1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử thành Nam. Các danh nhân văn hoá (mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 19/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Có vài khoảnh khắc trong đời của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mà tớ thích. Một là, ông tự tay dội nước cho Thái sư Trần Quang Khải gội đầu. Khi ấy trong bối cảnh, quân Nguyên Mông đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta lần thứ 2, cả nước hoang mang, lòng dân rối loạn. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông lúc đó tin cậy trao quyền Quốc công Tiết chế lãnh đạo toàn bộ quân binh chống giặc. Khi ấy là mùa đông năm 1284, Ông cho hội quân ở bến nào đó không nhớ (Bình Than hoặc Đông Bộ Đầu..., bài Hịch tướng sĩ cũng được đọc lên tại đó). Biểu chiều trước hôm "duyệt binh " toàn quân, nhìn thấy Trần Quang Khải đang gội đầu ở thuyền gần đó, Ông đi sang đó nói chuyện và tự tay dội từng gầu nước cho Thái sư gội đầu. Quân sĩ quanh đó trông thấy reo hò vang dội cả một bến sông vì thấy 2 người lãnh đạo cao nhất của họ lúc đó thân thiện với nhau như anh em. (Mặc dù họ là anh em thật). Cử chỉ đó là đại biểu cao nhất cho việc gác thù riêng, đoàn kết một lòng vì vận mệnh quốc gia. Chuyện thứ hai trong lần hành quân đại phá quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 năm 1288 tại sông Bạch Đằng. Khi qua sông Hoá Giang (chả biết sông nào) - tương truyền thì con voi của Ông bị sa lầy không đi được nữa, trông thấy con vật cứ ngước mắt lên nhìn chủ mà không có cách nào cứu được. Trong lúc đó thì có tin báo, cánh quân chủ lực do Ô Mã Nhi cầm đầu đã theo sông Bạch Đằng rút lui. Ông bèn rút gươm chỉ xuống dòng sông mà thề rằng lần này không phá được giặc Nguyên thì không quay về bến sông này nữa. Sau đó cấp tốc hành quân đuổi theo bắt sống Ô Mã Nhi, vài ngày sau thì đuổi đánh Thoát Hoan làm cho hắn phải chui vào ống đồng nhờ người kéo về nước mới sống sót. Chuyện thứ 3 vào năm 1300, 2 tháng trước khi Ông mất, vua lúc đó là Trần Anh Tông đến thăm và hỏi: Nếu giặc Nguyên sang nữa thì làm thế nào. Ông nói: "Thời bình thì khoan thư sức dân để làm kế rễ sâu, gốc bền. Đó là đại sách phá giặc". Câu nói đó đã có ảnh hưởng rất lớn lên nhiều triều đại phong kiến sau đó. Kế sách đó thường được coi là tôn chỉ hàng đầu cho mỗi triều đại.
    Ngoài ra, theo tớ, không nên nhận rằng Trần Quốc Tuấn quê mình, bọn khác nó ý kiến chết. Thực ra cả ấp phong của Ông và cha ông đều ở Vạn Kiếp, còn cao hơn nữa thì lại sống theo triều đình ở Thăng Long. Con người như ông coi cả nước một nhà, thì mỗi địa phương có thấm vào đâu. Chỉ có điều mình có quyền tự hào vì dân tộc Việt Nam có một người như thế, cũng như Bác Hồ của chúng ta vậy.
    Lại ngoài ra nữa, có bác nào biết chuyện gì về Trường Chinh, Tú Xương toàn những con người ưu tú của Nam Định cũng như cả dân tộc đấy chứ, ai ở Ý Yên thì có Phạm văn Nghị, ở Vụ Bản thì có Song Hào, tớ hình như từng nghe kể nhưng giờ thì quên ráo rồi, bác nào biết thì post lên đi thôi.
  2. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Có vài khoảnh khắc trong đời của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mà tớ thích. Một là, ông tự tay dội nước cho Thái sư Trần Quang Khải gội đầu. Khi ấy trong bối cảnh, quân Nguyên Mông đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta lần thứ 2, cả nước hoang mang, lòng dân rối loạn. