299 ngài 41 tuổi) Nhân Tông vào núi Yên Tử, chính thức tu hành Đầu Đà. Ngài lấy hiệu Hương Văn Đại Đầu Đà. Với sự sống an vui - tự tại, Ngài chuyển pháp luân trang trải Ánh Đạo Vàng trên khắp quê hương nước Việt. Ngài thu nhận Đông Kiên Cương làm đệ tử, sau này được đặt hiệu là Pháp Loa nhị tổ. Pháp Loa nhị tổ truyền cho Huyền Quang, về sau được giới phật tử tôn xưng Trúc Lâm Tam Tổ.
    IV. THỊ TỊCH
    Ngày mồng một tháng giêng năm Mậu Thân (1308-51 tuổi) Hương Văn Đầu Đà uỷ thác cho Pháp Loa kiết hạ chùa Báo Ân. Từ đó Ngài đi khắp núi non. Đến ngày 21-10, bầu trời ảm đạm, gió rít thê lương tuyết phủ đầy cỏ Ngài bảo đồ chúng: "Thời tiết đã đến, có lẽ ta sắp ra đi".
    Đêm 1-11 sao trời lại tỏ. Hương Vân hỏi: "Bây giờ là giờ gì"
    Thị giả Bảo Sát thưa: Giờ Tý
    Hương Vân đưa tay ra hiệu mở cửa sổ, Ngài nhìn trăng và nói "Giờ này ta đi"
    Bảo Sát hỏi tôn Đức đi đâu?
    Hương Vân bảo:
    Tất cả pháp chẳng sanh
    Tất cả pháp chẳng diệt
    Nếu hiểu được như thế
    Chư Phật thường hiện tiền
    Đâu có gì đi lại
    Hỏi:
    Nếu như không diệt thì sao?
    Ngài bảo:
    Thôi - Chớ nói mê.
    Nói xong ngài nằm theo thế sư tử rồi an nhiên thị tịch, thọ 51 tuổi. Niên hiệu Long Hưng thứ 16, năm 1308, được tin Điều Ngự viên tịch, Anh Tông cùng đình thần đi thuyền lên Ngoạ Vân sơn hành lễ rồi nghinh đón cốt và xá lợi xuống thuyền rước về kinh đô. Khắp nước để tang trong 15 ngày toàn dân đều cầu nguyện.
    Khi tang lễ xong Anh Tông dâng tôn hiệu cho ngài: "Đại Thánh Trần triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ".
    Ngọc cốt tôn trí tại lăng Quí Đức phủ Hưng Long. Xá lợi chia làm hai phần: một phần đựng vào tháp bảo một phần đựng vào bảo tháp chùa Vân Yên núi Yên Tử. Vua đúc tượng Điều Ngự Giác Hoàng bằng vàng, một thờ chùa Báo Ân siêu loại, một thờ ở chùa Vân Yên...
    Nhân dân Việt Nam đều biết vua Trần Nhân Tông là một vị Minh Vương, một vị Thánh Vương và là người ứng dụng lời Phật dạy trong mọi hoàn cảnh. Ngài đã sống phù hợp chánh pháp của Phật từ lúc là Thái Tử đến khi tịch diệt, theo các kinh Phật từ kinh A - Hàm đến kinh Đại Thừa, một số nội dung trong Đại Việt sử ký toàn thư. Thánh Đăng Lục và những hành trang của ngài để thấy rằng Phật Pháp bất ly thế gian, Phật Pháp góp phần xây dựng phát triển, một quốc gia hoà bình, an ninh, thịnh vượng, đoàn kết trong nhân dân, trong triều đình và giữa triều đình với nhân dân. Trần Nhân Tông đã dùng bản lĩnh Việt Nam để ứng dụng, hoàn chỉnh giáo lý Đức Phật hoàn thành sứ mệnh của mình đối với nhân dân, với tổ tông, với triều đình, với đất nước và các nước lân lang. Điều này vẫn có giá trị đến ngày nay và mai sau.
    Trong kinh, Phật dạy bảy điều làm cho một xã hội cường thịnh là:
    Một là hoà hợp trong dân chúng.
