1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử thành Nam. Các danh nhân văn hoá (mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 19/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Tớ chợt lục được cái truyện này chép chơi thôi. Chỉ cố gắng làm sao không bị mang tiếng spam hoặc phá hoại chủ đề.
    Bài dài quá đọc mãi mới hết. Thấy cụ Vinh nhà mình đúg là Gờ rít Tít. rất tít.
    Được Fortress sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 06/06/2007
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Ngôn ngữ của fortress cũng rất gờ rít tít (viết mà chả hỉu gì. Phật dạy, không biết là không có tội)
    Ba lần liền viết bài về Trường Trinh nhưng TTVN ngu ngốc này nó toàn tự xóa vì có những từ ngữ hơi nhạy cảm. Viết tắt nhiều e chẳng tiện vì đọc lên chẳng hiểu gì với các cụm từ ĐCS, CMVN, ĐDCS, ANCS...vv..TWĐ, BTC...
    Bữa nay tớ giới thiệu về các danh nhân văn hóa nghệ thuật. Hè hè. Tại tớ thích văn chương nên tớ thích giới thiệu về họ.

    Người thứ 1: Nhà văn Nguyễn Khải​



    Tên khai sinh: Nguyễn Mạnh Khải.
    Sinh ngày 03-12-1930 tại Hà Nội.
    Quê nội là phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định.
    Quê ngoại là xã Hiến Nam, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
    Đi bộ đội cuối năm 1946 từ Hưng Yên.
    - 1947: Chiến sỹ trung đội tự vệ chiến đấu tại thị xã Hưng Yên.
    - 1948: Y tá, phòng thuốc Tỉnh đội dân quân Hưng Yên
    - 1949: Phóng viên báo của Tỉnh đội dân quân Hưng Yên.
    - 1951: Phóng viên báo Chiến sỹ khu III rồi làm Thư ký toà soạn.
    - 1955: Về trại viết truyện Anh hùng của Tổng cục Chính trị - sau làm phóng viên, biên tập viên sáng lập Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
    - 1987: Rời quân ngũ sang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khoá VIII.
    - 1997- Nghỉ hưu.
    Tác phẩm chủ yếu:
    Xung đột (1959-1962);
    Mùa lạc (1967);
    Cha và con và? (1979);
    Gặp gỡ cuối năm (1982);
    Thời gian của người (1984);
    Một cõi nhân gian bé tí (1988);
    Tuyển tập Nguyễn Khải (3 tập) (1997);
    Tuyển tập tiểu thuyết (1999);
    Tuyển tập truyện ngắn (1999).
    Ông đã nhận Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951); Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) với tiểu thuyết ?oXây dựng?; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1982) với tiểu thuyết ?oGặp gỡ cuối năm?;
    Nhà văn đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 2000).
    (theo nguồn báo Nam Định)
    Trong tập truyện ngắn mùa lạc của ông ấy có một bài là "về quê ăn tết". Chao ôi, sao nó giống trong trí nhớ của tớ ngày xưa thế chứ. Những năm đầu 90 của thế kỷ trước í. Nó có trong sách tiếng Việt lớp 4 thì phải. Túm lại là để tớ phải tìm xem, mượn về mới type lên cho mọi người đọc được. Nếu kể sơ lược thì chẳng còn gì là văn.
    Ai biết những giai thoại về Nguyễn Khải, kể cho mọi người thưởng thức chút hen.
  3. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Rất thích ngòi bút của Nguyễn Khải khi viết về Đào trong Mùa Lạc. Không hiểu sau bao nhiêu năm cải cách SGK trẻ con bây giờ có còn được học tác phẩm này nữa không nhỉ?