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông lúc đó tin cậy trao quyền Quốc công Tiết chế lãnh đạo toàn bộ quân binh chống giặc. Khi ấy là mùa đông năm 1284, Ông cho hội quân ở bến nào đó không nhớ (Bình Than hoặc Đông Bộ Đầu..., bài Hịch tướng sĩ cũng được đọc lên tại đó). Biểu chiều trước hôm "duyệt binh " toàn quân, nhìn thấy Trần Quang Khải đang gội đầu ở thuyền gần đó, Ông đi sang đó nói chuyện và tự tay dội từng gầu nước cho Thái sư gội đầu. Quân sĩ quanh đó trông thấy reo hò vang dội cả một bến sông vì thấy 2 người lãnh đạo cao nhất của họ lúc đó thân thiện với nhau như anh em. (Mặc dù họ là anh em thật). Cử chỉ đó là đại biểu cao nhất cho việc gác thù riêng, đoàn kết một lòng vì vận mệnh quốc gia. Chuyện thứ hai trong lần hành quân đại phá quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 năm 1288 tại sông Bạch Đằng. Khi qua sông Hoá Giang (chả biết sông nào) - tương truyền thì con voi của Ông bị sa lầy không đi được nữa, trông thấy con vật cứ ngước mắt lên nhìn chủ mà không có cách nào cứu được. Trong lúc đó thì có tin báo, cánh quân chủ lực do Ô Mã Nhi cầm đầu đã theo sông Bạch Đằng rút lui. Ông bèn rút gươm chỉ xuống dòng sông mà thề rằng lần này không phá được giặc Nguyên thì không quay về bến sông này nữa. Sau đó cấp tốc hành quân đuổi theo bắt sống Ô Mã Nhi, vài ngày sau thì đuổi đánh Thoát Hoan làm cho hắn phải chui vào ống đồng nhờ người kéo về nước mới sống sót. Chuyện thứ 3 vào năm 1300, 2 tháng trước khi Ông mất, vua lúc đó là Trần Anh Tông đến thăm và hỏi: Nếu giặc Nguyên sang nữa thì làm thế nào. Ông nói: "Thời bình thì khoan thư sức dân để làm kế rễ sâu, gốc bền. Đó là đại sách phá giặc". Câu nói đó đã có ảnh hưởng rất lớn lên nhiều triều đại phong kiến sau đó. Kế sách đó thường được coi là tôn chỉ hàng đầu cho mỗi triều đại.
    Ngoài ra, theo tớ, không nên nhận rằng Trần Quốc Tuấn quê mình, bọn khác nó ý kiến chết. Thực ra cả ấp phong của Ông và cha ông đều ở Vạn Kiếp, còn cao hơn nữa thì lại sống theo triều đình ở Thăng Long. Con người như ông coi cả nước một nhà, thì mỗi địa phương có thấm vào đâu. Chỉ có điều mình có quyền tự hào vì dân tộc Việt Nam có một người như thế, cũng như Bác Hồ của chúng ta vậy.
    Lại ngoài ra nữa, có bác nào biết chuyện gì về Trường Chinh, Tú Xương toàn những con người ưu tú của Nam Định cũng như cả dân tộc đấy chứ, ai ở Ý Yên thì có Phạm văn Nghị, ở Vụ Bản thì có Song Hào, tớ hình như từng nghe kể nhưng giờ thì quên ráo rồi, bác nào biết thì post lên đi thôi.
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Trường Chinh​
    Tên thật là Đặng Xuân Khu, bút danh: Sóng Hồng.
    Quê quán: Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
    Ông nội ông là Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng, từng làm Giám sát ngự sử trong triều đình Huế, Tri phủ, Tuần Phủ, Bố chánh nhiều tỉnh và Đốc học Nam Định.
    Thân phụ ông là Đặng Xuân Viện, một nhà nho yêu nước, am hiểu Quốc văn, viết nhiều sách.
    Năm 1927 ra nhập Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929 vào ĐCS Đông Dương. Năm 1930 là Uỷ viên Ban tuyên truyền Trung ương. Tháng 11 - 1930 bị giặc Pháp bắt, kết án 12 năm tù, giam ở Hoả Lò, Hà Nội sau đầy đi Sơn La. Năm 1936 tham gia Xứ ủy Bắc Kỳ, được bầu vào BCH Trung ương Đảng.
    Ông là chủ bút báo Cờ giải phóng. Năm 1941 - 1956 là Tổng bí thư của Đảng. Sau cải cách ruộng đất ông thôi giữ chức này, nhưng vẫn tiếp tục ở trong Bộ chính trị.
    Năm 1960 - 1981 là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Năm 1981 - 1987 là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và trở lại làm Tổng bí thư Đảng từ 1986.
    Ông là một nhà Cách mạng, một lãnh tụ hàng đầu , một nhà chính trị, một nhà lý luận xuất sắc. Một nhà báo và làm nhiều thơ. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm chính trị theo khuynh hướng chủ nghĩa Mác- Lênin và tinh thần dân tộc.
    Những tác phẩm chính: Vấn đề dân cày - Chính sách mới của Đảng - Chiến tranh Thái Bình và CM giải phóng dân tộc Đông Dương - Cách mạng tháng Tám - Kháng chiến nhất định thắng lợi - Chủ nghĩa Mác với vấn đề văn hoá Việt Nam - Bàn về cách mạng Việt Nam- Thơ Sóng Hồng.
    Ông mất tại Hà Nội ngày 30 - 9 - 1988.