    Hai là dân chúng đoàn kết
    Ba là pháp luật nghiêm minh và có truyền thống dân tộc
    Bốn là dân chúng biết kính trọng đạo đức, biết kính trọng người lớn tuổi
    Năm là xã hội an ninh, không có các hiện tượng hà hiếp, bắt cóc, cưỡng ép các thiếu nữ, phụ nữ.
    Sáu là có tín ngưỡng và tôn trọng truyền thống tín ngưỡng.
    Bảy là kính trọng và ủng hộ chư tăng (Kinh Tăng Chi Bộ)
    Và Phật cũng dạy mười nhiệm vụ của nhà vua là:
    Thứ nhất, là sự rộng rãi bố thí, bác ái. Người cai trị không có một sự thèm khát và bám víu nào đối với tài sản, tiền của, mà phải bố thí cho dân được ấm no.
    Thứ hai, là giữ một đạo đức tốt đẹp, không sát hại, lừa bịp, và bóc lột kẻ khác, không tà dâm, nói lời sai quấy và rượu chè bê tha. Tóm lại phải giữ gìn tối thiểu năm giới luật phổ biến.
    Thứ ba, là hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân. Vua phải sẵn sàng từ bỏ tiện nghi cá nhân, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.
    Thứ tư là trực hạnh. Phải xa lìa sợ hãi và thiên vị khi thi hành nhiệm vụ, phải thành thật trong ý định và không lừa bịp quần chúng.
    Thứ năm là khổ hạnh. Vua phải sống một đời sống giản dị, không xa hoa, phải biết tự kiềm chế bản thân mình.
    Thứ sáu là nhu hoà. Vua phải có tính tình hoà nhã.
    Thứ bảy là không thù hận, ác độc. Vua không có tư thù với bất cứ ai.
    Thứ tám là bất hại. Không hãm hại ai, đề cao hoà bình, ngăn chặn chiến tranh.
    Thứ chín là nhẫn nhục. Vua có thể chịu đựng những khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.
    Thứ mười là không đối lập, không ngăn cản, nghĩa là không được đi ngược lại với ý chí của toàn dân, không được cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Vua phải cai trị thuận với ý chí của dân.
    Chúng ta thấy những điều Phật chỉ ra ở trên thật ra là cao đẹp, nhưng có thể nói, trên thế gian này có hai bậc Đại Bồ Tát đã thực hiện gần như trọn vẹn lời dạy của Đức Phật. Đó là vua A - Dục ở Ấn Độ, một vị vua đã ủng hộ đạo Phật rất mạnh mẽ. Ngài trị vì nước Ấn Độ trước công nguyên khoảng 300 năm. Đặc biệt ngài khuyên mọi người nên tu tại nhà hơn là xuất gia và ngài cũng rất quý trọng các tu sĩ xuất gia. Ngài dự đoán được chiến tranh sẽ tàn phá đất nước, kinh sách Phật sẽ bị đốt, nên ngài đã cử người đi truyền đạo Phật ra các quốc gia khác và gửi kinh sách Srilanka, hiện vẫn còn tại viện bảo tàng Srilanka.
    Người thứ hai là vua Trần Nhân Tông của nước Đại Việt cách nay hơn 700 năm. Nước Đại Việt thời bấy giờ là quốc đô Phật. Từ vương tôn công tử đến thứ dân hầu hết là Phật tử, nơi nào có dân là nơi ấy có chùa, đi chùa học kinh là một trong những tư cách đạo đức của người Việt thời bấy giờ. Chúng ta thấy được điều đó qua sử sách và di sản văn hoá lưu truyền đến ngày nay.
    Nhân dân ta rất tự hào có Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một con người làm nên sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc, một đạo giáo cao siêu giản dị và thuần mỹ, gắn đạo với đời phù hợp với lòng người. Ngài thực là một con người toàn diện toàn mỹ, Ngài là Phật Hoàng còn sống mãi với lòng dân và non sông nước Việt - mãi mãi để chúng ta thờ phụng tôn vinh.
    Trong hội thảo khoa học về Trần Nhân Tông và di sản văn hoá Yên Tử tổ chức tại Uông Bí - Quảng Ninh, tháng 6 năm 2001 với nhiều tham luận của các nhà khoa học, nhà văn, các Hoà thượng, Thượng toạ đã làm sáng tỏ về công tích của Phật Hoàng trên nhiều mặt.