  4. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Ý Yên Phạm Văn Nghị
    Hoàng giáp Phạm Văn Nghị sinh ra và lớn lên tại làng Tam Quang, xã Yên Thắng, Huyện Ý Yên. Ông thi đỗ Hoàng giáp năm 1838, dưới triều vua Minh Mạng. (Nếu xếp theo thứ tự cao thấp thì 3 danh hiệu thuộc hàng Tam khôi đứng đầu, sau đó đến Hoàng giáp, rồi Tiến sĩ trơn, rồi phó bảng, vương triều Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên, cao nhất chỉ có Bảng nhãn, đồng thời rất nhiều khoa thi không lấy được danh vị Tam khôi nào, khoa thi năm 1838 cũng vậy). Đường làm quan của ông không có gì đặc sắc lắm, sau khi đỗ đạt thì được bổ làm quan dạy học (kiểu quan đốc học) tại Trường Thi (Nam Định), khi Trường thi Nam định bị xóa bỏ, chuyển lên Hà Nam thì chẳng biết ông có dạy nữa không. Năm 1858, khi thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, rồi tiến đánh Nam Kỳ, ông chiêu mộ được hơn 300 dân binh, dâng sớ lên nhà Vua xin cho vào Nam chống giặc. Nghĩa quân vào được Quảng nam thì được sung vào đoàn quân của các ông Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, đào hào đắp lũy, lập đồn cầm cự để giữ chân giặc. Sau này, khi triều đình nghị hòa với Pháp, ông lại về quê tiếp tục dạy học trồng người. Song song với việc dạy chữ, ông dạy học trò lòng trung với nước với vua, dạy phải giữ lễ nghi tiết nghĩa, đạo làm người. Học trò của ông có nhiều người đỗ đạt, vinh hiển nhưng đều biết giữ đạo, lo cho dân cho nước. Đặc biệt trong số những học trò xuất sắc của ông có 2 con người mà chắc ai cũng biết, đó là Nguyễn Khuyến và Tú Xương, 2 người đều văn phong theo lối giản dị, gần gũi với dân chúng nhưng một người quá thẳng thắn táo bạo, còn một người lại quá thâm trầm sâu sắc. Người học trò thứ 3 của ông được người đời ca tụng, có lẽ là ông Phan Thanh Giản, ông này ra sức vì nước đến chết nhưng biết thời cuộc đảo điên nên trước khi chết đã dặn lại con trai rằng tuyệt đối cấm con cháu không ai được ra làm quan.
    Hoàng Giáp Phạm văn Nghị mất tại quê nhà nhưng tác giả không nhớ năm nào. Lăng mộ của ông hiện vẫn còn ngay đầu làng Tam Quang. Bắt đầu từ năm 1995, trường cấp III Ý Yên B bắt đầu được vinh dự mang tên ông, trở thành trường PTTH Phạm Văn Nghị, vừa ngắn gọn lại vừa xuôi tai dễ đọc.
    Hôm nay tạm giới thiệu tên một danh nhân quê tớ với các bác, hôm nào có dịp vào mộ cụ Phạm Văn Nghị đọc lại tiểu sử rồi post đầy đủ hoặc sai cái gì thì sửa sau.
    To Silver: Tớ có một giai thoại về Nguyễn Khải, năm đó vào một kỳ thi, cả lớp toàn tủ đứng tủ ngồi đâu đâu, đùng một phát lúc vào phòng thi dính phải quả tủ lệch, về Đào của Nguyễn Khải. Chết sặc gạch.
    Còn về ba cái lăng nhăng ấy mà, vì là lăng nhăng nên cũng không cần phải hiểu, nhưng hôm nào tớ sẽ thông dịch chi tiết cho Silver sau. Nhưng người đọc đáng lẽ cũng phải tìm hiểu trước đã chứ, như hôm nọ đọc bài của Newfarmer, toàn mờ, bờ sờ, phờ, tớ phải suy nghĩ một ngày trời mới hiểu đấy.