    (Hix. Silver tóm tắt lại theo nguồn báo Nam Định. Vì hồi nãy viết, không để ý, có chữ ĐCS. TTVNOL tự xóa)
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Trường Chinh​
    Tên thật là Đặng Xuân Khu, bút danh: Sóng Hồng.
    Quê quán: Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
    Ông nội ông là Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng, từng làm Giám sát ngự sử trong triều đình Huế, Tri phủ, Tuần Phủ, Bố chánh nhiều tỉnh và Đốc học Nam Định.
    Thân phụ ông là Đặng Xuân Viện, một nhà nho yêu nước, am hiểu Quốc văn, viết nhiều sách.
    Năm 1927 ra nhập Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929 vào ĐCS Đông Dương. Năm 1930 là Uỷ viên Ban tuyên truyền Trung ương. Tháng 11 - 1930 bị giặc Pháp bắt, kết án 12 năm tù, giam ở Hoả Lò, Hà Nội sau đầy đi Sơn La. Năm 1936 tham gia Xứ ủy Bắc Kỳ, được bầu vào BCH Trung ương Đảng.
    Ông là chủ bút báo Cờ giải phóng. Năm 1941 - 1956 là Tổng bí thư của Đảng. Sau cải cách ruộng đất ông thôi giữ chức này, nhưng vẫn tiếp tục ở trong Bộ chính trị.
    Năm 1960 - 1981 là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Năm 1981 - 1987 là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và trở lại làm Tổng bí thư Đảng từ 1986.
    Ông là một nhà Cách mạng, một lãnh tụ hàng đầu , một nhà chính trị, một nhà lý luận xuất sắc. Một nhà báo và làm nhiều thơ. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm chính trị theo khuynh hướng chủ nghĩa Mác- Lênin và tinh thần dân tộc.
    Những tác phẩm chính: Vấn đề dân cày - Chính sách mới của Đảng - Chiến tranh Thái Bình và CM giải phóng dân tộc Đông Dương - Cách mạng tháng Tám - Kháng chiến nhất định thắng lợi - Chủ nghĩa Mác với vấn đề văn hoá Việt Nam - Bàn về cách mạng Việt Nam- Thơ Sóng Hồng.
    Ông mất tại Hà Nội ngày 30 - 9 - 1988.