    Ngài là một vị vua anh minh.
    Ngài là một giáo chủ đệ nhất của Thiền phái Trúc Lâm.
    Ngài là một vị tướng kiệt xuất một nhà chiến lược quân sự kỳ tài.
    Ngài là một nhà văn hoá lớn tiêu biểu cho trí tuệ đạo đức Việt Nam.
    Ngài là một thi sĩ trác việt.
    GS Trần Văn Giàu trong lần đàm đạo với số nhà văn: Giáo sư nói... Có lẽ tôi đọc khá nhiều về sử các nước trên thế giới nhưng chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam... một đất nước sản sinh ra một con người có một không hai trên thế giới, thử hỏi đất nước và dân tộc ấy có đặc biệt hay không.
    Để nhớ ơn Ngài trong lễ kỷ niệm này, chúng ta hứa noi theo tư tưởng đạo đức phẩm giá của Ngài mà cụ thể là: Phải trung với nước, phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vô ngã vị tha, làm điều thiện, tránh điều ác, mỗi người phải có chữ "Tâm" trong sáng, lành mạnh, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, gia đình hạnh phúc.
    (Nguồn báo Nam Định)

  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    TRẦN TẾ XƯƠNG
    (1870- 1907)

    Xương tên thật là Trần Duy Uyên sau đổi thành Trần Tế Xương, có người gọi là Trần Kế Xương. Sau khi đỗ tú tài năm 1894 mới gọi là Tú Xương
    Ông sinh ngày 10- 8 năm Canh Ngọ 1870 tại làng Vị Xuyên huyện Mỹ Lộc, nay là phố Hàng Nâu tức phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. (Ngôi nhà 280 phố Hàng Nâu hiện nay là nơi Tú Xương ở những năm cuối đời). Thân phụ Tú Xương là ông Trần Duy Nhuận có 9 người con, Tú Xương là con cả. Tú Xương thông minh hóm hỉnh và hài ước. Ông bắt đầu đi thi từ năm 1885 lúc 15 tuổi đến khoa Giáp Ngọ 1894 mới đỗ Tú tài.
    Cả cuộc đời Tú Xương không một ngày làm quan. Ông là nhà thơ hầu như suốt đời gắn bó với làng Vị Xuyên với Thành Nam, Nam Định quê hương ông. Càng về cuối đời ông viết càng nhiều càng hay. Thơ ông phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Thơ ông phê phán quyết liệt bọn tay sai hám danh lợi, dốt nát và vô liêm sỷ. Vì danh lợi cá nhân chúng sẵn sàng đánh mất nhân cách, phẩm giá... Ông giễu cợt sâu cay lớp thị dân nhố nhăng, đám trí thức rởm giả dối. Nhiều khi ông mượn chính mình để phanh phui những bi hài kịch chua chát ở đời. Ông đứng lên trên tất cả để để nhìn xuống tấn trò đời mà cười. Đằng sau tiếng cười khi thâm trầm, hóm hỉnh, khi đáo để là một tâm trạng u uất, thương nước đau đời, là một tâm hồn trữ tình đưa cảm sâu sắc ... Bi kịch của ông là phải chung sống với cái hiện thực, mà ông luôn bất bình muốn phủ nhận nó ... Nếu chỉ xét ở góc độ trào phúng, ông cũng là một nhà thơ bậc thầy của thơ ca Việt Nam. Nhiều người đánh giá ông là bậc "Thần thơ, thánh chữ ". Xuân Diệu xếp ông vào hàng năm nhà thơ Việt Nam xưa và nay.
    Tú Xương sáng tác rất nhiều, ngoài thơ ông còn viết nhiều phú, câu đối... Ngày nay chỉ mới sưu tầm được 200 bài.
    Sau khi ông mất khá lâu, thơ ông mới được tuyển chọn thành tập: Trông dòng sông Vị ( Trần Thanh Mại tuyển ). Thơ Trần Tế Xương (Ty văn hoá Nam Hà in ). Thơ Tú Xương (Phạm Vĩnh tuyển chọn- NXB văn học ). Tú Xương thơ và đời (NXB Văn học).