    Tiện đây nhờ Silver xoá hộ "cái tiếng cười khi thâm trầm" của Tú Xương (trong một bài về Tú xương) đi được không. Ngày xưa thày giáo tớ cấm không cho thằng học sinh nào gán cho cụ cái tính ấy, cấm tiệt, vì cụ không bao giờ thâm trầm cả. Đem gán cho Nguyễn Khuyến thì được.
    Được fortress sửa chữa / chuyển vào 20:50 ngày 08/06/2007
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Ồ, lạ nhỉ? Cảm nhận văn chương mà độc tài, độc quyền vậy sao? Hihi. Văn là vô bờ vô bến, không thể gán cho ý này là đúng, ý kia là không đúng vì mỗi người có một sự cảm nhận khác nhau.
    Lúc đầu, cứ tưởng là bài của fortress thì sẽ sửa. Ai ngờ, đọc kỹ thì ra đó là bài của silver viết.
    Ví dụ cho fortress thấy nhé.
    Hầu hết các cô giáo ở bậc phổ thông đều nói với silver rằng, Từ Hải là người đàn ông Thúy Kiều yêu nhất trong đời. Nhưng silver đọc đi đọc lại, cảm đi cảm lại lúc buồn (thế nên mới thuộc tới mấy ngàn câu lận) silver thấy người Thúy Kiều yêu nhất là Thúc Sinh. Với Thúc Sinh, Kiều đúng là một người phụ nữ được tôn trọng thật sự. Còn với Từ Hải, Kiều mang ơn, là tri kỷ nhiều hơn là tình yêu nam nữ.
    Thôi, lan man, dài dòng và lạc đề quá.
    Tặng mọi người một số tác phẩm của Tú
    Chúc Tết
    Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
    Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
    Phen này ông quyết đi buôn cối
    Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
    Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
    Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
    Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
    Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
    Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
    Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
    Phen này ông quyết đi buôn lọng,
    Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
    Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
    Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
    Phố phường chật hẹp, người đông đúc
    Bồng bế nhau lên nó ở non.
    Bắt chước ai ta chúc mấy lời
    Chúc cho khắp hết ở trong đời
    Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
    Sao được cho ra cái giống người.
  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Tự cười mình
    Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
    Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh.
    Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
    Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh.
    Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
    Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
    Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
    Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành.
    Lúc túng toan lên bán cả trời
    Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
    Cho hay công nợ là như thế
    Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
    Tiền bạc phó cho con mụ kiếm
    Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi.
    Còn dăm ba chữ nhồi trong ruột
    Khéo khéo không mà nó cũng rơi
  7. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Đào thuộc loại người gặp một lần có thể nhớ mãi, rất dễ phân biệt với những chị em khác. Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh, gò má cao đầy tàn hương, và hàm răng trên đen nhờ nhờ hơi nhô ra ngoài môi. Chị bịt đầu bằng chiếc khăn vải kẻ ô vuông một vệt dài phía sau khiến những nét thiếu hoà hợp trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh. Đứng cạnh người đàn bà ít duyên dáng ấy là Huân, một đoàn viên thanh niên chưa tròn hăm nhăm tuổi, rất khoẻ và đẹp trai. Anh đưa cặp mắt màu nâu nhạt ẩn dưới đôi lông mày đen và mịn như nét vẽ sang phía Đào. Mồ hôi đã thấm ướt vành khăn, chảy từng giọt dài xuống kẽ mắt, sống mũi. Cái thân người sồ sề của chị như nở to ra, hổn hển, cặp chân ngắn khoẻ đạp xuống bàn gỗ đã bắt đầu uể oải, nhưng hai bàn tay có những ngón rất to vẫn thoăn thoắt quờ ra phía sau lượm những bó lạc, và bằng một cử chỉ rất nhanh chị uốn hai cổ tay xiết những rễ cây đầy củ lạc già lên vòng trục. Huân vứt những thân cây đã tuốt hết củ sang một bên, nói khẽ:
    Xem ra mệt lắm rồi nhỉ?