    (Hix. Silver tóm tắt lại theo nguồn báo Nam Định. Vì hồi nãy viết, không để ý, có chữ ĐCS. TTVNOL tự xóa)
  5. thuxanhxanh

    thuxanhxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Silver!
    Tớ cũng cực thích thơ Tú Xương với "Ba cái lăng nhăng" như thế này:
    Ba cái lăng nhăng
    Một trà một rượu một đàn bà
    Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
    Chừa được cái gì hay cái nấy
    Có chăng chừa rượu với chừa trà !

    Thật hóm hỉnh và hài hước nhỉ?
    Chúc trưa Mùa hè mát mẻ với bữa cơm... ngon miệng
  6. thuxanhxanh

    thuxanhxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Silver!
    Tớ cũng cực thích thơ Tú Xương với "Ba cái lăng nhăng" như thế này:
    Ba cái lăng nhăng
    Một trà một rượu một đàn bà
    Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
    Chừa được cái gì hay cái nấy
    Có chăng chừa rượu với chừa trà !

    Thật hóm hỉnh và hài hước nhỉ?
    Chúc trưa Mùa hè mát mẻ với bữa cơm... ngon miệng
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Silv, Anh nghĩ là Em nên lập 1 cái list các danh nhân cần giới thiệu theo 1 tiêu chế nào đó (ví dụ như thời gian chẳng hạn) rồi giới thiệu dần như thế người đọc sẽ có mạch cảm hứng và hiểu chi tiết hơn. Viết thế này Anh sợ hơi lan man mà không hệ thống.
    Vài lời góp ý!
  8. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Silv, Anh nghĩ là Em nên lập 1 cái list các danh nhân cần giới thiệu theo 1 tiêu chế nào đó (ví dụ như thời gian chẳng hạn) rồi giới thiệu dần như thế người đọc sẽ có mạch cảm hứng và hiểu chi tiết hơn. Viết thế này Anh sợ hơi lan man mà không hệ thống.
    Vài lời góp ý!
  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Dạ vâng. Từ hôm qua em đã nghĩ đến điều này rồi anh ạ. Ô, Nhưng tính khí của em nó rất thất thường. Như mưa nắng Sài Gòn vậy. Cộng thêm khoản em lười nên giờ ngồi sửa lại. Em thấy ngại. Dữ liệu thì em có đủ để đăng. Nhưng lạ lắm cơ. Hôm nay em ngồi, ngó, hứng đăng chuyện ông nào thì em đăng ông đó.
    Ai mà quy củ em vào hệ thống là em die ngay.
    Tệ thật.. Nhưng dù sao cũng cám ơn anh. Em sẽ suy nghĩ đế sửa lại topic này khi nào rảnh, không có việc gì làm. Giờ thì viết tiếp chuyện Trường Chinh. Thật ra các bài viết theo thời gian lịch sử thì nó tẻ nhạt sao ấy. Em thích sự xáo trộn, chẳng đâu vào đâu cơ.
  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Dạ vâng. Từ hôm qua em đã nghĩ đến điều này rồi anh ạ. Ô, Nhưng tính khí của em nó rất thất thường. Như mưa nắng Sài Gòn vậy. Cộng thêm khoản em lười nên giờ ngồi sửa lại. Em thấy ngại. Dữ liệu thì em có đủ để đăng. Nhưng lạ lắm cơ. Hôm nay em ngồi, ngó, hứng đăng chuyện ông nào thì em đăng ông đó.
    Ai mà quy củ em vào hệ thống là em die ngay.
    Tệ thật.. Nhưng dù sao cũng cám ơn anh. Em sẽ suy nghĩ đế sửa lại topic này khi nào rảnh, không có việc gì làm. Giờ thì viết tiếp chuyện Trường Chinh. Thật ra các bài viết theo thời gian lịch sử thì nó tẻ nhạt sao ấy. Em thích sự xáo trộn, chẳng đâu vào đâu cơ.

Chia sẻ trang này