    Tú Xương là nhà thơ lớn của dân tộc, sự nghiệp của thơ ông đã làm phong phú cho nền văn học hiện đại Việt Nam
    Tú Xương mất ngày 15 tháng 12 năm Bính Ngọ 1907 tại quê ngoại làng Đệ Tứ nay thuộc xã Lộc Hạ, thành phố Nam Định lúc mới 37 tuổi.

    [​IMG]
    ...
    Nói một chút cảm nhận của em về Tú Xương.
    Cực thích thơ Tú Xương với:
    Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
    Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
    Thôi, giờ về. Lần sau sẽ viết bài cảm nhận thơ cụ Tú nhà ta
  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    TRẦN TẾ XƯƠNG
    (1870- 1907)

    Xương tên thật là Trần Duy Uyên sau đổi thành Trần Tế Xương, có người gọi là Trần Kế Xương. Sau khi đỗ tú tài năm 1894 mới gọi là Tú Xương
    Ông sinh ngày 10- 8 năm Canh Ngọ 1870 tại làng Vị Xuyên huyện Mỹ Lộc, nay là phố Hàng Nâu tức phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. (Ngôi nhà 280 phố Hàng Nâu hiện nay là nơi Tú Xương ở những năm cuối đời). Thân phụ Tú Xương là ông Trần Duy Nhuận có 9 người con, Tú Xương là con cả. Tú Xương thông minh hóm hỉnh và hài ước. Ông bắt đầu đi thi từ năm 1885 lúc 15 tuổi đến khoa Giáp Ngọ 1894 mới đỗ Tú tài.
    Cả cuộc đời Tú Xương không một ngày làm quan. Ông là nhà thơ hầu như suốt đời gắn bó với làng Vị Xuyên với Thành Nam, Nam Định quê hương ông. Càng về cuối đời ông viết càng nhiều càng hay. Thơ ông phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Thơ ông phê phán quyết liệt bọn tay sai hám danh lợi, dốt nát và vô liêm sỷ. Vì danh lợi cá nhân chúng sẵn sàng đánh mất nhân cách, phẩm giá... Ông giễu cợt sâu cay lớp thị dân nhố nhăng, đám trí thức rởm giả dối. Nhiều khi ông mượn chính mình để phanh phui những bi hài kịch chua chát ở đời. Ông đứng lên trên tất cả để để nhìn xuống tấn trò đời mà cười. Đằng sau tiếng cười khi thâm trầm, hóm hỉnh, khi đáo để là một tâm trạng u uất, thương nước đau đời, là một tâm hồn trữ tình đưa cảm sâu sắc ... Bi kịch của ông là phải chung sống với cái hiện thực, mà ông luôn bất bình muốn phủ nhận nó ... Nếu chỉ xét ở góc độ trào phúng, ông cũng là một nhà thơ bậc thầy của thơ ca Việt Nam. Nhiều người đánh giá ông là bậc "Thần thơ, thánh chữ ". Xuân Diệu xếp ông vào hàng năm nhà thơ Việt Nam xưa và nay.
    Tú Xương sáng tác rất nhiều, ngoài thơ ông còn viết nhiều phú, câu đối... Ngày nay chỉ mới sưu tầm được 200 bài.
    Sau khi ông mất khá lâu, thơ ông mới được tuyển chọn thành tập: Trông dòng sông Vị ( Trần Thanh Mại tuyển ). Thơ Trần Tế Xương (Ty văn hoá Nam Hà in ). Thơ Tú Xương (Phạm Vĩnh tuyển chọn- NXB văn học ). Tú Xương thơ và đời (NXB Văn học).
    Tú Xương là nhà thơ lớn của dân tộc, sự nghiệp của thơ ông đã làm phong phú cho nền văn học hiện đại Việt Nam
    Tú Xương mất ngày 15 tháng 12 năm Bính Ngọ 1907 tại quê ngoại làng Đệ Tứ nay thuộc xã Lộc Hạ, thành phố Nam Định lúc mới 37 tuổi.

    [​IMG]
    ...
    Nói một chút cảm nhận của em về Tú Xương.
    Cực thích thơ Tú Xương với:
    Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
    Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
    Thôi, giờ về. Lần sau sẽ viết bài cảm nhận thơ cụ Tú nhà ta

Chia sẻ trang này