    Đôi mắt dài lóng lánh của Đào liếc sang Huân, phần dưới mắt hếch hẳn lên:
    - Hỏi mình ấy. ý chừng muốn nghỉ chứ gì!
    Huân cười rất to, hai hàm răng đều trắng loá.
    - Trông đây này!
    Anh dún mạnh chân trái xuống lập tức nhịp đạp nhanh hẳn lên, vòng trục xiết vào rễ cây xin xít, củ lạc bắn rào rào xuống đống lạc ở khoảnh giữa. Cả người Đào cùng nẩy bật lên theo, thớ thịt trên bả vai khẽ rung rung, hai bàn tay xoay đi xoay lại càng vội vã. Chị đã quá mệt nhưng đôi gò má đầy tàn hương vẫn nhọn hoắt bướng bỉnh và hai con mắt nhỏ tí vẫn ánh lên thách thức. Vừa lúc đến giờ nghỉ mười lăm phút, Huân đã bước ra. Đào vẫn còn dún thêm mấy đạp, rồi hai tay chống vào cạnh sườn chị nhìn mọi người lơ láo:
    - Nghỉ hử, tại sao hôm nay lại rức đầu đến thế, chân tay cứ bủn nhủn ra!
    Chị quay sang nhìn mái tóc xanh mỡ của Huân cười mỉm:
    - Chịu thua thanh niên thôi!
    Lâm tổ trưởng tổ một nháy con mắt, nói ướm:
    - Chị... à quên, cô cũng còn đang lứa tuổi thanh niên chứ đã già gì... Tương lai chán!
    Đấy là câu nói đùa cửa miệng của nhiều người đối với Đào, nhưng lần nào nghe thấy câu ấy chị cũng buồn tủi như được biết lần đầu về mình, người mất hết đà, quay cuồng, và chỉ trong chốc lát nét mặt chị thay đổi khác hẳn. Chị nhìn Lâm hờn dỗi, rồi ngồi tựa lưng vào đống thân lạc, giọng cay chua:
    - Trâu qua xá, mạ qua thì, hồng nhan bỏ bị còn gì là xuân nữa, hử các anh?
    Lâm liếc nhìn Huân cười tinh quái:
    - Thế mà vẫn cón nhiều người yêu say đắm đấy!
    Huân vuốt tóc ra phía sau, cặp mắt hơi nâu rất đẹp của anh lim dim nhìn Đào trìu mến. Đôi gò má cao của chị ửng đỏ, đôi môi định mím lại nhưng không chặt, vừa vui sướng vừa như cưỡng lại sự vui sướng ấy. Chị thở rất mạnh, với lấy một cây lạc bứt từng củ một:
    -Các anh đã biết đời em rồi đấy. Mỗi năm một tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi. Nồi nào vung ấy, em đã có nhà cháu dưới xuôi rồi, nay mai nhà cháu cũng lên đây xây dựng xã hội chủ nghĩa cùng với em đấy.
    Rồi như chợt nhận ra cái trò chơi độc ác của mọi người bằng cách đem ghép chị là người xấu nhất của đội sản xuất với Huân, người đẹp trai nhất, chị thấy tiếc sự thành thật của mình, việc gì phải tủi, phải nhún mình, người nào mà chả có cái phần tốt đẹp. Chị nhổm dậy, đi vài bước tới trước mặt Huân, ngâm nga:
    - Huê thơm bán một đồng mười, Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng.
    Giá đôi lạng vàng chứ chưa vị tất đã bán đâu anh Huân ạ...
    Chị còn định nói thêm vài câu nữa, nhưng khi Huân ngẩng lên, nhe hàm răng trắng bóng ra cười thì chị lại muốn quên hết, lại ao ước mình được trẻ lại, như không bao giờ có cuộc đời đã qua, mà chỉ có lúc này, một nữ công nhân trên nông trường Điện Biên Phủ, một người có quyền được hưởng hạnh phúc như mọi người con gái may mắn khác.
    (Tặng bác Nông) - Trích Mùa Lạc - Nguyễn Khải.
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 11/06/2007
  8. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Huê thơm bán một đồng mười, huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng.
    Hình như là vầy hay sao chứ Silver
  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Ừa. Thanks nhá. Trời ơi, ngồi type lại mà, choáng hết cả mặt khi nhìn từng dòng type lên. Silver sẽ sửa. Đang đọc mấy thứ, định viết lên nhưng ngại quá. Có lẽ lần sau
  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Nhà Thơ: Nguyễn Bính ​
    [​IMG]

    (1918 - 1966)

    Tên khai sinh: Nguyễn Bính Thuyết, sinh năm 1918, tại làng Thiện Vịnh, xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Thủa nhỏ, Nguyễn Bính học ở quê nhà với cha và cậu. Ông biết làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, tập thơ Tâm hồn tôi được Tự lực văn đoàn khen ngợi. Năm 1945, Nguyễn Bính vào Nam Bộ. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ rồi khánh chiến chống Pháp, ông ở lại tham gia kháng chiến ở Nam Bộ. Phụ trách đoàn Văn Hoá cứu quốc tỉnh Rạch Giá. Sau đó ông chuyển sang công tác ở Ban văn nghệ khu Tám, sáng tác thơ, viết truyện ký và tuỳ bút. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, tiếp tục sáng tác. Cuối đời ông sống ở Nam Định.
    Tác phẩm đã xuất bản:
    Tâm hồn tôi (thơ 1940);
    Lỡ bước sang ngang (thơ, 1940);
    Hương cố nhân (thơ, 1941);
    Một nghìn cửa sổ (thơ, 1941);
    Người con gái ở lầu hoa (thơ, 1942);
    Mười hai bến nước (thơ, 1942);
    Mây Tần (thơ, 1942);
    Tập thơ yêu nước (thơ, 1946);
    Sóng biển cỏ (thơ);
    Ông lão mài gươm (thơ,1947);
    Đồng Tháp Mười (thơ,1955);
    Trả ta về (thơ, 1955);
    Gửi người vợ miền Nam (thơ, 1955);
    Trông bóng cờ bay (thơ, 1957);
    Tiếng trống đêm xuân (thơ 1958);
    Tình nghĩa đôi ta (thơ, 1960); Đêm sao sáng (thơ, 1962);
    Thơ Nguyễn Bính (tuyển tập).
    Nhà thơ Nguyễn Bính được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (năm 2000).

    Anh Về Quê Cũ
    Anh về quê cũ: thôn Vân
    Sau khi đã biết phong trần ra sao?
    Từ nay lại tắm ao đào,
    Rượu đâu mà cất, thuốc lào nào phơi.
    Giang hồ sót lại tình tôi,
    Quê người đắng khói, quê người cay men.
    Nam kỳ rồi lại Cao miên,
    Tắm trong một cái biển tiền người ta ...
    Biển tiền, ôi biển bao la,
    Mình không bần được vẫn là tay không ...
    Thôn Vân có biếc có hồng,
    Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều.
    Đê cao có đất thả diều,
    Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay.
    Quả lành nặng trĩu từng cây,
    Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen.
    Hiu hiu gió quạt trăng đèn,
    Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ra chơi.
    Ăn gỏi cá, đánh cờ người,
    Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.
    Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
    Phương nao kết dãi mây Tần cho ta.
    Từ nay khi nhớ quê nhà,
    Thấy mây Tần biết đó là thôn Vân.
    Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
    Anh em ly tán, lâu dần thành ra
    Không còn ai ở lại nhà.
    Hỏi còn ai nữa? Để hoa đầy vườn.
    Trăng đầy ngõ, gió đầy thôn,
    Anh về quê cũ có buồn không anh?

Chia sẻ trang này